Vai trò của phật giáo trong lịch sử trung đại lào

63 631 1
Vai trò của phật giáo trong lịch sử trung đại lào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng Bộ giáo dục - đào tạo Trờng đại học vinh khoa Lịch sử ====== Nguyễn Thị Hơng Khoá luận tốt nghiệp đại học Vai trò của phật giáo trong lịch sử trung đại lào Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Giáo viên hớng dẫn: Hoàng Đăng Long Vinh - 2003 ***** - 3 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng Mục lục Trang Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. 3 2. Lịch sử vấn đề. 4 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu. 5 5. Bố cục đề tài. 6 Phần nội dung Chơng 1: Khái quát nguồn gốc ra đời và nội dung cơ bản của đạo Phật. 7 Chơng 2: Những con đờng du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lào. 14 2.1. Những con đờng du nhập của Phật giáo vào Lào. 14 2.2. Phật giáo trở thành quốc giáo ở Lào. 24 Chơng 3: Vai trò của Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào. 28 3.1. Khái quát tiến trình lịch sử trung đại Lào. 28 3.2. Vai trò của Phật giáo trong việc thống nhất t tởng giữa các mờng Lào dới thời Phạ Ngừm (thế kỷ thứ XIV). 30 3.3. Vai trò của Phật giáo trong thời kỳ hng thịnh của vơng quốc Lào LanXang (thế kỷ XVI-XVII). 32 3.4. Phật giáo và cuộc đấu tranh cho sự nghiệp tái thống nhất đất nớc thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX ở Lào. 52 3.5. Một số đặc điểm của Phật giáo thời trung đại. 55 Phần kết luận 57 - 4 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Phật giáo với lý tởng nhân văn, bác ái, với vai trò nhiệt thành vì con ngời đợc bình đẳng, đợc giải thoát khỏi mọi khổ đau và tai ơng của cuộc đời. Chính vì vậy, Phật giáo có ảnh hởng sâu sắc trong quần chúng nhân dân ở những nơi mà nó lan toả đến. Trên con đờng truyền bá của mình, Phật giáo đã đợc xứ sở hoa Chăm pa đón nhận thật nồng nhiệt. Sự đón nhận ấy, thể hiện rõ nhất là vào thế kỷ XIV, sau khi thống nhất quốc gia về lãnh thổ, Phạ Ngừm lên ngôi, lập quốc gia Lan Xang (Triệu Voi), mở đầu cho lịch sử trung đại Lào. Phạ Ngừm đã đa Phật giáo Tiểu thừa từ Căm pu chia truyền vào trong n- ớc và thần dân Lan Xang đón nhận đức Phật từ bi vào xứ sở của mình. Tại đây, cũng giống nh mọi nơi khác Phật giáo đến, đã đạt tới đỉnh vinh quang nhất là trở thành quốc giáo và nó cũng là tôn giáo gần gũi nhất với quần chúng nhân dân. Phật giáo đã hoà đồng đợc với những tín ngỡng cổ truyền nhất của ngời Lào. Điều đó, đã làm cho Phật giáo gắn bó mật thiết với nhân dân Lào trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nớc của mình. Chính vì thế, giai đoạn lịch sử Trung đại Lào, Phật giáo đã đóng vai trò to lớn trong việc thống đất nớc về t tởng, trong đời sống chính trị, văn hoá - xã hội, trong những cuộc đấu tranh bảo về độc lập, chủ quyền cho đất nớc, trong ngoại giao với các nớc láng giềng, trong việc tái thống nhất đất nớc Đặc biệt , vào thế kỷ XVI-XVII, Phật giáo đã thể hiện mình rực rỡ nhất trong lịch sử trung đại Lào. Đây là giai đoạn phát triển hng thịnh nhất của vơng quốc Lào Lan Xang, sau khi đã đẩy lùi đợc các cuộc xâm lăng của phong kiến Miến. Bấy giờ, các triều vua Lào Lan Xang đã ra sức phát triển, làm phồn thịnh nền kinh tế trong nớc và mở rộng quan hệ ngoại giao với Đại Việt ở phía Đông, với Ayuthay ở phía Tây. Nét nổi bật nhất trong chính sách đối nội thời kỳ - 5 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng này là sự phát triển của Phật giáo. Với sắc lệnh của vua Phôthixalat đầu thế kỷ XVI về xoá bỏ thờ "Phỉ" (ma), buộc thần dân trong nớc phải thờ Phật và lập tổ chức Phật giáo thống nhất toàn vơng quốc, khiến càng thêm xác lập vị trí vững vàng của Phật giáo từ trung ơng đến địa phơng. Phật giáo trở thành hệ thống t tởng chính thống của vơng quốc Lào Lan Xang. Thời kỳ này, các triều vua đều ra sức sử dụng Phật giáo làm công cụ chấn hng đất nớc, cho nên Phật giáo đã phát triển rực rỡ cha từng thấy ở Lào Lan Xang. Nơi đây đã trở thành trung tâm Phật giáo của toàn khu vực. Do vậy, nghiên cứu Phật giáo trong giai đoạn này để thấy đợc ảnh hởng một cách toàn diện của Phật giáo đối với lịch sử trung đại Lào nói chung và đối với giai đoạn phát triển thịnh đạt của v- ơng quốc Lào Lan Xang thế kỷ XVI-XVII nói riêng, thật sự thôi thúc chúng tôi chọn và tìm hiểu đề tài này. Nghiên cứu "Vai trò của Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào" không chỉ thấy những đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng quốc gia Lào Lan Xang thống nhất, trong việc hình thành nền văn hoá với những bản sắc riêng mà còn để hiểu sâu sắc hơn về sự có mặt của Phật giáo ở nớc Công hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay, góp phần hiểu thêm về ngời bạn thuỷ chung son sắt của nhân dân Việt Nam. Chính vì những lí do trên, tôi "chọn"Vai trò của Phật giáo trong lịch sử Trung đại Lào" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học cho mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Đăng Long đã nhiệt tình hớng dẫn, giúp em hoàn thành khoá luận này. 2. Lịch sử vấn đề: Lịch sử trung đại Lào đợc bắt đầu từ 1353, vua Phạ Ngừm lên ngôi, lập quốc gia Lan Xang và kết thúc vào giữa thế kỷ XIX, khi phong kiến Xiêm trực tiếp đặt ách thống trị ở Lào. Chính vì vậy, những tài liệu ghi chép về lịch sử trung đại Lào là rất nhiều. Nhng cha có một tài liệu nào làm rõ "Vai trò của Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào" một cách trọn vẹn và hệ thống, mặc dù có không ít ngời đã đề cập đến ở những góc độ khác nhau. - 6 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng Cuốn sách "Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hoá - xã hội Lào từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIX" của Tiến sỹ Nguyễn Lệ Thi đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, đời sống văn hoá - xã hội Lào từ suốt thế kỷ VIII đến thế kỷ XIX, nghĩa là mới ở một số khía cạnh của lịch sử Trung đại Lào. Trong cuốn "Tìm hiểu lịch sử-văn hoá Lào" của nhiều tác giả - NXB KHXH tập 1,2,3 cũng đề cập đến vấn đề này ở lĩnh vực thống nhất t tởng và trong văn hoá. Cuốn "Đất nớc Lào lịch sử và văn hoá" của Giáo s Lơng Ninh cũng đề cập đến vấn đề này nhng chỉ là một số nét khái quát. Các cuốn: "Văn hoá ba nớc Đông dơng" của Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Doanh, " Văn học của các nớc Đông Nam á" do Nguyễn Tấn Đắc chủ biên; Trong bài "Mấy vấn đề văn hoá Lào" của Pumivông Vi chit đăng trong Tạp chí Đông Nam á số 1- 1990 Tất cả chỉ mới đề cập đến vai trò của Phật giáo trong một số lĩnh vực nh văn học, văn hoá, kiến trúc Trong lịch sử trung đại Lào, Phật giáo có một vai trò rất quan trọng trong việc thống nhất đất nớc về mặt t tởng , trong chính trị, giáo dục, văn hoá, xã hội, trong ngoại giaotrong bảo về độc lập đất nớcNhng cha có một tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện về "Vai trò của Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào". Hy vọng, trong tơng lai vấn đề này sẽ còn đợc nhiều tác giả đề cập đến. 3. Đối t ợng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Đối tợng nghiên cứu là tìm hiểu vài nét về đạo Phật ( nguồn gốc ra đời và nội dung cơ bản), tìm hiểu quá trình du nhập của Phật giáo vào Lào, đợc đất nớc này đón nhận và trở thành quốc giáo. Tập trung vào nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào trên tất cả các mặt: T tởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, xã hội, ngoại giao Phạm vi nghiên cứu, về không gian là nghiên cứu vai trò của Phật giáo ở vơng quốc Lào Lan Xang(nớc Lào thời trung đại), về thời gian bắt đầu từ khi Phạ Ngừm - 7 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng thống nhất quốc gia, đa Phật giáo thành quốc giáo (thế kỷ XIV) đến khi phong kiến Xiêm trực tiếp đặt ách thống trị ở Lào (giữa thế kỷ XIX). 4. Nguồn tài liệu và ph ơng pháp nghiên cứu : Với nguồn tài liệu phong phú : tài liệu về Phật giáo, tài liệu về thông sử Lào, về văn hoá Lào và cả những tài liệu phần nào đề cập đến đề tài. Để làm đề tài này, chúng tôi tiến hành su tầm, đọc tài liệu có liên quan đến Phật giáo cũng nh ảnh hởng của Phật giáo đối với lịch sử trung đại Lào. Tiến hành so sánh, đối chiếu và xử lý các nguồn tài liệu. Sau đó, kết hợp các phơng pháp chuyên ngành lôgíc, đánh giá phân tích, từ đó rút ra kết luận cụ thể đúng với lịch sử. Bớc đầu tập dợt nghiên cứu, đề tài này của tôi chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong đợc sự góp ý phê bình của bạn đọc. 5. Bố cục của đề tài: Gồm những phần sau: Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu. Phần nội dung: Chơng 1: Khái quát nguồn gốc ra đời và nội dung cơ bản của đạo Phật. Chơng 2: Những con đờng du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lào. Chơng 3: Vaicủa Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào. 3.1: Khái quát tiến trình lịch sử trung đại Lào. 3.2: Vai trò của Phật giáo trong việc thống nhất t tởng giữa các Mờng Lào dới thời Phạ Ngừm (thế kỷ thứ XIV). 3.3: Vai trò của Phật giáo trong thời kỳ hng thịnh của vơng quốc Lào Lan Xang (thế kỷ XVI-> XVII). - 8 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng 3.4: Phật giáo và cuộc đấu tranh cho sự nghiệp tái thống nhất đất nớc thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở Lào. 3.5: Một số đặc điểm của Phật giáo Lào thời trung đại. Phần kết luận: Những đóng góp và hạn chế của Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào. Phần Nội dung Chơng 1 Khái quát nguồn gốc ra đời và nội dung cơ bản của đạo Phật. 1.1. Khái quát nguồn gốc ra đời của đạo Phật: 1.1.1: Hoàn cảnh ra đời: Dựa vào bộ luật Manu và một số sử liệu khác, ngời ta biết rằng vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I trớc công nguyên, tại miền Bắc ấn Độ đẵ xuất hiện rất nhiều vơng quốc nhỏ. Giữa các vơng quốc này, chiến tranh thôn tính rất tàn khốc thờng xuyên xảy ra. Đến đầu thế kỷ V trớc công nguyên, ở đây còn có tới mời sáu quốc gia. Trong số đó nổi bật lên hai vơng quốc lớn nhất là Magađa (Magadha) và Kôsala. Vơng quốc Magađa nằm trên lu vực trung du và hạ du sông Hằng (ngày nay là tỉnh Biha). ở phía Tây- Bắc vơng quốc Magađa là vơng quốc Kôsala (trung tâm ở vùng tỉnh Aút ngày nay). Giữa 2 vơng quốc này chiến tranh thờng xuyên xảy ra nhằm tranh giành bá quyền trên toàn bộ lu vực sông Hằng. Mãi về sau, thì Magađa giành đợc thắng lợi. Sang thế kỷ IV trớc công nguyên, dới đời vua Kalasôka thì Magađa chinh phục cả một vùng nằm giữa gãy núi Himalaya và sông Hằng, rồi mở rộng cơng giới phía Nam đến tận dãy núi Vinđya và phía Tây đến tận miền Pen giáp. Vơng quốc Magađa trở thành một quốc gia thống nhất cả miền Bắc ấn Độ. Điều đó rất thuận lợi cho sự phát triển của mậu dịch trong nớc và nớc ngoài. - 9 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng Cùng với sự mở rộng về lãnh thổ là sự phát triển về kinh tế, nên ách áp bức, bóc lột đợc tăng cờng, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Magađa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn xã hội đó đợc phản ánh một phần ở phong trào đấu tranh rộng lớn chống chế độ Vácna và đạo Bàlamôn, chỗ dựa của chế độ ấy. Lúc này ở ấn Độ đã xuất hiện nhiều tr- ờng phái triết học đứng lên chống lại những giáo lý cơ bản của đạo Balamôn về thuyết luân hồi, thuyết nhân quả, thuyết đời sống cực lạc ở "thế giới bên kia". Những học thuyết này là mầm mống của những quan điểm duy vật thuộc hệ thống t tởng triết học Sacvađa (Sharvada), một danh từ triết học ấn Độ có nghĩa là "duy vật". Ngời sáng lập ra trờng phái triết học Sacvađa là Brihaspathi, xuất thân từ chủng tính Vaixia. Học thuyết của ông phản ánh lợi ích của nông dân, thợ thủ công và thơng nhân, nên đợc quần chúng nhân dân lao động thời bấy giờ ủng hộ và tiếp thu. Cũng vào thời kỳ đó (khoảng thế kỷ VI trớc công nguyên) và cũng do những nguyên nhân xã hội nh trên, đạo Phật đã ra đời ở ấn Độ. 1.1.2: Sự ra đời của đạo Phật: Vào khoảng thế kỷ VI trớc công nguyên, đạo Phật ra đời tại ấn Độ. Ngời sáng lập ra đạo Phật là Xitđácta Gôtama (Siddharta Gautama), là một hoàng tử con vua Sut đô đa na (Suddhadana) nớc Kapilavaxtu ở chân núi Hymalaya. Ông sinh năm 563 trớc công nguyên và mất vào năm 483 trớc công nguyên . Ông là ngời có thật trong lịch sử . Nhng sau khi Xitđácta Gôtama qua đời, các môn đồ của ông đã dựng lên một câu chuyện sống động và ly kỳ về cuộc đời ông, câu chuyện ấy kể lại rằng: Phật đã qua 457 tiền kiếp khi đầu thai làm con vua Xakya thì đức Phật là con voi trắng 6 ngà . Hoàng hậu nằm mơ thấy con voi trắng đi vào mạn sờn phải của mình, rồi khi sinh cũng từ mạn sờn đó mà ra trong một chuyến về nghỉ sinh ở quê ngoại. Năm ông 29 tuổi, ông từ bỏ kinh thành và đi tu. Ông rủ 5 ngời bạn đến vùng Uruvila ( gần thị trấn Gaya- sau này các sách thờng ghi là ông đến núi Tuyết sơn ), tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng mà chẳng ích lợi gì. Thấy mình đã tu sai đờng, ông ăn uống cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây Pipal lớn, lấy cỏ làm nệm rồi ngồi tập trung suy nghĩ. Sau một thời gian - 10 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng ( tơng truyền là 49 ngày đêm) t tởng của ông trở nên sáng rõ. Ông đã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sinh, thấy đợc điều mà bấy lâu tìm kiếm. Ông đi tìm 5 ngời bạn đã cùng tu khổ hạnh trớc đây để giác ngộ cho họ, rồi cùng với họ trong suốt 40 năm còn lại của cuộc đời đi khắp vùng lu vực sông Hằng để truyền bá những t tởng của mình. Từ đó, ngời đời gọi Ông là Buddha (Bậc giác ngộ), Cây Pipal nơi ông ngồi tu luyện, đợc gọi là cây Bodhi (Bồ đề) và trở thành biểu tợng của sự giác ngộ. Nếu bóc đi hết cái vỏ truyền thuyết và huyền thoại thì còn lại cái cốt lõi lịch sửsự ra đời của đạo Phật ở ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trớc công nguyên, do một ngời ấn Độ có thật trong lịch sử sáng lập ra, đó là Phật Thích Ca Mâu Ni. 1.2. Nội dung cơ bản của đạo Phật. 1.2.1. Giáo lý Tam tạng kinh điển: GiáoPhật tập trung trong "Tam tạng kinh điển" bao gồm có : Kinh, luật, luận. - Kinh tạng: gồm các sách ghi lời dạy của Phật Thích ca về giáo lý, đợc tập hợp trong 5 bộ kinh: kinh tạng dài của đức Phật, Trung bộ kinh ( gồm những bài thuyết pháp dài trung bình); Tơng ứng bộ kinh ( những bài thuyết pháp theo từng đề tài); Tăng bộ kinh( gồm những bài thuyết pháp theo từng pháp) và Tiểu bộ kinh ( gồm những bài kinh xa nhất). - Luật tạng: là sách ghi những giới luật do Phật định ra làm khuôn phép cho các đề tử, nhất là những ngời xuất gia đi tu trong sinh hoạt hàng ngày, trong tu đạo học - Luận tạng: là những sách đợc các đại đệ tử xây dựng sau khi Ngài qua đời. Mục đích của Luận tạng là nhằm giới thiệu giáoPhật giáo một cách có hệ thống; đồng thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái, lệch lạc, những quan điểm xuyên tạc giáo thuyết đạo Phật. Về mặt thế giới quan: Giáo lý đạo Phật thể hiện ở chủ trơng "vô tạo giả", "vô thờng" và quy luật nhân duyên. - 11 - Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hơng - " Vô tạo giả": Đạo Phật cho rằng thế giới là thế giới vật chất, bản thân vũ trụ cũng nh các sự vật, hiện tợng trong vũ trụ, không phải do một đấng thần linh nào tạo ra bằng những phép mầu nhiệm mà đợc tạo nên bằng những phần vật chất nhỏ bé nhất của vũ trụ. Đây chính là nội dung cơ bản mà đạo Phật chống lại đạo Bà lamôn và cũng là điểm khác biệt rõ nét giữa đạo Phật với đạo Do Thái, đạo Kitô, đạo Ixlam. - " Vô thờng": Trong vũ trụ bao la, mọi sự vật hiện tợng không đứng yên, bất biến mà luôn luôn chuyển động, biến đổi theo chu trình: thành, trụ, hoại, không ( đối với các loài vô tình) hay sinh, trụ, dị, diệt ( đối với loại hữu tình), nghĩa là, quá trình phát sinh phát triển ( trởng thành), h hoại và tan rã. - Quy luật nhân duyên: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tợng trong vũ trụ chuyển động, biến đổi đều bị chi phối bởi quy luật nhân duyên ( hay thuyết "duyên khởi") tức là sự vật, hiện tợng trong vũ trụ do nhân duyên mà thành ( trong đó nhân là mầm tạo quả, duyên là điều kiện, là phơng tiện). Khi nhân duyên hoà hợp là sự vật sinh, khi nhân duyên tan ra là sự vật diệt. Về mặt nhân sinh quan: Một trong những nội dung cơ bản của giáo lý đạo Phật khi thể hiện quan niệm về con ngời là học thuyết về "khổ và con đờng cứu khổ". Đức Phật từng nói "ta chỉ dạy một điều: khổ và khổ diệt". Cốt lõi của học thuyết này là "Tứ diệu đế" ( bốn chân lý kỳ diệu) hay " Tứ thánh đế" ( Bốn chân lý thánh), đó là: - "Khổ đế": là chân lý nói về nỗi khổ của ngời đời, đạo Phật cho rằng: Đời là bể khổ, trong đó con ngời có 8 cái khổ: sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không a, xa ngời mình yêu, cầu mà không đợc, giữ lấy 5 uẩn. Khổ đau là vô tận, là tuyệt đối. Đối với con ngời ngoài khổ đau vô tận không còn tồn tại nào khác. Phật nói rằng: "nớc mắt chúng sinh nhiều hơn nớc đại dơng". - "Tập đế": Là chân lý nói về nguyên nhân của nỗi khổ. Nguyên nhân ấy là "dục vọng" (lòng ham muốn) của con ngời. Phật tổ giải thích nguyên nhân sâu xa của sự đau khổ là do "Thập nhị nhân duyên" ( mời hai nhân duyên) và mời hai nhân duyên này tạo - 12 -

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan