Thái độ xử trí và niềm tin của người dân khi mắc SR

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 59 - 60)

- Tình hình sử dụng màn ngủ phòng chống sốt rét: Ngủ màn đóng vai trò quan trọng trong việc PCSR Do đặc điểm đời sống kinh tế nghèo nên màn

4.2.4Thái độ xử trí và niềm tin của người dân khi mắc SR

- Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân khi mắc bệnh SR đều đến cơ sở y tế (kể cả công và tư) chiếm tỷ lệ 78,37%, tự mua thuốc 18,78%, tập tục cúng bái (2,86%) và uống nước lá cây rừng (2,04%) (bảng 20). Theo tác giả Nguyễn Quý Anh [1] tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa thì tỷ lệ người dân đến cơ sở y tế 94,57%, tự mua thuốc uống 3,46%, không làm gì cả 0,74%, không biết 1,23%. Qua phân tích trên cho thấy người dân khi mắc SR đã đến cơ sở y tế khám bệnh rất cao. Sử dụng cúng bái hay uống thuốc cây rừng rất thấp đây ; cũng là một bước chuyển biến đáng ghi nhận trong sự thay đổi niềm tin của người dân.

Nghiên cứu niềm tin của người dân khi mắc SR (bảng 3.25): Người dân tin tưởng vào đội ngũ y tế cơ sở chiếm tỷ lệ 88,58%. Còn vai trò của trưởng thôn (4,9%), già làng (1,64%) tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng lại có một vị trí quan trọng trong suy nghĩ của đồng bào dân tộc, đồng thời vai trò của thầy cúng tại thôn tuy không cao (2,45%) nhưng luôn gắn liền với đời sống tâm linh của người dân địa phương. Vẫn còn một số rất nhỏ (0,82%) không tin tưởng ai cả. Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Tường [42] ở nhóm người dân tộc H’ Mông, Dao, Phù Lá, Thái, Khơ Mú và Nùng ở tỉnh Lào Cai, Sơn La: niềm tin đối với y tế 88,82%, thầy cúng (thầy mo) 0,25%, không tin tưởng ai cả 4,83%.

Qua bảng 3.27 cho ta thấy người dân hiểu bệnh sốt rét có thể chữa được 72,66%, một số người có quan điểm khi mắc bệnh thì không chữa được 11,84% và có một số người không biết chữa được hay không 15,51%.

Ngoài ra về 2 thông điệp của công tác truyền thông PCSR (bảng 3.29): Ngủ màn để phòng chống muỗi đốt và khi có sốt hãy đến cơ sở y tế chiếm tỷ lệ 59,6%, số người không biết là 40,4%.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 59 - 60)