Một số đặc điểm của Phật giáo Lào thời trung đại.

Một phần của tài liệu Vai trò của phật giáo trong lịch sử trung đại lào (Trang 55 - 63)

Qua đây, chúng ta thấy ngời Lào không phải tiếp thu toàn bộ những gì vốn có của đạo Phật. Cũng nh nhiều dân tộc khác, ngời Lào chỉ tiếp thu từ tôn giáo này những gì phù hợp với mình. Ngời Lào còn bổ sung và hoàn chỉnh chúng để tạo ra hệ t tởng Phật giáo của riêng mình. Vì vậy, Phật giáo ở Lào mang đặc điểm riêng so với các nớc khác.

Trong Phật giáo Lào , yếu tố luân lý về cõi Niết bàn, h vô thanh tịnh thì bị lu mờ. Ngời dân Lào đâu có quan tâm nhiều đến Niết bàn siêu hình kia. Đối với họ, cái

"nghiệp" mới là đáng lu tâm. Muốn kiếp sau sung sớng thì kiếp này ăn ở cho phúc đức, phải từ thiện, phải từ bỏ những điều ác.

Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu thì quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở Lào có nét rất đặc biệt: luôn gắn với hệ t tởng, với văn hoá và với lịch sử của dân tộc. Tổ chức s tăng cũng nh nhà nớc rất chú ý đến việc phổ biến t tởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt qua hệ thống giáo dục. Từ xa ngôi chùa Lào trở thành nơi duy nhất lu giữ và phổ biến văn hoá tri thức cho dân chúng. Ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hoá mà còn là hình tợng cho chân, thiện, mỹ đối với mọi ngời dân Lào.

Có lẽ cũng chính vì ảnh hởng sâu sắc đó, nên Phật giáo ở Lào không an phận. Các nhà s Lào vốn có lòng yêu nớc, yêu chính nghĩa đã từng đứng lên chống các thế lực

áp bức và kẻ thù xâm lợc. Chính vì vậy mà vào đầu thế kỷ XIX, Chậu A Nụ cố gắng khôi phục lại Phật giáo, dùng Phật giáo làm chỗ dựa cho cuộc chiến đấu chống quân xâm lợc Xiêm.

Trong lịch sử trung đại Lào , không phải khi nào Phật giáo cũng đóng vai trò tích cực mà nó còn mang một số yếu tố tiêu cực: Một khi Phật giáo đã gắn chặt với vơng quyền thì thuyết nhân quả, luân hồi, từ bi hỉ xả của Phật đã trở thành liều thuốc phiện để ru ngủ nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến áp bức họ. Phật giáo còn duy trì "sức ỳ" của các bản làng Lào , làm cho sự phân hoá giai cấp trong xã hội chậm lại. Nó kìm hãm sự phát triển của xã hội, góp thêm sự lạc hậu của bản làng Lào.

Phần Kết luận

Giống nh nhiều quốc gia khác ở châu á, đạo Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử trung đại Lào .

Dân tộc Lào vốn có truyền thống yêu chuộng hoà bình, mong muốn có cuộc sống thanh bình và đặc biệt mến khách. Chính vì vậy, Phật giáo với tính chất dân chủ và tiến bộ buổi đầu, nên khi đợc truyền bá vào Lào , nó đã đợc nhân dân các bộ tộc Lào đón nhận với sự cảm mến thân thơng nhất. Tính tiến bộ và dân chủ của Phật giáo đã hoà nhập một cách đặc biệt với bản chất khoan hoà, nhân ái của ngời Lào tạo nên một Phật giáo mang sắc thái Lào rõ nét.

Giữa lúc bản làng Lào còn mang nặng tính cộng đồng và thân tộc, sự phân hoá giai cấp ở đó cha cao thì đạo Phật đến Lào và nó đã thâm nhập vào một cách dễ dàng vào các bản mơng, qua các Jataka là các câu chuyện kể về tiền kiếp của Phật. Mỗi bản là một đơn vị kinh tế xã hội cơ sở của quốc gia Lào, bị chi phối bởi các mái chùa tĩnh lặng. Nhận thức đợc vai trò của ngôi chùa ở bản mơng nên ngay sau khi quốc gia thống nhất ra đời, giai cấp thống trị đã sử dụng Phật giáo làm công cụ thống nhất đất nớc về mặt t tởng và dùng nó giữ gìn ngôi báu của vơng quyền. Vì lợi ích của bản thân mình, sau là lợi ích quốc gia, nên Phật giáo đã hợp tác với vơng quyền, trở thành công cụ có hiệu lực cho việc thống nhất quốc gia Lào. Với tất cả sự nỗ lực không mệt mỏi trong các hoạt động của mình, tới thế kỷ XVI, ở vơng quốc Lào LanXang , Phật giáo đã chiếm đợc địa vị độc tôn và với vai trò đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết trong nội bộ giai cấp cầm quyền, góp phần chọn lựa cả những con ngời ngồi trên ngai vàng của vơng quốc.

Phật giáo cũng giữ vai trò quan trọng trong đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị giữa Lào Lan Xang với các nớc láng giềng. Với những đáng góp có hiệu quả của Phật giáo, ở thế kỷ XVI-XVII Lào LanXang đã đẩy lùi sự tấn công của phong kiến Miến, đa vơng quốc tới toàn thịnh ở thế kỷ XVII. Khi đất nớc bị chia cắt hàng thế kỷ ( thế kỷ thứ XVIII), Phật giáo đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp tái thống nhất đất nớc vào đầu thế kỷ XIX. Khi cuộc đấu tranh thất bại, Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nớc, đã phải chịu những tổn thất nặng nề, khiến cho gần một thế kỷ sau mới dần khôi phục lại.

Phật giáo cũng tác động mạnh mẽ tới pháp luật, văn học, nghệ thuật và ngôn ngữ Lào đặc biệt là ở thời kỳ hng thịnh của vơng quốc (thế kỷ XVI-XVII).

Lịch sử trung đại Lào đã từng chứng kiến vận mệnh của Phật giáo đã gắn liền với sự hng vong của vơng quốc. Khi vơng quốc cờng thịnh, Phật giáo đợc phát triển đến đỉnh cao. Còn khi độc lập, chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo chỉ còn tồn tại trong lòng dân gian Lào. Hay nói một cách khác, nó lại dựa vào bản làng để bảo vệ sự tồn tại của mình.

Tuy giữ những vai trò quan trọng và thể hiện nhiều mặt tiến bộ trong lịch sử trung đại Lào nhng Phật giáo trong giai đoạn này không tránh khỏi một số hạn chế:

Công xã nông thôn, bản mơng Lào vốn có sức ỳ lớn do giao thông khó khăn, kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp, ít giao tiếp với bên ngoài. Do vậy, tự thân nó phân hoá giai cấp cha cao. Sự có mặt của Phật giáo chỉ càng duy trì dài lâu sức ỳ và tính cộng đồng, càng làm cho sự phân hoá giai cấp trong xã hội chậm lại. Trong lúc xã hội bên ngoài đầy biến động và tiếp thu khoa học kỹ thuật mới thì bản làng Lào vẫn còn trong "giấc ngủ êm đềm" dới gốc cây Chăm pa cùng với nền nông nghiệp lạc hậu của nó. Do vậy, Phật giáo đã trở thành một sức ỳ của xã hội, kìm hãm sự phát triển của xã hội, góp thêm sự lạc hậu của bản làng Lào.

Bản chất nhân ái và hoà bình của Phật giáo không phải là nhân tố tích cực ở mọi lúc. Một khi Phật giáo đã gắn bó chặt chẽ với vơng quyền, thì thuyết nhân quả, luân hồi, từ bi hỉ xả của Phật đã trở thành liều thuốc phiện để ru ngủ nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến áp bức họ.

Mặc dù có một số hạn chế trên nhng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo trong lịch sử trung đại Lào. Chính nhờ vào sự ảnh hởng toàn diện và sâu sắc đó, Phật giáo đã góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng quốc gia Lào LanXang thống nhất, phát triển thịnh đạt vào thế kỷ XVI-XVII trong khi các quốc gia phong kiến trong khu vực đang lâm vào khủng hoảng.

Có thể nói: "Đạo Phật đã bắt rễ đợc vào trong lòng xã hội Lào, ăn sâu vào t tởng, tình cảm của con ngời Lào. Đạo Phật ở Lào là sự két hợp giáo lý nhà phật với tính cần cù, tình thơng ngời, lòng hiếu khách, trí dũng cảm của con ngời Lào . Phật giáo đã góp phần giữ gìn những tinh hoa, những bản sắc độc đáo, những truyền thống quý báu của dân tộc Lào " [6, 77].

Chính vì vậy, cho đến nay đạo Phật trở thành gần nh một phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt của nhân dân Lào, đợc nhân dân Lào dung dỡng. Ngời Lào cho rằng nếu ai cha đi tu thì cha đầy đủ lẽ sống và họ chỉ trích những ai phụ chùa, khinh s và không chịu lễ Phật. "Đạo Phật đã đi sâu vào tình cảm suy nghĩ của ngời dân Lào trớc kia, hiện nay cũng nh trong tơng lai. Đức Phật, những lời dạy của Phật và các nhà s là ba viên ngọc quý đối với mỗi ngời dân Lào. Mỗi khi gặp khó khăn, bất hạnh… thì ngời Lào thờng nghĩ tới và cầu mong sự giúp đỡ của ba viên ngọc quý đó". [5, 206]

Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại trên đất nớc Lào, đạo Phật không chỉ giữ vai trò quan trọng trong lịch sử cổ trung đại Lào. ở giai đoạn Lào còn là các mơng cát cứ thì đạo Phật đã góp phần tạo tiền đề cho việc xây dựng một quốc gia thống nhất còn khi quốc gia thống nhất đã đợc thiết lập thì đạo Phật đợc sử dụng làm cơ sở để củng cố quốc gia thống nhất về t tởng. Đạo Phật không chỉ góp phần quan trọng của mình vào công cuộc xây dựng một quốc gia thịnh vợng, có đủ sức mạnh đánh bại các cuộc xâm lăng từ bên ngoài vào mà nó còn có vai trò quan trọng trong lịch sử cận hiện đại của Lào. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Lào, các vị tăng ni, s sãi đã góp nhiều sức lực của mình để giành thắng lợi to lớn nhất cho dân tộc Lào, cho đất nớc Lào.

Vì những ý nghĩa lớn lao đó mà đến ngày nay, trong công cuộc xây dựng CNXH ở Lào, đạo Phật đã đợc đặt đúng vị trí của nó là vai trò đoàn kết các dân tộc Lào để đa đất nớc Lào vững bớc tiến lên. Vai trò đó trở thành một dẫn liệu hay cho đề tài : CNXH và vấn đề tôn giáo ở Lào . Tiếc rằng, nó không nằm trong nội dung nghiên cứu của đề

tài này nhng nó là lời kết luận trong sáng nhất về thái độ của những ngời cộng sản Lào với tôn giáo mà kẻ thù của họ đang ra sức xuyên tạc.

[1]. Lơng Ninh (chủ biên) (1991), Lịch sử nớc Lào. NXBĐHSP Hà Nội I. [2]. Lơng Ninh (chủ biên)(1996), Đất nớc Lào Lịch sử và văn hoá. N XBCTQG, Hà Nội.

[3]. Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Danh, Phan Ngọc, Ngô Thế Phong (1992), Văn hoá ba nớc Đông dơng. NXB Văn hoá.

[4]. Nguyễn Lệ Thi (1993), Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị-văn hoá và xã hội Lào từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIX. NXBKHXH, Hà Nội.

[5]. Nhiều tác giả (1978), Tìm hiểu Lịch sử - văn hoá nớc Lào . NXBKHXH, Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (1981), Tìm hiểu Lịch sử - văn hoá Lào (tập II). NXBKHXH, Hà Nội.

[7]. Nhiều tác giả (1994), Tìm hiểu Lịch sử - văn hoá Lào (tập III). NXBKHXH, Hà Nội.

[8]. Phumivông Vichít (1990), " Mấy vấn đề văn hoá Lào ", Nghiên cứu Đông Nam á, 2 (1), tr. 15-20.

1. Phan Gia Bền (1978), Lợc sử nớc Lào . NXBKHXH, Hà Nội.

2. Nguyễn Tấn Đắc (CB)(1983), Văn học các nớc Đông Nam á. Viện Đông Nam

á xuất bản, Hà Nội.

3. Tịnh Hải Pháp s (1992), Lịch sử Phật giáo thế giới - tập II: Phật giáo Nam truyền. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam. NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Trần Công Hàm (2001), "Đảng nhân dân cách mạng Lào và vấn đề tôn giáo",

Nghiên cứu tôn giáo, (2 ), tr.55-57.

6. Hoàng Tâm Xuyên (CB)(1999), Mời tôn giáo lớn trên thế giới. NXBCTQG, Hà Nội.

7. Nhiều tác giả (1978), Tìm hiểu Lịch sử - văn hoá Lào (tập I). NXBKHXH, Hà Nội.

8. Nhiều tác giả (1978), Tìm hiểu Lịch sử - văn hoá Lào (tập II) . NXBKHXH, Hà Nội.

9. Nhiều tác giả (1978), Tìm hiểu Lịch sử - văn hoá Lào (tập III) . NXBKHXH, Hà Nội.

10.Phan Ngọc Liên (CB)(1998), Lợc sử Đông Nam á. NXB Giáo dục. 11. Ngô Sỹ Liêm (1971), Đại việt sử ký toàn th. NXBKHXH, Hà Nội.

12. Hà Thúc Minh (2002), "Trái tim của thế giới không có trái tim", Nghiên cứu tôn giáo, (3), tr.14-19.

13. Lơng Ninh (1984), Lịch sử thế giới trung đại (quyển 2, tập II - Châu á thời phong kiến). NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

14. Lơng Ninh (CB)(1991), Lịch sử Lào . NXB Trờng ĐHSP Hà Nội I.

15. Lơng Ninh (CB)(1996), Đất nớc Lào Lịch sử và văn hoá. NXBCTQG, Hà Nội.

16. Vũ Dơng Ninh (CB)(1995), Lịch sử ấn Độ. NXB Giáo dục.

17. Vũ Dơng Ninh (CB)(1999), Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục.

18. Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Danh, Phan Ngọc, Ngô Thế Phong (1992), Văn hoá ba nớc Đông dơng. NXB Văn hoá.

19. Phumivông Vichít (1990), "Mấy vấn đề văn hoá Lào ", Nghiên cứu Đông Nam á, 2(1), tr.15-20.

20. (1983), Nớc công hoà dân chủ nhân dân Lào . NXBST.

21. Chiêm Tế (1970), Lịch sử thế giới cổ đại (tập I). NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Đào Văn Tiến (1981), Đất nớc hoa Chăm pa. NXB Thanh niên, Thanh

Hoá.

23.Trần Cao Thành (1995), Công hoà dân chủ nhân dân Lào 20 năm xây dựng và phát triển. NXBKHXH, Hà Nội.

24. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB giáo dục.

25. Nguyễn Lệ Thi (ST)(1977), Th tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam á (phần Lào ). Viện nghiên cứu Đông Nam á UBKHXH, Hà Nội.

26. Nguyễn Lệ Thi (1993), Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị - văn hoá và xã hội Lào từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIX. NXBKHXH, Hà Nội.

27. Lơng Thị Thoa (2000), Lịch sử Tôn giáo thế giới. NXB Giáo dục.

28. Thích ấn Thuận (1992), Phật pháp khái luận. NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

29. Phan Việt Trung, Đỗ Văn Nhung, Nguyễn Văn Kỳ (1982), Lịch sử Campuchia. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

30. (1999), AMANACH- Những nền văn minh thế giới. NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vai trò của phật giáo trong lịch sử trung đại lào (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w