- Tình hình sử dụng màn ngủ phòng chống sốt rét: Ngủ màn đóng vai trò quan trọng trong việc PCSR Do đặc điểm đời sống kinh tế nghèo nên màn
4.2.3 Hiểu biết của người dân về các biện pháp phòng chống sốt rét:
Nhận thức đúng về các biện pháp PCSR đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh SR, làm giảm thiểu khả năng mắc bệnh, trong khi chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết vectơ truyền bệnh, cải thiện môi trường, tình hình KSTSR kháng thuốc, các đặc điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội ở miền núi.... [23],[24].
* Hành vi về ngủ màn của người dân (bảng 3.22) Số người ngủ màn ban đêm tại nhà chiếm tỷ lệ cao 93,07%, số người ngủ màn khi đi rẫy 49,8%, đi rừng 43,27%, tuy nhiên vẫn có một số thấp không có thói quen ngủ màn 5,0%. Theo tác giả Nguyễn Quý Anh [1] thì tỷ lệ ngủ màn là 82,22%. Theo tác giả Nguyễn Võ Hinh [7] nghiên cứu tại A lưới và Nam Đông, Thừa Thiên- Huế thì tỷ lệ này là 92,10%.Tuyên truyền cho người dân hiểu biết tác dụng của ngủ màn, tạo thói quen ngủ màn trong nhân dân là vấn đề rất quan trọng trong việc chủ động phòng tránh muỗi đốt gây bệnh SR.
* Các biện pháp phòng chống sốt rét: Kết quả nghiên cứu bảng 3.22 về xử lý môi trường PCSR, người dân có ý thức phát quang bụi rậm 57,96%, khơi thông cống rãnh 42,45%, một bộ phận không thực hiện gì 6,53%. Theo Dương Văn Hóa [8] nghiên cứu tại Tây Phú thì tỷ lệ người dân có ý thức môi trường: 73,46%, không làm gì cả: 2,72%.
Hiểu biết ngủ màn PCSR và thực tế ngủ màn đều như nhau (93,07%). Người dân hưởng ứng chiến dịch tẩm màn, phun thuốc diệt muỗi (76,74%), đồng nghĩa với việc một phần người dân chưa hiểu được ý nghĩa của việc triển khai biện pháp phòng chống vectơ. Tình hình uống thuốc phòng SR chỉ (có 8,17%), phòng cho bản thân bằng hình thức mặc quần áo dài khi choạng vạng tối (18,78%), đốt lá cây, củi xua đuổi muỗi (10,62%). Vẫn còn nhóm người chưa hiểu biết các biện pháp PCSR (4,09%). Theo tác giả Trần Bá Nghĩa [14] nghiên cứu tại huyện A Lưới- Thừa Thiên Huế: Hưởng ứng phun hóa chất 48,61%, uống thuốc phòng 59,49%, không biết gì cả 2,72%. Theo tác giả Dương Văn Hóa [8] nghiên cứu tại xã Tây Phú: Hưởng ứng phun thuốc diệt muỗi 76,19%, uống thuốc phòng 66,6%, đốt lá cây rừng 45,27%.
Từ phân tích trên ngoài biện pháp ngủ màn phòng chống muỗi đốt là cao nhất, còn các biện pháp khác sự hiểu biết của người dân chưa cao.