Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ vĩnh phúc
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các đoàn thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đỗ Quang Giám giảng viên Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ quý báu này. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Huyền Trang i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, MẪU SỔ Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty Bảng 3.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 Mẫu 1: Phiếu đề nghị cấp vật tư Mẫu 2: Hóa đơn giá trị gia tăng Mẫu 3: Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ Mẫu 4: Phiếu nhập kho Mẫu 5: Phiếu xuất kho Mẫu 6 : Bảng tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu Mẫu 7: Sổ chi tiết tài khoản 621 Mẫu 8 : Sổ cái tài khoản 621 Mẫu 9: Biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán Mẫu 10: Bảng thanh toán lương (công nhân thuê ngoài) Mẫu 11: Bảng tổng hợp thanh toán lương (công nhân thuê ngoài) Mẫu 12: Sổ chi tiết tài khoản 622 Mẫu 13: Sổ cái tài khoản 622 Mẫu 14: Bảng thanh toán lương bộ phận lái máy Mẫu 15: Phiếu đề nghi cấp vật tư Mẫu 16: Phiếu xuất kho Mẫu 17: Bảng tính và phân bổ khấu hao Mẫu 18: Hóa đơn giá trị gia tăng Mẫu 19: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài Mẫu 20: Sổ chi tiết tài khoản 623 Mẫu 21: Sổ cái tài khoản 623 Mẫu 22: Bảng thanh toán tiền lương tổng hợp của bộ phận văn phòng iii Mẫu 23: Bảng kê xuất NVL, công cụ dụng cụ Mẫu 24: Bảng kê khấu hao TSCĐ sử dụng cho quản lý Mẫu 25: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài Mẫu 26: Sổ chi tiết tài khoản 627 Mẫu 27: Sổ cái tài khoản 627 Mẫu 28: Sổ chi tiết tài khoản 154 Mẫu 29: Sổ cái tài khoản 154 Mẫu 30: Bảng tính giá thành sản phẩm Mẫu 31: Sổ nhật ký chung iv DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 2.1 : Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 2.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 2.3: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Sơ đồ 2.4: Hạch toán chi phí sản xuất chung Sơ đồ 2.5: Hạch toán thiệt hại phá đi làm lại Sơ đồ 2.6: Hạch toán thiệt hại do ngừng thi công Sơ đồ 2.7: Tập hợp chi phí sản xuất Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất Sơ đồ 3.2: Sơ đồ khối phòng kế toán v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công CP SXC Chi phí sản xuất chung CP MTC Chi phí sử dụng máy thi công MTC Máy thi công TK Tài khoản XDCB Xây dựng cơ bản TSCĐ Tài sản cố định QL & SC Quản lý và sửa chữa SH Số hiệu NTGS Ngày tháng ghi sổ CPSX Chi phí sản xuất CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh KLXL Khối lượng xây lắp vi PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cùng với xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập phát triển. Năm 2006, nước ta gia nhập WTO đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, điều đó không chỉ tác động tới lĩnh vực văn hoá chính trị - xã hội mà còn tác động rất lớn tới nền kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Sự cạnh tranh tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển nhưng cũng đào thải những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn duy trì sự tồn tại và phát triển trên thị trường thì việc kinh doanh phải đạt hiệu quả cao nhất. Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, kế toán trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế để thi hành đúng và đầy đủ các chế độ kế toán, chế độ quản lý trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh và quá trình sử dụng vốn. Từ đó đặt ra cho cấp quản lý của mỗi doanh nghiệp cần có những đánh giá và quyết định sản xuất đúng đắn hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế mang về doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm vẫn được cải thiện nâng cao. Muốn vậy công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cần phải đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới kiểm soát được chi phí và hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong điều kiện giá bán không đổi, sản phẩm đạt chất lượng thì chi phí sản xuất giảm được bao nhiêu tương đương với việc doanh nghiệp đạt được lợi nhuận 1 bấy nhiêu. Đây chính là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triền trong sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt của nề kinh tế thị trường hiện nay. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, thiết bị…và là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Việc tập hợp các chi phí phát sinh và tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện tiền đề để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển. Đối với ngành xây dựng giao thông cơ bản, cạnh tranh trong nội bộ ngành đang diễn ra gay gắt bởi nó không còn là độc quyền của doanh nghiệp nhà nước mà đã được mở thầu với các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên doanh…tham gia đấu thầu công trình. Có rất nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu nhưng nhà thầu dành phần thắng chính là nhà thầu đưa ra mức giá thấp nhất và hợp lý nhất. Làm thế nào để đảm bảo được chất lượng công trình và quản lý vốn có hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình thi công là nhiệm vụ quan trọng của kế toán cũng như toàn doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc là doanh nghiệp thuộc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc, được giao nhiệm vụ quản lý, duy tu, sửa chữa các tuyến đường quốc lộ, bảo đảm vượt sông ba bến phà phục vụ người qua lại. Ngoài ra còn tham gia đấu thầu xây dựng mới các tuyến đường trong và ngoài tỉnh. Do đó yêu cầu đặt ra đối với công ty là xây dựng một nền tảng vững chắc, trong đó công tác tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng góp phần phát triển doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã chọn đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc" làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty, từ đó đưa ra một số đề xuất của bản thân đối với công tác kế toán nghiệp vụ tính giá thành của Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng, về các giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. - Nghiên cứu thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc. - Đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: tại Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc + Phạm vi thời gian: thời điểm thực tập từ 15/01/2012 đến 20/05/2012 + Số liệu nghiên cứu: Các số liệu được thu thập trong ba năm (2009-2011) và các số liệu tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm được lấy trong quý 2/2011 cho công trình Cầu Thanh Giã để minh họa. 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu 2.1.1 Đặc điểm của ngành XDCB và sản phẩm của ngành XDCB tác động đến công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm khác so với hoạt động của các ngành khác. Chính vì vậy mà tổ chức hạch toán chi phí ở doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cũng mang những đặc điểm riêng biệt. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản là những công trình giao thông (km đường, cầu, hầm…) có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc với đặc điểm thời gian hoàn thành công trình. Do vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công. Khi sản phẩm hoàn thành không thể nhập kho mà được tiêu thụ theo giá dự toán trừ đi giá thanh toán với bên chủ đầu tư (hoặc giá thỏa thuận với bên chủ đầu tư). Do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không được thể hiện rõ. Sản phẩm ngành xây dựng cơ bản cố định tại nơi sản xuất và phân bổ trên nhiều vùng lãnh thổ, còn các điều kiện sản xuất (xe, máy móc, phương tiện, thiết bị thi công, vật liệu, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình. Đặc điểm này đòi hỏi công tác sản xuất phải có tính lưu động cao và thiếu tính ổn định. Đồng thời gây nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài và trực tiếp chịu tác động từ môi trường nên yêu cầu chất lượng công trình cao. Đặc điểm này đòi hỏi công tác kế 4