Để thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP củaChính phủ ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học ViệtNam giai đoạn 2006-2020 và Nghị quyết của Đại hội Tỉnh đảng bộ lầ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện,nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào yếu tố con người nếu so sánh cácnguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả Do vậy, hơn bất cứnguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai tròquan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là tronggiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Trường Đại học Hùng Vương được thành lập năm 2003 theo Quyết định
số 81/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nângcấp từ Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ; là Trường Đại học đa ngành, đa cấp,đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Phú Thọ và khu vực Để thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP củaChính phủ ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học ViệtNam giai đoạn 2006-2020 và Nghị quyết của Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứXVII, nhiệm kì 2010-2015, trong đó xác định công tác đào tạo, phát triển vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, làkhâu đột phá then chốt để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá, Trường Đại học Hùng Vương đã xác định công tác phát triểnnăng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp pháttriển giáo dụ và đào tạo của nhà trường
Từ khi được thành lập đến nay, Trường Đại học Hùng Vương đã luônnhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân(HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ; sự quan tâm, giúp đỡ của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ươngnên chỉ trong vòng 09 năm quy mô đào tạo phát triển nhanh, tăng gấp 4,5 lần (sovới 2003), quy mô đào tạo đại học chính quy tăng từ 213 sinh viên năm 2004tăng lên 3.296 sinh viên năm 2011 Đội ngũ cán bộ giáo viên được bổ sung, phát
Trang 2triển cả về số lượng và chất lượng Cơ sở vật chất trường học vừa được cải tạonâng cấp ở cơ sở cũ (thị xã Phú Thọ), vừa được đầu tư xây dựng mới tại thànhphố Việt Trì; trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị nội thất từng bước được đầu tư, muasắm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu.
Sau 9 năm hoạt động và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Trường Đại họcHùng Vương đã cung cấp nhân lực cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ vàcác tỉnh lân cận 16,4 nghìn lao động có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó laođộng có trình độ đại học là 6,86 nghìn người (chính quy 3,6 nghìn người, vừahọc vừa làm 3,26 nghìn người); lao động có trình độ cao đẳng là 3,7 nghìnngười; lao động có trình độ trung cấp là 9,1 nghìn người Ngoài ra, còn đào tạogần 100 sinh viên các nước Lào, Trung Quốc và Hàn Quốc
Tuy nhiên, quy mô đào tạo của Trường Đại học Hùng Vương còn thấp,đến năm 2010 mới đạt 62% so với Đề án thành lập trường và chỉ đạt khoảng39,1% so với Điều chỉnh quy mô đào tạo thực hiện Nghị quyết 37-NQ-TW ngày01/7/2004 của Bộ chính trị Cơ cấu ngành nghề đào tạo trình độ đại học còn hạnchế, nhất là các ngành kinh tế, kỹ thuật Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ hữu chưađáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ; tỷ lệ sinh viên/giảng viên còncao (23,2 SV/GV); tỷ lệ giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên còn thấp(53,2%), giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ còn cao (46,8%) Số lượng đề tàinghiên cứu khoa học từ cấp tỉnh trở lên (2003-2011) đạt thấp (6,7%), chủ yếu là
đề tài nghiên cứu cấp cơ sở (93,3%) Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục
vụ cho công tác đào tạo còn yếu kém; số lượng phòng học lý thuyết, phòng họcthực hành còn thiếu, phải sử dụng khu nhà Hiệu bộ để tổ chức đào tạo; trangthiết bị kỹ thuật, thiết bị nội thất vừa thiếu lại vừa lạc hậu; chương trình, giáotrình đào tạo còn nhiều hạn chế Công tác hợp tác quốc tế về đào tạo còn manhmún; công tác quản lý, điều hành còn khiếm khuyết, hiệu quả chưa cao, chưatheo kịp sự biến đổi của thực tiễn; việc áp dụng công nghệ thông tin trong côngtác quản lý điều hành còn hạn chế
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theoNghị quyết số 13-NQ-TU ngày 02/5/2007; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày
Trang 324/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ; đồng thời triển khai thựchiện mục tiêu Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ đến năm 2020(cã tỷ lệ lao động qua đào tạo 70%) theo Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, thì việc điều tra thực trạng đội ngũ cán bộ, giảngviên, công nhân viên toàn trường nhằm đánh giá một cách sát thực thực trạngđội ngũ để từ đó xác định các điểm mạnh, yếu, các cơ hội và thách thức về côngtác cán bộ của nhà trường là một việc làm cần có một lộ trình mang tính chiếnlược với các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Xuất phát từ thực tế đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ”
31 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hùng Vương
4 Phạm vi nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giảng viên trong trường Đại học nói chung và phát triểnđội ngũ giảng viên ở trường Đại học Hùng Vương là một vấn đề phức tạp Dođiều kiện thời gian, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạngcủa đề tài trên 30 cán bộ quản lý và 220 giảng viên trường Đại học Hùng Vươnggiai đoạn từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013
5 Nội dung nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giảng viêntrong trường Đại học
Trang 45.2 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảngviên Trường Đại học Hùng Vương.
5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại họcHùng Vương
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành nghiên cứu các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước,ngành giáo dục, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học có liên quan để xâydựng cơ sở lý luận Phân tích và hệ thống hoá các tài liệu lý luận liên quan đếnluận văn
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra
- Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu điều trabằng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở gửi cho nhiều đối tượng khác nhau (lãnh đạotrường, lãnh đạo các đơn vị, giảng viên,…) nhằm thu thập ý kiến của họ về cácvấn đề nghiên cứu
6.2.4 Phương pháp chuyên gia.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xin ý kiến của các chuyên gia,những người có trình độ cao về chuyên ngành, về năng lực quản lý, về đối tượngnghiên cứu nhằm xem xét, nhận định bản chất của vấn đề nghiên cứu, đối tượngnghiên cứu, từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu
6.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Trang 5Sử dụng các hàm thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được thôngqua điều tra làm cơ sở thực tiễn để đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũgiảng viên ở trường Đại học Hùng Vương hiện nay.
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại họcHùng Vương, Phú Thọ
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực của Phạm Minh Hạc và cộng
sự năm 2004 đã chỉ ra vai trò của con người và nguồn nhân lực trong sự pháttriển của toàn xã hội và cộng đồng Nghiên cứu của Nguyễn Thanh về Phát triểnnguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước (2002)
hay nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đất nước (1999) đã đề cập đến các phương hướng nghiên cứucon người, nguồn nhân lực và phát triển nguồn lực con người Việt Nam cả trênbình diện lý luận và thực tiễn; xác nhận tầm quan trọng của nhân tố con ngườitrong sự nghiệp đổi mới; phân tích thực trạng phát triển con người, phát triểnnguồn nhân lực và định hướng phát triển con người, phát triển nguồn nhân lựctrong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hộinhập kinh tế quốc tế
Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục xác định con người, nhân tố con người làmột trong năm quan điểm phát triển: “ phát huy tối đa nhân tố con người; coicon người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; là mộttrong ba khâu đột phá chiến lược: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…”; đồng thời cũng là
1 trong 12 định hướng phát triển kinh tế - xã hội: “Nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo”
Theo quan niệm của Tổ chức giáo dục - khoa học và văn hoa của Liên HợpQuốc (UNESCO): Phát triển nguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn bộ sự lànhnghề của dân cư, trong mối quan hệ phát triển của đất nước
- Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO): Pháttriển con người một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của sự pháttriển của một quốc gia Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội
Trang 7Như nâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo,bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo nghiên cứu và hoạtđộng thực tiễn.
- Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO): Sựphát triển nguồn nhân lực như một quá trình mở rộng các khả năng tham giahiệu quả vào phát triển nông thôn, bao gồm cả tăng năng lực sản xuất
Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhânlực, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngànhnghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung Quan nhân lực niệm này dựa trên cơ
sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới
có được việc làm hiệu quả, cũng như những thoa mãn về nghề nghiệp và cuộcsống cá nhân Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức
trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người (Võ Xuân
Tiến, 2010).
2 Khái niệm và nhiệm vụ của giảng viên
2.1 Khái niệm giảng viên
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa ViệtNam thì: “giảng viên là người giảng dạy ở đại học hay lớp huấn luyện cán bộ”.Theo Luật Giáo dục 2009, giảng viên bao gồm các nhà sư phạm được tuyểndụng và bổ nhiệm vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư,giảng viên cao cấp và giáo sư trong biên chế sự nghiệp của cơ sở đào tạo đại học
- cao đẳng công lập hoặc trong danh sách làm việc toàn thời gian của cơ sở giáodục đại học - cao đẳng ngoài công lập
Giảng viên cơ hữu: Là giảng viên thuộc biên chế chính thức của nhà trường Giảng viên thỉnh giảng: Giảng viên thỉnh giảng gồm có giảng viên ở các
trường đại học, học viện, viện nghiên cứu thỉnh giảng tại trường
Theo quy định tại Điều 74 của Luật Giáo dục và Điều 31 của Nghị định
số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục “Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác đến
Trang 8giảng dạy Khuyến khích các cơ sở giáo dục mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy ở các trường Việt Nam theo chế độ thỉnh giảng”.
Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ như quy địnhđối với giáo viên cơ hữu Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phảibảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác
2.2 Tiêu chuẩn của giảng viên
1 Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đạihọc trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉbồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
d) Có đề án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được cấp khoa hoặc cơ sởđào tạo, bồi dưỡng công nhận và áp dụng có kết quả trong chuyên môn;
đ) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cao cấp lý luậnchính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định
3 Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ;
b) Có ngoại ngữ trình độ C, tin học trình độ C trở lên;
c) Có đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo cấp tỉnh hoặc cấp bộ, ngànhtrở lên được Hội đồng khoa học công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;
Trang 9d) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cao cấp lý luậnchính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.
2.3 Nhiệm vụ của giảng viên
1.1.3.1 Nhiệm vụ giảng dạy
1 Chuẩn bị giảng dạy:
- Nghiên cứu để nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phươngpháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân cônggiảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên;
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kếcác tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy
2 Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảoluận khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết tiểu luận, thực tập tốt nghiệp,xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp
3 Tìm hiểu trình độ, kiến thức và hiểu biết của học viên; thường xuyêncập nhật thông tin để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch,phương pháp giảng dạy và cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy
4 Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướngdẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy
5 Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viênkhác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
1.1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
1 Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiêncứu khoa học, phát triển công nghệ được phân công và có kết quả cụ thể đượcHội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên
2 Nghiên cứu khoa học và công nghệ để xây dựng chương trình đào tạo,bồi dưỡng; tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệutham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; cải tiến phương pháp giảng dạy
và kiểm tra, đánh giá môn học, chuyên đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo,bồi dưỡng được phân công giảng dạy
Trang 103 Viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, viết các chuyên đề, báocáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học được phân công.
4 Thực hiện quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của họcviên; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
5 Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, côngnghệ và các hoạt động khoa học khác khi được phân công
1.1.3.3 Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác
1 Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảngdạy, học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
2 Làm các công tác khác như: Chiêu sinh, tuyển sinh, chủ nhiệm lớp, chỉđạo thực tập, phụ trách phòng thí nghiệm; quản lý khoa, phòng, bộ môn; quản lýkhoa học và công nghệ; công tác đảng, đoàn thể, các hoạt động xã hội tại cơ sởđào tạo, bồi dưỡng và các công tác khác khi được cấp có thẩm quyền giao
1.1.3.4 Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
1 Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị,quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy để tăng cườngnăng lực công tác đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên
2 Có trách nhiệm thực hiện khi được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xem xét cử
đi đào tạo, bồi dưỡng để có các trình độ chuyên môn, học vị đạt chuẩn hoặc caohơn chuẩn đối với chức danh đang giữ, bảo đảm tiêu chuẩn khi được bổ nhiệmvào chức danh mới
3 Hàng năm được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đi nghiên cứu thực tế,
bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng và kỹ năng giải quyết, xử lý các tìnhhuống lãnh đạo, quản lý
2.4 Phân công nhiệm vụ theo chức danh của giảng viên
1 Đối với ngạch (chức danh) giảng viên, đảm nhiệm việc giảng dạy đạihọc, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học cónhiệm vụ cụ thể là:
Trang 11a) Giảng dạy có chất lượng phần chương trình, nội dung môn học đượcphân công đảm nhiệm;
b) Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận Tiểu luận của học viên.c) Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân côngđảm nhiệm;
d) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp
cơ sở Giảng viên có bằng tiến sĩ có trách nhiệm định hướng nghiên cứu, tổ chứctập hợp các giảng viên khác và nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học;
e) Làm chủ nhiệm lớp, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ thực tập và thamgia công tác quản lý đào tạo khác khi có yêu cầu;
f) Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ
2 Đối với phó giáo sư và ngạch (chức danh) giảng viên chính đảmnhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy cao đẳng, đại học và sau đại học,chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở cơ sở giáo dục đại học
có nhiệm vụ cụ thể là:
a) Giảng dạy có chất lượng tốt phần chương trình, nội dung chính củamôn học được phân công đảm nhiệm; giảng dạy một hoặc một số chuyên đề đàotạo sau đại học và tham gia bồi dưỡng sinh viên giỏi;
b) Chủ trì, hướng dẫn, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc caođẳng Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, tham gia phản biện luận
án tiến sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh (nếu có bằng tiến sĩ và có chuyên môn phùhợp với chuyên ngành đào tạo);
c) Tham gia vào quá trình bồi dưỡng theo yêu cầu phát triển chuyên môn,nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;
d) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung,chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
e) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình môn học, tài liệu tham khảophục vụ giảng dạy, học tập;
f) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ từ cấp cơ sở trở lên Định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp giảng viên và
Trang 12nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học Tham gia viết các báo cáo khoahọc, trao đổi kinh nghiệm, đóng góp tích cực vào sự phát triển của bộ môn haychuyên ngành ở trong và ngoài nước;
g) Làm chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, phụ trách phòng thí nghiệm, côngtác quản lý bộ môn, khoa, phòng, ban … thuộc cơ sở giáo dục đại học và thamgia các công tác quản lý khoa học, công tác quản lý đào tạo khác khi có yêu cầu;
h) Thực hiện đầy đủ nội dung của các qui định về chuyên môn, trình độnghiệp vụ giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của cơ sở đào tạo và những qui địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo;
3 Đối với giáo sư và ngạch (chức danh) giảng viên cao cấp đảm nhiệmvai trò chủ trì, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác giảng dạy cao đẳng, đạihọc và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở cơ sởgiáo dục đại học có nhiệm vụ cụ thể là:
a) Giảng dạy với chất lượng cao phần nội dung, chương trình chính củachuyên ngành đào tạo được phân công đảm nhiệm và giáo trình mới như giảngdạy một số chuyên đề chính của chương trình đào tạo sau đại học, phát hiện vàbồi dưỡng sinh viên giỏi của chuyên ngành đào tạo;
b) Chủ trì, hướng dẫn, chấm luận bài, luận văn, tiểu luận Bồi dưỡng độingũ giảng viên và giảng viên chính theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp
vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;
c) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kếhoạch, chương trình đào tạo theo chuyên ngành ở các trình độ cao đẳng, đại học
và sau đại học; đề xuất các chủ trương, phương hướng cho sự phát triển củachuyên ngành;
d) Chủ trì soạn giáo trình, sách tham khảo và tài liệu tham khảo chuyênmôn của ngành học;
e) Tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy, đào tạo theo chuyên ngành Chủđộng đề xuất việc cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo sao cho phùhợp với yêu cầu của thực tế;
Trang 13f) Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ cấp bộ hoặc cấp nhà nước;
g) Định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp giảng viên, giảng viên chính
và nghiên cứu sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học;
h) Xây dựng, tham gia nghiệm thu các báo cáo khoa học, các công trìnhnghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn củachuyên ngành ở trong và ngoài nước;
i) Tham gia lãnh đạo các hoạt động chuyên môn và đào tạo khi có yêu cầu
3 Phát triển đội ngũ giảng viên
3.1 Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáodục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiệncác mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn
bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy địnhcủa pháp luật, thể chế xã hội
Nói cách khác theo nghĩa hẹp, đội ngũ giảng viên là những thầy cô giáo,những người làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giáo dục trong các trường đạihọc, cao đẳng, bồi dưỡng cán bộ
Theo quyết định số 538/TCCP-TC ngày 19/12/1995 của Ban TCCBChính phủ (nay là Bộ nội vụ) đội ngũ giảng viên được xếp ở 3 ngạch: giảngviên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp
3.2 Phát triển đội ngũ giảng viên
Theo từ điển tiếng Việt "Phát triển" là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ
ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”
Phát triển là “sự vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên”
Theo David C Kortan: “Phát triển là một tiến trình, qua đó các thành viêncủa xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huyđộng và quản lý các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững nhằm cải thiệnchất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ”
Trang 14Nét đặc trưng của phát triển là hình thức xoáy trôn ốc và theo các chu kỳ,việc hoàn thành một chu kỳ lại là cố hữu, là nền tảng cho một chu kỳ mới trong
đó có sự lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ trước đó
Tóm lại, mọi sự vật hiện tượng, con người, xã hội có sự biến đổi tăng tiến vềmặt số lượng, chất lượng dưới tác động của bên ngoài đều được coi là sự phát triển
Phát triển đội ngũ giảng viên có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọimặt của đội ngũ giảng viên trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sựtăng thêm về quy mô, số lượng và chất lượng giảng viên Đó là sự tiến bộ về nhậnthức, học vấn, khả năng chuyên môn đạt đến chuẩn và trên chuẩn của yêu cầu, tiêuchí dành cho giảng viên
Phát triển đội ngũ giảng viên trước hết phải tạo ra một đội ngũ (một tổchức) các nhà giáo, từ đó phát triển đội ngũ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổchức, độ tuổi, giới tính Phát triển đội ngũ giảng viên là làm cho số lượng vàchất lượng đội ngũ giảng viên vận động theo hướng đi lên trong mối hỗ trợ, bổsung cho nhau tạo nên một hệ thống - đội ngũ giảng viên bền vững
Phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cầnphải chú trọng trên cả 2 phương diện:
- Phát triển số lượng
Việc phát triển đủ số lượng giáo viên cần thiết để đảm bảo số giờ giảngdạy của giáo viên không vượt quá số giờ quy định theo Thông tư số 36/2010/TTngày 15/12/ 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo và Thông tư liên tịch số 06/2011/ TTLT-BNV ngày 06/6/2011 của BộNội vụ và Bộ Giáo dục đào tạo “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làmviệc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương”;
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy được quy đổi từ quỹ thời gian giảngdạy cho từng chức danh quy định như sau:
Trang 15a) Giảng viên: 280 giờ chuẩn;
b) Giảng viên chính: 300 giờ chuẩn;
c) Giảng viên cao cấp: 320 giờ chuẩn
- Phát triển chất lượng
Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các trường Đại học, Học viện,
chất lượng đội ngũ giảng viên được xác định theo hai mức sau:
Mức 1: có ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên và biết
ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, trong đó có từ 10-25% giảngviên có trình độ tiến sỹ, 10 đến 20% giảng viên có trình độ ngoại ngữ để làmviệc trực tiếp với người nước ngoài
Mức 2: có ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên và,
trên 25% giảng viên có trình độ tiến sỹ, và trên 20% giảng viên có trình độ ngoạingữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài; phát huy quyền tự chủ về họcthuật
Mô hình theo hướng cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác chuyên môn:
Theo tinh thần của Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trường Đại học, Họcviện về cơ cấu độ tuổi của giảng viên được xác định theo 2 mức sau:
Mức 1: Bình quân công tác chuyên môn của giảng viên là 10-12 năm và tỷ
lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm 15-25%
Mức 2: Bình quân công tác chuyên môn của giảng viên trên 12 năm và tỷ
lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm trên 25%
Với đội ngũ giảng viên theo hướng quy mô đã được xác định, ta có:
Số GV có thâm niên từ 10 đến 12 năm trở lên bằng 20% tổng số GV cần thiết
Số dưới 35 tuổi bằng 20% tổng số GV cần thiết
Cơ cấu hợp lý về giới tính, bộ môn, ngành nghề đào tạo, tỷ lệ giảng viêngiảng dạy đại cương với giảng dạy các môn nghiệp vụ
3.3 Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
- Biện pháp: Theo Từ điển tiếng Việt (1992) thì biện pháp là: Cách làm,
cách giải quyết một vấn đề cụ thể
Trang 16Nhìn dưới góc độ của nhà quản lý giáo dục thì biện pháp là cách tác độngvào đối tượng quản lý để đạt mục đích quản lý
- Quản lý: Quản lý được hiểu là quá trình biến đổi thông tin thành hành
động cũng như nghệ thuật khiến người khác phải làm việc và điều hoà nguồn tàinguyên về tiền, của, con người để đạt được mục đích nhất định Hoạt động quản
lý bao giờ cũng hướng tới mục đích thông qua con người, với các phương tiện
kỹ thuật và ở bên trong một tổ chức Khi xét đến tính hiệu quả của hoạt độngquản lý người ta đưa ra bốn thông số sau:
1) Về phẩm chất người quản lý được xem xét thông qua các chỉ số nhưngười lãnh đạo giám dùng quyền lực, giám chịu trách nhiệm cá nhân, giám dùngngười tài giỏi, biết đánh giá từng người để khen thưởng đúng công trạng;
2) Về nhiệm vụ quản lý được xét qua các chỉ số như: chỉ đạo có hiệu quả,đúng quy cách, có hiệu suất, đúng thời điểm;
3) Về quan hệ quản lý được xét qua các chỉ số như có tính thiện chí, vịtha, cảm thông, tính đồng đội, gắn bó, tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợđồng nghiệp trong công việc, song vẫn giữ vững kỷ cương, đường lối;
4) Về môi trường quản lý được xét theo các chỉ số như người lãnh đạobiết cách hợp tác, biết tự vệ để tránh nguy cơ, rủi ro, biết cạnh tranh, biết tậndụng cơ hội thời cơ cho việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý
Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm cho sự hoànthành công việc qua những nỗ lực của người khác Có tác giả cho rằng quản lý
là một hoạt động thiết yếu, bảo đảm sự thành công cho sự phối hợp giữa những
nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Cũng có tác giả lại choquản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng
sự khác nhau cùng chung một tổ chức …
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý song, có thể rút ra một
số đặc điểm của quản lý là:
1) Quản lý là một loại lao động đặc biệt dùng để điều khiển các hoạt độngcủa con người, thiết bị … theo các mục tiêu xác định và được tiến hành trongmột tổ chức hay nhóm xã hội;
Trang 172) Lao động quản lý là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho tổ chức xã hộicủa loài người được tồn tại, vận hành và phát triển;
3) Quản lý bao gồm các yêu tố như chủ thể quản lý, đối tượng quản lý,mục tiêu và khách thể quản lý;
4) Trong quản lý, yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt độngquản lý;
5) Quản lý là một khoa học và nghệ thuật Chính vì vậy, trong quá trìnhhoạt động, người cán bộ quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo để chỉđạo hướng cho hoạt động của tổ chức đi tới mục đích đã đề ra
Qua phân tích các khái niệm về quản lý trên cơ sở phương pháp tiếp cận
hệ thống có thể hiểu khái hoạt động quản lý giáo dục như sau: “Quản lý là quátrình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viênthuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt đượccác mục đích đã định”
Theo nội hàm của khái niệm này, có thể mô hình hoá mối quan hệ bảnchất quá trình quản lý theo nội dung của sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ bản chất quá trình quản lý
* Mục tiêu quản lý việc phát triển đội ngũ giảng viên
Những thao tác quản lý việc phát triển đội ngũ giảng viên được thực hiệnnhằm đảm bảo cho tiến trình phát triển đội ngũ giảng viên diễn ra hợp quy luật,tương thích, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả thiết thực Kết quả của việc làm đó là
có được một đội ngũ giảng viên đủ số lượng theo chủng loại, có sức khoẻ - thể
THÔNG TIN
L ẬP KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC KIỂM TRA
CHI ĐẠO
Trang 18lực tốt, có tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, vữngvàng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, có tri thức uyên thâm về hệ thống các khoahọc chuyên ngành, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, có
kỹ năng tổ chức quản lý quá trình đào tạo nghề, có năng lực nghiên cứu khoahọc, có kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, thích - muốn - sẵn sànglàm nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ người lao động mới phát triển toàn diệncho nền kinh tế - văn hoá - xã hội Mục tiêu chung này phải được cụ thể hoáthành mục tiêu cụ thể cho từng mặt riêng lẻ cho quá trình đào tạo, bồi dưỡngnăng lực và phẩm chất cho đội ngũ giảng viên mà hiệu trưởng nhà trường biếtdựa vào đó để xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho từng hoạt độngriêng lẻ rồi tổ chức thực hiện một cách khoa học, hiện thực và trực tiếp trongthực tế Kế hoạch này phải nêu rõ nội dung những việc phải làm, chỉ tiêu phảiđạt, biện pháp thực hiện, phân công và thời gian tiến hành Để thực hiện đượcnội dung của văn bản kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng như tự đào tạo, tự bồidưỡng, hiệu trưởng phải chú ý tới việc cung cấp đủ những yếu tố nhân lực, vậtlực, tài lực, trí lực cần thiết cũng như phải hội đủ các điều kiện - phương tiệncần thiết cho quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển đội ngũ Tấtnhiên, nội dung văn bản kế hoạch này sẽ tạo ra được những cơ sở pháp lý choquá trình quản lý việc phát triển đội ngũ giảng viên của trường Trong thực tếchỉ đạo việc thực hiện nội dung của kế hoạch, tuỳ theo sự diễn biến của thực tiễn
mà hiệu trưởng có thể thay đổi những nội dung quản lý nào đó cho phù hợp vàbiết phát huy vai trò nỗ lực chủ quan của từng đơn vị, từng cá nhân trong hoạtđộng sao cho bầu không khí tâm lý tích cực, tự giác, hăng say, chủ động, sángtạo trong học tập được biểu hiện rõ nét
- Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.
Trong khái niệm về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng thìbiện pháp quản lý là tổ hợp các cách thức hành động của chủ thể quản lý tácđộng lên đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề cụ thể của hệ quản lýnhằm làm cho hệ vận hành phát triển đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý đề raphù hợp với quy luật khách quan Từ khái niệm trên chúng ta biết rằng các biện
Trang 19pháp quản lý trong nhà trường là cách thức để người quản lý tiến hành tác độngvào đội ngũ giảng viên nhằm đạt được mục tiêu mà nhà trường đề ra
Thực chất của việc quản lý đội ngũ giảng viên là hiệu trưởng thực hiệncác tác động chỉ đạo cho đội ngũ giảng viên biết thực hiện đúng nhiệm vụ đàotạo, bồi dưỡng của mình Mục tiêu của hoạt động quản lý đội ngũ giảng viên làhiệu trưởng biết huy động được khả năng làm việc tốt nhất của họ làm cho họhài lòng, yên tâm công tác để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ đào tạo - tự đào tạo,bồi dưỡng - tự bồi dưỡng nhằm pháp triển nhân cách sư phạm Theo cách hiểucủa Harold Koontz: Quản lý đội ngũ giảng viên được thực hiện nhằm hoànthành mục tiêu mà trong đó, con người họ có được thời gian, tiền bạc, vật chấtnhưng ít bất mãn nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo
* Nguyên tắc quản lý đội ngũ giảng viên
Trong quá trình dùng phương pháp tổ chức - hành chính, tâm lý - xã hội
và kích thích về vật chất - tinh thần đối với tính tích cực giải quyết những nhiệm
vụ phát triển đội ngũ giảng viên, người lãnh đạo nhà trường phải giải quyếtnhiệm vụ quản lý tuân thủ những nguyên tắc sau:
1) Phải đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu
và tính làm chủ của quần chúng đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên Đảng
bộ nhà trường được xây dựng trong sạch - vững mạnh, thường xuyên ra nghịquyết về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường sao cho xứng tầm vớinhiệm vụ đào tạo Dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng uỷ, Hiệu trưởng tiếnhành hoạch định kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và chỉ đạo trực tiếp việcđào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp nghiêncứu khoa học, phương pháp tổ chức - quản lý quá trình dạy học, phương tiện dạyhọc các bộ môn của khoa học, phương pháp tổ chức - quản lý sản xuất dược,nguyên tắc và phương pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở cơ
sở Thông qua đó, hiệu trưởng tổ chức việc thảo luận về nội dung trước tập thểcán bộ, nhân viên, giảng viên toàn trường để họ bàn bạc tập thể, dân chủ, tự dogóp ý kiến, nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của từng đơn vị, từng cá nhân mà nảysinh ra tính tích cực thực hiện việc học tập - tự học tập, bồi dưỡng - tự bồi dưỡng
Trang 20toàn diện nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn - nghiệp vụ chonhân cách của mình;
2) Phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính nghệ thuật trong hoạtđộng quản lý việc phát triển đội ngũ giảng viên tuân thủ lý luận của khoa họcquản lý, phù hợp với thực tiễn, đội ngũ cũng như hoàn cảnh - điều kiện cụ thểcủa nhà trường và có tính nghệ thuật trong ứng xử hàng ngày khi giải quyết cáctình huống quản lý hoạt động đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Nhân cáchnhân viên, giảng viên rất đa dạng và phức tạp Chỉ khi nào hiểu rõ họ, động viêntính tích cực cao nhất của họ đi vào học tập, bồi dưỡng về phẩm hạnh, nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện y đức và kỹ năng nghề nghiệp theođúng lý luận quản lý, phù hợp với thực tiễn và có nghệ thuật, người hiệu trưởngmới có thể giải quyết được những nhiệm vụ quản lý việc phát triển đội ngũ;
3) Phải đảm bảo tính tự giác, độc lập, sáng tạo và chủ động trong việc lậpquy hoạch và tính hiệu quả trong quản lý giảng viên Dựa và tư tưởng chỉ đạobằng tư duy quản lý, hiệu trưởng đề ra những quy định về việc học tập, bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên một cách cụ thể, xác thực để tất cảmọi người nắm vững và thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên chođạt hiệu quả thiết thực Hiệu trưởng một khi coi việc giải quyết nhiệm vụ quản
lý quá trình phát triển đội ngũ giảng viên là trung tâm thì thường xuyên tiếnhành phối hợp hoạt động chỉ đạo của mình với tổ chức Đảng và các đoàn thểquần chúng trong trường để tạo ra sự thống nhất chung về hướng đi, cách nghĩ,cách làm trong việc phát triển đội ngũ giảng viên Trên cơ sở đó, hiệu trưởngtiến hành tạo lập được các phương án, điều kiện cần thiết cho việc phát triển độingũ giảng viên, huy động sức mạnh tổng hợp của nhân lực vật lực, trí lực, tài lựccần thiết cho việc học tập, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũgiảng viên toàn trường
3.4 Nội dung của công tác quản lý việc phát triển đội ngũ giảng viên
Công tác quản lý đội ngũ giảng viên gồm ba yếu tố cơ bản là quản lý về sốlượng, quản lý về cơ cấu đội ngũ giảng viên, quản lý về chất lượng đội ngũ giảng viên
- Quản lý số lượng
Trang 21Công tác quản lý đội ngũ giảng viên tương ứng với việc quản lý biên chế.
Nó bao hàm việc xác định tổng thể biên chế có trong hiện tại hoặc dự kiến trongtương lai, xác định một số đặc điểm mang tính định lượng về đội ngũ giảng viênthông qua tháp tuổi, tháp trình độ chuyên môn Từ đó, xác định số lượng giảngviên sẽ tuyển dụng, đào thải, điều động hay biệt phái… theo thời gian bằng một
kế hoạch cụ thể
- Quản lý cơ cấu
Công tác quản lý đội ngũ giảng viên tương ứng với việc bố trí nhân sự.Dựa vào đặc điểm cụ thể của từng ngành nghề đào tạo cũng như trình độ, nănglực của đội ngũ giảng viên mà hiệu trưởng tiến hành xác định việc phân bổnguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất
- Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng của việc phát triển đội ngũ giảng viên là hiệu trưởngthực hiện những tác động nâng cao trình độ và động cơ làm việc của các giảngviên Nó bao hàm việc xác định các yêu cầu về năng lực, động cơ lao động cần có
để so sánh với năng lực, động cơ lao động thực tế của giảng viên Các nội dung cụthể trong hoạt động này là hiệu trưởng chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, pháttriển đội ngũ giảng viên một cách khoa học và hiện thực
* Phương thức quản lý giảng viên
Qua phân tích thực tiễn quản lý, nghiên cứu các tài liệu về công tác quản
lý đội ngũ giảng viên, chúng ta thấy rằng hiện nay đang tồn tại ba loại mô hìnhquản lý đội ngũ giảng viên chủ yếu:
- Mô hình quản lý kiểu trực tuyến từ trên xuống;
- Mô hình quản lý kiểu từ dưới lên;
- Mô hình quản lý kiểu hỗn hợp
Việc thực thi thao tác chỉ đạo trong mỗi mô hình quản lý này đều có mặtmạnh và hạn chế nhất định song chúng đều có một ý nghĩa quan trọng đối vớicông tác quản lý của hiệu trưởng nhà trường
Việc thực thi thao tác chỉ đạo theo mô hình quản lý kiểu trực tuyến từ trênxuống có ưu điểm là lấy mục tiêu của tổ chức làm căn cứ chủ đạo, thực hiện
Trang 22được nguyên tắc tập trung trong quản lý, bám sát kế hoạch để chỉ đạo mọi thànhviên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra Tuy nhiên, mô hìnhnày không có tác dụng phát huy hết được tính dân chủ, tính sáng tạo trong côngviệc và sự nhiệt tình tham gia của giảng viên trong giảng dạy, học tập và nghiêncứu khoa học.
Việc thực thi thao tác chỉ đạo theo mô hình quản lý từ dưới lên có thể pháthuy được tinh thần chủ động tham gia mọi hoạt động của giảng viên nhưng lạithiếu sự quản lý tập trung, gây ra sự lộn xộn trong tổ chức cũng như cho sự chỉđạo thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ
Việc thực hiện thao tác chỉ đạo theo mô hình quản lý hỗn hợp thể hiện sựkết hợp giữa hai mô hình trên, đảm bảo được sự chỉ đạo tập trung và dân chủlàm cho các nhân tố quản lý có sự tác động qua lại hai chiều với nhau Mục đíchcủa nó là lấy hợp tác để thực hiện các mục tiêu chung là chỉ đạo Vì vậy, nóđược coi là mô hình có nhiều ưu điểm nhất trong việc quản lý việc thực hiệnnhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên
Theo mô hình này thì mối quan hệ hai chiều trong quản lý sẽ thực hiện như sau:
- Các cấp quản lý đề ra và chỉ đạo được một cách hợp lý việc thực hiệncác mục tiêu chung, biết triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho tới tận taygiảng viên một cách cụ thể sát thực, trực tiếp
- Giảng viên biết cách tiến hành thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồidưỡng để phát triển nhân cách mình một cách chủ động và sáng tạo
Trong nhà trường, đội ngũ giảng viên được coi là lực lượng quyết địnhchất lượng đào tạo một nguồn nhân lực cao cấp, có tri thức, có trình độ văn hoácao, có năng lực sáng tạo, có lòng tự tôn, đòi hỏi hiệu trưởng phải biết tôn trọng
và đảm bảo quyền tự chủ Chính vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả của hoạtđộng quản lý đội ngũ giảng viên, hiệu trưởng phải biết suy nghĩ sáng tạo trongviệc áp dụng mô hình quản lý hỗn hợp Quản lý việc phát triển đội ngũ theo môhình này có thể phát huy được tính sáng tạo của đội ngũ giảng viên và đảm bảo
sự thống nhất quản lý trong việc thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch mà nhàtrường xây dựng với hiệu quả cao
Trang 234 Các nội dung phát triển đội ngũ giảng viên
4.1 Xác định mục tiêu, nhu cầu, lập kế hoạch
Căn cứ vào kế hoạch phát triển tổng thể, để dự báo triển vọng theo kế
hoạch 5 năm, 10 năm gồm có dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Dự báo xuhướng diễn biến của nhân lực nhà trường về mặt số lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấungành nghề, cơ cấu nghiệp vụ sư phạm, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên đểxác định mục tiêu, nhu cầu và lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
4.2 Thu hút tuyển chọn giảng viên
Đây là một quy trình sử dụng các phương pháp để thu hút tuyển chọn cácgiảng viên có đủ tiêu chuẩn Quy trình này nhà trường sử dụng các phương phápnhằm thu hút, lựa chọn quyết định xem ai là người có đủ tiêu chuẩn làm việctrong khoa, phòng bộ môn của nhà trường
4.3 Sử dụng đội ngũ giảng viên
Để phát huy có hiệu quả năng lực của đội ngũ giảng viên, cần phải tiếptục bổ sung, sửa đổi và thực hiện chính sách ưu đãi đối với giảng viên Tiếnhành điều chỉnh, sắp xếp, luân chuyển cán bộ, kết hợp với bổ sung đội ngũ giảngviên từ các nguồn khác nhau
4.4 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Đào tạo ở đây được xác định là đào tạo mới, là quá trình hình thành kiếnthức, thái độ, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp được huấn luyện có hệ thốngtheo chương trình quy định với những chuẩn mực nhất định (chuẩn mực quốcgia hoặc quốc tế), để người học sau thời gian khóa học đào tạo theo cấp học, cóđược trình độ chuyên môn, năng lực và kiến thức đáp ứng được yêu cầu côngviệc được giao
4.5 Các chính sách nhằm đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên
Khi xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cần phải chú ý đến
chính sách đãi ngộ thu hút các nhà khoa học, cán bộ trẻ có trình độ, năng lực vàphẩm chất để bổ sung cho đội ngũ giảng viên, có biện pháp hữu hiệu trên cơ sởquy định của pháp luật để giảng viên gắn bó với nhà trường, tránh “chảy máuchất xám” ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng đào tạo của nhà trường
Trang 245 Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên
5.1 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực
5.1.1 Yêu cầu đối với mỗi giảng viên
Người giảng viên là người cán bộ khoa học, nắm vững các phươngpháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, sử dụng thành thạo các phương tiện
kỹ thuật trong giảng dạy, tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa họcvào đời sống xã hội Họ là những người tiên tiến của xã hội Nhân cách củangười giảng viên là nhân cách của người trí thức hoạt động trong lĩnh vựcgiáo dục "Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tínhtâm lý riêng trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, thếgiới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân" Nhân cách củangười giảng viên bao gồm rất nhiều những bản chất như tư tưởng chính trị, đạođức, năng lực và các phẩm chất tâm lý khác
Về phẩm chất chính trị người giảng viên trước hết phải hội tụ đầy đủphẩm chất người công chức Nhà nước, đó là: "Trung thành với Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; "chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủtrương của Đảng và chính sách , pháp luật của Nhà nước"; "tận tuỵ phục vụnhân dân"; "có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công
vô tư"; "có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công việc"; "thườngxuyên học tập nâng cao trình độ"; "chấp hành sự điều động, phân công công táccủa cơ quan"
Là người công chức trong lĩnh vực giáo dục, người giảng viên phải có đủphẩm chất của một nhà giáo, đó là: "phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình
độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu cầu củanghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng"
Yêu cầu chung đối với người giảng viên về năng lực là phải đạt tiêuchuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức bậc CĐ & ĐH ban hành theo quyết định
số 538/TCC-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
Cùng với những phẩm chất chính trị, những phẩm chất năng lực có
Trang 25nghĩa nhất đối với hoạt động giáo dục của người giảng viên là xu hướngnghề nghiệp sư phạm, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn.
Xu hướng nghề nghiệp sư phạm của người giảng viên biểu hiện ở lòngyêu nghề, tình thương và trách nhiệm với sinh viên, muốn giảng dạy và giáo dục
họ, thể hiện ở hứng thú với bộ môn khoa học mình đang giảng dạy Người giảngviên nắm vững hệ thống tri thức khoa học theo bộ môn, nắm vững lý luận dạyhọc, thực tiễn sư phạm và kết quả học tập của sinh viên
Trình độ nghiệp vụ sư phạm của người giảng viên phụ thuộc vào động
cơ lựa chọn nghề nghiệp, thái độ đối với công việc và năng lực sư phạm
Năng lực là" những thuộc tính tâm lý của cá nhân bảo đảm cho việcthực hiện có kết quả một hay một số lĩnh vực hoạt động nhất định" Nói cáchkhác, "năng lực là tập hợp các kỹ năng (hoạt động) tác động lên các nộidung trong tình huống có ý nghĩa đối với học sinh"
Năng lực sư phạm là loại năng lực chuyên biệt Nó được thể hiện rõràng ở người giảng viên chủ yếu là các phẩm chất trí tuệ (tính thuyết phục,tính nghiêm túc và tính logic của ngôn ngữ); các phẩm chất tưởng tượng(khả năng đặt mình vào vị trí của sinh viên và hiểu họ, nắm vững cácphương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, vận dụng sáng tạo, linhhoạt các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học - giáo dục; sửdụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học - giáo dục
Năng lực sư phạm liên quan chặt chẽ đến năng lực chuyên môn Nănglực chuyên môn xâm nhập vào các cấu trúc hoạt động của người giảng viên,góp phần cho việc sáng tạo sư phạm khi người giảng viên đó có năng lực và
xu hướng sư phạm
Như vậy, yêu cầu người giảng viên phải có tài năng chung biểu hiệntrong các năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt, thể hiện ở các đặctính ngôn ngữ, tư duy, tưởng tượng, biểu hiện trong các nét ý chí, tính cáchcủa họ và bị lôi cuốn bởi các hoạt động chuyên môn khác nhau
Yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn người giảng viên CĐ & ĐH cần có:
- Trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn từng chức danh giảng dạy
Trang 26- Kiến thức cơ bản, hệ thống chuyên sâu về bộ môn mình giảng dạy,thường xuyên cập nhật kiến thức.
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Sự kết hợp tốt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động giáo dục
ở trường CĐ & ĐH, sự sáng tạo sư phạm đi liền với sự sáng tạo khoa học.Người giảng viên giảng dạy một bộ môn khoa học đồng thời phải là nhànghiên cứu, tìm tòi, phát hiện cái mới trong đó, mở rộng và làm phong phú,sâu sắc hơn những tri thức khoa học của bộ môn mình giảng dạy
Tóm lại, yêu cầu đối với mỗi người giảng viên CĐ & ĐH là phải hội
tụ đầy đủ ba thành tố đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó kiến thức làthành tố cơ bản nhất Kiến thức chuyên môn vững vàng là tiến đề đầu tiên đểđảm bảo hiệu quả hoạt động của giảng viên trong cả giảng dạy và nghiêncứu khoa học Cùng với kiến thức chuyên môn, người giảng viên cần phảinắm được các kiến thức về môi trường hoạt động của mình là nhà trường
CĐ & ĐH, nắm bắt được các chức năng, nhiệm vụ và các quy định của nó,đồng thời người giảng viên cần phải có những hiểu biết về tâm lý, về xã hội,
sư phạm để hoạt động dạy học của mình phù hợp với sinh viên nhằm kíchthích nhu cầu, động cơ và khả năng nhận thức của họ
Kiến thức là cơ sở cho năng lực hoạt động của giảng viên, nhưng bảnthân kiến thức không thể mang lại kết quả mong muốn nếu người giảng viênkhông nắm được các kỹ năng cần thiết Thông qua kỹ năng, kiến thức vàthái độ mới biến thành kết quả hoạt động Kỹ năng cơ bản nhất của giảngviên là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thiết bị và kỹ năng cập nhật kiếnthức Các kỹ năng này không phải tự nhiên có được mà phải được trau dồi quahoạt động thực tiễn, tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động của giảng viên không chỉ phụ thuộc vào kiến thức,
kỹ năng mà còn phụ thuộc vào giá trị, niềm tin, thái độ và sự tận tuỵ của họ,các phẩm chất cần có một thời gian dài mới được hình thành và củng cố
Vậy, làm thế nào để người giảng viên có thể trau dồi được các kiếnthức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của mình
Trang 27trong điều kiện các nhiệm vụ đó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển nghềnghiệp của họ và bản thân các kiến thức, kỹ năng, thái độ đó cũng thay đổitheo từng giai đoạn phát triển của nhà trường, của xã hội? Đó là nhiệm vụcủa công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên.
5.1.2 Yêu cầu đối với tập thể đội ngũ giảng viên
Nhìn từ góc độ tập thể đội ngũ thì:
- Đội ngũ phải đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng
- Đội ngũ phải hợp lý về cơ cấu Có sự liên tục, kế thừa giữa các thế hệ vàchuẩn bị để có thể đổi mới các thế hệ theo một tỷ lệ nhất định Một tập thể độingũ cần bao gồm đủ 4 lớp nhân sự:
+ Lớp giảng viên đầu ngành (thâm niên giảng dạy trên 20 năm)
+ Lớp giảng viên đã ổn định và vững tay nghề (thâm niên giảng dạy 10-20 năm)+ Lớp giảng viên đã quen với công việc (thâm niên giảng dạy 5-9 năm)+ Lớp giảng viên mới (thâm niên giảng dạy dưới 5 năm)
- Đội ngũ phải được bồi dưỡng thường xuyên
- Đạt hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứukhoa học
- Đoàn kết thống nhất để tạo nên sức mạnh của tập thể đội ngũ
5.2 Chế độ chính sách đối với giảng viên
Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên ĐH & CĐ đòi hỏi phải
có những chế độ chính sách hợp lý, tạo ra động lực phát triển, trong đó bồidưỡng là một bộ phận cấu thành quan trọng của công tác phát triển đội ngũ,giúp người giảng viên cập nhật kiến thức và kỹ năng mới
Để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ, việc đào tạo, bồi dưỡng phảicăn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với chức danh củacông chức giảng dạy, chủ động khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ giảngdạy có trình độ cao ở các trường ĐH & CĐ
Cùng với các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, cần có nhữngchính sách tạo động lực về vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng viên Nhàtrường phải vận dụng triệt để các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời
Trang 28phải có những biện pháp thiết thực để thu hút lực lượng giảng viên giỏi,trình độ cao về công tác tại trường.
Bên cạnh đó, những yêu cầu nghiêm ngặt hơn của Nhà nước về tiêuchuẩn, phẩm chất và năng lực của người giảng viên cũng tác động thuận lợiđến việc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trường
5.3 Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
Muốn xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, không thể tách dờiyếu tố cơ sở vật chất - thiết bị dạy học Thiết bị dạy học vừa là công cụ,phương tiện của việc giảng dạy, vừa là đối tượng của nhận thức Nó làthành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáodục, giảng dạy, góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, là cầu nốigiữa giảng viên và sinh viên, làm cho hai nhân tố này tác động tổng hợp vớinhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo Cơ sởvật chất - thiết bị dạy học hiện đại là điều kiện để người giảng viên thựchiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để nâng cao chất lượng đàotạo, chất lượng đội ngũ
Kết luận chương 1: Như vậy chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý
luận về phát triển đội ngũ giảng viên Ở đây, người viết đã trình bày được cáckhái niệm, yêu cầu, nội dung và đặc điểm phát triển đội ngũ giảng viên trongtrường Đại học Đây là cơ sở lý luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần giảiquyết của luận văn Chính cơ sở lý luận của chương 1 tạo ra nền tảng lý luận đểgiải quyết vấn đề thực trạng và giải pháp ở chương 2 và chương 3
Trang 29Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ
2.1 Khái quát về Trường Đại học Hùng Vương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Hùng Vương nằm trong hệ thống các trường đại họctrong cả nước chịu sự quản lý hành chính của UBND tỉnh Phú Thọ và sự quản lýchuyên môn của Bộ GD & ĐT
Trường Đại học Hùng Vương được thành lập theo quyết định số81/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ
sở Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ có bề dày truyền thống 50 năm (tiềnthân Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ là trường Trung cấp sư phạm PhúThọ được thành lập tháng 9 năm 1961) và lấy ngày thành lập 16 tháng 9 làngày truyền thống của nhà trường (ngày công bố quyết định thành lập TrườngĐại học Hùng Vương) Trường Đại học Hùng Vương là trường công lập, đàotạo đa ngành, đa cấp
Hiện tại Trường có 08 khoa (Khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Toán Công nghệ, Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáodục Tiểu học & Mầm non, Khoa Nhạc - Hoạ; Khoa Kinh tế - Quản trị kinhdoanh, Khoa Nông - Lâm – Ngư); 02 bộ môn trực thuộc (Bộ môn Lý luậnchính trị, Bộ môn Tâm lý - giáo dục); 08 phòng (Phòng Hành chính tổng hợp,Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học & Quan hệquốc tế, Phòng Công tác chính trị & Học sinh sinh viên, Phòng Quản trị đờisống, Phòng Kế hoạch & Tài chính, Phòng Thanh tra khảo thí & Đảm bảochất lượng; 03 Trung tâm (Trung tâm Hợp tác đào tạo, Trung tâm Tin học -Ngoại ngữ, Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện) và Trạm Y tế
-2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng, sứ mệnh, tầm nhìn
Trang 302.1.2.1 Chức năng
Trường Đại học Hùng Vương là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo cônglập, chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo,hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Hùng Vương thực hiện đào tạo trình độ đại học và cáctrình độ thấp hơn thuộc các lĩnh vực: Sư phạm, Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế -Quản trị kinh doanh và Kỹ thuật - Công nghệ, nhằm đào tạo nguồn nhân lực cótrình độ cho Phú Thọ và các tỉnh lân cận
Trường Đại học Hùng Vương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước để giao dịch
- Bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụđội ngũ cán bộ, công chức ở các ngành phù hợp với năng lực đào tạo của trườngtheo yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức Tham gia thực hiện mở rộngchương trình giáo dục thường xuyên và nâng cao dân trí, cập nhận kiến thức chongười lao động
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiêncứu khoa học và sản xuất; dịch vụ khoa học và công nghệ theo qui định của LuậtKhoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các qui định khác của pháp luật
- Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoá dân tộc
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũcán bộ, giảng viên của trường
- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên củatrường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấutuổi và giới
Trang 31- Tuyển sinh và quản lý người học.
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt độnggiáo dục
- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia cáchoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quiđịnh của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
2.1.2.3 Sứ mạng, tầm nhìn của trường Đại học Hùng Vương
* Sứ mạng của Trường Đại học Hùng Vương
"Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học đa ngành, đa cấp, đào tạonguồn nhân lực có chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhPhú Thọ và khu vực"
* Tầm nhìn đến năm 2020 của Trường Đại học Hùng Vương
Đến năm 2020 Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học đạt chuẩn,trọng điểm của khu vực Trung Bắc - một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng vànghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm với các trường đại học lớn trongnước, vững vàng tiếp cận, hội nhập với các trường đại học trong khu vực và thếgiới Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứukhoa học tốt nhất, có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốtnghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục, nền kinh tế pháttriển và hội nhập
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường
Tính đến 30/11/2013 toàn trường có 448 người, trong đó 350 cán bộ trongbiên chế và 71 hợp đồng lao động Trong đó có 300 giảng viên trực tiếp giảngdạy và 51 giảng viên thỉnh giảng
Trong 300 giảng viên có:
- 08 người có học hàm PGS – TS chiếm 2,67%; 25 người có trình độ Tiến
sỹ chiếm 8,33%, 177 người có trình độ thạc sĩ (trong đó có 52 người đang làm
Trang 32nghiên cứu sinh) chiếm 59%, 60 người đang học cao học chiếm 20%, 30 người
KHOA TOÁN - CN
KHOA GDTH & MN
KHOA NHẠC-HOẠ
Trang 332.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên của trường Đại học Hùng Vương
Thực trạng của đội ngũ giảng viên (về số lượng, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất ) là vấn đề cần được quan tâm và phân tích mộtcách cụ thể, đảm bảo tính khoa học Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trongviệc xác định các giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên nhằm phát triểntrường Đại học Hùng Vương thành trường Đại học Vùng Mọi giải pháp luônhướng tới sự đáp ứng về nhu cầu và mục đích của tương lai trên cơ sở khắc phục
và hạn chế tới mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại hay những tồn tại cả vềchủ quan và khách quan Những giải pháp đúng đắn và khả thi sẽ không thểđược xây dựng nếu như không có sự phân tích và nhận định chính xác, chânthực những vấn đề của thực trạng
2.2.1 Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên
2.2.1.1 Số lượng giảng viên
Trải qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đội ngũ giảngviên trường Đại học Hùng Vương đã có những chuyển biến, số lượng giảng viênngày một tăng lên, tỷ tệ thuận với đội ngũ giảng viên có chất lượng, có trình độcao cũng được tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng bình quân hàng năm vẫn chưa thực
sự đáp ứng so với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường
Hiện nay nhà trường có 448 cán bộ, viên chức, trong đó bao gồm: Cán
bộ quản lý các phòng ban; Giảng viên; Chuyên viên; nhân viên nghiệp vụ cácphòng ban chức năng Trong đó có 300 giảng viên trực tiếp giảng dạy tại cáckhoa của nhà trường được thể hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng giảng viên từ năm 2010 - 2013