1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác đấu thầu tại ban QLDA nhiệt điện 1

62 252 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 729,5 KB

Nội dung

Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 LỜI MỞ ĐẦU Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường. Thông qua hoạt động đấu thầu, Chủ đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất- xứng với giá trị của đồng tiền mà mình sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Thông qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát triển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến. Với việc nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các nhà chế tạo, nhà sản xuất, các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu quy mô lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra theo hướng chuyên môn hóa sâu và đa phương hóa rộng. Với tầm quan trọng của công tác đấu thầu là nhằm quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tiền một cách có hiệu quả nên trên thế giới hiện nay các định chế tài chính đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với các khoản tài trợ cho các quốc gia vay vốn. Có thể kể đến các quy định trên thế giới về đấu thầu mua sắm như Luật mẫu về Đấu thầu của UNCITRAL (Liên hợp quốc), Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, Hướng dẫn đấu thầu mua sắm của WB, ADB, JBIC . Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia cũng đều có các quy định riêng về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có thể là luật, nghị định, sắc lệnh . Hoạt động đấu thầu được áp dụng phổ biến vào Việt Nam trong khoảng thời gian trên 10 năm trở lại đây, kể từ khi hoạt động viện trợ của các định chế tài chính được nối lại. Thông qua đấu thầu, các CĐT đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường, cây cầu, bến cảng, sân bay, nhà máy điện, xi măng, các công trình cấp nước, thoát nước, dầu khí . đã được xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền Trang 1/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 kinh tế đất nước phát triển. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu trong nước từ khi chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài đến nay đã lớn mạnh có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngoài để dành được các hợp đồng lớn. Ngoài ra, các Chủ đầu tư đã được tăng cường rất nhiều về năng lực, từ chỗ hiểu đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có thể thực hiện công tác đấu thầu thuần thục. CHƯƠNG I – TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU: 1. Một số khái niệm: “Đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. “Đấu thầu trong nước” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. “Đấu thầu quốc tế” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. “Dự án” là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. “Nhà thầu chính” là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh. “Nhà thầu tư vấn” là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. “Nhà thầu xây dựng” là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp. “Nhà thầu EPC” là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC. Trang 2/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 “Nhà thầu phụ” là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. “Nhà thầu trong nước” là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. “Nhà thầu nước ngoài” là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch. “Gói thầu” là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên. “Gói thầu EPC” là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp. “Hồ sơ mời sơ tuyển” là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu. “Hồ sơ dự sơ tuyển” là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển. “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. “Hồ sơ dự thầu” là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. 2. Vai trò của hoạt động đấu thầu: Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau: Trang 3/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 - Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh; - Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự nhiên. Các CĐT, BMT cũng được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình công cộng; - Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ chức nhà nước, DNNN ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước; - Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật về tham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước; - Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển. Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; - Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh Trang 4/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên; - Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh; - Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo; Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu- rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều đó càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đấu thầu theo quy định của pháp luật. Trước đây, chúng ta đã bắt đầu xây dựng chính sách đấu thầu từ các Quyết định và chỉ hạn định trong lĩnh vực xây lắp hoặc mua sắm hàng hoá mà chưa có một hệ thống hoàn chỉnh, đến nay chúng ta đã xây dựng và ban hành được Luật Đấu thầu quy định thống nhất cho cả 3 lĩnh vực đấu thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp. Những quy định đó được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kiến thức, kinh nghiệm các quy định về đấu thầu của các tổ chức quốc tế, các quốc gia nhằm đảm bảo cho quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và dân trí của Việt Nam. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, những quy định đó sẽ ngày càng được điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế song thích hợp với điều kiện trong nước. Trong bối cảnh đó, hoạt động đấu thầu có tầm quan trọng nhất định trong quá trình toàn cầu hoá. Cụ thể như sau: + Thứ nhất, bên cạnh việc chúng ta là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (APEC) và cũng đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nên Luật Đấu thầu của Việt Nam ra đời thay thế cho QCĐT trước đây cho phép công tác tổ chức đấu thầu của Việt Nam dễ dàng hơn khi họ tổ chức đấu thầu quốc tế. Và do đó các nhà thầu Việt Nam cũng đỡ tốn công sức khi tham dự các gói thầu quốc tế do các nước thành viên của APEC, WTO tổ chức, vì những quy định đó ngày càng phù hợp hơn với các quy định đấu thầu của các nước thành viên APEC, WTO. Ngược lại, các nhà thầu quốc tế là thành viên của các tổ chức APEC, WTO cũng thuận lợi hơn khi họ tham dự đấu thầu quốc tế các gói thầu do Việt Nam mời thầu. Trang 5/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 + Thứ hai, với các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), việc thông qua Luật Đấu thầu của Việt Nam và các quy định về đấu thầu của các tổ chức tín dụng quốc tế đảm bảo việc mua sắm công của nước ta tiến sát hơn với những quy định của các tổ chức này. Việc đấu thầu đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của các tổ chức này càng làm tăng uy tín và tạo niềm tin của các tổ chức đó đối với Việt Nam. Quá trình đấu thầu càng ngày càng được minh bạch hơn, công bằng hơn, hiệu quả hơn là cơ sở để thu hút ngày càng nhiều các khoản tín dụng ưu đãi và cả các nguồn tài trợ không hoàn lại cho công cuộc phát triển đất nước của các tổ chức trên. + Thực tế, trong nhiều năm qua, WB, ADB và JBIC đã không ngừng tăng cường hỗ trợ quá trình cải cách và đổi mới của Việt Nam bằng cả vật chất và tư vấn luật pháp làm cho công tác đấu thầu của Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn, minh bạch hơn và do đó tăng được lòng tin của Thế giới vào tiến trình đổi mới và cải cách của Việt Nam. Điều này dòi hỏi việc xây dựng, hoàn thiện Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như việc phổ biến truyền, nghiên cứu, học tập để quán triệt và thi hành tốt Luật Đấu thầu là một đòi hỏi cấp thiết. 3. Một số hình thức lựa chọn Nhà thầu: a. Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. b. Đấu thầu hạn chế Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được Trang 6/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau : + Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. + Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. c. Chỉ định thầu Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau : +Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ dự án (người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lý và thực hiện dự án) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu, chủ dự án phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về nội dung chỉ định thầu, người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý. + Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng chính phủ quyết định. + Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp; dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn. Bộ tài chính quy định cụ thể về chỉ định thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp Nhà nước; đồ dùng, vật tư, trang thiết bị phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang. + Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án, do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan khác. + Phần vốn Ngân sách dành cho dự án của các cơ quan sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển Trang 7/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 ngành, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện thì không phải đấu thầu, nhưng phải có hợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định. +Gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự án đầu tư thì không phải đấu thầu, nhưng chủ đầu tư phải chọn nhà tư vấn phù hợp với yêu cầu của dự án. Khi áp dụng hình thức chỉ định thầu thì phải xác định rõ 3 nội dung sau: - Lý do chỉ định thầu Kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu. - Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu (riêng gói thầu xây lắp phải có thiết kế và dự toán được phê duyệt theo quy định) d. Chào hàng cạnh tranh Hình thức này áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở chào hàng của bên mời thầu. Việc chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. e. Mua sắm trực tiếp Hình thức mua sắm đặc biệt được áp dụng trong trường hợp bổ xung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. g. Mua sắm đặc biệt Hình thức này được áp dụng với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Cơ quan quản lý Trang 8/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 ngành phải xây dựng quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chế đấu thầu và có ý kiến thoả thuận của Bộ kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. 2 Phương thức đấu thầu a. Đấu thầu một túi hồ sơ Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. b. Đấu thầu 2 túi hồ sơ Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về mặt kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức nầy chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn c. Đấu thầu hai giai đoạn Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau : + Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên + Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. + Dự án thực hiện hợp đồng chìa khoá trao tay ( là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc, thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu và nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã ký). Quá trình thực hiện phương thức này như sau : Giai đoạn thứ nhất :Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. Giai đoạn thứ hai : Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất về kỹ thuật đã được bổ xung Trang 9/62 Chuyên đề: Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện thực hiện hợp đồng, giá dự thầu. CHƯƠNG II: Thực trạng công tác đấu thầu tại Ban QLDA Nhiệt điện 1 2.1 Giới thiệu về Ban QLDA: 2.1.1 Tổng quan về Ban QLDA Nhiệt điện 1: Ban QLDA Nhiệt điện 1 tiền thân là Ban QLDA nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 được thành lập theo quyết định số 55-NL/TCCBLĐ ngày 06/02/1995 của Bộ Năng lượng với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý dự án nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2. Ngày 15/01/2003, Ban QLDA nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 được đổi tên thành Ban QLDA Nhiệt điện 1 theo quyết định số 19/QĐ-EVN-HĐQT của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hoạt động điện lực theo giấy phép số 1698/GP-BCN cấp ngày 16/05/2007 của Bộ Công Thương. Trải qua 15 năm thành lập và phát triển, Ban QLDA luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao. Với những kết quả đã đạt được, Ban QLDA Nhiệt điện 1 đã nhận được nhiều bằng khen của Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA và các phòng trong Ban: Ban QLDA Nhiệt điện 1 là đơn vị kinh tế sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có nhiệm vụ thay mặt Chủ đầu tư (EVN) quản lý các dự án nhiệt điện trong các khâu từ quản lý công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc xây dựng và đưa các dự án vào khai thác sử dụng. Trang 10/62

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THEO DếI TèNH HèNH THỰC HIỆN CÁC GểI THẦU - Hoàn thiện công tác đấu thầu tại ban QLDA nhiệt điện 1
BẢNG THEO DếI TèNH HèNH THỰC HIỆN CÁC GểI THẦU (Trang 55)
BẢNG THEO DếI TèNH HèNH THỰC HIỆN CÁC GểI THẦU - Hoàn thiện công tác đấu thầu tại ban QLDA nhiệt điện 1
BẢNG THEO DếI TèNH HèNH THỰC HIỆN CÁC GểI THẦU (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w