PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 33)

Y tế thôn bản

2.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp tiến hành

2.2.1 Phương pháp tiến hành

2.2.1.1 Nghiên cứu tình hình dịch tễ sốt rét tại huyện: bao gồm:

* Nghiên cứu tình hình BNSR phát hiện trong 3 năm từ 2006-2008: - Số liệu BNSR phát hiện tại xã, bệnh viện và tuyến giám sát.

- Bệnh nhân SRAT. - Tỉ lệ BNSR/DS (%).

* Nghiên cứu tình hình KSTSR phát hiện tại huyện trong 3 năm 2006- 2008 và xác định các chỉ số về dịch tễ.

- Tổng hợp tình hình số lam xét nghiệm phát hiện tại các xã, bệnh viện và tuyến giám sát trong 3 năm (2006-2008).

- KSTSR phát hiện tại các xã, bệnh viện và tuyến giám sát, thành phần cơ cấu KSTSR.

- KST lạnh.

- Xác định các chỉ số : + Tỉ lệ KST lạnh/KSTSR + KSTSR/LXN, KSTSR/DS

+ Các chỉ số ứng dụng trong dịch tễ học sốt rét được tính toán dựa vào công thức: Số BNSR - Chỉ số BNSR: = x 100 Tổng số dân số Số người KSTSR (+) - Chỉ số KSTSR/LXN: = x 100 Tổng số LXN Số người KSTSR (+) - Chỉ số KSTSR/DS: = x 100 Dân số Tổng số KST lạnh - Tỉ lệ KST lạnh/KSTSR: = x 100 Tổng số KSTSR KSTSR từng loại - Chỉ số cơ cấu KSTSR: = x 100 Tổng số KSTSR

* Nghiên cứu tình hình BNSR phân theo nhóm tuổi: < 14 tuổi và ≥ 14 tuổi trong 3 năm (2006- 2008).

* Kết quả khám lách lớn qua điều tra giám sát DTSR năm 2008:

- Phân theo lứa tuổi: <1 tuổi, <5 tuổi, 5-9 tuổi, 10-14 tuổi và ≥ 14 tuổi. - Tổng số người được khám / năm

- Xác định độ lách lớn (4 độ), tỉ lệ % lách lớn. ** Phân độ lách và chỉ số lách:

- Phân độ lách: Lách lớn được phân thành 4 độ [27].

Độ 1: Bờ dưới lách đến gần 1/4 đường từ mạn sườn trái tới rốn. Độ 2: Bờ dưới lách đến gần 1/4 - 1/2 đường từ mạn sườn trái tới rốn. Độ 3: Bờ dưới lách nằm quá 1/4 đường từ mạn sườn trái tới rốn. Độ 4: Bờ dưới lách ngang hoặc quá rốn.

Tổng số lách lớn

- Chỉ số lách lớn: = x 100 Tổng số người khám bệnh

* Nghiên cứu tình hình BNSR, KSTSR theo từng xã 2 năm 2007- 2008. - Số xã: 66 xã. Dân số từng xã 2 năm.

- BNSR, tỉ lệ % BNSR/DS từng xã. - KSTSR, tỉ lệ KSTSR/DS từng xã. - Biểu đồ minh họa.

* Phân tích tình hình BNSR phát hiện tại huyện từ năm 2006- 2008. ** Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu: Dựa vào:

- Sổ theo dõi BNSR tại các xã, bệnh viện, đội YTDP 3 năm. - Các báo cáo tình hình sốt rét hằng tháng, quý, năm/3 năm. - Báo cáo kết quả điều tra giám sát dịch tễ sốt rét các đợt/3 năm. 2.2.1.2 Nghiên cứu đánh giá nhận thức người dân về PCSR:

** Nghiên cứu đánh giá KAP chủ hộ hoặc thành viên đại diện có tuổi đời trên 18 tuổi không bị mắc các bệnh về tâm thần kinh.

** Chọn cỡ mẫu: Dựa vào công thức tính cỡ mẫu thường dùng điều tra trong cộng đồng [9]. p ( 1-p ) n = Z2 α/2 d2

+ n: cỡ mẫu đại diện tối thiểu

+ p: Theo số liệu của các nghiên cứu KAP trước đây về sự hiểu biết của người dân là 20%[20].

+ d: Khoảng sai lệch người nghiên cứu mong muốn. Chọn d = 0,05 + α: Mức ý nghĩa thống kê người nghiên cứu quy định. Chọn α = 0,05 ( Tương đương với khoảng tin cậy 95%) ta có được Zα/2 = 1,96

Do vậy: n = 1,962 x 0,2 ( 1- 0,2) / 0,052 = 245 Chọn n = 245 ( khoảng 13,5 % số hộ trong 3 xã). ** Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Lập danh sách những người trên 18 tuổi của 3 xã, dùng bảng ngẫu nhiên để chọ cho đủ 245 người. (Bảng danh sách hộ trong thôn, xã người nghiên cứu và nhóm cộng sự y tế cơ sở thực hiện).

** Phương pháp thực hiện điều tra KAP:

* Phương pháp chọn nhóm thực hiện điều tra KAP: Chọn 3 tổ thực hiện điều tra, mỗi tổ 2 người, gồm 1 y tế xã và 1 y tế thôn bản. Bản thân người thực hiện đề tài tham gia điều tra và đóng vai trò như 1 y tế xã. Triển khai điều tra theo phương pháp cuốn chiếu, hết thôn này qua thôn khác, hết xã này qua xã khác. Riêng KAP phỏng vấn CBYT chuyên trách SR thì chính bản thân người thực hiện đề tài tiến hành [25].

Tập huấn cho y tế cơ sở, y tế thôn bản (nhóm tham gia điều tra) công việc và nội dung của KAP điều tra: Thời gian 1 buổi 1 lớp, mỗi xã/1lớp. Yêu cầu người điều tra phải hiểu rõ và nắm vững nội dung bảng kiểm, thật trung thực và khách quan trong quá trình điều tra .

- Thời gian thực hiện: từ ngày 01. 4 – 15.5.2009 - Nội dung bộ câu hỏi: gồm 2 phần:

* Nghiên cứu đặc điểm chung: Bao gồm

- Thành phần dân tộc: Bh'noong, Kinh và dân tộc khác. - Số khẩu trong gia đình.

- Trình độ học vấn.

+ Không biết chữ. + Cấp I + Cấp II + Cấp III + Cao đẳng, đại học

- Nghề nghiệp: + Làm ruộng; + Làm rẫy;

+ Buôn bán ; + Cán bộ; + Nghề khác - Loại nhà ở: + Nhà xây + Nhà gỗ + Tranh nứa, vách đất - Thành phần kinh tế: + Nghèo + Trung bình + Khá + Giàu - Tổng số màn hiện đang sử dụng được tại nhà (số lượng)

- Bao nhiêu người ngủ màn, không ngủ màn.

* Phần phỏng vấn: Nghiên cứu nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về PCSR và kiến thức của cán bộ chuyên trách SR tuyến xã, Đội YTLĐ và cán bộ khoa lây bệnh viện. Được chia 04 nhóm câu hỏi:

* Nhóm 1: Nghiên cứu số người từng mắc sốt rét tại xã, hành vi của người dân về bệnh sốt rét, nguyên nhân, thuốc SR và tác hại của sốt rét.

- Số người bị mắc sốt rét, không mắc? - Biểu hiện của bệnh sốt rét:

+ Rét run, sốt, ra mồ hôi + Không biết - Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét:

+ Uống nước suối, nước rừng + Đi rừng, đi rẫy + Do thời tiết, khí hậu + Ma bắt

+ Muỗi đốt truyền bệnh + Không biết - Hiểu biết về thuốc sốt rét;

+ Quinin + Chloroquin

+ Artesuanat + Primaquin + Loại khác

- Nghiên cứu hiểu biết người dân về tác hại của bệnh sốt rét:

+ Ốm yếu, xanh xao, thiếu máu + Ảnh hưởng lao động sản xuất + Dễ gây chết người

+ Dễ gây thành dịch trong bản/làng + Không biết.

* Nhóm 2: Nghiên cứu thông tin và phương tiện truyền thông

+ Đài + Ti vi + Tranh ảnh

+ Báo chí + CBYT/YTTB + Người khác + Không có thông tin

* Nhóm 3: Nghiên cứu hiểu biết của người dân về các biện pháp PCSR: - Nghiên cứu tình hình ngủ màn:

+ Ở nhà ngủ ban đêm + Khi đi rẫy + Đi rừng + Không ngủ màn - Nghiên cứu hiểu biết về vệ sinh môi trường:

+ Phát quang bụi rậm + Xử lý nước đọng + Không thực hiện - Nghiên cứu các biện pháp phòng tránh:

+ Ngủ màn + Tẩm màn, phun thuốc

+ Mặc quần áo dài lúc chạng vạng tối và ban đêm + Uống thuốc phòng sốt khi đi rừng + Không biết

* Nhóm 4: Nghiên cứu hành vi thái độ xử trí và niềm tin của người dân khi mắc bệnh sốt rét

- Hành vi:

+ Uống nước lá cây rừng + Cúng bái + Không biết + Tự mua thuốc điều trị + Đến YTTB và cơ sở y tế - Niềm tin của người dân khi mắc bệnh cần đến:

+ Trưởng thôn + Già làng + Thầy cúng

+ Y tế thôn bản, y tế xã + Người khác + Không tin tưởng ai cả - Theo anh/chị bệnh SR gây tác hại như thế nào đối với con người và xã hội :

+ Ốm yếu, xanh xao, thiếu máu + Ảnh hưởng lao động sản xuất + Dễ gây chết người + Dễ lây thành dịch trong làng, bản

+ Không biết

- Theo anh/chị bệnh sốt rét có chữa được không ?

+ Được + Không được + Không biết

- Anh chị có biết khi sốt rét phải xét nghiệm máu để chẩn đoán SR + Biết + Không biết

- Anh/chị có biết 2 thông điệp PCSR không ? + Biết + Không biết

Anh chị cho biết cần làm gì để PCSR tốt hơn………..

*Người thực hiện đề tài: Phỏng vấn cán bộ chuyên trách sốt rét với nội dung sau :

- Theo quan niệm mới bây giờ về phân vùng sốt rét có bao nhiêu vùng ? - Bệnh SR hình thành được hay không dựa vào bao nhiêu yếu tố cơ bản? - Theo anh/chị có bao nhiêu loại ký sinh trùng sốt rét ?

- Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh SR là gì ?

- Theo anh/chị ở một nơi không có SRLH, nay nếu có trên 5 bệnh nhân sốt rét nội địa có ký sinh trùng trong vòng 1 đến 2 tuần ở thôn bản, ấp thì có phải là dịch sốt rét không ?

- Thuốc sốt rét Artesunate có tác dụng như thế nào trên bệnh nhân sốt rét ? - Theo anh/chị phác đồ sử dụng thuốc hiện nay với viên phối hợp (CV8, Artekin) có đạt hiệu quả điều trị hay không ?

- Trong các biện pháp PCSR theo anh/chị phương pháp nào hiệu quả nhất - Theo anh/chị phương pháp truyền thông tốt nhất PCSR là gì ?

Thời gian thực hiện điều tra KAP : 02 tuần ( 01/4 – 15/4/2009)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 33)