Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
569 KB
Nội dung
1 bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Trần thị kim liên CáitôitrữtìnhTrongthơ lu quangvũ chuyên ngành: lý luận văn học mã số: 60.22.32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.ts. lu khánh thơ Vinh - 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1. Lí do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Mục đích nghiên cứu .7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc của luận văn 8 Chương 1. Từ nhận thức chung về cáitôitrữtình đến việc tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của LưuQuangVũ .9 1.1. Khái niệm “cái tôi” và “cái tôitrữ tình” 9 1.1.1. Cáitôi 9 1.1.2. Cáitôitrữtình .10 1.2. Các hình thức biểu hiện cáitôitrữtìnhtrong văn học .13 1.2.1. Cáitôitrữtìnhtrong văn học dân gian .13 1.2.2. Cáitôitrữtìnhtrong văn học cổ điển .13 1.2.3. Cáitôitrữtìnhtrongthơ lãng mạn 14 1.2.4. Cáitôitrữtìnhtrongthơ cách mạng .15 1.3. Những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của LưuQuangVũ .15 Chương 2. CáitôitrữtìnhtrongthơLưuQuangVũ qua những nguồn cảm hứng tiêu biểu 23 2.1. Cáitôi tha thiết yêu thương đắm đuối 24 2.1.1. Cảm xúc về quê hương đất nước 24 2.1.2. Cảm xúc về người thân .27 2.1.3. Cảm xúc về số phận của trẻ em 32 2.2. Cáitôi da diết và đầy biến động trongtình yêu .35 2.2.1. Những cảm xúc trong trẻo tuổi học trò .36 2.2.2. Tình yêu đầu đời và hạnh phúc ngắn ngủi 38 2.2.3. Tình yêu “những năm tháng đau xót và hi vọng” .41 2 2.2.4. Tình yêu là lẽ sống “Anh yêu em và anh tồn tại” .44 2.3. Cáitôi trải nghiệm đau đớn trong những cảm nhận về chiến tranh .52 2.3.1. Cảm xúc thơ mộng, lạc quan, tin tưởng thời kì đầu bước vào cuộc chiến tranh .53 2.3.2. Nhận thức về những bi kịch và tổn thất của chiến tranh .56 2.3.3. Những đau đớn xé lòng và những lời chất vấn bỏng rát về chiến tranh 60 2.4. Cáitôi khắc khoải trước hiện thực đời sống 64 2.4.1. Nghèo đói, thiên tai .65 2.4.2. Những dự cảm về tương lai .69 Chương 3. Nghệ thuật thể hiện cáitôitrữtìnhtrongthơLưuQuangVũ .73 3.1. Giọng điệu 73 3.1.1. Giọng trẻ trung, trong sáng .74 3.1.2. Giọng xót xa cay đắng .76 3.1.3. Giọng đắm đuối nồng nàn .78 3.2. Thể thơ .82 3.2.1. Thể thơ 5 tiếng 82 3.2.2. Thể thơ 7, 8 tiếng 84 3.2.3. Thể thơ tự do .87 3.3. Ngôn ngữ 91 3.3.1. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm 92 3.3.2. Ngôn ngữ đa nghĩa giàu tính tạo hình .94 3.4. Một số môtip hình ảnh chủ đạo trongthơLưuQuangVũ .97 3.4.1. Hình tượng gió 98 3.4.2. Hình tượng mưa 101 3.4.3. Hình tượng lửa 104 3.4.4. Hình tượng quả chuông .107 KẾT LUẬN .110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ trước đến nay, khi nhắc đến LưuQuang Vũ, nhiều người thường nghĩ đến một kịch gia nổi tiếng của sân khấu kịch nói Việt Nam. Chính sức sáng tạo mãnh liệt ở mảng sáng tác này đã đem lại vinh quang cho anh. Trong tư cách là một kịch gia, LưuQuangVũ đã khẳng định được vị trí vai trò và ảnh hưởng của mình trên “địa hạt sân khấu hiện đại Việt Nam”. Với hơn 50 vở kịch và những giá trị của nó, anh đã được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam (thế kỉ XX)” (Phan Ngọc). Tháng 9 năm 2000, LưuQuangVũ vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật cũng bởi những đóng góp to lớn ấy của anh cho nền sân khấu nước nhà. Nhưng đọc những tài liệu viết về LưuQuangVũ từ khi anh còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành và nổi tiếng, có lẽ chúng ta sẽ rất ngạc nhiên trước một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế và dễ xúc động. Không những thế, anh còn là một người hội tụ nhiều tài năng và ở mặt nào anh cũng tỏ ra xuất sắc, ẩn chứa và báo hiệu sự tỏa sáng rực rỡ. Ở con người tài hoa này, có thể thấy “cốt cách thi sĩ vẫn là nét nổi trội nhất”. 1.2. LưuQuangVũ là một tài thơ “thuộc loại bẩm sinh”. Ngay từ tập thơ đầu tiên năm 1968 - khi vừa tròn 20 tuổi - in chung với nhà thơ Bằng Việt (tập Hương cây- Bếp lửa) anh đã được xem là một trong những hiện tượng thơ của thập niên 60 thế kỉ XX. Xuất hiện từ cao trào của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong dàn đồng ca của thơ trẻ thời kỳ này, thơLưuQuangVũ đã sớm định hình được một cá tính riêng. Với một giọng điệu riêng, một cách biểu hiện riêng, anh đã góp một tiếng thơ sôi nổi, tươi mới, mát lành, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển và đổi mới của thơ ca thời kỳ này. 4 Từ tập thơ đầu tay cho đến khi cả hàng trăm bài thơ của anh được công bố, bạn đọc yêu thơ đều bị hấp dẫn bởi một hồn thơ nồng nàn, đắm đuối mà vô cùng chân thành, giản dị, không hề cầu kỳ chải chuốt câu chữ. Dù là những rung động hồn nhiên, những cảm xúc rất chân thành và ngay cả những lúc tâm trạng “bộn bề” nhất anh đều gửi gắm vào thơ. Quả là, đối với anh “thơ mới là nơi anh ký thác nhiều nhất”. Với thơ, anh đã tìm thấy niềm vui, sự chia sẻ và cả niềm tin yêu cuộc đời theo cách riêng của mình. Thể hiện điều ấy trong thơ, LưuQuangVũ đã tạo nên một phong cách riêng, một giọng điệu riêng, một cáitôi riêng, giàu sức ám ảnh trongthơ ca Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, đã có một thời gian, nhiều bài thơ của LưuQuangVũ bị coi là lạc điệu, là không hợp với thời cuộc, bị đặt sang bên lề cuộc sống, không được phổ biến. Đến mãi sau này, nó mới được tập hợp và ra mắt bạn đọc. Có thể nói, những phần chưa công bố, phần bị xem là lạc điệu ấy mới chính là con người thật nhất, chân thành mà tài hoa, giản dị mà tinh tế. Đó là một cáitôi rất riêng, rất LưuQuang Vũ. 1.3. ThơLưuQuangVũ xứng đáng được quan tâm, nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ, toàn diện để thấy được đóng góp của anh đối với nền văn học nước nhà. Chọn đề tài CáitôitrữtìnhtrongthơLưuQuang Vũ, chúng tôi muốn góp một cái nhìn đầy đủ hơn, có hệ thống hơn về một gương mặt thơ độc đáo, một cá tínhthơ mạnh mẽ, một phong cách thơ sắc nét trongthơ ca Việt Nam thời kỳ hiện đại. Từ đó giúp người đọc có thể có được một cái nhìn đầy đủ hơn về LưuQuang Vũ: một nhà soạn kịch tài năng, một cá tínhthơ độc đáo. 2. Lịch sử vấn đề Trên thi đàn Việt Nam, LưuQuangVũ xuất hiện với một phong cách thơ riêng biệt, độc đáo. Không sắc sảo, cũng không vồ vập ồn ào, hồn thơLưuQuangVũ đôn hậu, hiền hòa và thiết tha tình nghĩa. Chính vì thế, thơ anh dễ 5 đi vào lòng người, gây được cảm tình cho độc giả. Với LưuQuang Vũ, thơ luôn là một phần của tâm hồn, của cuộc đời, của lẽ sống, của tình yêu. Chặng đường thơ của LưuQuangVũ trải dài từ những năm kháng chiến chống Mĩ đến những năm tháng thời kỳ đất nước đổi mới và dừng lại khi anh qua đời năm 1988. Người đọc biết đến LưuQuangVũ ngay từ tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt, tập Hương cây - Bếp lửa. Ngoài 20 bài thơtrong tập này, LưuQuangVũ chưa được chú ý nhiều mặc dù cảm xúc tràn đầy anh vẫn sáng tác thơ bên cạnh kịch và truyện ngắn. Rồi những năm 80 đầy những dự cảm và biến đổi lớn lao trong đời sống dân tộc, LưuQuangVũ ào ạt cho ra đời hàng loạt vở kịch. Chỉ hơn 5 năm, anh đã có hơn 50 vở kịch mà nhiều vở đã đạt giải cao, được công chúng đón nhận nhiệt tình. Và người đọc đã có phần lãng quên LưuQuangVũ - nhà thơ. Nhưng sau sự ra đi đột ngột của anh và vợ là thi sĩ Xuân Quỳnh, thơ anh được công bố rộng rãi với nhiều tập thơ được in: Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993), và một số tập thơ đã tương đối hoàn chỉnh: Cuốn sách xếp lầm trang, Cỏ tóc tiên, và gần đây nhất, năm 2008, cuốn Di cảo Nhật kí - thơ cũng vừa được ấn hành. Mỗi vần thơ của LưuQuangVũ càng đọc càng thấy hấp dẫn bởi sự nhẹ nhàng mà sâu lắng của nó. Và cũng bởi thơ anh không theo một khuôn khổ, không chịu một sự ràng buộc, gò bó nào. Anh đã trải hồn mình vào thơ, đã sống thật với thơ không hề dấu diếm. Từ đây gương mặt thơLưuQuangVũ được nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ và rõ nét hơn. Cuốn LưuQuangVũthơ và đời do Lưu Khánh Thơ biên soạn, xuất bản năm 1997, được coi là cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất về thơLưuQuang Vũ. Cuốn sách được chia thành hai phần: Phần đời gồm có hai bài viết về cuộc đời LưuQuangVũ của mẹ và em gái anh. Ngoài ra, còn một bài nữa nói về thơLưuQuangVũ của Vũ Quần 6 Phương: “Đọc hết những bản thảo của anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh kí thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian”. Đọc phần đời của LưuQuang Vũ, người đọc chú ý đến số phận trắc trở với những chặng đường gian truân, không bằng phẳng của một tài năng nghệ thuật. Đồng thời hiểu được phần nào mối duyên nợ của anh với thơ, hiểu được vì sao anh vẫn thường xuyên sáng tác thơ ngay cả những lúc anh tỏa sáng trên sân khấu và thơ anh bị coi là “lạc điệu”. Phần thơ gồm có121 bài, trong đó có nhiều bài trước đó chưa từng được xuất bản. Cuốn LưuQuangVũ tài năng và lao động nghệ thuật cũng do Lưu Khánh Thơ sưu tầm và biên soạn, xuất bản năm 2001, ra đời nhân dịp LưuQuangVũ được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Cuốn sách đã giới thiệu rất nhiều bài viết, bài phê bình của nhiều tác giả như Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Bích Thu, Hoàng Sơn, . Những bài viết này đã cho thấy sự đánh giá của giới phê bình về thơLưuQuangVũ từ nhiều góc độ. Điểm lại những bài viết, bài phê bình về thơLưuQuangVũ chúng ta có thể tổng kết ở những nội dung sau: 2.1. Các bài nghiên cứu đã tập trung chủ yếu vào việc khẳng định tài năng thơ ca của LưuQuang Vũ. Hoài Thanh trong bài viết Một cây bút nhiều triển vọng đã đánh giá những vần thơ của LưuQuangVũ “nó là vàng thật, đúng nó là thơ. LưuQuangVũ có nhiều câu, nhiều đoạn đúng là thơ, lại có cả một bài thơ rất hay. Năng khiếu của anh đã rõ. Miễn là anh đi đúng nhất định anh sẽ đi xa” [43, 22]. Vũ Quần Phương trong bài Đọc thơLưuQuangVũ đã nhận xét “Tôi thấy trước sau cốt cách thi sỹ vẫn là nét nổi trội nhất trong tâm hồn anh. Tôi 7 trộm nghĩ, về lâu dài sự đóng góp của LưuQuangVũ về thơ còn lớn hơn về kịch” [43, 33]. Lê Minh Khuê cũng đã có đánh giá tương tự trong bài viết Truyện ngắn LưuQuang Vũ: “Vũ là thơ”, “Bản thân anh cũng luôn đánh giá thơ là quan trọng của đời anh” [43, 134]. Tác giả Anh Ngọc cũng cho rằng, chỉ chiếm phân nửa trong tập Hương cây - Bếp lửa cũng đủ để LưuQuang Vũ: “có một vị trí vững vàng, bởi một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu hứng, với một mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra dường như bất tận” [43, 109]. Còn Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết ThơtìnhLưuQuangVũ cũng đã cảm nhận được rằng: “Trong tính cách sáng tạo của con người tài hoa trẻ trung LưuQuangVũ thì thơ là hồn cốt thâm hậu nhất” [43, 92], và “đi suốt chiều dài đời thơLưuQuang Vũ, tôi có cảm giác như đi vào kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng, không hiểu sao chỉ có ở thơLưuQuangVũ - một vẻ đẹp trong vắt của thi ca” [43, 95], và chỉ rõ thơLưuQuangVũ còn rất nhiều điều cần khám phá. Như vậy qua những đánh giá cảm nhận ở trên, ta thấy các nhà phê bình nghiên cứu đã khẳng định LưuQuangVũ trước hết và trên hết là một nhà thơ tài hoa. 2.2. Nhiều bài nghiên cứu, phê bình cũng đã đi sâu vào tìm hiểu các phương diện thể hiện trongthơLưuQuang Vũ. * Đề cập đến những nội dung lớn trongthơLưuQuangVũ - Về quê hương đất nước Các tác giả như Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên đều thống nhất trong đánh giá nhận xét về cảm hứng dân tộc trongthơLưuQuang Vũ: quan tâm đến vẻ đẹp đất nước, “ngợi ca tầm vóc vĩ đại và sự hi sinh cao cả của người dân”[43, 49]. - Về thơtình 8 Thơtình chiếm một số lượng khá lớn trong sự nghiệp sáng tác của LưuQuang Vũ. Trong những bài viết của mình, các tác giả Vũ Quần Phương, VũQuang Vinh, Phạm Xuân Nguyên đều có phát hiện chung về thơtìnhLưuQuang Vũ: với LưuQuangVũtình yêu là số phận. Tình yêu trong anh có nhiều cung bậc phong phú, nhưng bao trùm lên trên hết vẫn là sự cao thượng, là niềm tin ở con người và tình yêu. Ở mảng sáng tác này trongthơLưuQuang Vũ, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thị Minh Thái đặc biệt chú ý nhiều đến hình ảnh người con gái: “Hình ảnh người con gái trongthơtìnhLưuQuangVũ thường rất đẹp”, “Cuối cùng con thuyền thơ của LưuQuangVũ đã cập bờ đạt tới hình ảnh hoàn hảo về nhân vật trữtình Em trong tập thơ” [43, 94]. * Nhiều bài đi sâu tìm hiểu cách thức thể hiện trongthơLưuQuang Vũ. - Một yếu tố được các nhà phê bình rất chú ý đó là những biểu tượng của thế giới nghệ thuật thơLưuQuang Vũ. Trong bài viết LưuQuangVũ một tâm hồn trở gió, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã phát hiện gió là một biểu tượng, biểu trưng cho toàn bộ thế giới thơLưuQuang Vũ, làm nên bản sắc của riêng thế giới nghệ thuật ấy. Tác giả đã đánh giá: “Những trang thơ anh có rất nhiều gió” [43, 77]. Vương Trí Nhàn lại khám phá một biểu tượng khác: mưa - biểu tượng này thường gắn với rất nhiều bài thơ tài hoa của LưuQuang Vũ: “Trong các thi sỹ đương thời, Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết”. - Yếu tố thứ hai về cách thức biểu hiện trongthơLưuQuangVũ được nói đến khá tập trung là giọng điệu. Hoài Thanh đã nhận thấy “Câu thơLưuQuangVũ thường ngọt ngào hiền hậu”. Lưu Khánh Thơ, Bích Thu cũng dùng từ “đắm đuối” để nói về giọng điệu thơLưuQuang Vũ. Như vậy, có thể thấy rằng những bài viết, nghiên cứu về thơLưuQuang Vũ, các nhà nghiên cứu phê bình đã có đóng góp nhất định trong việc phát 9 hiện những nét đặc sắc trongthơ của LưuQuang Vũ. Tuy nhiên, những bài viết đó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía cạnh riêng lẻ chứ chưa có một chuyên luận nào, một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu thơLưuQuangVũ mà cụ thể là cáitôitrữtìnhtrongthơLưuQuang Vũ. Chính vì vậy chúng tôi đi vào phạm vi đề tài còn bỏ ngỏ này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách thể hiện cáitôitrữtìnhtrongthơ cho nên nguồn dẫn liệu mà chúng tôi khảo sát là tất cả các tập thơ đã xuất bản của LưuQuang Vũ: - Hương cây - Bếp lửa (in chung với Bằng Việt - 1968) - Mây trắng của đời tôi (1989) - Bầy ong trong đêm sâu (1993) - LưuQuangVũ - Thơ và đời (1997) - LưuQuangVũ - Di cảo (2008) 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm làm sáng tỏ vấn đề sau: - Tìm hiểu về cáitôitrữtìnhtrongthơLưuQuangVũ qua những nguồn cảm hứng tiêu biểu và nghệ thuật thể hiện nó để thấy được sự đóng góp của một gương mặt thơ rất riêng, giàu cá tính. - Góp phần làm sáng tỏ phong cách thơLưuQuangVũ và những đóng góp của thơLưuQuangVũtrong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn phối hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp 5.2. Phương pháp hệ thống 10