Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
742,5 KB
Nội dung
A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì việc cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp với Nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp khác và các trung tâm tài chính, các nhà cung cấp, nhà đầu tư,… đòi hỏi kế toán không những phải cung cấp thông tin tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh cho các tổ chức cá nhân bên ngoài doanh nghiệp mà còn phải cung cấp thông tin cề chi phí, giá thành, doanh thu và kết quả trong doanh nghiệp hàng ngày về quản lý để lãnh đạo doanh nghiệp có thể kiểm tra, xác định và ra quyết định về giá cả, về đầu tư và lựa chọn phương án sản xuất. Vì vậy việc chia kế toán thành hai bộ phận Kế toán tài chính và kế toán quản trị là một tất yếu khách quan. Kế toán quản trị là một tất yếu trong cơ chế thị trường, kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thiết lập hệ thống thông tin một cách chi tiết, tỷ mỷ, phục vụ cho việc điều hành và quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trung tâm và luôn được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục. Xuất phát từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại công ty, sau khi tìm hiểu thực tế tổ chức kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm em đã lựa chọn đề tài “Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ” làm Bài thu hoạch cá nhân cho chuyên đề Kế toán quản trị. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng lý luận vào nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ. Từ 1 đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm - Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm - Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ . Địa chỉ: Khu 12- Xã Cổ Tiết- Huyện Tam Nông- Tỉnh Phú Thọ - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài trong thời gian từ năm 2012 – 2014 tập trung vào quý IV năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận Để tiến hành những nội dung nghiên cứu của chuyên đề, quan điểm thống nhất và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là quan điểm duy vật biện chứng. Mọi sự vật, hiện tượng liên quan đến nhau, tuân theo những quy luật nhất định, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế + Phương pháp khảo sát tình hình hoạt động tại phòng kế toán + Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo của phòng kế toán 2 + Phương pháp xử lý số liệu + Phương pháp so sánh, phân tích 4.3. Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp phân tích: Là phương pháp đi sâu nghiên cứu những vấn đề lớn, quan trọng của đối tượng để tìm ra mối quan hệ, vai trò ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của đơn vị nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện. - Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để so sánh người ta có thể dùng số tuyệt đối, số tương đối. 4.4. Phương pháp kế toán quản trị - Phương pháp chứng từ kế toán: Dựa vào hệ thống chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn sử dụng trong kế toán tài chính để thu thập các thông tin thực hiện (quá khứ) chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị (sử dụng chung nguồn thông tin đầu vào cùng với kế toán tài chính). - Phương pháp tài khoản kế toán: Dựa vào hệ thống tài khoản của kế toán tài chính (tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết) để tập hợp số liệu thông tin thực hiện (quá khứ) chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở yêu cầu quản trị cụ thể đối với từng đối tượng mà kế toán quản trị quan tâm, cần tổ chức chi tiết hơn nữa các tài khoản đến các cấp 3,4,5, - Phương pháp tính giá: Đối với kế toán quản trị việc tính giá các loại tài sản mang tính linh hoạt cao hơn kế toán tài chính(không đòi hỏi tuân theo nguyên tắc chung về tính giá) và gắn với mục đích sử dụng các thông tin về giá theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. - Phương pháp tổng hợp cân đối: thường được kế toán quản trị sử dụng trong việc lập báo cáo thực hiện (số liệu quá khứ). Đồng thời nó còn được sử dụng để lập các báo cáo, các bảng phân tích số liệu chi phí, doanh thu,kết quả để so sánh các phương án đang xem xét và quyết định trong tương lai. 4.5. Phương pháp chuyên gia Đây là phương pháp mà trong quá trình làm báo cáo có sự tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu như ban giám đốc, 3 nhân viên kế toán tại công ty, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, sự kế thừa các kiến thức đã được các chuyên gia đúc kết qua các cuốn sách chuyên ngành. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm có 2 mục: Phần 1. Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ. Phần 2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí , giá thành sản phẩm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ. 4 Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí 1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thong tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố các nguồn nguồng lực tiêu dung cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị chi phí của đơn vị xác định theo từng thời kỳ. - Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn và dự đoán. - Cung cấp các thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo quản trị chi phí. - Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp. 1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong quản trị doanh nghiệp Cung cấp thông tin về chi phí để giúp nhà quản lý thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp như: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện lập kế hoạch, kiểm tra – đánh giá việc thực hiện kế hoạch và ra quyết định. 1.2. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp - Sản phẩm xây lắp có tính chất riêng lẻ, việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công xây lắp cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt: sản phẩm xây lắp được thực hiện theo đơn hang của khách hang nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông. 5 - Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, khói lượng công tình lớn, thời gian công tương đối dài nên kỳ tính giá thường được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. - Thời gan sử dụng sản phẩm tương đối dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong quá trình xây dựng vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đó trong quá trìnhhi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình. - Sản phẩm xây dựng được sử dụng tại chỗ, nên khi một công trình xây dựng hoàn thành phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó, phát sinh chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy móc thi công. - Sản phẩm xây dựng thường diễn ra ngoài trời, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công nhanh, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 1.2.2. Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 1.2.2.1. Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp Ngoài những khoản chi phí sản xuấy thông thường còn làm phát sinh them một số khoản mục chi phí như: chi phí vận chuyển máy thi công đến công trường, chi phí huy động nhân công, chi phí lán trại cho nhân công, chi phí kho nhà xưởng bảo quản vật tư trong quá trình thi công Vì vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp rất phức tạp, trong đó có những khoản chi phí cần phân bổ đến từng công trình cụ thể, cần có cách thức phân bổ phù hợp để phục vụ tốt công tác quản lý chi phí, giá thành theo từng công trình. Chi phí thầu phụ cũng là một loại chi phí đặc thù trong xây dựng, chi phí lãi vay, chi phí bảo hành công trình được vốn háo vào giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ, dễ bị hư hỏng tuỳ thuộc vào thời tiết, cần chú ý đến biện pháp bảo quản và kiểm soát chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm khoảng 13% - 15% trong tổng 6 chi phí sản xuất tuỳ theo từng công trình sử dụng nhiều lao động tay nghề cao hay thấp. Chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ kệ cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng công trình thi công bằng máy hay thủ công. Trong công tác kế toán chi phí cũng cần dựa vào những đặc điểm này của chi phí để bước đầu có thể đánh giá được mức tương quan của từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm của từng công trình để phục vụ kiểm soát chi phí. Việc tập hợp chi phí thực tế phát sinh, đối chiếu với dự toán là một công việc thường xuyên và cần thiết của kế toán để kiểm tra chi phí phát sinh đó có phù hợp với dự toán hay không cũng như để kiểm tra tính hiệu quả trong việc quản trị chi phí. Thời gian thi công kéo dài nên việc theo dõi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng không chỉ dừng lại ở việc tập hợp và theo dõi chi phí phát sinh trong năm tài chính mà còn phải theo dõi chi phí phát sinh, giá thành và doanh thu luỹ kế qua các năm kể từ khi công trình bắt đầu khởi công cho đến thời điểm hoàn thành. 1.2.2.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp a. Phân loại theo công dụng kinh tế Bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp. b. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. c. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Chi phí bao gồm: Định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp - Phân tích chi phí hỗn hợp sử dụng phương pháp + Phương pháp cực đại – cực tiểu + Phương pháp bình phương bé nhất + Phương pháp đồ thị phân tán 7 1.3. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1. Lập dự toán chi phí xây dựng 1.3.1.1. Khái quát về dự toán chi phí xây dựng Một số loại dự toán trong xây lắp: - Giá trị dự toán: Giá trị dự Toán = Chi phí hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán + Lợi nhuận định mức - Giá thành công tác xây lắp: + Giá thành dự toán công toán công tác xây lắp: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức + Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Lãi do hạ Giá thành + - Chênh lệch giá thành kế hoạch so với giá thành dự toán 1.3.1.2. Dự toán chi phí xây dựng Dự toán chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp. chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 1.3.2. Xác định giá phí sản phẩm xây lắp Giá phí sản phẩm xây lắp có thể được xác định theo các phương pháp: - Phương pháp chi phí thực tế - Phương pháp chi phí thực tế kết hợp với ước tính - Phương pháp chi phí tiêu chuẩn - Phương pháp chi phí thực tế - Phương pháp chi phí toán bộ - Phương pháp ABC 1.3.3. Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.3.1. Xây dựng và phân tích định mức chi phí Xây dựng định mức cho các chi phí sản xuất bao gồm xây dựng định mức về lượng và định mức về giá. 8 Phân tích chi phí: có thể thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp số chênh lệch hoặc phương pháp thây thế lien hoàn. 1.3.3.2. Kiểm soát biến động chi phí Sử dụng phương pháp quản lý theo ngoại tệ. Để xác định một biến động khi nào cần được kiểm soát khi nào thì bỏ qua nhà quản lý sẽ xem xét. Độ lớn của biến động, tần suất xuất hiện biến động, xu hướng của biến động, khả năng kiểm soát của biến động, các biến động thuận lợi, lợi ích và chi phí của việc khiểm soát. 1.3.3.3. Tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện chi phí của các bộ phận Thông qua việc yêu cầu các bộ phận phải lập báo cáo bộ phận. 1.3.4. Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn - Quyết định bỏ thầu - Quyết định kinh doanh trong điều kiện nguồn lực hạn chế - Quyết định tự thi công hay khoán lại 1.3.5. Bộ máy kế toán quản trị chi phí Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức bộ máy kế toán quản trị nói chung cũng như kế toán quản trị chi phí nói riêng cần được xây dựng phù hợp. Trong thực tế có 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán mà các doanh nghiệp xây lắp cần xem xét để vận dụng. + Mô hình kết hợp: Gắn kết hệ thống kế toán quản trị và hệ thống kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán thống nhất với bộ máy kế toán chung và công tác kế toán chung. + Mô hình tách biệt: Mô hình tổ chức hệ tống kế toán quản trị độc lập với hệ thống kế toán tài chính cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. + Mô hình hỗn hợp: Mô hình này vừa có tính độc lập vừa có tính kết hợp, có những phần hành thì kế toán quản trị và kế toán tại chính sẽ áp dụng mô hình kết hợp, nhưng có những phần hành kế toán quản trị và kế toán tài chính sẽ áp dung mô hình tách biệt. Thông qua việc phân tích chi phí của từng dạng mô hình có tương xứng với lợi ích mà mô hình đó mang lại hay không và thực tế hoạt động của doanh 9 nghiệp mình mà các doanh nghiệp Việt nam nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng để áp dụng mô hình cho phù hợp. Về chứng từ: Ngoài các mẫu biểu bắt buộc như đối với hệ thống báo cáo tài chính, các doanh nghiệp xây lắp sẽ xây dựng them các mẫu biểu và chương trình luân chuyển chứng từ nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí cũng như cung cấp các thông tin đặc thù cho hệ thống kế toán quản trị chi phí. Về tài khoản: Các doanh nghiệp xây lắp mở thêm các tài khoản chi tiết phù hợp theo nội dung hạch toán kế toán quản trị chi phí. Về sổ sách kế toán: Các doanh nghiệp xây lắp tiến hành thiết kế các mẫu sổ phù hợp theo kế toán quản trị chi phí như: Sổ chi phí dự toán, sổ chi phí thực tế … Về báo cáo kế toán: Các doanh nghiệp xây lắp vây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí định kỳ và đặc biệt như: Báo cáo chênh lệch thực tế với dự toán, báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận… 10 [...].. .Phần 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ PHÚ THỌ 2.1 Khái quát về công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ 2.1.1 Tên và địa chỉ công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ - Tên giao dịch: Phu Tho management and Road Construc... vận tải Phú thọ Trụ sở chính của Công ty nằm trên địa bàn Khu 12 xã Cổ Tiết - huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ Trong quá trình phát triển Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ tiền thân là Công ty quản lý, sửa chữa và xây dựng đường bộ Phú Thọ Từ tháng 7/2004 được tách làm hai gồm Công ty quản lý, sửa chữa và xây dựng đường bộ I và Công ty quản lý, sửa... trị chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ 2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất Ở công ty thì chi phí sản xuất rất phong phú bao gồm nhiều loại, nhiều thứ và có nội dung, công dụng khác nhau Hiện tại công ty thực hiện phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí và theo nội dung kinh tế của chi phí Công ty vẫn chưa thực hiện phân loại và tập... Riêng tỉnh Phú Thọ là địa bàn miền tây của Tổ quốc đầu tiên được nhà nước công nhận là địa phương hoàn thành nhiệm vụ phát triển và hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn, góp phần vào vinh dự và tự hào đó có công sức củacán bộ công nhân viên công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ 2.1.4 Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Công ty Cổ phần quản lý và XD đường bộ Phú Thọ rất quan... công tác kế toán của công ty 2.1.8.1 Đặc điểm của bộ máy kế toán Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ có bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung, áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi chi tiết đến tổng hợp lập báo cáo, kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty Cơ cấu tổ chức của phòng Kế toán của Công ty được... các chi phí quản lý trong doanh nghiệp - Sổ chi tiết chi phí giá thành sản phẩm Sổ này được mở ra để cho biết thực tế phát sinh chi tiết của từng hạng mục công trình - Sổ chi phí giá thành sản phẩm tổng hợp Sổ này được mở ra để cho biết chi phí tổng hợp giá thành xây dựng của từng công trình - Bảng tính giá thành sản phẩm Được mở ra để biết tổng chi phí phát sinh trong kỳ 2.2 Thực trạng kế toán quản trị. .. thi công Lập kế hoạch sản xuất Tổ chức thi công Tổ chức xây lắp Nghiệm thu bàn giao công trình Thu hồi vốn 15 Sơ đồ 2.2 Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần quản lý v xây dựng đường bộ Phú Thọ Khi chủ đầu tư thông báo mời thầu, đơn vị thi công tiến hành làm hồ sơ thầu và tham gia đấu thầu (hoặc chỉ thầu) Tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ chỉ tham gia đấu thầu... (giờ) 4 Đơn giá giờ công (đồng/giờ) 5 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp II 28 3.17 2.2.2.5 Dự toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của công ty là toàn bộ những chi phí cần thiết khác để phục vụ cho sản xuất sản phẩm ở các tổ sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm : Chi phí điện mua vào, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật tư,... tùng, chi phí tiếp khách, chi phí an toàn lao động, chi phí phòng chống cháy nổ, chi phí độc hại… Tại công ty dự toán chi phí sản xuất chung do phòng kế toán tài vụ lập và luôn tách riêng định phí và biến phí, sau đó tổng hợp lại Căn cứ để lập dự toán chi phí sản xuất chung là tổng thời gian lao động trực tiếp, đơn giá chi phí chung Dự toán tổng chi phí sản = xuất chung Dự toán tổng biến phí sản xuất... giám đốc,có chức năng trực tiếp tổ chức thực hiện thi công và tu sửa các công trình, sử dụng lao động, sử dụng NVL thi công hợp lý có hiệu quả, bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình trong suốt thời gian bảo hành công trình.Hiện tại, Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ có 9 đội quản lý và xây dựng đường bộ Cụ thể trong đề tài khóa luận, đội trực tiếp sản xuất là đội quản lý . ra quyết định ng n h n - Quyết định bỏ thầu - Quyết định kinh doanh trong điều ki n ngu n lực h n chế - Quyết định tự thi công hay kho n lại 1.3.5. Bộ m y k to n qu n tr chi phí Để đáp ứng nhu. thống nhất và xuy n suốt trong qu tr nh nghi n cứu là quan điểm duy vật bi n chứng. Mọi sự vật, hi n tượng li n quan đ n nhau, tu n theo những quy luật nhất định, chúng có mối quan hệ bi n. x y dựng đường bộ Phú Thọ được thành lập. 11 Trong những n m g n đ y, khi n n kinh tế phát tri n theo cơ chế thị tr ờng, v n đề x y dựng các công tr nh đường không c n là độc quy n của doanh