1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

19 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 110 KB

Nội dung

Câu nói cho thấy một nhu cầu thật sự của tác giả trong sáng tác văn học: Nhu cầu thể hiện “cái tôi”.. văn hoá trung đại đã khiến các nhà thơ- Nho sĩ đã đề cao cái tôi tự nhiệm– con người

Trang 1

MỞ ĐẦU

“Thơ bắt đầu từ cái ngày con người cảm thấy cần sự bộc lộ mình”

Đấy là quan niệm của Hêghen khi nói về nguồn gốc nảy nở và lịch sử phát triển thơ ca Câu nói cho thấy một nhu cầu thật sự của tác giả trong sáng tác văn học: Nhu cầu thể hiện “cái tôi” Tuy nhiên, sự thể hiện "cái tôi" trong thơ

ca thật sự chịu tác động của môi trường văn hoá xã hội Ngày nay, ta quen thuộc với thơ ca hiện đại :

“Ta là Một , là riêng, là thứ nhất

Không có chi bè bạn nổi cùng ta” (Xuân Diệu)

“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Tôi sẽ trách cố nhân nhưng rất nhẹ

Nếu trót đi em hãy gắn quay về

Tình chỉ đẹp khi tình dang dở ,

Đời mất vui khi đã vẹn câu thề

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi bến đỗ”

(Hồ Dzếch) Nhưng ở thời Trung Đại, những câu thơ có sự xuất hiện ‘cái tôi’ trực tiếp trên câu chữ là một điểm nhấn, báo hiệu biểu hiện “Phản thi pháp văn học trung đại” đã đến lúc rõ nét:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

(Hồ Xuân Hương)

Trang 2

Vì sao sự thể hiện cái tôi trong hai thời kỳ văn học- văn học trung đại

và hiện đại lại có sự khác nhau như vậy? Rõ ràng bối cảnh văn hoá xã hội của hai thời kỳ văn học này rất khác nhau đã dẫn đến phương thức và mức độ biểu hiện ‘cái tôi’ trong thơ cũng khác nhau Văn học thời kỳ trung đại “cái tôi” trong thơ chịu sự quy định bởi văn hoá tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo văn hoá trung đại đã khiến các nhà thơ- Nho sĩ đã đề cao cái tôi tự nhiệm– con người tự nguyện lĩnh một sứ mệnh đặc biệt trong xã hội (theo Trần Nho Thìn, văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, nxb giáo dục,2007)

Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, tác gia Nguyễn Khuyến đối diện với “Những biến động của thực tại xã hội, ông đã bỏ

tư thế nhà Nho để sống với tư thế một người bình thường và do đó phản ánh được cái thường ngày của đời sống trong thơ, đầu này đã báo hiệu bước chuyển quan trọng của văn chương nhà Nho cuối thế kỷ XIX hướng về phản ánh thực tại khách quan” (Trần Nho Thìn – sách đã dẫn) Như vậy cũng trong

sự tác động của văn hoá trung đại và sự chuyển đổi, biến động của hoàn cảnh lịch sử xã hội, “cái tôi” tác giả Nguyễn Khuyến một mặt mang dấu ấn của cái tôi trong văn học Trung đại, vừa có những nét độc đáo trong cách thể hiện

"cái tôi" của nhà thơ Tìm hiểu đề tài Sự thể hiện “cái tôi” trong sáng tác thơ trung đại (trường hợp tác gia Nguyễn Khuyến),người làm bài muốn

tiếp cận và khám phá bối cảnh xuất hiện và tư thế của “cái tôi” trong thơ trung đại, từ đó đi vào trường hợp tác gia Nguyễn Khuyến Thiết nghĩ, kiến thức ‘sự thể hiện “cái tôi” trong thơ Nguyễn Khuyến’ sẽ là hành trang có ý nghĩa cho việc giảng dạy ngữ văn ở nhà trường phổ thông

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG Chương I : “cái tôi” trong sáng tác thơ ca và sự thể hiện “cái tôi” trong thơ ca trung đại:

I “Cái tôi” trong sáng tác thơ ca:

Người ta thương nói “cái tôi đáng ghét” Ấy là cái tôi trong cuộc sống thường ngày, trong cuộc sống xã hội ’Cái tôi ở đây có đủ dạng, có mặt ưu điểm cũng có khi rơi vào cực nhược điểm Có “cái tôi”, con người dễ tự tin,

tự trọng, dám sống với cá tính của mình Nhưng cũng có cái tôi bị người đời ghét bỏ vì sự kiêu ngạo, coi thường người khác Tuy nhiên trong sáng tác văn học thì không thể thiếu “cái tôi” Một mặt đó là nhu cầu tất yếu của nhà văn, sáng tác nhằm giải bày tư tưởng, tình cảm Mặt khác cái tôi còn là đối tượng suy ngẫm, phản ánh của bản thân tác giả “Cái tôi” làm cho những câu thơ có hồn, sinh động, tâm trạng được bộc lộ trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó, toát lên được nhân cách chủ thể trữ tình, tạo ấn tượng sâu đậm Tác giả Mãn Châu từng bình luận: “cái tôi” không phải cái “chúng ta”, hoán đổi nó thơ thành ly rượu bay hết mùi vị không sống được với thời gian

Vậy thực chất “cái tôi” trong thơ là gì ? Nhà nghiên cứu khoa học văn học Trần Nho Thìn đã minh giải như sau : “cái tôi” là hình tượng tác giả trong tác phẩm, là sự diễn tả, giãi bày thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư thầm kín của tác giả Nhìn từ góc độ phản ánh luận thì “cái tôi” là đối tượng phản ánh, suy ngẫm của bản thân nhà thơ, là kết quả của sự tự ý thức, tự đánh giá, tự miêu tả (có nhà nghiên cứu gọi là "tự hoạ" của nhà thơ) Tác giả của công trình “văn học trung đại Việt Nam – dưới góc nhìn văn hoá” đã làm nổi bật khái niệm “cái tôi” khi đối sánh với cái chủ quan trong văn chương Theo tác giả Trần Nho Thìn, cái chủ quan bộc lộ mọi nơi, mọi lúc trong tác phẩm, trên

Trang 4

mọi cấp độ của quá trình sáng tác như sự lựa chọn đề tài, chủ đề, kết cấu tác phẩm, các thư pháp nghệ thuật Nghĩa là, mọi phương diện xử lý tác phẩm đều phụ thuộc vào cái chủ quan, năng lực tưởng tượng, hư cấu của nhà văn PGS.TS Trần Nho Thìn khẳng định : cái tôi tác giả hoàn toàn khác với cái chủ quan Nếu cách chủ quan là đặc trưng của hành động sáng tác văn chương thì “cái tôi” nhà thơ – cái tôi tác giả lại thường đối tượng phản ánh của hành động sáng tác đó

Trong văn chương Trung Đại , “cái tôi ” không phải là đặc điểm thi pháp như trong văn học hiện đại Bởi vậy , nếu có thể kể hàng loạt “cái tôi” trong thơ mới như sáng tác của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tản Đà thì sự xuất hiện “cái tôi” trong văn học phong kiến chưa nhiều, và đặc điểm cũng khác Những hiện tượng biểu hiện “cái tôi” trong sáng tác như : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến , Tế Xương đã ngân lên một “nốt nhạc lạ tai” trong thơ ca Trung đại vốn có tính phi ngã Xã hội phong kiến về phương diện kinh tế, văn hoá không có điều kiện cho sự phát triển của ý thức cá nhân Con người ứng

xử , thể hiện tâm tư không theo sở thích cá nhân của riêng mình Họ phải sắm các vai trò mà xã hội giao cho họ với những nghi thức áp đặt từ bên ngoài Do vậy các trường hợp “cái tôi” nổi lên trong văn thơ trung đại được xem như là biểu hiện “phản thư pháp văn học trung đại”

Như vậy, thời phong kiến là thời của tình và nghĩa theo trật tự trung, hiếu, tiết, nghĩa mà Nho giáo đã quy định Tình cảm của con người không mang màu sắc cá nhân Mọi yêu, buồn, hờn, giận giống nhau giữa các thành viên trong cộng đồng

Do đó, sự xuất hiện “cái tôi” trong văn học trung đại là hiện tượng độc đáo của văn học Trong sự chi phối của văn hoá trung đại, “cái tôi” trong thơ

Trang 5

ít nhiều vẫn có nét phong cách riêng của mỗi nhà thơ và trường hợp tác giả Nguyễn Khuyến với sự biến động của lịch sử, tiếng nói cá nhân của Tam Nguyên Yên Đổ sẽ hiện ra trong sáng tác

II Sự thể hiện “cái tôi” trong thơ ca trung đại:

Khác với thơ Thiền, trong thơ trung đại có sự bộc lộ “cái tôi” tác giả, tuy “cái tôi” của tác giả trung đại chỉ hiện ra trong khuôn khổ, giới hạn văn hoá trung đại Chưa có được ý thức về sự tồn tại của mình như một cá thể độc lập, con người trong văn học trung đại ẩn mình, hoà vào trong quan hệ cộng đồng, quan hệ với “nước”, “làng”, “tộc”, “nhà” Và cũng khác với “cái tôi” như trong thơ mới diễn ra trong văn minh đô thị hoá, con người trong văn minh nông nghiệp, trồng lúa nước luôn cảm thấy có mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa họ với thiên nhiên Họ nhận thức rằng thiên nhiên có một sức mạnh khôn cùng , chế tiết vạn vật Thậm chí con người là bộ phận trong chỉnh thể mà được vận hành bởi “khí” trong vũ trụ, khí tồn tại trong vạn vật, trong con người con người phải ứng xử, hành động thưo cái “khí”, cái “đạo” chung đó Đó là cơ sở triết học, để cho thấy “cái tôi” trong thơ của nhà nho là

“cái tôi tự nhiệm” (tự mình lãnh nhiệm trách nhiệm thiên sứ) Họ xem mình là con người nhận được nhân cách từ vũ trụ, nên mang sứ mạng thiên sứ cao cả đối với xã hội

Xuất phát từ cơ sở văn hoá có chiều sâu từ tư tưởng triết học - tôn giáo như vậy , đặc biệt là tư tưởng coi thiên nhiên là trung tâm, con người trong thơ trung đại luôn tìm mọi cơ hội để tan biến vào thiên nhiên Do đó, bối cảnh xuất hiện của “cái tôi” trong thơ ca trung đại là bối cảnh thiên nhiên, các thi nhân trung đại không hề có ý thức mình là thi nhân Họ luôn đóng vai nho sĩ và đặt “cái tôi” của mình vào bối cảnh thiên nhiên “Dường như chỉ có thiên nhiên mới cảm thông và thấu hiểu được nỗi niềm tác giả : dường như

Trang 6

chỉ có thiên nhiên mới xứng đáng là bạn để nhà thơ phô bày tâm sự của mình” (theo Trần Nho Thìn , “sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện “cái tôi” tác giả”)

Vậy xuất hiện trong bối cảnh thiên nhiên, “cái tôi” trong thơ trung đại

có những biểu hiện nào ? Tiếp cận với thơ ca Nguyễn Trãi, Bỉnh khiêm ta

thấy một “cái tôi” nhà nho ẩn dật Khi chốn quan trường lấm bụi trần với sự

ganh đua danh lợi, họ thường trở về với thiên nhiên, hoà vào môi trường thiên nhiên thuần khiết Ở chốn thanh tịnh, không có một dấu vết nào của cuộc sống xã hội, “cái tôi” nho sĩ thật sự gắn bó, thân thiết, một mối quan hệ đặc biệt với thiên nhiên Bài thơ “Bến đò xuân đầu trại ” (trại đầu xuân mộ)của Nguyễn Trãi, ta thấy con người không lộ diện mà ẩn hiện trong cảnh, có sự hài hoà giữa cảnh và người Giữa sắc xuân, sức xuân, tại sao con đò – vật động – lại nằm gối đầu trên bãi cát nằm yên ? Đó hẳn là nổi cô đơn, tiếng thở dài của một danh nho bị phụ bạc, phải dời kinh đô về Côn Sơn ẩn dật Sau đây thử đọc lại bản kịch thơ :

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”

(Khương Hữu Dụng dịch)

ChươngII:"Sự thể hiện “cái tôi” trong thơ Nguyễn Khuyến

I Sơ lược về cuộc đời – con người Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) được nhân dân tôn trọng bằng cách xưng danh ông là Tam Nguyên Yên Đổ hoặc Hàng Và, do ghép học vị Tam Nguyên – Hoàng Giáp, với tên làng xã quê hương ông, làng Và, xã Yên Đổ,

Trang 7

huyện Bình Lục Thực ra quê gốc bên nội của ông là huyện Can Lộc, Hà Tĩnh Nhà thơ xuất thân từ một gia đình nhà Nho, gia đình giàu truyền thống khoa bảng, ít nhất là năm đời khoa bảng Giáo sư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh thêm điểm dưới đây về nhà Nho Nguyễn Khuyến: “Nhìn chung, cả hai bên nội ngoại là nhà nho nghèo Đó là cội rễ Nguyễn Khuyến: Uy thế tinh thần ở trên dân (nông dân) vì là sĩ, tầng lớp sĩ phu – nhưng mà sống không xa Dân mà gần dân, thân dân, nước cống như dân cày nghèo nhưng lối sống (thi tửu) thì là của nhà Nho” Đây là chi tiết cho thấy tính chất gần gũi với dân, tính chất dân gian trong thơ Nguyễn Khuyến (bên cạnh chất bác học) Và cái lối sống giản dị, thanh bạch, trọng đạo lý đã in dấu trong thơ văn cụ Yên Đổ Một đại Nho mà sống gần dân, gắn bó và thấu hiểu dân, chắc chắn dấu ấn của

“con người của dân” không cố tình cũng ẩn hiện ra trong thơ…

Một nhà Nho, đại Nho sinh ra dưới thời Nho giáo dù sắp đến hồi cáo chung, một thời quân chủ độc chuyên, ông cũng đã sống lối sống ngàn xưa của người Việt: “Sống ở làng, sang ở nước” Nguyễn Khuyến đã đổ ông Nghè, được vua Tự Đức ban cờ biển “Tam Nguyên”, về làng được “vinh quy” Ông Nghè Yên Đổ ở làng thuộc hạng “mát mặt” Thế nhưng, cáo quan

về quê, ông không sử dụng uy quyền cụ Nghè Nhiều khi cụ Tam Nguyên đóng vai trò “phỗng đá”, “giả điếc”, “mẹ Mốc”, “rằng quan nhà Nguyễn cáo

về đã lâu”…

Khi Nguyễn Khuyến ở cái tuổi đi thi, “lều chõng” thì thực dân Pháp đã ngấp nghé ở bến cảng Đà Nẵng, khi ông đã đỗ đầu ba kì thi quân Pháp đã chuẩn bị đánh ra Hà Nội Nguyễn Khuyến ra làm quan thì giặc Pháp đã từng bước đặt ách đô hộ lên đất Việt Làm quen không lâu ông cáo quan về vườn Bùi, từ đó bước ngoặt cuộc đời, đặc biệt là thơ ca của cụ Tam Nguyên thay đổi hẳn Có người cho rằng có hai giai đoạn trong đời thơ Nguyễn Khuyến: Giai đoạn trước khi về vườn Bùi và giai đoạn sau khi về vườn Bùi (Nguyễn

Trang 8

Huệ Chi) Một sự thay đổi của môi trường “trà dư tửu hậu”, trở về với “hương đồng gió nội”, phạm trù cái cao cả trong thơ cũ ở nhà Nho hành đạo đã chuyển sang nhường chỗ cho yếu tố đời thường Chính ở môi trường hiện thực: buồn vui sướng khổ của nhân dân, trước cảnh bọn thực dân nã chết bao nhiêu người yêu nước, có người “ngậm bồ hòn làm ngọt” làm quan cho Tây, ông đã cảm nhận sự bất lực và bế tắc của nhà Nho đương thời “quan chèo vai nhọ", và lòng thi nhân cảm thấy tha thiết, gần gũi với nhân dân biết bao Ông

“tắm trong dân”, trở thành nhà thơ Nôm kiệt xuất, nhà thơ của làng cảnh quê hương Việt Nam

Sống trong một thời đại biến cố: giặc Pháp xâm lược, một thời đại có

sự lựa chọn giữa công cuộc chinh phục-chống chinh phục thực dân, thời đại bi đát của cả làng cả nước, cụ Tam Nguyễn đã chọn giải pháp, một thái độ: Từ quan về quê Nhưng làm sao có thể không “bỏ lòng” không day dứt nội tâm Mặc cảm được giải toả trong thơ, thành thơ, do vậy hiện ra trong thơ Nguyễn Khuyến, có một “cái tôi” tự họa Một cái tôi nhận thấy sự xuống dốc của Nho giáo, sự “bật gốc của giáo dục – văn hóa cổ truyền” (Theo ý của GS Trần Quốc Vượng)

Đọc thơ cụ Nguyễn ở giai đoạn "lên lão", cái thời giao thoa văn hóa Đông – Tây tự nguyện hoặc cưỡng bức, dấu ấn “cái tôi” buồn bã, khóc cùng

“ông phỗng đá” khá rõ Thậm chí giữa ông và các nhân vật trữ tình là một:

“Biết đâu lão đấy ta đây một người” Tìm đến với “cái tôi” trong thơ

Nguyễn Khuyến, người đọc ngày nay nhận ra nỗi cô đơn và niềm uất hận trong lòng thi nhân:

Nghĩ đến bút nghiên giàn nước mắt Chạnh nhìn sông núi xiết buồn đau Như vậy, tìm hiểu con người cuộc đời Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hóa xã hội cuối thế kỷ XIX giúp người nghiên cứu phần nào nhận chân,

Trang 9

“đọc” ra “cái tôi” nhà thơ trong sáng tác của ông và thấy được một nhà Nho nặng lòng với dân tộc

II Biểu hiện của “cái tôi” trong thơ Nguyễn Khuyến

II.1 Tư thế một nhà Nho tự thẹn, tự nhận thức, tự trào

Chín lần lều chõng đi thi và đỗ đạt (Tam Nguyên), Nguyễn Khuyến là nhà Nho đích thực, một danh Nho Vậy điều gì làm cho nhà Nho Yên Đổ băn khoăn, tự thẹn, trăn trở day dứt ? Tư cách một nhà Nho, các nho sĩ trước Nguyễn Khuyến có lo nghĩ day dứt không ? Điều này không khó trả lời, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… các tác giả văn học nổi tiếng này đã không ít đau buồn và cô độc khi lui về ở ẩn Vì sao vậy ? PGS.TS Trần Nho Thìn cắt nghĩa khá rõ: “Sự kiên trì lý tưởng đạo đức, quyết tâm giữ vững nhân cách nhà Nho Chủ trương một lối sống lánh đời tất mang sắc thái lội ngược dòng lánh đục về trong và tất có nét cô độc” Nguyễn Khuyến khi từ chối chức Tổng đốc Sơn Tây tức là từ chối danh lợi như không ít các nhà Nho trước đó Có điều, đối với các nhà Nho trước, có hai con đường: xuất và xử Khi con đường làm quan hanh thông thì tiếp tục làm quan, khi không thuận lợi thì cáo quan về ở ẩn hoặc dạy học Có trường hợp từ quan vì vua không

“minh quân”, quan lại ganh ghét đố kị Như trường hợp của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Con đường từ chối chức Tổng đốc Sơn Tây không vì

lẽ đó khi giặc Pháp thực sự đặt ách thống trị lên đất nước (1881), nhiều nho

sĩ, trí thức Việt Nam đã đi theo ngọn cờ Cần Vương Nguyễn Khuyến đã băn khoăn trước ngã ba đường, cuối cùng, ông quyết không hợp tác với giặc, nhưng cũng không đủ trí dũng để chiến đấu Giải pháp của nhà nho này là từ quan về với vườn Bùi, quê hương của ông Như đã nói, về quê là một bước ngoặt trong đời thơ Nguyễn Khuyến Ở đây cần nhấn mạnh một vấn đề khác:

tư cách nhà Nho Nguyễn Khuyến Là một nho sĩ từng bước qua cửa khổng

Trang 10

sân trình, cũng như bao Nho sĩ khác, ông mong muốn và tin tưởng “vào sứ mệnh cao cả và thiêng liêng cao cả mà một nhân cách đứng giữa trời đất như mình được, tin tưởng vào tính hữu ích của cái học vấn mà mình có được nhờ học tập sách thánh hiền” (Trần Nho Thìn) Nhưng giờ đây “áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” nhà Nho Nguyễn Khuyến luôn day dứt, mặc cảm về sự bất lực của bản thân trong tư cách một nhà Nho “Có thể nói, qua thơ Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên trong lịch sử, nhà Nho tự thú về sự vô dụng của mẫu người mà mình đại diện Nhà thơ tự trách vấn, tự xỉ vả, thậm chí tự mạt sát”

Tư cách một nhà văn hóa, một người tự ý thức rất rõ về sự bất lực của loại hình nhân cách như mình, sự vô dụng của một trí thức trước cảnh nước mất, nhà tan:

“Sách vở ích gì cho buổi ấy

Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già”

(Ngày xuân dặn các con) Cũng ở bi kịch của một nhà Nho trước thời cuộc, “cái tôi” Nguyễn Khuyến hiện ra ở biểu hiện “tự trào”:

“Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng”

(Tự trào) Như vậy, bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ - sự đô hộ của giặc Pháp –

là một sự kiện tác động lớn đến ý thức của nhà Nho Việt Nam, khiến con người văn hóa Nguyễn Khuyến không khỏi nhận thức lại vị trí của giai cấp mình

Cũng với tư cách nhà Nho trước thời cuộc, ông đã nhìn về kẻ thù với cái nhìn nhà Nho

Ngày đăng: 02/06/2018, 07:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w