Tìm hiểu về thơ đi sứ của các nhà thơ trung đại việt nam

117 2.6K 6
Tìm hiểu về thơ đi sứ của các nhà thơ trung đại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ giáo dục & đào tạo Trờng đại học vinh Phạm Thị Ngọc Anh Tìm hiểu về thơ đi sứ của các nhà thơ trung đại việt nam Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học : TS. Lê Thời Tân Vinh, 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học trung đại ra đời từ thế kỷ X và không ngừng phát triển đến thế kỉ XIX. Trong mười thế kỷ ấy, văn học Việt được sáng tác dưới ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thành tựu văn học trung đại là kết quả của một quá trình phấn đấu gian khổ, không ngừng sáng tạo theo hướng dân tộc hóa của cha ông ta. Văn học thời kì này có vai trò to lớn trong việc hình thành kết tinh những truyền thống quý báu của nền văn học dân tộc. Văn học trung đại được cấu thành bởi hai bộ phận: bộ phận văn học viết bằng chữ Hán và bộ phận văn học viết bằng chữ Nôm. Ở bộ phận văn học chữ Hán, thơ đi sứ là loại thơ độc đáo, có vị trí đặc biệt trong văn học trung đại Việt Nam. Bởi vì, nước ta phải trải qua một thời kỳ Bắc thuộc, để giữ hoà hiếu giữa hai nước, các vương triều phong kiến Việt Nam thường cử nhiều đoàn sứ bộ sang thăm Trung Quốc và làm việc về các vấn đề: chính trị, kinh tế, văn hoá. Các sứ thần Việt Nam hoặc do cảm hứng sáng tạo hoặc do tính chất công việc đã sáng tác rất nhiều bài thơ, tập thơ có giá trị. 1.2. Các sứ thần Đại Việt đi sứ, làm thơ để xướng hoạ, thù tiếp với các văn nhân Trung Quốc. Thơ sứ thần nước Việt viết về những điều mắt thấy tai nghe, bày tỏ cảm xúc của mình. Suốt mười thế kỷ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã cử nhiều đoàn sứ bộ đi sang Trung Quốc nên thơ được sáng tác trên đường đi sứ chiếm một số lượng đáng kể. Thơ đi sứ phản ánh đời sống tinh thần hết sức phong phú của các nhà thơ - sứ thần thời trung đại. Trong vai trò sứ giả các nhà thơ đã thể hiện tài năng ngoại giao để góp phần đem lại thái bình cho đất nước. Thơ đi sứ biểu hiện tâm tư 2 tình cảm của các nhà thơ về cuộc sống con người, về thời đại lúc bấy giờ. Thơ đi sứ còn có những đóng góp quan trọng đối với lịch sử của dân tộc Việt. Qua thơ đi sứ, người đọc có thể biết được lịch sử đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của cha ông ta. Thơ đi sứ phản ánh khá đầy đủ những thăng trầm của lịch sử ngoại giao qua các thời kỳ phong kiến. Có những thời kỳ hoạt động ngoại giao diễn ra thuận lợi nhưng cũng không ít những giai đoạn đầy căng thẳng khó khăn. Các nhà thơ đi sứ tiếp xúc với các văn nhân Trung Quốc, các sứ thần nước ngoài, nên thơ đi sứ thể hiện sự hiểu biết và giao lưu về văn hoá giữa các nước, góp phần làm nên sự phong phú cho nền văn hoá dân tộc. 1.3. Những đóng góp lớn của thơ đi sứ trong đời sống tinh thần con người, trong lịch sử ngoại giao, trong nền văn hoá dân tộc nên thơ đi sứ có một vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Các nhà nghiên cứu nhắc đến thơ chữ Hán thì thường nhắc đến thơ đi sứ. Các tác phẩm thơ đi sứ đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học và ở bậc phổ thông. Điều đó chứng tỏ thơ đi sứ là một hiện tượng đáng chú ý của văn học dân tộc trong các thế kỷ này. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu về thơ đi sứ của các nhà thơ trung đại Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn góp phần làm rõ những đóng góp của thơ đi sứ đối với nền văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Thơ chữ Hán là một bộ phận quan trọng, phát triển mạnh nhất của văn học trung đại Việt Nam. Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán như: Thơ văn Lí - Trần, Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Nxb Khoa học Hà Nội, 1989. 3 Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi, Nxb Trẻ tái bản, 1993. Những thế giới nghệ thuật thơ của Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, 1995. Ảnh hưởng Hán văn Lí - Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn của Nguyễn Tài Cẩn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Phần lớn các công trình nghiên cứu trên tập trung vào tìm hiểu về thơ chữ Hán của các nhà thơ trung đại Việt Nam. 2.2. Riêng về thể loại thơ đi sứ viết bằng chữ Hán cũng đã có một số tác giả tìm hiểu nhưng chủ yếu là viết về thơ đi sứ của Nguyễn Du: Hoài Thanh trong bài “Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán”, đăng trên tạp chí văn nghệ, tháng 3 ,1960 đã nói về tâm sự của Nguyễn Du trên đường đi sứ. “Nguyễn Du quả thật có nhớ tiếc nhà Lê và trong sự nhớ tiếc có một cái gì đau xót”. Nguyễn Du đi theo nhà Nguyễn nhưng lại nhớ tiếc nhà Lê và có khi dường như nhớ tiếc nhà Tây Sơn nữa. Ông mang nặng tâm sự hoài cổ trong thơ đi sứ. Hoài Thanh còn đề cập đến tấm lòng của Nguyễn Du đối với người nghèo khổ trên đất Trung Hoa. Bài viết “Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán” của Đào Xuân Quý đăng trên Văn nghệ, 1965, nói về tâm trạng của Nguyễn Du qua những tập thơ chữ Hán. Đào Xuân Quý quan tâm nhiều đến tâm trạng của Nguyễn Du trong tập thơ Bắc hành tạp lục, làm trên đường đi sứ Trung Quốc. “Nếu ở những bài thơ làm trong nước, chúng ta chỉ thấy một nét u buồn, đơn điệu, thì ở Bắc hành tạp lục ngòi bút Nguyễn Du tỏ ra sinh động, tâm hồn Nguyễn Du thanh thoát hơn”. 4 Xuân Diệu với bài “Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán”, in trong Thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nxb Văn học Hà Nội, 1966 nói về cuộc đời phiêu dạt chìm nổi của Nguyễn Du. Tâm sự u uất, trầm buồn của Nguyễn Du về xã hội phong kiến đương thời. Tấm lòng thương con người của ông, đặc biệt là những người nghèo khổ. “Nguyễn Du đã để lại con người của mình trong thơ, đã cho ta thấy Tố Như bên sau cái vỏ ông quan, ông chánh sứ”. Ở bài viết này Xuân Diệu lấy một số bài thơ của Nguyễn Du sáng tác trong dịp đi sứTrung Quốc để làm nổi bật tâm hồn giàu tình yêu thương con người, dù là không phải người nước mình của một trái tim lớn - Nguyễn Du. “Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán” của Nguyễn Huệ Chi đăng trên Tạp chí văn học, tháng 11, 1966, tìm hiểu về nhân sinh quan của Nguyễn Du qua các triều đại nối tiếp nhau. Ở Nguyễn Du luôn thường trực một cảm hứng bi thiết về sự mong manh của đời người, của số phận con người. Thế giới nhân vật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du khá đa dạng. Thơ đi sứ của Nguyễn Du hướng đến những nhân vật lịch sử trung nghĩa cương trực, những bậc kỳ tài trong văn chương, những người phụ nữ tài sắc đến những người lao động nghèo khổ, những kẻ gian hùng, ích kỷ nhỏ nhen, ti tiện. Qua thế giới nhân vật phong phú ấy, Nguyễn Du bộc lộ tình cảm của mình trên đường đi sứ. Lời nói đầu trong cuốn Nguyễn Du toàn tập, tập 1, Nxb Văn học Hà Nội, (1996), Mai Quốc Liên viết về “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du”, chủ yếu bàn về giá trị nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Du “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo so với thơ chữ 5 Hán của Trung Quốc”. Mai Quốc Liên đánh giá cao về tập thơ Bắc hành tạp lục, xem tập thơ này là một “thái sơn” trong sáng tác của Nguyễn Du. “Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán” của Trương Chính in trong Tuyển tập Trương Chính, Nxb Văn học Hà Nội, (1997), đánh giá thơ chữ Hán của Nguyễn Du “bài nào cũng chứa đựng một lời tâm sự, đặc biệt là những bài thơ chữ Hán trong tập Bắc hành tạp lục, sáng tác khi Nguyễn Du đi sứ. Đó là một tập bút kí ghi lại cảm tưởng dọc đường”. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài viết tìm hiểu về thơ đi sứ của một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: “Vài nét về văn thơ bang giao, đi sứ đời Trần trong giai đoạn giao thiệp với nhà Nguyên”, của Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu, Tạp chí văn học (số 6), 1974, chủ yếu nói về biểu chương, một thể loại văn xuôi cổ trong thời kì Lí - Trần dùng trong việc bang giao, và một số bài thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Mạnh trong thời kì đi sứ nhà Nguyên. “Thơ đi sứ, khúc ca của lòng yêu nước và ý chí chiến đấu”, của Mai Quốc Liên, Tạp chí văn học, (số 3), 1979, khẳng định lòng yêu nước là một nội dung có tính truyền thống của văn học Việt Nam, và nội dung này biểu hiện rõ nét trong thơ đi sứ. Tham luận “Tứ hải giai huynh đệ: Những cuộc tao ngộ sứ giả nhà thơ Việt - Triều trên đất nước Trung Hoa thời trung đại”, in ở Tạp chí văn học, (số 10), 1995, nói về những cuộc gặp gỡ, ngâm vịnh văn chương giữa sứ giả Việt Nam và Triều Tiên đi sứ tại Trung Quốc Bài tham luận “Lý Toái Quang - Phùng Khắc Khoan: quan hệ sứ giả - Nhà thơ - mở đầu tình hữu nghị Hàn Việt”, của Bùi Duy Tân đọc tại hội thảo giao lưu văn hoá Hàn - Việt, Hà Nội, 1996, nói về những cuộc 6 giao lưu bằng văn chương giữa hai sứ giả nhằm tăng cường sự hiểu biết về văn hoá văn học giữa hai nước, và làm thắm tình hữu nghị Việt - Hàn “Thơ vịnh sử, thơ đi sứ và cảm hứng yêu nước thương nòi” của Bùi Duy Tân trong cuốn Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2005, tìm hiểu về cảm hứng yêu nước trong thơ vịnh sửthơ đi sứ. Bài tham luận “Thơ bang giao chữ Hán Việt Nam trong sự giao lưu văn hoá Việt NamTrung Quốc trên lịch sử trung đại”của WUZAI HAO (Vu Tại Chiếu) đọc tại hội thảo quốc tế, 2006 đề cập đến vấn đề lịch sử của thơ bang giao chữ Hán Việt Nam, một số nét nội dung và nghệ thuật của thơ bang giao chữ Hán Việt Nam. Có thể nói, vấn đề thơ đi sứ có được tìm hiểu, nhưng chỉ là các bài viết đề cập đến lịch sử của thơ đi sứ, lòng yêu nước bộc lộ trong thơ đi sứ, hay tìm hiểu về một giai đoạn của thơ đi sứ. Hoặc những bài viết nói về mối quan hệ, những cuộc tao ngộ giữa các sứ thần Việt Nam với sứ thần Triều Tiên khi đi sứ trên đất nước Trung Hoa. Như vậy, có khá nhiều nguời giành nhiều tâm huyết nghiên cứu về thơ đi sứ. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những công trình tìm hiểu về thơ đi sứ trong lĩnh vực thơ chữ Hán một cách hệ thống. Hi vọng rằng, ở luận văn này, chúng tôi có điều kiện đi sâu khám phá thơ đi sứ, góp phần khẳng định giá trị của loại thơ này trong nền văn học nước nhà. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về thơ đi sứ bổ sung thêm tư liệu cho việc giảng dạy môn văn ở trường trung học phổ thông. Chỉ ra những đặc điểm về nội dung và hình thức thể hiện của thơ đi sứ. 7 Những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật qua các tác phẩm thơ đi sứ của một số nhà thơ trung đại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thơ đi sứ của các nhà thơ Việt Nam thời trung đại. Chúng tôi chọn một số nhà thơ tiêu biểu để làm rõ các đặc điểm nổi bật trong nội dung cũng như hình thức thơ đi sứ thời kì văn học trung đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp thống kê Phương pháp miêu tả, phân tích Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp phân tích tổng hợp 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát chung về thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam. Chương 2. Đặc điểm về nội dung của thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam. Chương 3. Thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam - Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu. 8 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ ĐI SỨ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm của việc đi sứ thời phong kiến 1.1.1. Mục đích của việc đi sứ Văn học trung đại Việt Nam ra đời khá muộn hơn so với nền văn học trung đại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là thời kì văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.Trong văn học chữ Hán, thơ chữ Hán là một bộ phận quan trọng, có đóng góp rất lớn đối với văn học trung đại. Nói đến thơ chữ Hán, phải nói đến mảng thơ đi sứ của các nhà thơ trung đại Việt Nam. Mảng thơ này chủ yếu được sáng tác từ những chuyến đi sứ Trung Quốc của quan lại Việt Nam. Thơ đi sứ có những nét độc đáo, đặc sắc riêng trong vườn thơ trung đại. Để hiểu rõ hơn về thơ đi sứ, trước hết ta tìm hiểu về mục đích của việc đi sứ thời trung đại của các sứ thần nước Nam. Phong kiến Trung Hoa ỷ thế nước lớn luôn rắp tâm thôn tính các nước láng giềng. Việt Nam là nước nhỏ nằm sát bên Trung Quốc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Quá trình chống xâm thực từ phương bắc đã diễn ra từ thời kì dựng nước. Trải qua nghìn năm Bắc thuộc phong kiến phương Bắc luôn muốn đồng hoá người Việt bằng cách du nhập văn hoá Hán vào nước ta, chúng coi nước ta như một quận, huyện, thuộc địa phận hành chính của Trung Quốc. Tuy nhiên, với sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng của người dân đất Việt, với lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, nhân dân ta không bị đồng hoá. Trái lại, với đức tính thông minh và bền bỉ của mình, họ biết giữ gìn, 9 phát huy những phong tục, những truyền thống lâu đời của người Việt kết hợp với sự tiếp thu, ảnh hưởng văn hoá Hán một cách có chọn lọc để làm giàu thêm nền văn hoá của dân tộc Việt. Đứng về mặt lịch sử đây là thời kỳ Bắc thuộc, một thời kỳ mà kẻ đô hộ đến từ phương bắc đã phải chạm trán với bản lĩnh người Việt cổ. Các cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Lý Bôn, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Thanh, Khúc Thờ Dụ, Dương Đình Nghệ…đã thể hiện tinh thần bất khuất của ông cha ta trong việc giành lại độc lập tự chủ cho đất nước. Nhưng phải đến chiến thắng Ngô Quyền năm 938, với trận chiến oanh liệt đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mới chấm dứt một nghìn năm đô hộ, mở ra một kỷ nguyên mới - độc lập, tự chủ của nhà nước Đại Việt. Việt Nam nằm ngay bên cạnh nước lớn là Trung Hoa, có lịch sử xâm chiếm lân bang, vì vậy, muốn giữ vững nền độc lập, tự chủ không phải dễ dàng. Ý thức được điều ấy, các triều đại phong kiến nước ta không chỉ biết lợi dụng địa hình, thời tiết, khí hậu nước mình; biết giữ vững biên thuỳ không để Trung Quốc phân tán đánh bại lực lượng ta mà còn biết nhún nhường, hoà hảo đối với Trung Quốc khi họ không tỏ ý xâm lăng. Chính vì thế, các triều đại phong kiến nước ta đã nhận Trung Quốc là “Thiên triều”, nghĩa là coi đất mình là do Hoàng Đế Thiên Triều phong cho; để làm phên dậu ngăn cản ngoại xâm cho Trung thổ. Vậy muốn làm vua ở phiên quốc phải được Thiên Triều thừa nhận bằng cách ban sắc phong và ấn. Khi mất thì kẻ quyền nối phải cáo ai và phải cầu phong. Theo lệ, mỗi năm phải tới Thiên Triều ra mắt một lần, nhưng cũng có thể sai phái bộ thay mình mang phẩm vật tới cống. Đó là lễ tuế cống. 10 . đi sứ và số lượng thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt nam 1.2.1. Khảo sát số lượng các chuyến đi sứ Thơ đi sứ trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam. Phần lớn các công trình nghiên cứu trên tập trung vào tìm hiểu về thơ chữ Hán của các nhà thơ trung đại Việt Nam. 2.2. Riêng về thể loại thơ đi sứ viết

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan