THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ÔTÔ PHÚ THỌ

107 637 0
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ÔTÔ PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ÔTÔ PHÚ THỌ Bùi Thị Minh Thái PHÚ THỌ, NĂM 2014 1 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Mác, lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động có thể tái sản xuất sức lao động đồng thời có thể tích luỹ được, được gọi là tiền lương. Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tăng tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Công tác kế toán tiền lương trong đơn vị có ý nghĩa rất quan trọng, nếu sử dụng linh hoạt và hợp lý thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người lao động, giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả nhất. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tiền lương của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho những kỳ doanh thu tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh nghiệp, ban lãnh đạo Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ đã quan tâm sâu sắc đến công tác này. Công tác kế toán tiền lương tại doanh nghiệp đã vận dụng đúng chính sách, chuẩn mực kế toán hiện hành, xây dựng mức đơn giá lao động hợp lý, bộ máy kế toán tổ chức chặt chẽ, phù hợp với yêu cấu,…Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như: cách tính lương thời gian cho bộ phận văn phòng chưa hợp lý, không kích thích sự sáng tạo, năng động trong công việc, chưa áp dụng được những phát triển của công nghệ trong việc thanh toán tiền lương,…. 2 Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Vận dụng cơ sở lý luận để phản ánh, đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tiền lương &các khoản trích theo lương. - Phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại các bộ phận: cửa hàng xăng dầu, bộ phận vận tải, xưởng sửa chữa ô tô và khối hành chính văn phòng. - Về không gian: tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. Địa chỉ: Số nhà 2821 – Đại lộ Hùng Vương - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. - Về thời gian: Các số liệu sử dụng trong báo cáo được thu thập trong 3 năm: 2011, 2012, 2013, tập trung vào tháng 11 năm 2013 . 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Vận dụng phương pháp luận để nghiên cứu làm rõ bản chất của sự vật, tổng 3 kết các quy luật phát triển, xác định các bước đi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tập hợp những lý luận liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp thống kê số liệu từ báo cáo của phòng kế toán. - Phương pháp xử lý số liệu: + Số liệu trong các bảng biểu được xử lý bằng các bảng tính excel. + Các thông tin định lượng được xử lý theo phương pháp toán học. + Các thông tin định tính được xử lý theo phương pháp lôgic. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng lý luận, các kiến thức đã học và dẫn chứng cụ thể để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu liên quan. Tiến hành so sánh các chỉ tiêu có liên quan của các kỳ với nhau qua đó rút ra những nhận xét về những nhân tố làm hạn chế hoặc thúc đẩy hoạt động của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. 4.3. Phương pháp chuyên gia Đây là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu như Giám đốc,các kế toán của Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ và tham khảo các tài liệu có liên quan. 4.4. Phương pháp kế toán + Phương pháp chứng từ kế toán: Sử dụng để phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh hoạt động đó vào bảng chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán và quản lý. + Phương pháp tài khoản kế toán: Sử dụng để phân loại đối tượng kế toán, ghi chép, kiểm tra, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thông tin có hệ thống về các hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị. + Phương pháp tính giá: Sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định. + Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Sử dụng để tổng hợp số liệu từ các tổ kế toán theo mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. 4 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. 5 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1 Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1.1 Tiền lương Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Trong một chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời khỏi lao động, lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, tính chất quyết định của lao động con người đối với quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội càng biểu hiện rõ rệt. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Ngoài tiền lương mà người lao động hưởng theo số lượng và chất lượng lao động của mình, họ còn được hưởng các khoản tiền thưởng theo quy định của đơn vị như thưởng do phát huy sáng kiến, thưởng do thi đua, tăng năng suất lao động và các khoản tiền thưởng khác. 1.1.1.2 Khái niệm các khoản trích theo lương Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn hay tử tuất sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội. BHXH chính là các khoản tính vào chi phí để hình thành nên quỹ BHXH. Quỹ này sử dụng để chi trả trong những trường hợp người lao động tạm thời hay 6 vĩnh viễn mất sức lao động. Khoản chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tại nạn lao động được tính trên cơ sở lương, chất lượng lao động và thời gian mà người lao động đã cống hiến cho xã hội trước đó. Nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền là người lao động phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT, đây là một chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Bên cạnh đó, việc trích lập quỹ BHTN còn hỗ trợ về thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp (tuỳ theo loại hình thất nghiệp); ổn định nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái thông qua duy trì sức mua của lao động mất việc làm; hỗ trợ cải cách doanh nghiệp; duy trì kỹ năng nghề của người lao động mất việc làm;… Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. KPCĐ là khoản trích nộp sử dụng với mục đích cho hoạt động của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi ích chính đáng cho người lao động. Khoản trích lập kinh phí công đoàn này chỉ được tính vào chi phí cho doanh nghiệp mà không trừ vào lương của người lao động. 1.1.2. Chức năng của tiền lương *) Chức năng tái sản xuất sức lao động Trong quá trình lao động, người lao động đã hao phí một lượng sức lao động nhất định. Vì vậy, để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục thì người lao động cần được tái sản xuất sức lao động. Việc trả công hay thù lao cho người lao động chính là thực hiện quá trình tái sản xuất sức lao động cho họ. *) Chức năng công cụ quản lý của doanh nghiệp Đối với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó thì họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý tốt các yếu tố trong quá trình kinh doanh trong đó có yếu tố lao động. Người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo yêu cầu và kế hoạch đề ra, trên cơ sở đó chi trả mức tiền lương hợp lý vừa đảm bảo rằng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra 7 đem lại kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất, vừa đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu của người lao động . *) Chức năng kích thích lao động (đòn bẩy kinh tế) Mức lương thỏa đáng sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, lâu dài. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cực làm việc, phát huy hết khả năng và tinh thần làm việc sáng tạo của mình, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách nhiệm của mình với công việc và lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy, tiền lương là một công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả cao nhất. *) Chức năng công cụ quản lý nhà nước Bộ luật lao động ra đời, trong đó quy định chế độ tiền lương để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động. Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng các phương án trả lương cho người lao động đều phải tuân thủ theo Bộ luật lao động. Điều này giúp bảo vệ được quyền lợi của người lao động, tạo điều kiện đạt mục tiêu tăng năng suất lao động và tiến bộ xã hội trong sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động. *) Chức năng điều tiết lao động Trong kế hoạch thực hiện phát triển thông qua hệ thống thang bậc lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết và quản lý lao động. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương Có 04 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới tiền lương như sau: - Nhóm nhân tố thuộc thị trường người lao động: Cung cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương. Khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng lên và ngược lại. Tiền lương tại thời điểm cung lao động bằng cầu lao động được gọi là mức tiền lương cân bằng. - Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp: Các chính sách của doanh nghiệp: Các chính sách về tiền lương, phụ cấp, giá thành… được áp dụng triệt để, phù hợp sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân. Khả năng tài chính của doanh ngiệp: doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền lương cho người lao động sẽ thuận tiện dễ dàng. Ngược 8 lại nếu khả năng tài chính không vững thì tiền lương của người lao động sẽ rất bấp bênh. - Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động: Trình độ lao động: với người lao động có trình độ cao, số năm kinh nghiệm lâu dài sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn. Bởi để đạt được trình độ đó người lao động đã phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề đáp ứng được các công việc đòi hỏi hàm lượng kiến thức cao. Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Trách nhiệm và chất lương lao động sẽ ngày càng được tăng lên theo số năm công tác và kinh nghiệm làm việc. Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều ảnh hưởng ngay tới tiền lương của người lao động. - Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc: Mức độ phức tạp của công việc; với độ phức tạp của công việc ngày càng tăng cao thì định mức tiền lương cho công việc đó càng cao. Điều kiện thực hiện công việc: Cách thức làm việc với máy móc, môi trường, thực hiện an toàn hay nguy hiểm, độc hại hay không độc hại đều quyết định đến tiền lương. Các nhân tố khác: sự phân biệt đối xử về màu da, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, thành thị và nông thôn… đều sẽ dẫn tới sự chênh lệch về tiền lương khá lớn. 1.1.4. Hình thức trả lương 1.1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian Đây là hình thức trả lương mà thu nhập của người lao động phụ thuộc vào các yếu tố: thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương của người lao động. Hình thức tiền lương này mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành chấp hành kỉ luật lao động nhằm tạo người lao động tự giác làm việc có kỉ luật và năng suất cao. Hình thức trả lương theo thời gian được chia thành hai hình thức là trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. *) Trả lương theo thời gian giản đơn: 9 Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian làm việc thực tế. Hình thức này không xét đến thái độ lao động và kết quả lao động của người lao động. Thường áp dụng cho các công việc không thể theo dõi định mức và tính toán chặt chẽ khối lượng công việc. Công thức tính tiền lương theo thời gian giản đơn như sau: L tt = L cb x T Trong đó: L tt : Là tiền lương thực tế mà người lao động nhận được. L cb : Là tiền lương cấp bậc tính đến thời gian thực tế. T : Là thời gian làm việc thực tế. Có ba hình thức trả lương theo thời gian giản đơn như sau: - Lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng và được áp dụng cho cán bộ công nhân viên làm việc ở bộ phận gián tiếp. - Lương ngày: Là tiền lương áp dụng cho người làm việc tạm thời đối với từng công việc. Lương ngày = Lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng - Lương giờ: Là lương tính theo từng giờ làm việc và bằng lương của một ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn lao động (không quá 48 giờ trong một tuần). Lương giờ = Lương ngày Số giờ làm việc theo chế độ trong ngày *) Trả lương theo thời gian có thưởng: Hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương trả theo thời gian giản đơn và chế độ tiền thưởng. Hình thức trả lương này khắc phục được các nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian giản đơn, vì nó có xét đến trình độ tay nghề, thời gian lao động, ý thức trách nhiệm và tinh thần sáng tạo trong lao động của người lao động. Công thức tính tiền lương theo thời gian có thưởng như sau: L t = L tt + T t Trong đó: L t : Là tiền lương theo thời gian có thưởng. L tt : Là tiền lương thực tế mà người lao động nhận được. T t : Là tiền thưởng. 10 [...]... có TN cao Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán thuế thu nhập cá nhân 28 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ÔTÔ PHÚ THỌ 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ 2.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp + Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần + Tên giao dịch: Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ (Phu Tho Automobile transport... của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.1.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, ... 1.1: Trình tự hạch toán tiền lương 26 1.2.5 Kế toán các khoản trích theo lương 1.2.5.1 Tài khoản sử dụng Kế toán các khoản trích theo lương sử dụng Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác để hạch toán TK 338 dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội, cấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định... thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công  Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong... CNSX theo kế hoạch trong năm Số trích trước theo Số tiền lương chính Tỷ lệ trích trước theo KH kế hoạch tiền lương = phải trả cho CNSX × tiền lương nghỉ phép của nghỉ phép của công trong tháng CNSX nhân sx trong tháng 1.2.4 Kế toán tiền lương 1.2.4.1 Tài khoản sử dụng Để hạch toán tổng hợp tiền lương phải trả người lao động, kế toán sử dụng Tài khoản 334 – Phải trả người lao động Kết cấu của Tài khoản. .. yêu cầu hoàn thành đúng thời hạn 1.1.5 Quỹ tiền lương 1.1.5.1 Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm các khoản sau: - Tiền lương tính theo thời gian - Tiền lương tính theo sản phẩm - Tiền lương công nhật, lương khoán - Tiền lương trả cho người lao động chế tạo ra... Tính các khoản khấu trừ vào lương ( BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ); - Tiền phạt trừ vào lương; - Tiền tạm ứng trừ vào lương; - Trả lương và các khoản phải trả người lao động như tiền lương, tiền ăn ca, tiền trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên 25 Bên Có: - Tính lương phải trả cho người lao động; - Tiền ăn ca phải trả cho người lao động; - Tiền thưởng phải trả cho người lao động; - Tiền BHXH phải trả thay lương; ... lương Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán lương cho người làm việc trong đơn vị đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương Trong bảng thanh toán lương còn phản ánh các khoản nghỉ việc để hưởng lương và các khoản phải khấu trừ vào lương - Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng thanh toán tiền thưởng là chứng... chế biến thành các sản phẩm khác (2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: 18 a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp được quy định trong luật Thuế TNCN ... khuôn khổ pháp luật cho phép Công việc tính lương và trợ cấp BHXH có thể được giao khoán cho nhân viên hạch toán ở phân xưởng tiến hành, phòng kế toán phải kiểm tra lại trước khi thanh toán, Hoặc có thể tập trung thực hiện tại phòng kế toán, phòng tổ chức lao động tiền lương Toàn bộ công việc tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho từng CNV, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Bảng thanh toán tiền lương . lý luận Vận dụng phương pháp luận để nghiên cứu làm rõ bản chất của sự vật, tổng 3 kết các quy luật phát triển, xác định các bước đi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tập hợp những lý luận. việc nông nghiệp. Trong công nghiệp chế độ trả lương khoán có thể áp dụng đối với các cá nhân tập thể. Có các hình thức giao khoán sau: - Khoán công việc: Doanh nghiệp xác định mức tiền lương. toán. 4 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương & các khoản trích theo

Ngày đăng: 05/04/2015, 09:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

      • 2.1 Mục tiêu chung

      • 2.2 Mục tiêu cụ thể

      • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 3.1 Đối tượng nghiên cứu

        • 3.2 Phạm vi nghiên cứu

        • 4. Phương pháp nghiên cứu

          • 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

          • 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế

          • 4.3. Phương pháp chuyên gia

          • 4.4. Phương pháp kế toán

          • 5. Kết cấu của đề tài

          • B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

            • Chương 1

            • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

            • VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

              • 1.1 Một số vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương

                • 1.1.1 Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương

                  • 1.1.1.2 Khái niệm các khoản trích theo lương

                  • 1.1.2. Chức năng của tiền lương

                  • 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương

                  • 1.1.4. Hình thức trả lương

                    • 1.1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian

                    • 1.1.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

                    • 1.1.4.3. Hình thức trả lương khoán

                    • 1.1.5. Quỹ tiền lương

                      • 1.1.5.1. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp

                      • 1.1.5.2. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan