ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN VỀ TÌNH HÌNH SỐT RÉT TẠI HUYỆN PHƯỚC SƠN:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 52 - 54)

Y tế thôn bản

4.1 ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN VỀ TÌNH HÌNH SỐT RÉT TẠI HUYỆN PHƯỚC SƠN:

PHƯỚC SƠN:

4.1.1. Diễn biến tình hình BNSR và KSTSR tại huyện:

Phước Sơn là huyện trọng điểm SR của tỉnh Quảng Nam, huyện có tình hình sốt rét lưu hành quanh năm. Qua kết quả điều tra nghiên cứu (bảng 3.1, 3.2) BNSR tại huyện có chiều hướng giảm dần theo từng năm, năm 2006 có 510 ca được phát hiện tại huyện chiếm tỷ lệ 2,38% dân số, năm 2007 có 279 ca chiếm tỷ lệ 1,28% dân số và năm 2008 chỉ có 130 ca chiếm tỷ lệ 0,59% dân số. Trong khi đó tỷ lệ BNSR của tỉnh năm 2006: 0,23%, năm 2007: 0,17%, năm 2008: 0,09% [34], theo tác giả Nguyễn Văn Văn [44] nghiên cứu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam từ năm 2006- 2008 thì tỷ lệ BNSR/DSC là 9,36%, 6,96% và 3,44%. So với mục tiêu của tỉnh giao BNSR giảm từ 5- 10%/năm, với tỷ lệ này huyện Phước Sơn đạt được chỉ tiêu đề ra.

Tình hình BNSR có chiều hướng giảm có thể do nhiều nguyên nhân như: Công tác truyền thông PCSR được đẩy mạnh, nhận thức của người dân về PCSR được tăng lên, công tác phòng chống véc tơ như phun tồn lưu hóa chất ở các xã trọng điểm, tẩm màn bằng hóa chất giúp người dân tránh muỗi đốt khi ngủ đêm ở nhà cũng như khi đi rừng, đi rẫy.v.v...

* Qua kết quả nghiên cứu (bảng 3.3) diễn biến KSTSR tại huyện cũng có chiều hướng giảm dần và tương đối ổn định qua từng năm, năm 2006 tỷ lệ KSTSR/DS: 0,33%, năm 2007 là 0,31% và năm 2008 là 0,09%, điều này cũng phù hợp tình hình BNSR tại huyện, tương ứng với bảng 3.1, 3.2 như đã phân tích ở trên. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Văn [44] nghiên cứu tại huyện

Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam từ năm 2006- 2008 thì tỷ lệ KSTSR/DSC là 6,31%, 3,73% và 1,57%. Theo báo cáo thống kê của Trung tâm PCSR tỉnh Quảng Nam từ năm 2006- 2008 tỷ lệ KSTSR/DS: 0,12%, 0,074%, 0,032% [29]. Theo báo cáo thống kê Viện Sốt rét- Côn trùng- Ký sinh trùng Trung ương thì tỷ lệ KSTSR/DS toàn quốc năm 2007 là 0,019%, năm 2008 là 0,013% [46].

Nghiên cứu về thành phần cơ cấu KSTSR tại huyện, sự có mặt của P.f chiếm tỷ lệ đáng kể (năm 2006: 78,26%, năm 2007: 76,12%, năm 2008: 68,42%) so với nghiên cứu của Trung tâm PCSR tỉnh Quảng Nam tại Nam Trà My cùng thời gian trên là ( 2006: 58,33%, 2007: 52,54%, 2008: 59,11% ) [35].

Sự góp mặt của KST lạnh qua nghiên cứu (bảng 3.3) chiếm tỷ lệ theo từng năm 2006: 13,04%, 2007: 8,96% và 2008: 10,53%, đây là yếu tố làm cho tình hình sốt rét tại huyện luôn dai dẵng, đồng thời đây là nguồn bệnh quan trọng làm cho sốt rét lan truyền rộng, khả năng di chuyển cao, bệnh nhân khó được phát hiện, quản lý và điều trị tốt. Kết quả này cho thấy phù hợp với nghiên cứu của (tác giả) Nguyễn Công Sơn [20] tại xã Phước Chánh, Phước Sơn năm 2001- 2002, người mang ký sinh trùng lạnh chiếm tỷ lệ từ 10,45% - 39,43% trong tổng số người nhiễm KSTSR, nhóm người này liên quan với việc đi rừng, đi rẫy.

Căn cứ vào sự hiện diện của P.f trong cơ cấu KSTSR giảm theo từng năm như trong (bảng 3.3), nhưng tỷ lệ của P.v ngày càng tăng, từ 21,74% năm 2006 lên 31,58% năm 2008, với người mang KST lạnh không thay đổi trong 3 năm, các yếu tố liên quan về sinh cảnh môi trường, vectơ truyền bệnh, các đặc điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội.

Tình hình bệnh nhân SR ở nhóm tuổi < 14 chiếm tỷ lệ tương đối cao ( năm 2006: 16,27% ; năm 2007 cao hơn: 20,79% ; năm 2008: 13,08% - bảng 3.4) điều này giải thích sự lây nhiễm sốt rét tại chỗ còn khá cao.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.8 về tình hình lách lớn tại huyện ghi nhận hầu hết ở mọi lứa tuổi đều có người mắc sốt rét trước đó, loại trừ trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Trẻ 5 - 9 tuổi chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tuổi nhỏ < 14 tuổi (10,45%). Điều này phù hợp kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 về diễn biến tình hình sốt rét của trẻ <14 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Minh Tuấn [41] tại xã Ngọc Linh, Đaklei – Kon Tum tỷ lệ lách lớn chung là 53%.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sốt rét và nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét tại một số xã ở huyện Phước Sơn , tỉnh Quảng Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)