Tình hình mắc sốt rét, sự hiểu biết về bệnh sốt rét, nguyên nhân, hành vi và tác hại của sốt rét

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 56 - 57)

- Tình hình sử dụng màn ngủ phòng chống sốt rét: Ngủ màn đóng vai trò quan trọng trong việc PCSR Do đặc điểm đời sống kinh tế nghèo nên màn

4.2.2Tình hình mắc sốt rét, sự hiểu biết về bệnh sốt rét, nguyên nhân, hành vi và tác hại của sốt rét

vi và tác hại của sốt rét

- Tình hình mắc sốt rét: (bảng 3.16) Người dân ở 3 xã điều tra tại huyện đã mắc SR là 24,08%. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Văn Thanh [26] tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk thì tỷ lệ mắc SR tại đây là 7,82%

- Hiểu biết biểu hiện bệnh sốt rét: (bảng 3.17) Người dân hiểu biết đúng 3 triệu chứng của SR chiếm tỷ lệ 46,3%, 2 triệu chứng 13,07%, chưa đúng 21,64%, không biết 19,19%. Theo tác giả Nguyễn Quý Anh [1] nghiên cứu tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa thì trả lời đúng 3 triệu chứng chính là 26,67%, số người trả lời 2 biểu hiện sốt và rét run là 72,34%.

- Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh SR: (bảng 3.18) Số người trả lời đúng nguyên nhân gây bệnh (chỉ có 1 lựa chọn là muỗi) là 57,56%; Theo tác giả

Nguyễn Quý Anh [1] thì nguyên nhân do muỗi đốt 80,24%. Theo Nguyễn Công Sơn [20] tỷ lệ này 71,36%.

Những hiểu biết sai về nguyên nhân gây bệnh SR cũng chiếm một tỷ lệ nhất định: do uống nước suối, nước rừng 16,33%, theo Nguyễn Quý Anh [1] là 3,46%; do đi rừng, đi rẫy 20,04%; do thời tiết, khí hậu 20,82%; do vệ sinh kém 5,31%; số người không biết 11,43%. Như vậy chứng tỏ nhận thức của người dân về nguyên nhân mắc bệnh SR còn hạn chế.

- Hiểu biết về bệnh sốt rét qua các nguồn thông tin: (bảng 3.19) nguồn thông tin cung cấp cho người dân về bệnh SR chủ yếu là đội ngũ CBYT xã, thôn (64,2%), nghe đài 22,86%, ti vi 20,41%, tranh ảnh 23,68%, báo chí 11,43% và số không có thông tin chiếm tỷ lệ 17,96%. Điều này phù hợp với việc người dân ít quan tâm đến bệnh SR như kết quả bàn luận trên.

Theo tác giả Nguyễn Quý Anh [1] thì nguồn thông tin từ CBYT (69,14%), nghe đài (45,43%), ti vi (31,85%).

- Hiểu biết về thuốc điều trị sốt rét: (bảng 3.21) Đa phần không biết thuốc SR (88,17%), chỉ có một số biết Quinin (7,35%), Chloroquin (7,35%), Artesunate (4,9%). Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra kết luận: người dân ít quan tâm về thuốc điều trị SR, mặc dù bệnh SR luôn là mối đe dọa thường xuyên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 56 - 57)