Giọng tin yêu, trong sáng

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 119 - 123)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Giọng tin yêu, trong sáng

Đây là giọng thơ Lưu Quang Vũ những năm đầu sáng tác. Chàng trai Lưu Quang Vũ khi ấy đang còn ngồi trên ghế nhà trường, trong tâm hồn non trẻ còn biết bao ý nghĩ tươi đẹp về cuộc đời, bao lý tưởng bay bổng để đeo đuổi. Nên giọng thơ của nhà thơ giai đoạn này là giọng tin yêu trong sáng đối với gia đình, quê hương, với cuộc kháng chiến của dân tộc.

Trước tiên, Lưu QuangVũ làm thơ thể hiện tình yêu thương của mình với người mẹ đã tảo tần sớm hôm nuôi cả gia đình. Cậu học trò ấy đã dành cho mẹ rất nhiều tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn trong một bài thơ mà giọng điệu còn rất nhiều trong sáng, ngây thơ:

Những tấm áo xưa con nhớ lắm Mũi chỉ đường kim tay mẹ dịu dàng Tuổi thơ đâu những trưa hè xanh thẳm Tuổi nhỏ nằm trong áo nhỏ yêu thương ...

Nhưng trong áo ấm đường khâu mẹ vá Yêu mẹ nhiều nên áo cũ con thương.

(Áo)

Thời gian này Lưu Quang Vũ cũng hay làm thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương với những xóm làng dưới đêm trăng, với đường ven suối, gió ngàn...

Từng hình ảnh hiện lên trong thơ của ông đều mang vẻ đẹp trong trẻo và tươi sáng, là minh chứng cho tâm hồn ngây thơ của tác giả:

Thôn Chu Hưng trăng sao rơi đầy giếng Nằm giữa bốn bề rừng rậm nứa lao xao Đường ven suối quả vả vàng chín rụng Cọ xanh rờn thấp thoáng nước sông reo ...

Mùa thu hòa bình rời xa Việt Bắc Bè về xuôi gió nước sông reo Rừng vẫy lá đưa ta đi lưu luyến Bạn nhỏ trên đồi đứng mãi nhìn theo

(Thôn Chu Hưng)

Cũng trong bài thơ trên, nhà thơ ở lứa tuổi học sinh này còn thể hiện tình yêu, niềm tin rất mãnh liệt vào sức mạnh của quê hương, sức mạnh của tình cảm gia đình, tình cảm xóm làng, tình quân dân cá nước. Đó chính là niềm tin yêu nhà thơ dành cho cuộc đời, dù cho nó đang ở giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến bảo vệ dân tộc:

Ơi Chu Hưng sắn vùi trong bếp đỏ Ấm những ngày gian khổ khó quên nhau Vỡ đồi hoang mẹ trồng sắn trồng ngô Con lớn trong nỗi nhọc nhằn của mẹ Trong cánh tay xóm làng bồng bế

...

Con suối nhỏ xuyên rừng nơi ấy

Là ngọn nguồn sông biển yêu thương...

(Thôn Chu Hưng)

Ngay từ khi còn nhỏ, chứng kiến hững đoàn người kéo nhau ra mặt trận, cậu bé Lưu Quang Vũ cũng háo hức ra trận không kém. Trong lòng mang một quyết tâm và niềm tin giữ nước:

Đất nước mình tươi hoa đẹp nắng Ta cùng gìn giữ phải không anh Em hứa: đồng em xanh

Tay em cầm chắc súng Tàu bay Mỹ rụng

...

Các anh về quê em.

(Gửi tới các anh)

Những câu thơ ngắn, giọng lạc quan, tươi vui vẽ ra một viễn cảnh đẹp cho cuộc chiến. Lưu Quang Vũ chưa nhìn thấy ở cận cảnh những khốc liệt của chiến nó nên ông viết về chiến tranh với giọng điệu lạc quan chung của thơ thời ấy:

Ta đi giữ nước yêu thương lắm Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình

(Thôn Chu Hưng)

Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt

Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc

Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong

(Qua sông Thương)

Mùa chiến dịch bừng muôn ánh đuốc Rung núi chuyển rừng bộ đội hành quân Súng giặc khuân về vui chuyện dân công

(Phố huyện) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến tranh trong mắt Lưu Quang Vũ cũng không đủ sức mạnh để cướp đi của chúng ta mảnh đất hòa bình, những phút giây êm ả:

Năm đánh Mỹ gian truân Qua một ngày vất vả Hà Nội vẫn dành ta Trọn chiều nương êm ả.

(Chiều)

Nhà thơ cũng hay tưởng tượng tới những miền không gian ngập tràn hạnh phúc, một khu vườn trong phố với:

Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi ...

Quả ngọt chín khi mùa hè lại đến

Những chân trời màu hồng những chân trời màu tím Những ngôi sao bàng bạc cả hoàng hôn

(Vườn trong phố)

Và đặc biệt hơn cả là hình ảnh cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc cùng một người Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ. Thế giới tâm tưởng ấy xuất phát từ tình cảm yêu đời nồng nàn của tác giả.

Như vậy nhãn quan của chàng trai trẻ Lưu Quang Vũ thời kỳ này đã tạo ra trong thơ ông những bức tranh, hình ảnh tươi đẹp, tạo ra một con người

luôn tin yêu cuộc đời, lạc quan vào cuộc chiến. Hình ảnh thơ ấy, những cung bậc cảm xúc ấy đem lại trong thơ Lưu Quang Vũ chất giọng đặc biêt, đầy tin yêu và trong sáng. Giọng thơ này mất đi khi Lưu Quang Vũ thực sự bước chân vào cuộc chiến, trực tiếp thấy những hiện thực đớn đau mà nó gây ra. Cộng với những lầm lỡ trong cuộc đời, thơ ông dần nhuốm màu buồn và giọng thơ từ sau Hương cây đã thực sự trở nên khắc khoải, trầm thống.

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 119 - 123)