Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn

137 814 3
Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ LAN ĐÓNG GÓP NGHỆ THUẬT CỦA THƠ LƯU QUANG CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ : 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG VINH - 2011 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài .3 2. Lịch sử vấn đề .4 3. Đối tượng nghiên cứu .10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát .10 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Đóng góp của luận văn .11 7. Cấu trúc luận văn .11 Chương 1. Lưu Quang - một gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ chống Mỹ 12 1.1. Bối cảnh lịch sử - thẩm mĩ của thơ Việt Nam thời chống Mỹ ……….12 1.2. Đặc điểm của thơ Việt Nam giai đoạn chống Mỹ .15 1.2.1. Sự chi phối của khuynh hướng sử thi trong nền thơ chống Mỹ 15 1.2.2. Những “cựa quậy”, tìm tòi trong thơ Việt Nam nhằm tách khỏi “dàn đồng ca” sử thi và hệ quả của 18 1.3. Lưu Quang - một gương mặt đặc biệt của thế hệ nhà thơ chống Mỹ . 29 1.3.1. Nhìn chung về diện mạo, đặc điểm và hành trình thơ Lưu Quang .29 1.3.2. Nguyên nhân chính tạo nên diện mạo thơ Lưu Quang .33 Chương 2. Đóng góp của cái nhìn nghệ thuật trong thơ Lưu Quang 42 2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật .42 2.2. Đặc điểm cái nhìn nghệ thuật của thơ Lưu Quang .44 2.2.1. Cái nhìn mang tính “phi sử thi” về chiến tranh, lịch sử, dân tộc 44 2.2.2. Cái nhìn về con người từ góc độ thế sự, đời tư .65 2.3. Nét mới trong cái nhìn nghệ thuật của Lưu Quang .86 2 Chương 3. Đóng góp về hình thức nghệ thuật trong thơ Lưu Quang .91 3.1. Ngôn ngữ, hình ảnh, bút pháp trong thơ Lưu Quang .91 3.1.1. Hình ảnh gợi cảm, giàu ấn tượng tạo hình 91 3.1.2. Ngôn ngữ kết hợp linh hoạt giữa tả thực và tượng trưng 99 3.1.3. Sự xuất hiện đậm đặc các yếu tố tượng trưng, siêu thực - một nét độc đáo trong bút pháp Lưu Quang .103 3.2. Kết cấu thơ Lưu Quang .108 3.2.1. Kết cấu theo “dòng chảy” tự nhiên của tâm trạng, cảm xúc .108 3.2.2. Kết cấu theo mạch liên tưởng, tưởng tượng phóng túng 112 3.2.3. Xu hướng “trường ca hóa” trong thơ Lưu Quang .116 3.3. Sự đa dạng giọng điệu trong thơ Lưu Quang 118 3.3.1. Giọng tin yêu, trong sáng 118 3.3.2. Giọng khắc khoải, trầm thống .122 3.3.3. Giọng đắm đuối, thiết tha 125 KẾT LUẬN 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO 133 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ ngày Xuân Quỳnh - Lưu Quang ra đi nhưng sự tiếc thương của làng thơ Việt Nam đối với họ vẫn vô cùng nhức nhối. Những cống hiến trong văn học nghệ thuật của họ đã được nhà nước ghi nhận bằng những giải thưởng quý giá. Tuy nhiên món quà lớn nhất dành cho họ lại chính là dấu ấn mà họ đã để lại trong lòng khán giả, độc giả, những người đã từng xem kịch Lưu Quang Vũ, đã từng đọc văn và yêu thơ của đôi vợ chồng tài hoa này. 1.2. Lưu Quang là một tác giả đa tài và từng thành công trên nhiều thể loại: kịch, thơ, truyện, ngắn, phê bình sân khấu. Ông mất đi khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác với tư cách là nhà biên kịch. Với hơn 50 vở kịch được công chúng đón chào nồng nhiệt, thời bấy giờ ông được giới phê bình nhận định chính là Molie của Việt Nam. Nhưng ở độ lùi thời gian chúng ta lại nhớ và nhắc nhiều đến Lưu Quang với tư cách một nhà thơ. Những ai yêu thơ đều hiểu thơ chính là hồn cốt thâm hậu nhất của con người này. Ngay từ tập thơ đầu tiên in năm 1968 cho đến những vần thơ “viển vông cay đắng u buồn” viết trong những năm chiến tranh, cho đến khi cả gia tài hàng trăm bài thơ của ông được công bố vào năm 1988, thành tuyển tập thơ Lưu Quang - Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi năm 2010, các nhà phê bình văn học đã tìm thấy ở tác giả này sự quyến rũ của một hồn thơ nồng nàn đắm đuối mà chân thành giản dị. Trong dòng chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ, Lưu Quang có một giọng điệu riêng, được định hình từ một thi pháp thơ rõ nét. Giữa dàn đồng ca của những tiếng thơ cùng thế hệ, Lưu Quang đã góp một tiếng thơ sôi nổi, tươi mới, mát lành, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển và đổi mới của thơ ca thời kỳ này. Vượt lên trên 4 cảnh ngộ của bản thân, những đau xót, cô đơn, lầm lỡ, Lưu Quang lặng lẽ và bền bỉ sáng tạo như một sự kí thác lòng tin yêu cuộc đời theo cách của riêng ông. Lưu Quang đã có một giọng điệu riêng giàu sức ám ảnh, một thế giới nghệ thuật khá đặc sắc, trong đó có những câu thơ, bài thơ “không thể có gì thay thế được” trong lòng người yêu thơ. 1.3. Thơ Lưu Quang do đó đã được giới nghiên cứu nhiều, những đóng góp nghệ thuật thơ Lưu Quang cũng được nhìn nhận đã lâu. Tuy nhiên về việc khẳng định những đóng góp nghệ thuật của thơ ông trong làng thơ Việt Nam thì chưa toàn diện. Chọn đề tài Đóng góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi mong muốn được đưa ra một cái nhìn trọn vẹn hơn, có hệ thống hơn về gương mặt nhà thơ tài hoa này trên bình diện thi pháp, để thêm một lần nữa khẳng định ông như một cá tính thơ mạnh mẽ, một nhà thơ tài hoa bên cạnh tư cách là nhà soạn kịch nổi tiếng đã hiển nhiên được công nhận từ trước. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Sự ra đi đột ngột của gia đình nghệ sĩ Xuân Quỳnh - Lưu Quang đã gây nên một nỗi bàng hoàng, thương tiếc vô hạn của giới văn nghệcủa độc giả. Sự đau xót, cảm thương cho số phận nghiệt ngã của hai tài năng bẩm sinh này giống như một sự thôi thúc, khiến người ta thấy cần phải đọc lại, nhìn nhận, đánh giá lại những gì mà họ gửi lại cho cuộc đời. Những tác phẩm kịch của Lưu Quang ngay lập tức là sự chú ý của công chúng và liên tục được dựng, được diễn. Những tác phẩm thơ của ông được công bố thêm. Những bài viết về ông cũng ngày một nhiều hơn trên các báo và được tập hợp thành sách. Điều đáng chú ý là bên cạnh việc khẳng định những thành tựu của Lưu Quang - nhà viết kịch, chân dung ông với tư cách nhà thơ đã được dựng lại ngày càng sắc nét hơn. 5 Hầu hết những bài viết về ông đều có một nội dung khá chụm. Đó là việc khẳng định và dự báo về vai trò của thơ Lưu Quang với toàn bộ sự nghiệp của ông và với thơ ca chống Mỹ nói chung. Các nhà phê bình đều khẳng định Lưu Quang trước hết và trên hết với tư cách là một nhà thơ tài hoa. Ngay khi những bài thơ đầu tay của ông được đăng thì lập tức Hoài Thanh - tác giả của Thi nhân Việt Nam đã nhiệt tình khẳng định Lưu Quang là “một cây bút trẻ có nhiều triển vọng”, “đúng nó là vàng thật, đúng nó là thơ” [25; 106]. Còn Anh Ngọc thì nói: “Có người khẳng định vinh quang chính của anh là ở kịch, nhưng riêng tôi, tôi vẫn cho rằng là một nhà thơ nhiều hơn và anh sẽ tồn tại với mai sau như một nhà thơ” [25; 85]. Phạm Tiến Duật cũng có những đánh giá tương tự: “Mặt còn tiềm tàng nhất trong anh là thơ [25; 188] . “Phần tâm huyết nhất mà Lưu Quang cảm thấy luôn mắc nợ cuộc đời là thơ” [24; 56]… Còn có thể ghi nhận ý kiến mà Nguyễn Thị Minh Thái nêu ra trong bài viết Thơ tình Lưu Quang Vũ. Tác giả này cho rằng: “Thơ - với Lưu Quang là tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng của tâm hồn chàng với đời sống”, “thơ là những gì để lại tinh túy nhất”. Cảm nhận của chị về thơ của Lưu Quang dường như đã thăng hoa khi chị nói rằng: “Đi suốt chiều dài một đời thơ Lưu Quang Vũ, tôi có cảm giác như vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng, không hiểu sao chỉ có ở thơ Lưu Quang - một vẻ đẹp trong vắt của tài năng thi ca” [35; 87]. Với Huỳnh Như Phương: “Lưu Quang thực sự là một nhà thơ của tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tra vấn về cuộc đời và tự tra vấn chính lòng mình” [25; 65]. Với Anh Ngọc, chỉ chiếm phân nửa trong tập Hương cây - Bếp lửa cũng đủ để Lưu Quang “có một vị trí vững vàng, bởi 6 một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu hứng, với mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra dường như bất tận” [24; 102]. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận thơ Lưu Quang ở những góc độ nội dung lớn trong thơ ông. Riêng về những đóng góp của thơ Lưu Quang đối với nền thơ đương thời cũng tiếp tục được đánh giá. Năm 2008, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của Lưu Quang và Xuân Quỳnh, cuốn Di cảo Nhật ký - Thơ của Lưu Quang đã được Lưu Khánh Thơ biên soạn và công bố một phần lớn những tác phẩm cũng như bút tích của ông. Đáng chú ý là 34 bài thơ Những bông hoa không chết, là phần thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 -1975), một thời kỳ “gian khó cô đơn đến cùng cực” của Lưu Quang mà ít người biết tới. Những bài thơ này khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành một dòng riêng, không thực sự hợp với những đòi hỏi của sách báo ngày đó nên không được in ấn, xuất bản. Chính những bài thơ này gợi mở một diện mạo thơ khác của Lưu Quang mà khiến cho Anh Chi phải thốt lên: “Cá nhân tôi coi anh là một tài năng khá đặc biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thế kỷ XX. Do cách anh đi trên đường đời, đường thơ thật khác biệt so với bạn thơ cùng trang lứa, cùng thời nên anh là một số phận thơ khác biệt hẳn ra, có thể coi là cá biệt” . “một giọmg thơ dễ xâm chiếm lòng người”, một tiếng thơ có “đủ mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, một tứ thơ “say đắm, nhiều nước mắt và cũng thật nồng nàn” . [44; 340]. Trong bài viết của Ngô Thảo - Nhớ về Lưu Quang - những khoảnh khắc chợt hiện, cũng có những người nhận định rất khái quát về tác phẩm của Lưu Quang Vũ, bao gồm cả kịch, thơ, văn xuôi rất thú vị, có tính bao quát lớn: “Hai mươi năm chưa phải là dài, nhưng đất nước và thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, xã hội, khiến cho nhiều thước đo giá trị thay đổi. Tuy nhiên nhiều tác phẩm của Lưu Quang không sợ những thước đo mới mẻ: “thấm đượm nhân văn, hướng thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con người, 7 đất nước, luôn là những giá trị được nghệ thuật tôn trọng”” [44; 352] . Cũng có thể xem đây là những đóng góp của thơ Lưu Quang cho nền thơ Việt Nam đương thời. Cảm hứng dân tộc là một cảm hứng xuyên suốt, bền chắc trong thơ Lưu Quang và ông có nhiều đóng góp riêng. Quần Phương chỉ ra cái đặc biệt của cảm hứng dân tộc trong thơ Lưu Quang Vũ, “ in đậm phong cách của anh là ở chỗ anh quan tâm đến vẻ hùng vĩ của đất đai, vẻ đẹp óng ánh của ngôn ngữ, đời sống trận mạc - gian lao của người dân. Lưu Quang còn yêu thương và ngợi ca nhân cách dân tộc, ngợi ca tầm vóc vĩ đại và sự hi sinh cao cả của người dân” [55; 366]. Phạm Xuân Nguyên đi tìm cái riêng của Lưu Quang giữa “dàn đồng ca ca ngợi đất nước thời trận mạc. Lưu Quang nhìn chiến tranh từ góc độ không tô vẽ, không lý tưởng hóa. Tâm hồn thi sĩ của anh rất nhạy cảm với đất nước đau thương, thấm đẫm mồ hôi và máu. Anh vật vã, đau đớn lo ngại cho đất nước đói nghèo cơ cực trong cuộc chiến tranh dai dẳng. Từ đó nhà thơ xác định con đường đi của riêng mình: chối bỏ những chữ ngọt ngào lộng lẫy, để lựa chọn “những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thực” [22]. Về mặt hình thức, yếu tố được nói khá nhiều trong thơ Lưu Quang là giọng điệu. Hoài Thanh nhận thấy: “Câu thơ Lưu Quang thường ngọt ngào hiền hậu”, “ngọt lịm” [25; 106]. Anh Ngọc có hàng loạt nhận xét: “Hồn thơ tràn đầy mẫn cảm, đằm thắm đến ngọt lịm”, “một thứ nhạc điệu du dương êm ái đặc biệt”, “sức chảy ào ạt của dòng tình cảm đã phá vỡ mọi khuôn khổ và khiến thơ anh có sức lôi cuốn mạnh mẽ” [25; 184] . Anh Chi thì có nhận định khái quát hơn: “Chúng tôi suy nghĩ rằng sau trào lưu thơ mới, rất lâu mới lại thấy một giọng thơ dễ xâm chiếm lòng người đến vậy. Lưu Quang say đắm một cách tự nhiên, viết như không” [ .]. Có lẽ sau thơ mới, từ năm 1945 trở đi, nhất là sau năm 1954, thơ ta trở nên tỉnh táo, càng ngày càng tỉnh táo. 8 Ngoại trừ một số bài thơ của Hữu Loan, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi còn có những câu say đắm, mà chỉ ở giai đoạn trước năm 1955. Các nhà thơ hầu như thiên hẳn về thứ thơ khỏe khoắn, dễ hiểu, hợp với đề tài công nông binh. Do vậy khi Lưu Quang xuất hiện với giọng thơ đắm đuối, đẹp như mộng, lập tức người đọc yêu mến, vồ vập” [44; 329]. Quần Phương, Lưu Khánh Thơ, Bích Thu cũng dùng từ “đắm đuối” để nói về giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ. Các nhà phê bình còn rất chú ý đến những biểu tượng của thế giới nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ. Trong một bài viết khá công phu mang tên Lưu Quang tâm hồn trở gió, tác giả Phạm Xuân Nguyên phát hiện “gió” là biểu tượng biểu trưng cho toàn bộ thế giới thơ Lưu Quang Vũ, làm nên bản sắc riêng của thế giới nghệ thuật ấy. Gió biểu thị cho sự luôn vươn lên, không yên ổn trong những cái mực thước, khuôn phép, vừa phải, lưng chừng. Mạnh mẽ, mãnh liệt như gió, cảm hứng mạnh nhất trong thơ Lưu Quang là cảm hứng khai phá, kiếm tìm, là cảm hứng sự thật. Chính vì vậy, viết về đất nước, về cuộc chiến tranh hay tình yêu, Lưu Quang đều có tiếng nói riêng biệt tài hoa của mình. Phạm Xuân Nguyên đã dựng được chân dung tinh thần của nhân vật trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ: mạnh mẽ, phóng khoáng, đầy khát vọng và bản lĩnh sáng tạo, là người “nổi gió sớm trong thơ như về sau nổi gió đầu trong kịch” [22]. Phan Trọng Thưởng chú ý đến những biểu tượng “bầy ong” và cho rằng nó giống như hình bóng của tác giả: “Hình như anh cảm thấy có một sự đồng thân, đồng phận nào đấy giữa mình với con ong: sự cần mẫn, lam lũ, ý thức chắt chiu tìm kiếm, nhỏ nhoi, giản dị” [48]. Vương Trí Nhàn tìm thấy một biểu tượng khác gắn với rất nhiều câu thơ, bài thơ tài hoa của Lưu Quang Vũ: “mưa”. Tác giả này nhận thấy: “Trong các thi sĩ đương thời là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với 9 mưa hơn ai hết. Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người thấy bất lực, không sao níu kéo nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở nên lờ mờ không xác định” [22; 128]. Như vậy các nhà phê bình đã phát hiện thấy những biểu tượng giàu sức biểu cảm - in dấu phong cách của riêng Lưu Quang Vũ. Lưu Quang đã sống trong lòng bạn yêu thơ với những bài thơ, câu thơ “không thể thay thế”, da diết, ám ảnh. Cùng với thời gian, cùng với việc thơ Lưu Quang được công bố rộng rãi, thơ ông ngày càng được khẳng định, yêu thích. Các tác giả phê bình đã tiếp cận thơ Lưu Quang với các góc độ: cái độc đáo của từng chặng thơ trong đời ông; những đề tài lớn: tình yêu, dân tộc, nhân dân, những vần thơ gửi mẹ, giọng điệu thơ buồn, đắm đuối, ngọt ngào; sức ám ảnh mê hoặc của hồn thơ, của tài năng thi ca trong vắt, tự nhiên mà không một sự dụng công nào có được; hệ thống biểu tượng; riêng từng bài thơ đặc sắc… Ở mỗi nội dung lớn của thơ Lưu Quang Vũ, các tác giả chỉ ra được những nét riêng không dễ lẫn với các giọng thơ khác cùng thời. Rõ ràng, đã định hình một phong cách Lưu Quang trong thơ, nói như Anh Ngọc là “đã có một giọng điệu riêng, đã ổn định một bản sắc thơ nhất quán”. Trên đây là một số những phương diện tiêu biểu, tập trung nhất mà các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thường hay đề cập đến khi viết về thơ Lưu Quang Vũ. Bên cạnh đó, còn rải rác những ý kiến, những phát hiện khác nhau tùy thuộc vào góc độ soi chiếu của từng tác giả về thơ Lưu Quang Vũ. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng việc nghiên cứu những đóng góp nghệ thuật của thơ ông chưa phải là những công trình nghiên cứu mang tính thống kê tổng hợp thực sự để chứng minh thơ của nhà thơ này với một bản sắc thơ riêng biệt. Chúng tôi nhận thấy các bài viết, các ý kiến trên thực sự là những gợi mở hết sức quý báu, có giá trị to lớn cho hướng khai thác và xây dựng luận văn Đóng góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ. 10 . 2. Đóng góp của cái nhìn nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ Chương 3. Đóng góp của hình thức nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ 12 Chương 1 LƯU QUANG VŨ. 6. Đóng góp của luận văn 11 Luận văn đưa ra cái nhìn tương đối sáng rõ và hệ thống về những đóng góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ. 7. Cấu trúc luận văn

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan