- Tình hình sử dụng màn ngủ phòng chống sốt rét: Ngủ màn đóng vai trò quan trọng trong việc PCSR Do đặc điểm đời sống kinh tế nghèo nên màn
4.2.6 Ảnh hưởng đến kinh tế khi người dân mắc bệnh sốt rét:
Qua bảng (3.28) cho thấy khi người dân mắc bệnh sốt rét thì phải chi phí < 100.000đ và từ 100.000d - < 300.000đ: 27,76%, đây là chi phí của người dân xã Phước Đức phải bỏ ra; 300.000đ - < 500.000đ: 26,53%, chi phí người dân bồi dưỡng và tiền công lao động của bệnh nhân và người nhà phải nghỉ việc để điiều trị, chăm sóc ở Phước Hiệp thấp ; 500.000đ - 1.000.000đ : 25,31%, và trên 1.000.000đ :10,21%, đây tổng chí phí của người dân Phước Chánh phải bỏ ra cho việc điều trị SR tại bệnh viện huyện bao gồm ; đi lại (xe ôm), tiền bồi dưỡng thuốc men, tiền công lao động mất đi của bệnh nhân trong giai đoạn nghỉ việc vì SR và tiền công lao động mất đi của người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân. So với mức thu nhập bình quân trong huyện thì chi phí này là cao.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “ Đánh giá tình hình sốt rét tại huyện và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”, chúng tôi có kết luận như sau:
1. Số bệnh nhân sốt rét tại huyện Phước Sơn năm 2008 là 130 trường hợp giảm hơn 2 năm 2007 và 2006. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét/dân số chỉ còn 0,59%. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét/dân số 0,09%. Tỷ lệ nhiễm Plasmodium falciparum trong cơ cấu thành phần ký sinh trùng sốt rét 68,42%, tỷ lệ người mang ký sinh trùng lạnh là 10,53%. Chỉ số màn là 2,03.
2. Tình hình sốt rét có chiều hướng thuyên giảm theo từng năm do nhiều yếu tố như : tỷ lệ ngủ màn tăng, nhận thức của người được nâng cao, công tác truyền thông phòng chống sốt rét được đẩy mạnh.
Hiện tại không có bệnh nhân sốt rét ác tính, không có tử vong do sốt rét và không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn huyện.
3. Nhận thức của người dân tại các xã được điều tra về công tác phòng chống sốt rét có tốt hơn trước: hiểu biết đúng các biểu hiện của bệnh sốt rét 46,3%, biết nguyên nhân mắc bệnh sốt rét là do muỗi sốt rét đốt người 57,56%, biết ngủ màn phòng chống muỗi đốt gây bệnh sốt rét 93,06%, tin tưởng vào cán bộ y tế 88,58%, khi mắc bệnh đến cơ sở y tế khám bệnh 78,37%.
Tuy vậy vẫn còn một số người có nhận thức chưa đầy đủ về công tác PCSR : 42,44% chưa hiểu rõ nguyên nhân muỗi đốt gây bệnh sốt rét ; 19,19% không biết các biểu hiện của bệnh sốt rét; 11,84% không tin bệnh sốt rét chữa được ; 11,43% không biết tác hại khi mắc sốt rét; 17,96% không có thông tin truyền thông về phòng chống sốt rét; 40,4% không biết 2 thông điệp về phòng chống sốt rét.
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục công tác giám sát dịch tễ sốt rét, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị ngay tại tuyến y tế cơ sở, phát huy vai trò hoạt động của y tế thôn bản, chú trọng đến các thôn, các xã có tình hình sốt rét biến động cao.
2. Tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành ở địa phương, đẩy mạnh công tác xã hội hóa phòng chống sốt rét nhằm mục tiêu khống chế và giảm tỷ lệ mắc sốt rét trên địa bàn huyện.
3. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét sâu rộng trong nhân dân dưới mọi hình thức như: họp dân, tranh ảnh, panô áp phích, tờ rơi, băng đĩa bằng tiếng Kinh và tiếng địa phương, loa tay tuyên truyền và các phương tiện đại chúng nhằm nâng cao nhận thức phòng chống sốt rét trong mọi người dân, góp phần thực hiện thắng lợi công tác phòng chống sốt rét.