1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di tích khảo cổ học hang động thời đại đá ở thanh hoá giá trị lịch sử, văn hoá

141 902 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN NGỌC ĐIỆP DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HANG ĐỘNG THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THANH HÓA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hồng Vinh, 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết, xin gửi lời cảm ơn tới Viện Khảo cổ học, Thư viện tỉnh Thanh Hóa, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý di tích - danh thắng Thanh Hóa và nhân dân địa phương đã giúp đỡ cả về vật chất cũng tinh thần quá trình thu thập tư liệu, khảo sát thực tế tại đơn vị, địa phương Tôi xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo Sở, lãnh đạo Phòng Quản lý Di sản văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, đã quan tâm, tạo điều kiện về thời gian suốt quá trình học tập Tôi xin trân trọng cám ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử Trưởng phòng Nghiên cứu thời đại đá, Viện Khảo cổ học, mặc dù rất bận công tác đã dành thời gian cung cấp tư liệu, hướng dẫn, góp ý tận tình thời gian viết và hoàn chỉnh luận văn Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hồng đã dành thời gian và tận tâm trực tiếp hướng dẫn suốt gần một năm qua, kể từ bắt đầu xác định đề tài nghiên cứu cho đến Xin cám ơn các thầy (cô) phản biện đã đọc và có những nhận xét về đề tài; cám ơn các thầy (cô) giáo Khoa lịch sử, Khoa đào tạo sau đại học - Trường đại học Vinh đã đóng góp ý kiến cho quá trình viết luận văn Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới những người thân gia đình, bạn bè đã giúp đỡ quá trình học tập và hoàn thành luận văn Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự lượng thứ, góp ý kiến của các thầy, cô cùng bạn bè đồng nghiệp./ Tác giả Trần Ngọc Điệp MỤC LỤC A MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài luận văn ……………………………… Mục đích nghiên cứu của luận văn…………………………… Đối tượng nghiên cứu và nội dung các vấn đề cần sâu giải quyết Phương pháp nghiên cứu……………………………………… Kết quả nghiên cứu của luận văn……………………………… Kết cấu luận văn………………………………………………… B NỘI DUNG CHƯƠNG VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ CẢNH QUAN 1.1 1.1.1 1.1.2 1.1.4 1.1.5 1.2 VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Vài nét về địa lý cảnh quan môi trường miền núi Thanh Hóa…… Cấu tạo địa chất………………………………………………… Địa hình địa mạo………………………………………………… Khí hậu, thủy văn………………………………………………… Động thực vật…………………………………………………… Tình hình phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học hang động thời đại đá ở miền núi Thanh Hóa…………………………………… Giai đoạn trước năm 1945……………………………………… Giai đoạn từ năm 1945 đến 2009………………………………… Tiểu kết chương 1……………………………………………… CHƯƠNG CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC 1.2.1 1.2.2 2 4 5 7 10 12 12 13 17 2.1 2.1.1 2.1.2 HANG ĐỘNG THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THANH HÓA Các cụm di tích khảo cổ học hang động……………………… Cụm di chỉ khảo cổ học hang động ở huyện Bá Thước và Quan Hóa Cụm di tích khảo cổ học ở các huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc và Thường 18 18 18 2.1.3 2.2 Xuân…………………………………………………… Cụm di tích khảo cổ học hang động ở huyện Thạch Thành…… Đặc trưng di tích và di vật ở các di tích khảo cổ hang động miền núi 45 52 2.2.1 2.2.2 2.3 Thanh Hóa………………………………………………… Đặc trưng di tích……………………………………………… Đặc trưng di vật………………………………………………… Niên đại và các giai đoạn phát triển của di tích khảo cổ hang động miền 68 68 69 núi Thanh Hóa Niên đại các giai đoạn phát triển………………………………… Tính đa dạng về kỹ thuật thống nhất về văn hóa Tiểu kết Chương 2……………………………………………… CHƯƠNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA 2.3.1 2.3.2 CỦA CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HANG ĐỘNG 71 71 73 79 80 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.2.1 3.1.2.2 3.2 THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THANH HÓA Phác thảo diện mạo văn hóa thời đại đá ở Thanh Hóa ………… Thời đại đá cũ ở Thanh Hoá…………………………………… Thời đại đá mới ở Thanh Hoá ………………………………… Sơ kỳ thời đại đá mới…………………………………………… Văn hóa Đa Bút………………………………………………… Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ học hang động thời đại đá ở 80 80 93 93 101 Thanh Hóa …………………………………………… Tiểu kết Chương 3……………………………………………… C KẾT LUẬN…………………………………………………………… DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN 109 119 122 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN……………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 125 126 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮTT TẮTT BTLSVN DTH HN KCH KHKT KHXH NCLS NPHM Nxb PTS TBKH Tr TS TT UBKHXHVN VHTT TV HS VH,TT&DL KHXH&NV - Bảo tàng lịch sử Việt Nam - Dân tộc học - Hà Nội - Khảo cổ học - Khoa học kỹ thuật - Khoa học xã hội - Nghiên cứu lịch sử - Những phát hiện mới về khảo cổ học - Nhà xuất bản - Phó tiến sĩ - Thông báo khoa học - Trang - Tiến sĩ - Thứ tự - Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Văn hóa thông tin - Thư viện - Hồ sơ - Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Khoa học xã hội và Nhân văn A MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Các di tích khảo cổ học hang động ở miền núi Thanh Hóa có giá trị quan trọng đối với việc nghiên cứu thời đại đá ở nước ta nói chung và Thanh Hóa nói riêng Ngót một thế kỷ qua, các nhà khảo cổ học đã đưa ánh sáng nhiều tư liệu minh chứng cho quá trình phát triển từ Hậu kỳ đá cũ qua Sơ kỳ đá mới đến Hậu kỳ đá mới Khu vực miền núi Thanh Hoá có khoảng 38 di tích hang động, phần lớn các di tích thuộc Văn hoá Hoà Bình và Tiền Hoà Bình; những di tích khảo cổ hang động đã cung cấp những thông tin hữu ích về bước chuyển biến cổ môi trường từ cuối Pleistocene sang Holocene, sự thay đổi kỹ thuật chế tác công cụ từ ghè đẽo sang mài đá, sự xuất hiện đồ gốm; về kinh tế từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi Đó là những vấn đề hết sức quan trọng khảo cổ học thời đại đồ đá Việc nghiên cứu các di tích khảo cổ học hang động thời đại đá ở miền núi Thanh Hóa chính là nhằm đẩy mạnh thêm một bước quá trình làm sáng tỏ những vấn đề Từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, M.Colani - Nữ khảo cổ học người Pháp là người đầu tiên phát hiện và khai quật một số di tích hang động ở miền núi Thanh Hoá Ngót một thế kỷ qua, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện thêm ở miền núi tỉnh Thanh Hóa nhiều di tích quan trọng khác Tuy nhiên, chưa có một công trình nào mang tính chất tổng hợp khái quát về loại hình di tích khảo cổ học hang động ở khu vực này Đó cũng là yêu cầu và mục tiêu đối với giới nghiên cứu lịch, sử văn hóa nói chung và khảo cổ học nói riêng Gần 10 năm làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tác giả luận văn đã có may được trực tiếp theo chân các nhà khảo cổ điền dã khảo sát, nghiên cứu, khai quật một số di tích ở miền núi Thanh Hóa Thông qua việc điền dã, nghiên cứu, khai quật, tác giả nhận thấy cần có một công trình mang tính tổng hợp kết quả nghiên cứu, khai quật các di tích khảo cổ hang động nhằm phục vụ cho công tác quản lý, học tập và nghiên cứu Đây chính là một những điều kiện và lý bản hướng tác giả mạnh dạn chọn đề tài: "Di tích khảo cổ học hang động thời đại đá ở Thanh Hóa - giá trị lịch sử, văn hóa” làm đề tài luận văn của mình Mục đích nghiên cứu 2.1 Hệ thống tư liệu và kết quả nghiên cứu về các di tích khảo cổ hang động; đặc biệt là những di tích và di vật qua các lần khai quật, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, khách quan về các di tích hang động địa bàn tỉnh miền núi Thanh Hóa 2.2 Luận văn gắng chọn và sâu giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa của một số di tích khảo cổ hang động tiêu biểu; xác định đặc trưng bản, niên đại, các giai đoạn phát triển của các di tích này mối tương quan với các di tích hang động thời đại đồ đá khác ở khu vực và nước 2.3 Phác thảo diện mạo lịch sử, văn hoá, các bước phát triển của cư dân thời đại đá và đề xuất việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa khảo cổ học hang động ở Thanh Hóa Đối tượng, phạm vi và các vấn đề bản cần sâu giải quyết 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các di tích, di vật khảo cổ ở hang động, mái đá thuộc thời đại đá đã được điều tra và khai quật ở miền núi tỉnh Thanh Hoá Nguồn tư liệu sử dụng luận văn gồm: Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các công trình nghiên cứu đã được công bố các sách và tạp chí chuyên ngành về khảo cổ học và một số sách khoa học có liên quan đến khu vực miền núi Thanh Hoá; Một số sưu tập hiện vật khảo cổ hiện được trưng bày tại các bảo tàng và lưu trữ tại kho hiện vật ở trung ương và địa phương; Tham khảo tư liệu những công trình nghiên cứu khảo cổ học quan trọng ở Việt Nam và Đông Nam Á có liên quan nhất định đến đề tài luận văn 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Miền núi Thanh Hoá là một vùng rất rộng lớn, gồm 11 huyện, chiếm 2/3 diện tích của tỉnh Các di tích khảo cổ hang động thời đại đá chủ yếu phân bố ở các huyện Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Quan Hoá, Ngọc Lặc, Thường Xuân Về mặt không gian, luận văn chủ yếu đề cập đến các di tích hang động ở các địa phương - Về mặt thời gian, luận văn đề cập tới thời đại đá ở miền núi tỉnh Thanh Hoá, thực chất là giai đoạn hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới - giai đoạn nổi bật nhất thời đại đá ở khu vực này Tuy nhiên, nghiên cứu, so sánh có thể mở rộng thêm một chút về không gian và thời gian 3.3 Những vấn đề bản cần sâu giải - Xác định đặc trưng di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển của các di tích khảo cổ hang động ở Thanh Hóa - Thử phác thảo diện mạo văn hóa và đường phát triển của thời đại đá ở miền núi Thanh Hoá - Bước đầu đề xuất định hướng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ hang động địa bàn tỉnh Thanh Hóa Phương pháp nghiên cứu 4.1 - Vận dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin để luận giải, xem xét các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội thời Tiền sử 4.2 - Sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, dân tộc học, logic là chính; đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Địa lý, địa chất cổ sinh, cổ nhân, phương pháp định niên đại C14, phương pháp phân tích bào tử phấn hoa,… để bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể Kết quả và đóng góp của luận văn 5.1 Lần đầu tập hợp, hệ thống tư liệu - kết quả nghiên cứu, khai quật từ trước đến về các di tích khảo cổ hang động thời đại đá ở Thanh Hóa 5.2 - Xác định những đặc điểm, giá trị lịch sử, văn hóa, các thời kỳ phát triển nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về bức tranh lịch sử, văn hóa hang động của thời đại đá quá khứ của Thanh Hóa 5.3 - Góp thêm định hướng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích; phục vụ biên soạn lịch sử văn hóa địa phương, phổ biến kiến thức lịch sử, văn hóa nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Bố cục luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn chia thành chương sau: Chương 1: Vài nét về địa lý cảnh quan và lịch sử nghiên cứu Chương 2: Các di tích khảo cổ hang động thời đại đá ở Thanh Hóa Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích khảo cổ hang động thời đại đá ở Thanh Hóa Ngoài ra, luận văn có mục: Tài liệu tham khảo (178 tài liệu), phụ lục minh hoạ (gồm: bản đồ, 57 bản vẽ, 05 biểu đồ, 09 ảnh và Bảng kê các di tích khảo cổ hang động ở khu vực miền núi Thanh Hóa) Trang đầu luận văn có lời cảm ơn, bảng chữ viết tắt và mục lục B NỘI DUNG Chương VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ, CẢNH QUAN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Vài nét về điều kiện tự nhiên và môi trường miền núi Thanh Hóa 1.1 Vị trí địa lý: Miền núi tỉnh Thanh Hoá gồm các huyện: Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh Phía tây nam của miền núi Thanh Hoá giáp với miền núi tỉnh Nghệ An; phía tây có biên giới chung với tỉnh Sầm Nưa (Lào), phía tây bắc giáp với tỉnh Sơn La và Hoà Bình; phía đông nam giáp tỉnh Ninh Bình Miền núi Thanh Hoá chiếm 1/2 diện tích toàn tỉnh, địa hình chủ yếu thuộc khu vực miền núi khá hiểm trở; thành phần dân tộc chủ yếu là người Mường và người Thái; kinh tế chủ đạo là sản xuất nông nghiệp và khai thác lâm sản 1.2 Cấu tạo địa chất Dưới góc độ địa chất, miền núi Thanh Hoá chủ yếu nằm phức nếp lồi Cẩm Thuỷ - Bá Thước, thuộc nếp lồi sớm sông Mã, là cấu trúc hệ uốn nếp Hecxini muộn Tây bắc bộ Về các cấu trúc này đã được các nhà địa chất học như: Ch.Jacob, J.Fromaget và Phạm Văn Quang nghiên cứu [93, [174, [175] Phức nếp lồi Sông Mã thực chất là mợt chuỗi các vịm nâng và hớ trũng nằm xen kẽ nối tiến kéo dài từ biên giới Việt - Trung đến ven biển Thanh Hoá Riêng cấu trúc Cẩm Thuỷ - Bá Thước là một phức nếp lồi khá hoàn chỉnh, có dạng hình bình hành nằm giữa phức nếp lõm Thạch Thành ở phía tây nam và phức nếp lõm thiết kế ở phía Tây Bắc Nó được nâng lên khá mạnh mẽ vào cuối giai đoạn Paleozoi có diện tích khoảng 1.000km Đặc trưng của cấu trúc này là địa hình mềm mại ở phần nhân, nhấp nhô ở hai bên cạnh, kèm theo dạng địa hình karst ở phần rìa ngoài Trung tâm cấu trúc Cẩm Thuỷ - Bá Thước là một nhân có địa hình âm khá độc đáo Từ giữa trở lần lượt là các thành tạo trầm tích: Lục nguyên cacbonat, phun trào mafic tuổi 2  01 phân bố ở khu vực Điền Lư (Bá Thước); trầm tích lục nguyên, cacbonat, silic nhiều màu, thành tạo trầm tích đá vôi dạng khối sáng màu có tuổi C 2V  C ; thành tạo trầm tích vùng vịnh, biển, á lục địa phủ lên bởi các đá á lục địa chứa vật liệu núi lửa, cacbonat tuổi Triat sớm (T1) và trẻ nữa là các đá lục nguyên màu đỏ dạng nhịp phun trào axit xen kẽ đá vôi tuổi T2 I  T3 k phân bố ở rìa đông bắc giáp với huyện Thạch Thành và cao nguyên Mộc Châu - Đồng Giao Ngoài theo dọc thung lũng sông Mã và các chi lưu của nó có mặt các thành trầm tích lục địa chủ yếu là sạn, sỏi, cát, sét có tuổi Kainozoi (Kz), chiều dày thường không quá 8m Điểm đáng chú ý là ở quanh rìa phức nếp lồi Cẩm Thuỷ - Bá Thước hoặc các cấu trúc nếp dương khác cịn có mặt mợt tầng trầm tích núi lửa bazalt - pocphorit Đó là những lớp phun trào mafic hoặc siêu mafic và tuf của chúng Phần mặt cắt cịn có các lớp bợt kết, cát kết, dét kết silic,… phân bố những dải núi cao khu vực Đá bazalt - pochirit với diabaz, gabbro và gabbrodiabaz ở dạng tảng băng lăn nhỏ nằm lẫn lớp 10 ... động khác: hang Thung Khú, hang Cáng Nạo, hang Làm, Ma Xá II (xã 19 Hạ Trung), hang Dơi, hang Ma Đồng, hang Cao, hang Pha Máy (xã Ban Công), hang Kha, hang Làng Tráng (xã Lâm Xa)... 17 di tích thời đá hang động và di tích cổ sinh Trên địa bàn huyện Thạch Thành, trước M.Colani phát hiện hang Mỹ Tế (hang No), hang Đá Bạc, hang Tọ, mái đá Thạch Lũng, hang. .. Xác định đặc trưng di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển của các di tích khảo cổ hang động ở Thanh Hóa - Thử phác thảo di? ?̣n mạo văn hóa và đường phát

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w