Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần lâm sản nam định
LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, bộ môn kế toán doanh nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong học tập cũng như làm luận văn này. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn và biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy GVC.ThS, Nguyễn Xuân Tiến đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định, các phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu để nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Hường i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . Error: Reference source not found MỤC LỤC Error: Reference source not found DANH MỤC BẢNG BIỂU Error: Reference source not found DANH MỤC SƠ ĐỒ Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . Error: Reference source not found LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC .ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .v DANH MỤC SƠ ĐỒ .vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề .1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .2 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3 NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan tài liệu .3 2.1.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường 3 2.1.2. Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6 2.1.3. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 36 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện áp dụng kế toán máy 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu .38 ii 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .38 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .38 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 39 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .40 3.1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định .40 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 40 3.1.2. Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 41 3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất tại Công ty 43 3.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của Công ty 45 3.1.5. Tình hình cơ bản của Công ty 49 3.1.6. Tổ chức bộ máy kế toán và vận dụng chế độ sổ kế toán của Công ty 53 3.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định .58 3.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty 58 3.2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty .59 3.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất .61 3.2.4. Thực trạng việc đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty 95 3.2.5. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định .95 3.3. Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định 97 3.3.1. So sánh thực tế so với dự toán (kế hoạch) đối với sản phẩm Platta 30*30 theo KH08-NĐ .97 BẢNG 3.8: SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC TẾ SO VỚI DỰ TOÁN 97 ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PLATTA 30*30 .97 Chỉ tiêu .97 Kế hoạch 97 (VNĐ) .97 Thực hiện (VNĐ) 97 So sánh .97 (+, -) 97 (%) 97 Chi phí NVL trực tiếp 97 1.958.820.000 97 1.959.247.410 97 iii 427.410 97 0.022 97 Chi phí NC trực tiếp .97 640.963.780 .97 641.427.920 .97 464.140 97 0.073 97 Chi phí SXC .97 596.787.390 .97 595.061.827 .97 -1.725.563 97 -0.289 .97 Tổng chi phí sản xuất .97 3.196.571.170 97 3.195.737.157 97 -834.013 .97 -0.026 .97 Giá thành sản phẩm .97 71.016 97 -18 97 -0.025 .97 Nhận xét: 97 Qua bảng 3.8 ta thấy thực tế so với dự toán giá thành sản phẩm giảm 0.025 % tương ứng là 18 đồng là do các yếu tố: 97 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp tăng lần lượt là 0.022% và 0.073% tương ứng với 427.410 đồng và 464.140 đồng .98 - Chi phí sản xuất chung giảm 0.289% tương ứng 1.725.563 đồng 98 Như vậy so với dự toán thì Công ty đã hạ được giá thành sản phẩm .98 3.3.2. Đánh giá .98 3.3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định 100 4.1. Kết luận .105 4.2. Đề nghị 106 iv DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 3.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 48 BẢNG 3.2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY .50 BẢNG 3.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .52 BẢNG 3.4: DANH SÁCH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ 59 BẢNG 3.5: DANH MỤC CÔNG VIỆC 60 v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo 20 phương pháp kê khai thường xuyên .20 Sơ đồ 2.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo 21 phương pháp kê khai thường xuyên .22 Sơ đồ 2.3: Kế toán chi phí sản xuất chung theo 24 phương pháp kê khai thường xuyên .24 Sơ đồ 2.4: Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp .26 theo phương pháp kê khai thường xuyên 26 Sơ đồ 2.5: Kế toán chi phí nguyên vật liệu 27 theo phương pháp kiểm kê định kỳ 27 Sơ đồ 2.6: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 28 theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28 Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất của .42 Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định 42 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất tại .44 Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định .44 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu bộ máy kế toán của 53 Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định .53 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi 1. BH : Bán hàng 2. BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp 3. BHXH : Bảo hiểm xã hội 4. BHYT : Bảo hiểm y tế 5. CN : Công nhân 6. CP : Chi phí 7. DDK : Dư đầu kỳ 8. DCK : Dư cuối kỳ 9. DH : Dài hạn 10.ĐTTC : Đầu tư tài chính 11.GTGT : Giá trị gia tăng 12. KCN : Khu công nghiệp 13. KD : Kinh doanh 14. KH : Khấu hao 15. KPCD : Kinh phí công đoàn 16. NC : Nhân công 17. NH : Ngắn hạn 18. NTP : Nửa thành phẩm 19. NVL : Nguyên vật liệu 20. QLDN : Quản lý doanh nghiệp 21. SPDD : Sản phẩm dở dang 22. SXC : Sản xuất chung 23. TK : Tài khoản 24. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp 25. TSCĐ : Tài sản cố định 26. TSDH : Tài sản dài hạn 27. TSNH : Tài sản ngắn hạn 28. UBND : Ủy ban nhân dân 29. XNNĐ : Xí nghiệp Nam Định vii I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, là nơi trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt theo cơ chế thị trường như hiện nay thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải biết chính xác chi phí bỏ ra và kết quả thu được từ việc đầu tư đó mang lại. Do đó doanh nghiệp phải tập hợp chi phí sản xuất đúng, đủ và tính giá thành chính xác. Giá thành sản phẩm là cơ sở định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm phản ánh kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình kế tiếp nhau, liên quan mật thiết đến nhau, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, và là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa của việc tính chính xác giá thành sản phẩm nên tôi quyết định đi sâu, tìm hiểu đề tài: “ Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định” 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định. Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm - Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định - Phạm vi về thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài: 01/01/2012 đến 30/04/2012 + Số liệu nghiên cứu của đề tài: 01/03/2012 đến 31/03/2012 2 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường 2.1.1.1. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp để có quyết định quản lý phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp. 2.1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng giống nhau nên các sản phẩm có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, ngoài ra sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra còn phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Cho nên, muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí để hạ giá thành sản phẩm từ đó hạ được giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo 3