0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH (Trang 108 -113 )

- Chi phí sản xuất chung giảm 0.289% tương ứng 1.725.563 đồng

3.3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định.

Mặc dù công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến đổi mới song vẫn còn có những tồn tại hạn chế cần khắc phục. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đề xuất như sau:

3.3.3.1. Áp dụng phần mềm kế toán máy vi tính trong công tác kế toán

Như đã trình bày, Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định mới áp dụng phần mềm MISA-SME Version 7.9R6 trong công tác kế toán và do hệ thống kế toán thay đổi theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính do vậy chương trình chạy còn hay bị lỗi. Có thể nói rằng, đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo Công ty cần lưu tâm. Vì trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quy mộ hoạt động các doanh nghiệp ngày càng lớn, các mối quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, tính chất hoạt động kinh doanh 100

ngày càng phức tạp thì vấn đề thu nhận, xử lý khối lượng thông tin nhằm cung cấp một cách kịp thời, do vậy theo em đơn vị cần phải khắc phục những lỗi phần mềm và đề nghị nhà cung cấp phần mềm phải có biện pháp xử lý những lỗi phần mềm còn đang gặp phải một cách kịp thời để đơn vị cập nhật số liệu các thông tin kinh tế tài chính được an toàn, tiện lợi hơn.

3.3.3.2. Hoàn thiện việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành. Vì vậy việc thay đổi biến động trong khoản mục này có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, Công ty đã có kế hoạch phân cấp và quản lý có khoa học để tính toán hợp lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất. Song vẫn chưa triệt để tiết kiệm, vẫn còn lãng phí, khi xuất kho nguyên vật liệu phòng kế toán phân bổ nguyên vật liệu cho từng xí nghiệp thành viên theo số lượng hoàn thành (hoặc của từng đơn đặt hàng) mà xí nghiệp sản xuất theo dây chuyền khép kín (từ các tổ của xí nghiệp trong từng công đoạn một và cuối cùng cho ra sản phẩm) do đó nên không tính đến trường hợp không sử dụng hết NVL hoặc bán thành phẩm thừa, số bán thành phẩm thừa không được nhập vào kho mà để tại xí nghiệp, Như vậy. Công ty không quản lý được mà coi như NVL xuất dùng cho sản xuất đã hết. Vì vậy để xảy ra hiện tượng thất thoát NVL, đây là một sơ hở, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý. Về mặt này, Công ty cũng nên có biện pháp thống nhất quản lý về hiện vật giá trị NVL dư thừa ở xí nghiệp vẫn được nhập ngay vào kho.

3.3.3.3. Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp

Việc Công ty hiện nay trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là lương theo sản phẩm. Người công nhân trực tiếp sản xuất nếu làm được nhiều sản phẩm thì có thu nhập cao, song hình thức này vẫn còn hạn chế chưa thật sự có tác dụng khuyến khích người lao động có tính thần trách nhiệm cao hơn nữa với công việc của mình. Như theo tôi được biết có những đơn đặt hàng nhiều, số lượng lớn, cần đảm bảo đúng ngày giao hàng mà chỉ có khoán sản phẩm ăn lương thì chưa đủ mà Công ty cần phải có biện pháp cao hơn nữa tức là dùng

hình thức trả lương sản phẩm theo lũy tiến. Đó là một động cơ rất mạnh đẩy nhanh tốc độ sản xuất khi cần thiết.

Ví dụ như: Có thể đưa ra: sản xuất được 100 sản phẩm thì giá là 2.500 đ/sản phẩm. Nhưng từ 101 -150 sản phẩm thì sẽ là 2.600đ/sản phẩm....

Còn khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của các công nhân trực tiếp sản xuất thì Công ty đã không thực hiện. Đây là một khoản chi phí trong kế hoạch mà Công ty nên trích trước vào chi phí sản xuất để khi có phát sinh công nhân trực tiếp nghỉ phép (theo luật lao động) thì Công ty lấy từ khoản trích trước đó để trả lương phép cho công nhân mà không làm giá thành sản phẩm tăng đột biến.

3.3.3.4. Hoàn thiện chi phí sản xuất chung

Trong chi phí sản xuất chung của Công ty ta thấy Công ty đang áp dụng theo hình thức chi phí nào xác định được thì cho thẳng vào giá thành của sản phẩm đó còn chi phí nào dùng chung cho nhiều loại sản phẩm thì cho vào chi phí chung rồi tiến hành phân bổ điều đó cũng tốt nhưng nhiều khi ta xác định là chi phí này dùng cho sản phầm nào nhưng sau đó kế hoạch sản xuất thay đổi thì chi phí đó rất khó mà thay đổi theo kịp vì sử dụng xuất kho theo giá bình quân tức thời nếu thay đổi thì giá lần xuất kho sau sẽ bị thay đổi theo.

Phần khấu hao tài sản cố định công ty đang trích theo tháng là không hợp lý vì tài sản cố định của đơn vị là rất nhiều mà trích thẳng vào giá thành sản phẩm như vậy thì đơn giá của sản phẩm nhiều khi là không được chính xác. Theo tôi về phần khấu hao trên cần phải điều chỉnh lại chi tiết hơn bởi vì mỗi TSCĐ chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm có thời gian khác nhau nên tỷ lệ cũng khác nhau, do đó Công ty nên chi tiết tình hình tăng giảm các loại TSCĐ từ đó quy định lại và đăng ký tỷ lệ khấu hao cho từng loại phù hợp, đảm bảo mức trích khấu hao, phân bổ cho các đối tượng thật hợp lý, chính xác. Hơn nữa theo Quyết định mới hiện nay các doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo ngày để phản ánh một cách chính xác hơn số khấu hao TSCĐ tính vào giá thành của sản phẩm, mà lại đảm bảo phản ánh trung thực hợp lý chi phí sản xuất.

3.3.3.5. Kiến nghị về biện pháp hạ giá thành sản phẩm

Hạ giá thành sản phẩm là một trong hai biện pháp cơ bản nhất, vững bền cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói hạ giá thành một cách có hệ thống là nguyên tắc quan trọng nhất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn hạ giá thành sản phẩm ta phải thực hiện một cách có hệ thống kết hợp nhiều biện pháp với nhau.

• Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả chi phí NVLTT

Chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên khoản mục này có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Khoản mục chi phí NVLTT chịu ảnh hưởng của các nhân tố:

- Định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm

Để sản xuất sản phẩm ta phải chịu một lượng tiêu hao nhất định về nguyên liệu. Để có thể giảm được định mức đòi hỏi Công ty thực hiện các giải pháp sau:

+ Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để hạ thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng trên dây chuyền sản xuất.

+ Khuyến khích người lao động học hỏi sáng tạo để có những sáng kiến kỹ thuật tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao.

- Giá trị của đơn vị vật liệu tiêu hao

Yếu tố này phụ thuộc giá mua trên thị trường và trình độ tổ chức thu mua, song Công ty có thể tìm kiếm nhà cung cấp có mức giá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng NVL. Mặt khác, trong quá trình tổ chức thu mua, sao cho khoa học hợp lý tiết kiệm tối thiểu chi phí thu mua. Muốn vậy bộ phận cung tiêu cần lập kế hoạch thu mua vật liệu một cách chi tiết đáp ứng tốt nhu cầu NVL, giảm tối thiểu lượng NVL phát sinh ngoài kế hoạch. Ngoài ra Công ty cần xây dựng một hệ thống kho bảo quản NVL tốt, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để tránh lãng phí thất thoát.

• Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp

Để thực hiện việc tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp đòi hỏi Công ty cần sử dụng những biện pháp nâng cao năng suất lao động như đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nâng cao năng suất lao động cải tiến kỹ thuật quy trình công nghệ để giảm thời gian hao phí cho một đơn vị sản phẩm mà vẫn đảm bảo tốt đời sống cho người lao động.

• Giảm thấp chi phí sản xuất chung

Khoản mục chi phí sản xuất chung được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí khác nhau. Chi phí sản xuất chung thể hiện trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty. Chi phí sản xuất chung càng thấp thể hiện trình độ quản lý càng cao. Để có thể giảm khoản mục chi phí này, trước hết Công ty cần xác định đúng nội dung kinh tế của các yếu tố chi phí. Các khoản chi phí phát sinh phải được hạch toán theo đúng chế độ kế toán. Phải áp dụng một cách có hiệu quả về quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty trên thương trường.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH (Trang 108 -113 )

×