Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ nguyễn bính

134 1.7K 6
Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ nguyễn bính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh . Nguyễn Thị Nga Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ Nguyễn Bính luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2009 1 Bộ Giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh . Nguyễn Thị Nga Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ Nguyễn Bính Chuyên nghành: Lí luận văn học Mã số: 60. 22. 32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Ts. Phan Huy Dũng Vinh - 2009 Mục lục 2 mở đầU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Bínhđại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới. Cùng với thời gian và thử thách, những tác phẩm của Nguyễn Bính ngày càng đợc khẳng định và chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng ngời đọc. Thơ Nguyễn Bính có một sức lay động lớn với độc giả bởi nó đã chạm tới những ngõ ngách tâm t sâu kín của con ngời, đặc biệt là việc thể hiện những xôn xao, hoang mang, trắc ẩn của thi nhân trong cuộc biến thiên của lịch sử. Nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, do vậy, là một cơ hội tốt để ta đợc đắm mình trong thế giới thi ca đích thực vốn là sự kết tinh đẹp đẽ của rất nhiều mối quan hệ văn hoá, văn học. 1.2. Là một "khoanh tre giữa vờn thơ tân kỳ", thơ Nguyễn Bính đã có những đóng góp lớn cho tiến trình phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại. Trong dòng chảy của thơ mới, thơ Nguyễn Bính đã bộc lộ đợc tiếng nói riêng thể hiện đợc dấu ấn thời đại của cái tôi rất rõ nét. Chính việc trải lòng, trải tâm t cảm xúc qua các lời thơ một cách trực diện, đợc thể hiện bằng một thứ giọng đậm chất thị thành của con ngời thời Âu hóa, đặc biệt là sự nhạy cảm đối với "những tuế toái" của cuộc đời đợc thể hiện trong thơ đã tạo đợc sự đồng vọng, cảm thông, chia sẻ sâu sắc. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu Nguyễn Bính song việc tìm hiểu các vấn đề của thời đại cái tôi trong thơ ông với t cách là một đối tợng chuyên biệt vẫn còn đang thiếu. Đây là lý do chính thúc đẩy chúng tôi đến với đề tài Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ Nguyễn Bính. 1.3. Tác phẩm của Nguyễn Bính đã đợc đa vào giảng dạy ở nhà trờng, từ phổ thông đến đại học, bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ soi sáng thêm nhiều vấn đề về thơ Nguyễn Bính, góp phần nhất định vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập thơ Nguyễn Bính nói riêng và Thơ mới nói chung. 3 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bính có một vị trí đặc biệt trong thi ca Việt Nam hiện đại, bởi thế thơ ông đã có có một sức hấp dẫn kỳ diệu không chỉ đối với độc giả mà còn đối với các nhà phê bình, nghiên cứu. Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu thơ Nguyễn Bính từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Chúng tôi xin đợc kể tên một số công trình nghiên cứu sau đây: Trớc cách mạng tháng Tám, Hoài Thanh - Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã chú ý bình và chọn thơ Nguyễn Bính. Hớng chú ý của tác giả cuốn sách là nhấn mạnh phơng diện"chân quê" của thơ ông: "Nguyễn Bính đã đánh thức ngời nhà quê ẩn náu trong lòng chúng ta. Ta bỗng thấy vờn cau, bụi chuối là hoàn toàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trớc, tôi chắc ngời đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của ngời, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên cứu" [78, tr. 343] Hòa bình lập lại, ở miền Bắc, thơ Nguyễn Bính cùng chịu chung số phận với thơ của các nhà thơ mới, nhất là sau sự kiện báo Trăm hoa (một tờ báo mà Nguyễn Bính đóng vai trò chủ bút) bị phê phán và đình bản. Việc giới thiệu và nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính bị gián đoạn, ít đợc chú trọng. Sau 1975, thơ Nguyễn Bính đợc chú ý và đợc nhìn nhận lại với một thái độ khách quan hơn. Bộ sách Nhà văn Hà Nam Ninh (do Viện văn học và Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh cùng kết hợp biên soạn) đã có những trang viết công phu khẳng định giá trị thơ Nguyễn Bính. Tô Hoài - ngời gắn bó với Nguyễn Bính trên suốt hành trình thơ - đã khẳng định: "chỉ có quê hơng mới tạo nên từng chữ từng câu Nguyễn Bính . Thơ và cuộc đời ràng buộc nhà thơ. Trớc sau và mãi mãi, Nguyễn Bính vốn là một nhà thơ của tình quê, chân quê, hồn quê" [63, tr.72-76]. 4 Để khẳng định và nhấn mạnh vị trí, tài năng của Nguyễn Bính, nhà phê bình Vơng Trí Nhàn viết: "Chỉ trong phạm vi thế kỷ này, giữa không biết bao nhiêu thi sĩ mà nông thôn nớc ta đã cung cấp cho văn học, trớc sau, Nguyễn Bính vẫn là một tài năng bậc nhất, hơn nữa một tài năng tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào, vừa độc đáo" [63, tr.213]. Ngoài ra còn có thể kể đến các chuyên luận về thơ ca nh : Phong trào thơ mới của tác giả Phan Cự Đệ (Nxb Khoa học Xã hội, 1996), Giáo trình văn học Việt Nam 1930-1945 của Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức - Nguyễn Hoành Khung (Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1988), Thơ lãng mạn Việt Nam - các tác giả tiêu biểu của Lê Bảo (Nxb Hội Nhà văn, 1992), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca do Hà Minh Đức chủ biên (Nxb Giáo dục, 1993), Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn Quốc Túy, Nxb Văn học, 1995), T duy và t duy thơ hiện đại Việt Nam của Nguyễn Bá Thành (NXB Văn học, 1995). Trong lời giới thiệu những tác phẩm chính ở chặng đờng sáng tác trớc cách mạng của Nguyễn Bính, Mã Giang Lân đã nhận xét: "Thời kỳ thơ mới (1932-1945) các nhà thơ khác tìm tòi khai thác cái hồn cái dáng tân kỳ của thơ hiện đại Pháp, thì Nguyễn Bính vẫn mơ mộng say mê với hồn quê, cảnh quê mộc mạc chất phác, với cách ví von so sánh ý nhị, duyên dáng, với thể thơ năm chữ, bảy chữ và lục bát quen thuộc"[63, tr.172]. Đoàn Thị Đặng Hơng đã nhấn mạnh về đóng góp nổi bật của Nguyễn Bính trên phơng diện thi pháp: "Về mặt thi pháp trên thi đàn Thơ mới, Nguyễn Bính có thể coi là Một cách tân. Sáng tạo trong cấu trúc có sẵn, một mô hình truyền thống cố định là một điều khó khăn không kém sự sáng tạo ra những cấu trúc mới cho thơ. Ông là nhà thơ đầu tiên trong thi đàn hiện đại của thế kỷ này đã dùng hình thức của thơ ca dân gian (đặc biệt của ca dao, dân ca) để chuyển tải nội dung thẩm mỹ của Thơ mới"[63, tr.194]. 5 Giáo s Hà Minh Đức đã đi sâu hơn về vấn đề "chân quê - chân tài". Ông viết: "Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa đằng sau những câu chữ giản dị mộc mạc theo một câu hát, một làn điệu ca dao, ẩn chứa đằng sau những hình ảnh thân quen, những tình ý mộc mạc chân quê, cái hồn quê nh có tự muôn đời"[63, tr.16]. Năm 1998, Đỗ Lai Thúy trình làng cuốn Mắt thơ với những khám phá khá sắc sảo về thơ Nguyễn Bính."Thơ Nguyễn Bính không phải là bản khải hoàn ca của cái mới, hay khúc bi ca của cái cũ . Trong thơ ông, cũ, mới cùng hiện diện, cùng tồn tại trong một sự tơng tranh không ngừng. Sự dùng dằng cũ mới đó, về khía cạnh xã hội học, có thể là non yếu nhng trong lĩnh vực nghệ thuật thì cha hẳn đã thế, có khi còn ngợc lại. Thơ Nguyễn Bính thuộc trờng hợp hiếm hoi này, bởi vì trong sự cọ xát cũ mới ấy, đã bộc lộ những sâu sắc trong tâm hồn không chỉ của một cá nhân, mà của cả một dân tộc"[84, tr117,118]. Tiếp theo, rất đáng chú ý là cuốn Nguyễn Bính - Về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục, 2003). Trong sách này, Hà Minh Đức và Đoàn Đức Phơng đã tuyển chọn rất nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết về Nguyễn Bính của các tác giả có tên tuổi nh Tô Hoài, Lê Đình Kỵ, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn, Đỗ Lai Thúy, Mã Giang Lân, Trần Mạnh Hảo, Đoàn Đức Phơng, Hồng Diệu, . Đặc biệt, năm 2006, trong cuốn Ba đỉnh cao thơ mới, Chu Văn Sơn đã góp một tiếng nói rất đáng trân trọng. Bằng sự tiếp cận thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bính, Chu Văn Sơn đã có những nhận định khá sắc sảo về tác giả này: "Nguyễn Bính là thi sĩ của cái lỡ dở ( .), ở Nguyễn Bính, ở thời Nguyễn Bính, bi kịch ấy sắc sói hơn, đắng đót hơn. Ông sinh ra dờng nh để dành cho sự lỡ dở. Trời đày ông để ông phải làm tròn cái sứ mệnh oái ăm đó. Từ thân thế mình, Nguyễn Bính đã cất lên tiếng nói về một bi kịch trùm cả thời thế, mà mở ra tới cùng, cũng là bi kịch nhân thế" [73, tr.133,134]. Nói về lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, không thể không kể đến các công trình nghiên cứu ở hải ngoại của tác giả Thụy Khê nh Nguyễn Bính, đời 6 thơ bạc mệnh, Thi pháp Nguyễn Bính. Nhà nghiên cứu này đã tiếp cận đợc các phơng pháp phê bình hiện đại của phơng Tây để có những phát hiện độc đáo, mới mẻ về Nguyễn Bính. Trong công trình nghiên cứu "Nguyễn Bính, đời thơ bạc mệnh", tác giả Thụy Khê viết: "Thơ Nguyễn Bính đọc, dễ hiểu, nhng không thể trở thành bài học thuộc lòng cho trẻ nhỏ, bởi nó còn có tình, nó đi ra ngoài quỹ đạo hồn nhiên của những bức tranh quê cùng thời. Dù với giọng vui, thơ Nguyễn Bính luôn chở cái bi đát của số phận. Tính chất bi đát trong thơ Nguyễn Bính, gắn bó với hai chữ bạc mệnh, tiềm ẩn trong những câu thơ tởng chừng nh vô t nhất" [35, tr.1]. Còn trong Thi pháp Nguyễn Bính, Thụy Khuê nhận xét: "Thơ Nguyễn Bính bình dân nhng không quê mùa. Nguyễn Bính đã nhập hồn ngời dân quê, hồn ngời phụ nữ, để viết lại đời sống quê hơng và dân tộc mình, bằng một giọng thơ bình dân ai cũng hiểu. Bình dân đợc nh Nguyễn Bính không phải dễ. Nguyễn Bính nói hộ cả một thế hệ đàn bà, một thế hệ lỡ bớc trong cuộc hôn nhân xếp, bằng ngôn ngữ của họ, bằng những thổn thức của họ. Nguyễn Bính nói thơ chứ không làm thơ. Ngôn ngữ thơ của ông là ngôn ngữ đối thoại giữa hai ngời, hoặc một ngời độc thoại với chính mình. Chính cái cấu trúc thi thoại, gồm đối thoại và độc thoại trong thơ ấy, đã tạo nên thơ ca Nguyễn Bính" [36, tr.1]. Nh vậy, thơ Nguyễn Bính đã có một lịch sử nghiên cứu khá dày dặn, đã có một số công trình nghiên cứu, và một số bài viết khá sắc sảo về Nguyễn Bính góp phần nhận diện đặc trng thơ cũng nh khẳng định vị trí và những đóng góp của ông trên văn đàn. Tuy nhiên việc tuyển chọn, giới thiệu những bài viết về Nguyễn Bính với t cách là một nhà thơ hiện đại, đặc biệt là nghiên cứu về dấu ấn thời đại cái tôi trong thơ ông thờng đợc đặt riêng rẽ trong từng bài viết của các tác giả, cha có một cái nhìn xuyên suốt trên nền chung của toàn bộ thơ Nguyễn Bính, và cũng cha bao giờ đề tài này đợc khảo sát nh là một đề tài khoa học độc lập. 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi t liệu khảo sát 7 Đối tợng nghiên cứu của luận văn là dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ Nguyễn Bính. Phạm vi t liệu khảo sát: chúng tôi lựa chọn 60 thi phẩm của Nguyễn Bính trớc cách mạng tháng Tám làm mẫu khảo sát. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn của chúng tôi hớng tới giải quyết các nhiệm vụ sau: 1. Khái quát về vị trí của Nguyễn Bính trong phong trào Thơ mới. 2. Chứng minh thơ Nguyễn Bính đã nói lên đợc nhiều vấn đề bức thiết, đặc thù của thời đại cái tôi. 2. Khẳng định tinh thần thời đại Thơ mới luôn thấm nhuần trong những hình thức thi ca mang tính cách tân của Nguyễn Bính. 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phối hợp các phơng pháp: so sánh đối chiếu, thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp và một số phơng pháp khác. 6. Đóng góp của luận văn Lần đầu tiên làm sáng tỏ dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ Nguyễn Bính trên những cứ liệu cụ thể, xác thực. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đợc triển khai trong 3 chơng: Chơng 1: Nguyễn Bính trong phong trào Thơ mới Chơng 2: Các vấn đề của thời đại cái tôi trong thơ Nguyễn Bính. Chơng 3: Những cách tân nghệ thuật theo tinh thần thời đại trong thơ Nguyễn Bính. Chơng 1 Nguyễn Bính trong phong trào thơ mới 8 1.1. Tiếng nói của thời đại cái tôi trong thơ mới 1.1.1. Đặc điểm của thời đại cái tôi Thơ mới ra đời là một bớc phát triển quan trọng, xét về mặt nào đó là cuộc cách mạng trong tiến trình của thi ca Việt Nam, đa thơ cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt cảm hứng thơ ca cũng nh biểu hiện. Thực sự các nhà thơ mới đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho văn học dân tộc trong việc phát hiện ra cái tôi và làm cho nó bộc lộ hết sự phong phú, hấp dẫn. Cái tôi đã có mầm mống trong thơ ca Việt Nam từ sớm nhng do cả hai điều kiện chủ quan và khách quan mà nó cha thể phát triển thành một quan niệm, một chủ nghĩa trong văn học. Suốt hàng chục thế kỷ tồn tại nhng nền văn học dân tộc cũng cha thể làm xuất hiện một nhà thơ, một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Cho đến đầu thế kỷ XX quá trình phát triển của xã hội đã dần dần làm nảy sinh một bộ phận văn học mới ở thành thị, có một lớp công chúng mới với những quan niệm, tiêu chuẩn thẩm mỹ mới, có các phơng tiện in ấn và phổ biến mới song tất cả những yếu tố đó mới chỉ tạo ra những chuyển động dù quan trọng cũng cha đủ mạnh để tạo ra một loại nghệ sĩ kiểu mới. Chính lớp nghệ sĩ này đã mạnh dạn nói lên tất cả những cảm giác và tính tình của tâm hồn con ng- ời thời đại mới. Hoài Thanh, Hoài Chân đã gọi thời đại Thơ mới là "thời đại chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó". Cái tôi bây giờ mang dấu ấn của những tìm kiếm mới, những sáng tạo mới, những phong cách mới. Một trong những đặc điểm quan trọng của thơ mới là quan niệm về con ngời đã thay đổi. "Cảm hứng sáng tạo liền với cá nhân tự ý thức, tự khẳng định đa đến một bớc ngoặt quyết định trong lịch sử thơ ca Việt Nam phát triển theo hớng hiện đại. Thơ mới là thơ của cái tôi. Ngời ta đã nói nhiều về một thời đại chữ tôi trong văn chơng. Trớc hết cái tôi ấy bắt nguồn từ những chủ thể sáng tạo mới và những cơ sở xã hội đã sinh ra nó". 9 Thơ mới đã đề cao cái tôi nh là một đối tợng khám phá của nghệ thuật, nh là điểm hội tụ sáng láng nhất của cuộc sống con ngời. Con ngời cá nhân, con ngời cá tính, bản năng, siêu thực (chứ không phải chỉ có con ngời ý thức, con ngời nghĩa vụ làm mờ đi cái phần bản thể của nó) đã đợc thơ mới lãng mạn chú ý ngay từ khi nó mới ra đời . Không cần nói đến thơ tình mà ngay trong cả những bài thơ về thiên nhiên, cái tôi của thơ mới đã in đậm dấu ấn vào trong từng cảm xúc, hình tợng và ngời đọc cũng đã cảm nhận rõ đợc hơi thở của thời đại và sự cách biệt của hai thế giới, hai quan niệm văn học . Có thể thấy rằng Thơ mới đã thể hiện cái tôi cá nhân một cách rõ rệt, cái tôi trong thơ mới xuất hiện gắn liền với nền văn minh công nghiệp, đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của một nền văn hóa mới. Các nhà thơ mới đều có ý thức khẳng định mình nh một thực thể duy nhất lặp lại. Thơ mới đã đa cái tôi thành nền thi ca. Cái tôi làm cho những câu thơ có hồn, có tâm trạng đợc hiển thị trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể nào đó. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã từng nói rằng: "Tất cả tinh thần thời xa - hay thơ cũ và thời nay - hay thơ mới - có thể gom lại trong hai chữ "Tôi" và "Ta". Ngày trớc là thời chữ ta bây giờ là thời chữ tôi"[78, tr 45]. Nhận định của Hoài Thanh đã khái quát đợc tinh thần thời đại cũng nh đặc trng của thơ mới và sự khác biệt về chất của thơ mới so với thơ trung đại. Có thể gọi đây là một cuộc "lột xác", một cuộc "cải lão hoàn đồng". Yếu tố trẻ đã vùng lên để phủ định yếu tố già cỗi . Nhìn bề ngoài cũng có thể thấy ở thơ mới về mặt chủ thể sáng tạo, văn hóa hiện đại đợc làm nên bởi những ngời trẻ. Chính nguồn sống trẻ, luồng gió trẻ đã tạo "tinh thần phục hng chân chính của thời đại đó" . 1.1.2. Sự thể hiện tiếng nói cái tôi trong thơ mới 10 . thời đại trong thơ Nguyễn Bính. Chơng 1 Nguyễn Bính trong phong trào thơ mới 8 1.1. Tiếng nói của thời đại cái tôi trong thơ mới 1.1.1. Đặc điểm của thời. chính của luận văn đợc triển khai trong 3 chơng: Chơng 1: Nguyễn Bính trong phong trào Thơ mới Chơng 2: Các vấn đề của thời đại cái tôi trong thơ Nguyễn Bính.

Ngày đăng: 25/12/2013, 11:18

Hình ảnh liên quan

Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy rõ đợc một điều rằng, thơ Nguyễn Bính thực sự có sự cách tân về nhịp thơ lục bát, dựa vào việc biểu hiện các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình mà Nguyễn Bính đã ngắt nhịp một cách linh hoạ, nói cách khác Nguyễn Bí - Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ nguyễn bính

ua.

bảng thống kê trên chúng ta thấy rõ đợc một điều rằng, thơ Nguyễn Bính thực sự có sự cách tân về nhịp thơ lục bát, dựa vào việc biểu hiện các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình mà Nguyễn Bính đã ngắt nhịp một cách linh hoạ, nói cách khác Nguyễn Bí Xem tại trang 108 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan