Sự cọ xát giữa các nền văn hóa

Một phần của tài liệu Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ nguyễn bính (Trang 36 - 48)

2.1.1. Một tình trạng xáo trộn bất an

Sự xâm lợc của thực dân Pháp vào Việt Nam đã gây nên một sự xáo trộn cha từng có trong lịch sử dân tộc. Một mặt nó gây cho dân tộc ta nhiều đau khổ, mặt khác với t cách là một công cụ vô ý thức của lịch sử, nó phá vỡ cái vòng phát triển luẩn quẩn của một xã hội văn hóa cổ truyền.

Xã hội Việt Nam trớc khi Pháp sang xâm lợc là một xã hội phong kiến phơng Đông. Trong xã hội đó con ngời sống gắn bó với họ hàng, làng xóm. Cùng với việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế t bản chủ nghĩa từng bớc hình thành và phát triển. Quan hệ gia đình, làng xóm rã ra, cùng với đó là sự xuất hiện của các đô thị mới mà ở đó tầng lớp thị dân ngày càng trở nên đông đảo. Lần đầu tiên ngời ta thấy: "Những con buôn chạy việc cung cấp thức ăn vật dùng cho trại lính, chạy việc mua hàng bán hàng, những thông ngôn ký lục giúp việc giao thiệp, giấy tờ, những me Tây, những ông thầu khoán, những ngời học trò các trờng thông ngôn, hậu bổ" đã bắt đầu xuất hiện. Kinh tế hàng hóa kích thích sự phát triển, làm xuất hiện nhiều nghề mới, nhu cầu mới. Một tầng lớp trí thức Tây học - sản phẩm của nền giáo dục mới do Pháp đào tạo đã sẵn sàng tiếp thu văn hóa của phơng Tây nhng vẫn nặng lòng với văn hóa cổ truyền.

Nhịp độ và tốc độ cuộc sống gấp và nhanh, những mối liên hệ giữa thành thị và những quan hệ giao lu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho thành thị biến đổi mau lẹ. Lối sống t sản hóa ngày một lan tràn hóa khắp phố phờng. Trong môi trờng ấy, tầng lớp thị dân hiện đại đã bộc lộ những nét tâm lí, thị hiếu hoàn toàn mới lạ trên cơ sở tôn trọng quyền sống của con ngời đã dự báo một nền thi ca mới phải đợc xuất hiện.

Sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Đông - Tây đã thực sự tạo nên những thay đổi lớn đến mọi phơng diện đời sống xã hội. Sự tiếp xúc với văn hóa, văn học lãng mạn Pháp đã không chỉ làm cho ngời Việt Nam thay đổi về những thói quen sinh hoạt, mà còn thay đổi về cảm, nếp nghĩ. Một thế hệ nghệ sĩ mới đã xuất hiện cùng với cả một hệ thống thẩm mỹ mới với các phạm trù nghệ thuật mới. Từ đó đã có thể tạo ra rất nhiều chân trời, rất nhiều tâm trạng, rất nhiều đối tợng khác nhau của đời sống, rất nhiều sắc thái mới của không gian, thời gian nghệ thuật làm thay dổi quan niệm xa nay vốn đã đợc định hình trong đời sống dân tộc.

Chế độ thực dân xâm lợc mà Pháp lập nên ở nớc ta là một tai vạ cho dân tộc Việt Nam, nhng đồng thời cũng làm thay đổi mọi phơng diện của đời sống của dân tộc: chế độ phong kiến đang trên con đờng mục ruỗng, vua quan trở thành bù nhìn, thân hào ở xã mất uy quyền, nền kinh tế tự cấp, tự túc tan rã... Thơng nghiệp, công nghiệp, giao thông, bu điện và các thành phố thị trấn thay đổi. Nền giáo dục thay đổi.

Các trờng Pháp - Việt thay cho các lớp học của các thầy đồ. Và học sinh, sinh viên Tây học với số lợng càng ngày càng lớn, thay thế vai trò của các ông đồ, ông nghè, ông cống. Văn hóa phơng Tây, thông qua những lực lợng mới đó, chiếm lĩnh cuộc sống của đất nớc.

Một xã hội mới đang hình thành thay thế cho xã hội truyền thống, một ý thức hệ mới đang hình thành thay thế cho ý thức hệ đang cố hữu. Một con ngời mới - dầu cha phải là đa số quốc dân đang muốn hớng cuộc sống theo ý nguyện của họ. Với chủ trơng của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, sự bãi bỏ các kỳ thi hơng ở Bắc kỳ đã đặt dấu chấm hết cho cả một chế độ khoa cử nặng nề thối nát. Và tất nhiên những con ngời mới này đã thấm nhiễm quan niệm của phơng Tây về nhân sinh, về vũ trụ. Thực ra việc thay đổi đó đã có một quá trình bắt đầu từ trớc và nội dung của nó là Âu hóa. Âu hóa dới chế độ thực dân đã từ địa hạt chính trị, kinh tế lan dần sang xã hội, văn hóa và khá chậm chạp. Đến khi các thành phố đã phát triển, các tầng lớp thị dân đã bộc lộ cách sống khác biệt và nhất là khi những học sinh, sinh viên Tây học đã đông đảo và với sự hiểu biết đáng kể về văn hóa châu Âu thì chính họ mới nói lên sự khác biệt về tâm hồn và cách biểu đạt tâm hồn.

Sự kiện thực dân Pháp bãi bỏ chế độ khoa cử ở Việt Nam đã làm thay đổi hàng loạt các giá trị cũ. Thơ Đờng thất ngôn bát cú - một thời đã từng giữ vị trí độc tôn bây giờ đã không còn nữa. Các tạp chí Đông dơng tạp chí, Nam Phong tạp chíTrung Bắc tân văn đã dịch và giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các tác giả Moliere, Lamartine, Victor Huygo, Balzac, Baudelaire... với bạn

đọc. Hiện tợng này đã khiến cho các cụ đồ Nho lo lắng đạo thế nhân tâm suy sụp bởi văn chơng "trèo tờng trổ ngõ", "tích láo, chuyện vơ".

Trong các trờng học, thanh niên, học sinh đang bắt đầu say sa với văn học Pháp, ngời ta đọc thơ của Lamartine, ngời ta ca ngợi Hugo, suy tôn Musset...

Không còn những nghiền ngẫm về thơ cũ, nếp suy cảm cũ, thanh niên tiểu t sản đã có những rung động và xúc cảm mới sau khi tiếp xúc với với văn học lãng mạn Pháp. Hai thế hệ già - trẻ, cũ - mới đã có những quan niệm, sở thích hoàn toàn khác xa nhau thậm chí là đối lập nhau một cách rõ rệt.

Năm 1934, Trong buổi diễn thuyết ở nhà học hội Quy Nhơn, Lu Trọng L đã phát biểu: " Các cụ ta a những màu đỏ chót, ta lại a những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng lúc đêm khuya ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ các cụ coi nh đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ nh đứng trớc một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân, nhng đối với ta thì muôn hình vạn trạng, cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu".

Những nhận xét ấy đã khái quát khá chân thực sự chú ý của cả một thế hệ nhà thơ trở về với cái tôi bản thể của văn học nói chung, thơ mới nói riêng. Không những thế việc trở về với cái tôi này còn là một biểu hiện của tinh thần Phục hng của thơ ca. Tinh thần Phục hng ấy đợc bộc lộ rõ ở một quan niệm trở về với con ngời, gạt bỏ mọi ràng buộc, ớc lệ , luân lí "chở đạo", "nói chí", v.v... và nói điều đó bằng những rung cảm trực tiếp mãnh liệt nh cha từng có bao giờ ở hầu hết những ngời cầm bút.

Cho đến những năm 20 của thế kỷ một nền văn học mới đã ra đời, nó phản ánh những đòi hỏi của xã hội và của bản thân văn học. ở thành thị, cuộc sống t sản hóa đã thắng lợi và ổn định, văn học phải thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của c dân thành thị.

Có thể nói thành thị đã nuôi sống văn học mới (điều này đợc nhìn từ hai góc độ: thứ nhất, văn học mới phản ánh chủ yếu hiện thực đời sống ở thành thị đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của công chúng thành thị. Thứ hai, do sự phân công lao động kiểu t bản chủ nghĩa, nhà văn đã trở thành một nghề để kiếm sống, và tất nhiên văn học cũng trở thành hàng hóa). Thành thị là động lực thúc đẩy nhà văn sáng tác. Do vậy, thay vì việc" trớc th lập ngôn" là để di dỡng tính tình và giáo dục con cháu, để thực hiện "tâm", "chí", "đạo", nhà văn sáng tạo văn học nh một kế sinh nhai, thay vì việc độc giả trớc đây đi tìm văn phẩm, bây giờ tác phẩm đã chạy theo ngời tiêu thụ.

Hiện thực trong đời sống nhà nho là từng mảng rời rạc đã lọc qua bao cửa ải của sự kiểm soát của "tâm", "chí", "đạo" giờ đây đã đợc thay bằng hiện thực đời sống trần trụi. Văn học mới đã dồn hết tâm lực vào mô tả sao cho "chân cảnh, chân tình".

Suốt mời thế kỷ các thi nhân Việt Nam đã sử dụng song song hai hệ thống ngôn ngữ Hán và Việt để viết văn làm thơ, giờ đây chữ quốc ngữ đã thay thế và hiển nhiên nó là hệ ngôn ngữ - văn tự lí tởng của nền văn học mới.

2.1.2. Một sự hình thành tiêu chuẩn đánh giá mới

Sau thế chiến thứ nhất việc ngời Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã mở cánh cửa giúp cho làn gió của văn hóa phơng Tây vào Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.

Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp đồng thời nhận ra những lỗi thời, cũng nh những gò bó của thơ ca cũ. Trớc hiện thực đó nhu cầu đổi mới thi ca ngày càng trở nên bức bách đồng thời hình thành những tiêu chuẩn đánh giá mới .

Năm 1932, sự xuất hiện của bài thơ Tình già của Phan Khôi đã nổ phát súng lệnh đầu tiên cho việc cải cách thơ và thúc đẩy các nhà thơ trẻ đua nhau làm thơ mới.

Những bài thơ làm theo hình thức thơ Đờng luật có nội dung vịnh cảnh, vịnh vật, thù tạc cực kỳ khuôn sáo bị lên án, công kích kịch liệt, thay vào đó là việc ngời ta hoan ngênh sự cởi trói khuôn sáo trong phép tắc làm thơ, phủ định kết tội thơ cũ. Với thơ mới, sự ràng buộc có tính quy phạm cũ đều bị cởi bỏ: luật bằng, trắc, đối câu, đối chữ, gieo vần, số từ trong một dòng thơ... Đặc biệt, tâm t cảm xúc của con ngời đợc bộc bạch trực diện không một chút ngợng ngùng.

Thơ trữ tình cổ điển là thứ thơ hớng tới sự ổn định hài hòa, đề cao yêu cầu tỏ chí, truyền bá đạo đức, và lẽ dĩ nhiên nó không thể tuân theo dòng chảy sống động tự nhiên của xúc cảm, thì giờ đây một trong những yêu cầu đối với các nhà làm thơ mới là phải tôn trọng và làm theo tiếng gọi của "con tâm".

Nh vậy lần đầu tiên trong dòng chảy của thi ca, thơ mới đã tập trung chú ý tới sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, của khát vọng đợc thành thực, phải thể hiện đợc cái tôi cá nhân một cách rõ rệt. Đặc biệt, các nhà thơ mới đều có ý thức khẳng định mình nh một thực thể duy nhất không lặp lại.

Cùng với việc phô bày cảm xúc chân thực, các nhà thơ đã đi tìm một hình thể mới cho thơ, tìm một chuẩn mực mới cho cái đẹp. Các nhà thơ mới đã đa ra một tuyên ngôn về cái đẹp hoàn toàn mới, nếu không muốn nói là đối lập với quan niệm với quan điểm thẩm mỹ của thơ ca truyền thống. Nếu thơ cổ điển h- ớng cái đẹp hữu ích, cái đẹp chuẩn mực cân đối, thì thơ mới đề cao cái đẹp siêu thoát (vợt lên cái tầm thờng tẻ nhạt) cái đẹp kỳ dị, cái đẹp "phi chuẩn mực".

Do ảnh hởng sâu sắc quan điểm thẩm mỹ của văn học lãng mạn phơng Tây, đặc biệt Baudelaire, Valery, Gautier... các nhà thơ mới cho rằng thơ ca muốn đẹp, muốn kỳ dị thì phải thoát li đời sống, thoát li cái hữu ích, vụ lợi của sinh hoạt trần tục. Họ chủ trơng thơ phải tách rời với thực tiễn chính trị, kinh tế, đạo đức. Nhiệm vụ của văn học là tìm kiếm cái đẹp :"Tìm cái đẹp trong thiên nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình".

Xuất phát từ những chủ trơng và quan điểm trên, Thế Lữ đã từng tuyên ngôn rằng:

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp muôn hình, muôn thể Mợn lấy bút nàng Li Tao tôi vẽ Và mợn cây đàn ngàn phiếm tôi ca

(Cây đàn muôn điệu)

Nhìn chung các nhà thơ lãng mạn đã đặt nghệ thuật lên trên cuộc sống, hớng nghệ thuật lên trên cuộc sống, hớng nghệ thuật đến chỗ siêu thoát, tách rời đời sống vật chất. Nói về cái đẹp trong thơ của các nhà thơ lãng mạn Pháp, Gautier quan niệm: "Chỉ có cái cái gì không có ích mới thật đẹp... Làm thơ không cần có mục đích, hay không có mục đích cũng để chơi, để phát dơng cái đẹp mà thôi". Khi đặt ra mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, các nhà thơ mới đã đặt cái đẹp của thi ca lên trên cuộc sống. Họ đều thống nhất với nhau trên quan điểm: ngời cầm bút phải vợt qua những thành kiến phép tắc, khuôn khổ, biết hòa hợp và rung động tự trong lòng trớc cái đẹp của tự nhiên. Nghệ thuật không thể vụ lợi, không để đời sống vật chất chi phối phải biết vơn lên những cái đó để tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh ngời ta, và bằng văn tài của mình, giúp ngời đọc, ngời nghe cùng thấy, cùng cảm cái đẹp, cái hay. Muốn vậy, khi sáng tác nghệ thuật phải cố sức giúp ngời ta phản động lại với hoàn cảnh cùng bẩm thụ của tự nhiên.

Một trong những chuẩn mực về cái đẹp trong thơ của các nhà thơ mới, là gắn thơ với cái tĩnh lặng, cái buồn, cái mong manh, h ảo. Với các nhà thơ lãng mạn thì "tĩnh lặng, buồn, cô đơn là một cái đẹp huyền diệu, thanh khiết". Cái đẹp trong văn học lãng mạn nói chung và thơ mới nói riêng đều hớng đến cái mộng tởng, thoát li, cái mong manh, mờ ảo. Quan điểm này hoàn toàn đối lập với các nhà thơ trung đại. Mộng tởng (một thế giới khác với hiện thực đang sống) là một đặc tính quan trọng của thơ ca lãng mạn. Dẫu thế giới đó cha thể

có hoặc không thể có nhng nó là miền trú ẩn thiêng liêng dịu ngọt trong tâm hồn họ:

Sơng nơng theo trăng ngừng lng trời Tơng t nâng lòng lên khơi vơi

(Xuân Diệu).

Cả một "Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ" đã choán ngợp tâm hồn. D- ờng nh thi sĩ chỉ sống trong cõi mơ, cõi "lặng chìm", cõi h ảo:

Cả trời say nhuộm một màu trăng Và cả lòng tôi chẳng nói rằng

Không một tiếng gì nghe đụng chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.

(Đà Lạt trăng mờ - Hàn Mặc Tử).

Cái đẹp trong thơ mới còn gắn với ánh sáng, hơng thơm và nhạc điệu. Đoàn Phú Tứ đã cảm nhận "màu thời gian tím ngát" trong tình duyên:

Duyên trăm năm đứt đoạn Tình một thủa còn vơng

(Màu thời gian).

Đây không chỉ là màu của thời gian mà còn là màu của hơng thơm, màu của ánh sáng, nhạc điệu. Âm nhạc đã trở thành một sức hấp dẫn đầy ma lực. Nhà thơ đã viết về nhạc nh một thế giới kỳ diệu.

Trong Huyền diệu, Xuân Diệu đã mang đến một thế giới âm nhạc đầy mơ màng, quyến rũ:

Hãy tự buông cho khúc nhạc hờng Dẫn vào thế giới của du dơng Ngừng hơi thở lại nghe trong ấy Hiển hiện hoa và phảng phất hơng.

(Huyền diệu). Bích Khê có hẳn một bài thơ với tựa đề là Nhạc:

Nàng ơi! Đừng động.... có nhạc trong dây Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây Nhạc lên cung hờng, nhạc lên đào mộng Ô nàng tiên nơng! Hợp nhạc đầy hơng.

(Nhạc - Bích Khê)

Âm nhạc đã trở thành một chuẩn thẩm mỹ trong thơ ca, không phải yếu tố âm nhạc chỉ có trong thơ mới, các nhà thơ cổ điển đã nhận thấy: " thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc" (Trong thơ có họa, trong thơ có nhạc). Nhng phải đến thơ mới, yếu tố âm nhạc mới đợc xem là chuẩn mực của cái đẹp, một trong những trung tâm của sáng tác thơ ca. Các nhà thơ mới đã sáng tạo những câu

Một phần của tài liệu Dấu ấn của thời đại cái tôi trong thơ nguyễn bính (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w