Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
3,24 MB
Nội dung
A. MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, Nhà nước cấp phát vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà các doanh nghiệp được giao. Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ sau khi Nhà nước thực hiện “quy chế giao vốn” cho các doanh nghiệp Nhà nước (chỉ thị 138CT ngày 25/4/1991 của HĐBT) thì Nhà nước không tiến hành cấp phát thêm vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước nữa. Trên cơ sở vốn được giao, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bào toàn vốn, thường xuyên bổ sung vốn để đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trên thực tế hiện nay, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động: doanh nghiệp nộp thuế và các loại lệ phí cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những năm qua , hệ thống Pháp luật thuế ở nước ta đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. Đặc biệt việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 thay thế thuế doanh thu, là một bước tiến mới trong ngành thuế nước ta. Thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế mới có sự thay đổi cơ bản về nội dung, phương pháp tính thuế và biện pháp thu so với thuế doanh thu trước đây. Trong các doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đầu ra là trách nhiệm của doanh nghiệp phải nộp cho Ngân sách Nhà nước, thuế giá trị gia tăng đầu vào là quyền lợi được trừ hay được hoàn lại của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để luật thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Những vấn đề đó phần lớn được thực hiện thông qua công tác kế toán thuế giá trị gia tăng. Kế toán thuế giá trị gia tăng là công cụ quan trọng để thực hiện luật thuế mới vì nó liên quan tới tất cả các phần kế toán, từ hạch toán vốn bằng tiền, vật tư hàng hoá, tài sản cố định, công cụ phải thu, phải trả, chi phí doanh thu và 1 thu nhập các hoạt động khác, từ việc sử dụng các chứng từ hoá đơn đến nội dung, phương pháp hạch toán và lập báo cáo tài chính. Đặc biệt là việc lập các bảng kê và tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng ở các cơ sở kinh doanh. Kết quả hạch toán thuế giá trị gia tăng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết qủa của các phần hành kế toán khác. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác kế toán thuế giá trị gia tăng một cách chính xác, kịp thời, phù hợp với ngành nghề, đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường cùng thời gian ngắn tìm hiểu thực tế tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú, em đã chọn: “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú” làm báo cáo chuyên đề kế toán tài chính. B. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú 1.1. Tên và địa chỉ công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú - Tên công ty: Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú - Tên tiếng anh: VINH PHU TEXTILE JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: VIFUTEX - Tên chứng khoán : Cổ phiếu công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú. - Mã chứng khoán : VPTEX - Trụ sở chính: Số 9, đường Công Nhân, Phường Nông Trang, TP Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. - Điện thoại: 0210. 3846409 - Fax: 0210. 3846676 - Email: vifutex@hn.vnn.vn - Vốn điểu lệ: 55 tỷ đồng. Trong đó cổ phần do nhà nước nắm giữ là 30%, cổ phần do người lao động trong doanh nghiệp là 16,31% và cổ phần do người ngoài doanh nghiệp chiếm là 46,42%. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú 2 Công ty Dệt Vĩnh Phú là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam – Bộ công nghiệp trải qua các giai đoạn phát triển sau: Giai đoạn 1971 – 1977: Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú chính thức đi vào khởi công và xây dựng vào tháng 01/1971. Tháng 04/1974, nhà máy lắp chiếc máy sợi đầu tiên. Đến cuối năm 1976, nhà máy sản xuất được 9 triệu mét vải. Sau 6 năm xây dựng, đến 19/10/1977 nhà máy Dệt Vĩnh Phú chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động, với toàn bộ máy móc thiết bị do Trung Quốc viện trợ và công nhân được đào tạo trong và ngoài nước. Giai đoạn 1977 – 1978: Nhà máy được nhà nước hỗ trợ vật tư, tiền vốn và được bao tiêu sản phẩm. Nhiệm vụ chính của nhà máy trong giai đoạn này vẫn là sản xuất các loại vải theo chỉ tiêu pháp lệnh của Bộ Công Nghiệp nhẹ giao. Sản lượng cao nhất nhà máy đạt được trong giai đoạn này là 31 triệu mét vải/năm. Giai đoạn 1988 – 1994: Đây là giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế quản lí bao cấp sang cơ chế thị trường, các đơn vị phải tự hạch toán kinh doanh theo quyền tự chủ mở rộng sản xuất. Thời kì này là một thử thách lớn đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy vì nhà máy cũng chính là cuộc sống của hàng nghìn người công nhân. Vơí bản lĩnh của giai cấp công nhân, tinh thần tự vươn lên, nhà máy đã nhanh chóng tìm cách thích ứng với cơ chế quản lí mới bằng cách tổ chức lại sản xuất, vừa sản xuất vừa tìm kiếm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 1991, được ủy quyền của Bộ Công nghiệp và sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú, nhà máy đã cho công ty TNHH PANGRIM (Hàn Quốc) thuê một phần đất, nhà xưởng và chuyển một số công nhân của nhà máy sang làm việc. Giai đoạn 1994 đến nay: Để nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của nhà máy, ngày 02/08/1994, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chính thức kí quyết định số 579/QĐ-TCLĐ về việc đổi tên nhà máy Dệt Vĩnh Phú thành công ty Dệt Vĩnh Phú. Công ty có 3 đơn vị thành viên: Nhà máy sợi, Nhà máy dệt, xí nghiệp cơ điện phụ trợ. Năm 2005, Công ty Dệt Vĩnh Phú được Bộ Công nghiệp quyết định phương án cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ 3 phần tại quyết định số 37/QĐ-TCCB ngày 06/01/2005 và quyết định số 3776/QĐ-BCN ngày 15/11/2005. Kể từ ngày 01/07/2006, công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Giấy chứng nhận kinh doanh: Số 1803000406 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp lần đầu ngày 08/06/2006, đăng kí thay đổi lần thứ 02 ngày 28/07/2009. Ngày 18/01/2009, công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú thực hiện bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài thông qua TTGDCK Hà Nội để hoàn tất quá trình cổ phần hóa. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú là một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam có quy mô sản xuất kinh doanh lớn. Theo giấy phép kinh doanh số 1803000406 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp lần đầu ngày 08/06/2006, đăng kí thay đổi lần thứ 02 ngày 28/07/2009 ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: + Sản xuất sợi, vải các loại, may quần áo, dệt khăn; + Sản xuất và kinh doanh các loại: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, hóa chất nhuộm và các sản phẩm của ngành dệt may; + Đào tạo nghề cho ngành dệt may; + Ủy thác xuất nhập khẩu; + Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ; + Kinh doanh bất động sản; + Cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị; + Dịch vụ sử lí nước thải. Trong đó, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại sợi và các loại vải mộc phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các thi trường nước ngoài. Nhiệm vụ của công ty là sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Bộ Công nghiệp giao cho. 1.4. Đặc điểm nghành sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các nhà máy (trước đây là phân xưởng). Hiện nay công ty có hai nhà máy chính, một xí 4 nghiệp. Mỗi nhà máy có quy trình sản xuất riêng và tạo ra các sản phẩm khác nhau. Cụ thể: - Nhà máy sợi: Sản xuất các loại sợi phần lớn cung cấp cho nhà máy dệt và một phần nhỏ bán ra bên ngoài. - Nhà máy dệt: Tiếp nhận các loại sợi từ nhà máy sợi hoặc nhập mua ngoài để sản xuất các loại vải mộc khác nhau. Bên cạnh hai nhà máy trên công ty còn có xí nghiệp cơ điện: Nhiệm vụ là sửa chữa các thiết bị cung cấp điện thông giải cho các nhà máy. Quy trình sản xuất công nghệ sản xuất sản phẩm: Trước tiên, bông mua về dưới dạng thô chưa chế biến được đưa vào các nhà máy pha nhằm làm nát và sơ chế bông ban đầu. Sau đó được chuyển sang máy chải thô, lúc này bông đã trở thành dây buộc được cuốn quanh các thùng. Để cho sợi bông được dài và mịn hơn, các sợi bông này được chuyển sang máy chải kỹ. Tiếp theo được đưa sang máy ghép để ghép thành sợi, rồi chạy qua các máy sợi thô để tạo thành sợi. Các sợi thô được đưa vào máy sợi con, ở máy sợi con hình thành hai loại sợi: sợi ngang và sợi dọc. Nếu là sợi ngang, một phần được đem bán ra ngoài, một phần được đưa thẳng vào máy dệt, dệt thành vải. Nếu là sợi dọc, trong sợi dọc hình thành nên sợi dọc đơn và sợi dọc xe. Đối với sợi dọc không đơn, được đưa qua máy sợi đơn và máy xe đơn ống rồi bán ra ngoài. Còn lại sợi dọc đơn được chuyển qua máy ống hình thành các loại sợi to, nhỏ giống nhau rồi được đưa vào máy lờ để móc các sợi dọc vải lên các thành trục. Từ các sợi trục được ghéo thành và được hồ cho sợi phẳng qua máy hồ sợi. Tuỳ theo thiết kế yêu cầu mà sợi được hình thành theo các kiểu sâu hay chéo qua máy go. Khi sợi đã được định hình thì sợi được đưa qua máy nối để mắc lên trục cửu. Sau đó sợi được đưa vào máy dệt để dệt thành vải, rồi đưa sang máy kiểm gấp để kiểm tra chất lượng của vải dệt và gấp thành cuộn. Để cho vải được phẳng, săn, bền phải qua máy văng. Khi vải thành phẩm thì được kiểm tra và gấp lại ở máy kiểm gấp rồi đóng kiện. Cuối cùng mang nhập kho để bán. 5 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú) 6 Đóng kiện Máy kiểm Máy văng Nhập kho Bán Dây bông Máy chải thô Máy ghép Máy cuộn cúi Máy chải kỹ Máy ghép Máy OE Bán Máy sợi thô Máy sợi con Bán Máy hồ Máy go Máy ống Cấp dệt Cấp dệt Nhuộm in hoa Máy tẩy Máy nối Máy lờ Máy dệt Máy đậu Máy xe Máy ốngBán Cấp dệt 1.5. Đặc điểm về cơ sở vật chất, sản xuất kinh doanh của công ty a. Tình hình cơ sở vật chất ở công ty Cơ Sở vật chất của công ty ngày càng được cải thiện hơn, hiện tại nhà máy có: + Tổng máy dệt: 2000 máy + Tổng số máy sợi con: 60.000 + Hai dây nhuộm, một dây in hoa b. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 7 Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú trong 3 năm (2010 – 2012) VT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh Bình quân 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 182.282.800.352 414.138.744.552 340.992.876.613 127,2 (17,66) 54,77 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.065.864 22.794.084 243.954.159 643,48 970,25 806,87 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 182.279.734.488 414.115.950.460 340.748.992.454 127,19 (17,72) 54,74 4. Giá vốn hàng bán 159.410.625.949 376.403.742.161 293.907.093.352 136,12 (21,92) 57,10 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.860.108.539 37.712.208.307 46.841.829.102 64,97 24,21 44,59 6. Doanh thu hoạt động tài chính 86.395.923 353.139.544 2.602.042.776 308,75 636,83 472,79 7. Chi phí tài chính 8.983.008.103 21.909.113.358 20.903.060.564 143,9 (4,59) 69,65 8. Chi phí bán hàng 1.342.396.306 2.207.447.809 2.501.383.397 64,44 13,32 38,88 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.633.102.922 10.219.772.070 12.568.696.210 (3,89) 22,98 9,55 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.996.997.131 3.729.014.614 13.470.731.707 86,73 261,24 173,99 11. Thu nhập khác 2.677.510.404 3.873.321.761 678.476.783 44,66 (70,88) (13,11) 12. Chi phí khác 1.140.911.268 3.120.941.138 1.128.059.529 173,55 (63,86) 54,85 13. Lợi nhuận khác 1.536.599.136 752.380.623 (449.591.746) (51,04) (159,76) (105,4) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.533.596.267 4.481.395.237 13.021.139.961 26,82 190,56 108,69 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.533.596.267 4.481.395.237 12.966.014.047 26,82 189,33 108,07 8 Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có biến động. Mức lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 (đạt 37.712.208.307 đồng) so với năm 2010 (đạt 22.869.108.539 đồng) tăng 64,97%. Năm 2012 mức lợi đạt 46.841.829.102 đồng tăng 24,21% so với năm 2011. Bình quân lợi nhuận trong 3 năm của công ty tăng 44,59%. Nguyên nhân sự biến động trên là do: - Doanh thu thuần năm 2011 so với 2010 tăng 127,19% nhưng lại giảm ở năm 2012 so với năm 2011 là 17,72% dẫn tới doanh thu thuần bình quân 3 năm là 54,74%, nguyên nhân do các khoản giảm trừ doanh thu tăng bình quân 3 năm tăng 806,87%. - Giá vốn hàng bán biến động cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán năm 2011 là 376.403.742.161 đồng tăng 136,12% so với năm 2010. Năm 2012, giá vốn hàng bán là 293.907.093.352 đồng giảm 21,92% so với năm 2011. Bình quân trong 3 năm giá vốn hàng bán tăng 57,10%. Năm 2011, lợi nhuận gộp của công ty là 37.712.208.307 đồng tăng 64,97% so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận gộp của công ty là 46.841.829.102 đồng tăng 24,21% so với năm 2010. Bình quân 3 năm, lợi nhuận gộp của công ty tăng 44,59% Mức lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 (là 3.729.014.614 đồng) so với năm 2010 (là 1.996.997.131 đồng) tăng 86,73%. Năm 2012 mức lợi nhuận tiếp tục tăng lên đạt 13.470.731.707 tăng 261,24% so với năm 2011. Bình quân trong 3 năm tăng 173,99%. Lợi nhuận khác cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2011, lợi nhuận khác của công ty là 752.380.623 đồng giảm 51,04% so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận khác của công ty là -449.591.746 đồng giảm 159,76%. Bình quân qua 3 năm giảm 105,4%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Do công ty đã đăng ký được hưởng ưu đãi thuế từ ngày 1/1/2007 và do năm 2008, 2009 công ty làm ăn thua lỗ nên lợi nhuận của năm 2010 và 2011 được sử dụng để bù lỗ cho các năm trước đó do vậy không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2012 doanh nghiệp đã 10 được bù đắp hết số lỗ và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 của công ty đạt được là 4.481.395.237 đồng tăng 26,82% so với năm 2010, năm 2012 đạt 12.966.014.047 đồng tăng 189,33% so với năm 2010. Bình quân 3 năm tăng 108,07%. c. Đặc điểm về lao động của công ty Hiện nay, công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú có trên 600 cán bộ, công nhân viên làm việc ở các phòng ban, phân xưởng và xí nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, được đào tạo cơ bản và được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Cơ cấu lao động hợp lý, từ cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý kỹ thuật, nhân viên phục vụ đến người lao động trực tiếp. Với chủ chương sử dụng lao động một cách khoa học, phù hợp thực tiễn của lãnh đạo công ty, mô hình này đã phát huy được tối đa sức mạnh tập thể, năng suất công việc ở các bộ phận được nâng cao, giảm chi phí sử dụng lao động không hợp lý đến mức tối thiểu. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dệt may, môi trường sản xuất có bông bụi, độc hại (đặc biệt là phân xưởng nhuộm) gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hiệu suất làm việc của người lao động, nên công ty luôn chú trọng tới việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật và công ty thường xuyên đầu tư trang thiết bị máy điều hoà nhiệt độ, hệ thống hút bụi, hệ thống xử lý nước thải, cải tạo môi trường xung quanh, trồng cây xanh, vườn cây cảnh, ao sinh thái… Tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động, các thông số nước thải, khí thải đảm bảo chỉ tiêu cho phép. Công ty đã được Sở tài nguyên môi trường đánh giá chứng nhận đạt yêu cầu về môi trường. Cụ thể tình hình lao động trong 3 năm gần đây của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú thể hiện qua bảng số liệu sau: 10 [...]... sổ kế toán trên máy vi tính (Nguồn: Phòng TCKT - Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú) 2 Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú 2.1 Phương pháp tính thuế Tại công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú áp dụng tính theo phương pháp khấu trừ thuế - Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT của hàng = Giá. .. hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Phó phòng TC - KT Kế toán tổng hợp, giá thành, tiền lương Kế Kế Kế toán toán toán Thủ tiêu thụ thanh vật tư, quỹ toán, TSCĐ kế toán vốn bằng tiền Ghi chú: Mối quan hệ trực tiếp Mối quan hệ chức năng Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú (Nguồn: Phòng TCKT - Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú) 10 Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung Theo hình... đánh giá hàng tồn kho: Theo giá thực tế - Xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân - Hiện nay, hệ thống sổ kế toán tại Công ty sử dụng phần mềm kế toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ” Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm kế toán Visoft accounting pro - Là phần mềm kế toán được thiết kế và xác định theo quy định 10 của Bộ Tài chính cùng với các chuẩn mực kế toán. .. quỹ Có nhiệm vụ cùng bộ phận kế toán thanh toán tiến hành thu chi và theo dõi các khoản thu chi và tồn quỹ tiền mặt ở đơn vị, định kỳ đi nộp tiền vào tài khoản tại ngân hàng Báo cáo hàng ngày với kế toán trưởng tình hình sử dụng tiền mặt b Đặc điểm về tổ chức kế toán tại công ty - Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú là hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo... cấu bộ máy kế toán tại công ty Bộ máy kế toán của công ty rất gọn nhẹ, toàn công ty có 7 nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về các phần hành khác nhau, giữa các phần hành kế toán 10 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, so sánh đối chiếu đảm bảo các thông tin được ghi chép kịp thời, chính xác Mỗi phần hành kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và có mối quan hệ tương hỗ với các phần hành... quyết toán tài chính, báo cáo thuế sau đó trình giám đốc ký duyệt - Phó phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp trưởng phòng kế toán trong công tác quản lý và tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính kế toán, bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, kiểm tra đôn đốc các công việc trong phòng kế toán - Kế toán tổng hợp, giá thành, tiền lương: Kế toán tổng hợp làm công. .. khẩu GTGT Giá trị hàng hóa hàng hóa dịch vụ = vào chịu thuế vụ mua x Thuế suất thuế Thuế suất ( 1 +Thuế NK) x thuế GTGT Ví dụ: + Trường hợp 1: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua trong nước Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng (liên 2 giao cho người mua) ngày 07 tháng 09 năm 2012 Kế toán tiến hành nhập liệu trên phần mềm kế toán như sau: Trong giao diện chính của phần mềm kế toán Visoft... chức hành chính Nhà dệt Phòng Phòng tài chính kế toán Tổ nghiệp vụ Tổ nghiệp vụ 10 kinh doanh Ghi chú: Mối quan hệ trực tiếp Mối quan hệ trực thuộc Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú (Nguồn: Phòng TCHC - Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú) 1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi... nghiệp sản xuất Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, công ty tổ chức quản lý theo ba cấp: tổng giám đốc công ty, bên dưới là hai phó giám đốc và một kế toán trưởng Bộ máy quản lý của công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú được thể hiện trên sơ đồ sau: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Tổng giám đốc P Tổng giám đốc P Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh điều hành sản xuất Kế toán trưởng Phòng Nhà kỹ máy máy thuật... A bán cho công ty TNHH vải sợi Phượng Hoàng Bảng 2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0001798 HÓA ĐƠN Mẫu số: 02 GTT GIÁ TRỊ GIA TĂNG T3/001 Liên 2: Giao người mua Ký Ngày 13 tháng 09 năm 2012 hiệu:26AC/11P Số: 0001798 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú Mã số thuế: 2600107485 Địa chỉ: Phường Nông Trang – Việt Trì – Phú Thọ Điện thoại: Số TK…… Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH vải . thụ Kế toán thanh toán, kế toán vốn bằng tiền Kế toán vật tư, TSCĐ Thủ quỹ 10 Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. Theo hình thức này, phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán chi. qua công tác kế toán thuế giá trị gia tăng. Kế toán thuế giá trị gia tăng là công cụ quan trọng để thực hiện luật thuế mới vì nó liên quan tới tất cả các phần kế toán, từ hạch toán vốn bằng. Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp trưởng phòng kế toán trong công tác quản lý và tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính kế toán, bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo