Giọng đắm đuối, thiết tha

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 126 - 137)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Giọng đắm đuối, thiết tha

Nhiều người cho rằng giọng đắm đuối, thiết tha là nét làm nổi bật lên cái duyên riêng, sức cuốn hút, ám ảnh riêng của Lưu Quang Vũ. Vũ Quần Phương có hẳn một bài viết về vấn đề này. Ông cho rằng đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ, nó tạo nên sức lôi cuốn kỳ lạ trong thơ ông: “Đắm đuối - đó là một đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang... bao giờ anh cũng đắm đuối” [55; 359]. Điểm này ít thấy ở các nhà thơ khác. Dường như từ sau Cách mạng tháng Tám, thơ Việt Nam ưa chuộng sự chắc khỏe, tỉnh táo, giàu chất liệu cụ thể của đời sống công nông binh. Họ thường chọn bút pháp hiện thực trong sáng tác của mình. Thơ vì thế ít mê đi... Giọng say đắm, đắm đuối của Lưu Quang Vũ trở nên đặc biệt và thu hút sự chú ý của dư luận. Do đó, trong phần này chúng tôi nghĩ cần phải làm sáng rõ biểu hiện đó, và điều gì đã tạo nên chất giọng ấy trong thơ ông.

“Đắm đuối” tức là khác xa với cái chừng mực, cân bằng của lý trí. Nó là sự mải đuổi theo những cảm xúc của lòng, là đẩy các trạng thái cảm xúc lên mức cao nhất. Trong “đắm đuối” có sự say đắm, đam mê, tức là chỉ sự đam mê nhiều khi không còn tỉnh táo, nhưng đồng thời có sự dịu lành, thiết tha. Sự đắm đuối của người nghệ sĩ chi phối tất cả các trạng thái cảm xúc sẽ diễn ra như thế nào với vui, buồn, tin cậy, nhớ nhung, nghi ngờ, lo âu... Trong thơ Lưu Quang Vũ, sự đắm đuối khiến nhà thơ đi gần đến những mộng, ảo, mê, say.

Giọng đắm đuối của Lưu Quang Vũ thể hiện rõ nét nhất trong những vần thơ ông viết về tình yêu. Đó là giọng thơ, cũng là kiểu thơ của một người làm thơ thuần theo bản năng, bản năng và cảm xúc chứ không qua trường lớp đào tạo nào, không bị những luật lệ nào gò ép. Ông làm thơ như một sự tình cờ. Cái đắm đuối đi vào giọng thơ ông và khiến nó trở nên miên man và rất đỗi tự nhiên. Lưu Quang Vũ luôn rượt đuổi cho tới tận cùng những cung bậc cảm xúc. Chẳng hạn như trước vẻ đẹp của buổi chiều nhà thơ bị mê hoặc, tất cả mọi sự diễn đạt vẻ đẹp đó đối với ông là không đủ, nên tác giả cứ ví von mãi:

Chiều xuống cánh chim bay Như nụ cười thoáng gặp Như vầng trăng mới mọc Như mối tình mới yêu.

(Chiều)

Giọng đắm đuối dịu dàng thực sự đem lại cho thơ Lưu Quang Vũ nhiều ý hay, những ý thơ hình thành ngay từ cảm xúc, hình ảnh và ngôn từ cứ chảy tràn trên trang giấy đến khi hết thì ngưng bài thơ. Thông thường một bài thơ, quan trọng nhất là cần có tứ. Với nhiều nhà thơ, họ phải tìm tứ trước khi viết . Ở Lưu Quang Vũ quá trình đó dường như ngược lại, vì thơ ông quá tự nhiên, được nhờ sự mê đắm. Có nhiều bài giống như trường hợp của bài Em, tác giả

để sự mê đắm tạo nên bố cục của nó, hình ảnh thơ... và giọng thơ biểu hiện rất rõ sự đắm đuối, dịu dàng:

Dù sao cuộc đời đã dành em lại cho anh Điều mong ước đầu tiên điều ở lại sau cùng Chúng ta đi bên nhau trên mặt đất

Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời

(Em)

Bài thơ Khúc hát kể lại câu chuyện về một chàng trai mê cô đào chèo, khoác bị lang thang đi tìm - Một câu chuyện gần với truyện cổ tích về tình ái. Khép lại bài thơ là nỗi buồn day dứt, cũng là sự mê say, si dại của một người trai trong tình yêu đơn phương, ảo vọng. Giọng đắm đuối toát lên từ đó:

Điều tôi tin cõi đời này chẳng có Cô đào chèo xa lạ

Sao tôi còn nhớ mong

Sự mê dắm của Lưu Quang Vũ quá mạnh mẽ, nó kéo tuột mất sự tỉnh táo của lý trí. Cái say sưa đôi khi khiến người ta mụ mị:

Vào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra... Suốt cuộc đời cũng chẳng hiểu vì sao...

(Vườn trong phố)

Một sự thực, khi người ta kêu gọi văn chương cần phải khiến độc giả mê hơn bằng giọng đắm đuối, ngọt ngào, thì nhà văn bắt đầu sực tỉnh và mỗi người đi theo một cách. Có nhiều người muốn mà không được. Bởi lẽ sự đắm đuối không phải là cái mà người ta cứ cố gắng là có. Nên giọng thơ đắm đuối, lại dịu dàng tự nhiên của Lưu Quang Vũ rất được yêu mến. Cây đại thụ của giới phê bình văn học lúc bấy giờ là Hoài Thanh - người đã từng rất quen

thuộc với những đắm say, những mơ mộng trong Thơ mới - đã trích ra những câu thơ của Lưu Quang Vũ và khẳng định rằng đó đều là những câu thơ kết tinh của sự đắm đuối. Hạnh phúc, tươi đẹp người ta đắm đuối đã đành, đằng này ngay cả khi khổ cực, đau đớn Lưu Quang Vũ vẫn đắm đuối và hết sức dịu dàng với cảm xúc của mình. Dưới đây là sự đắm đuối ông dành cho những day dứt, khắc khoải, bồn chồn:

Sương mùa đông lặng lẽ đã giăng đầy Bao kỷ niệm, quên đi đừng nhớ nữa Lá sẽ rơi trên cỏ mòn, lối cũ

Thân cây xưa sẽ gục đổ bên thềm

(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên) Nói rằng giọng đắm đuối, thiết tha là xuất phát từ cõi lòng Lưu Quang Vũ, nhưng cũng cần thấy yếu tố bút pháp nào đã giúp ông thể hiện nó. Trong cách diễn đạt của mình, nhà thơ đã tạo nên sự trùng phức các ấn tượng, cảm giác, tạo nên sự mê đắm tột độ bằng hệ thống chi tiết đặc biệt phong phú, đa dạng, bằng phép so sánh trùng điệp, phép liệt kê, lối nói cực tả và định ngữ nghệ thuật dày đặc.

Như vậy, giọng đắm đuối thiết tha đã trở thành một đặc điểm xuyên xuốt đời thơ Lưu Quang Vũ, một thứ chất giọng trời ban, và cũng là cái hơn người của ông.

Trong thơ ca Việt Nam, cũng chẳng có mấy người cuộc đời nhiều đa đoan mà vẫn làm được như Lưu Quang Vũ. Nhà thơ viết rất nhiều, dù có lúc không được in, và biết không được in mà vẫn viết như là để thỏa mãn sự đắm đuối, mê say với thơ ca: “Tôi biết thơ tôi họ chưa in được, nhưng tôi luôn luôn muốn làm thơ...”. Muốn làm thơ, viết thơ với giọng đắm đuối, thiết tha, dạt dào tình cảm, đó thực sự là món quà mà Lưu Quang Vũ dành cho cuộc đời và những người yêu thơ.

Tiểu kết

Như vậy, thơ Lưu Quang Vũ có những đóng góp khá nổi bật về hình thức nghệ thuật. Ở mỗi phương diện hình thức như là ngôn ngữ, hình ảnh, bút pháp, kết cấu, giọng điệu, thơ ông đều có những nét riêng độc đáo, mới mẻ. Lưu Quang Vũ là con người yêu sự tự do, phóng khoáng nên có lẽ vì thế mà thơ ông sử dụng chủ yếu lối kết cấu mở. Cũng nhờ thế, nhà thơ biểu đạt được khá thành công những nội dung cảm xúc đang diễn ra trong lòng mình. Ấn tượng mạnh mẽ trong thơ Lưu Quang Vũ còn là hệ thống những hình ảnh phong phú, đa dạng và giàu ấn tượng tạo hình. Thế giới phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người được biểu hiện rõ nét, có sức gợi cao nhờ những sự so sánh trùng phức, các tính từ, động từ chỉ hoạt động nội tại của sự vật, các định ngữ dày đặc... tất cả tô đậm thêm cho bức tranh thơ trở nên sống động, lôi cuốn. “Vệt” thơ siêu thực cũng là một đóng góp của Lưu Quang Vũ cho nền thơ đương thời. Nó khiến người đọc tìm đến một lối nghĩ, lối cảm thụ mới, đi sâu vào nghĩa biểu tượng của sự vật hơn là nghĩa bề nổi của nó. Về giọng điệu, sự đa giọng điệu cho thấy con người đa diện của tác giả.

KẾT LUẬN

Luận văn này ra đời xuất phát từ yêu cầu nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống về những đóng góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, thống kê và trên cơ sở vận dụng những thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi thấy Lưu Quang Vũ không chỉ là một nhà soạn kịch nổi tiếng mà còn là một người có nhiều đóng góp to lớn về nghệ thuật sáng tạo thi ca. Đứng giữa dàn đồng ca sử thi của thời đại, ông đã thể hiện một con đường đi khác hẳn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

1. Trước hết Lưu Quang Vũ đã góp thêm một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ có tính nhân văn và hiện thực cho thơ thời chống Mỹ. Trên chủ đề chiến tranh và lịch sử dân tộc, đứng ở tư thế là người trong cuộc, là chứng nhân của lịch sử, nhà thơ thấy cuộc chiến đương thời không chỉ có hào quang chiến thắng, những vĩ nhân mà còn có những con người bình thường, vô danh với những mất mát, thương đau, những chết chóc chia lìa. Cái mà Lưu Quang Vũ muốn nhấn mạnh chính là nỗi đau của con người trong cuộc chiến, không phân biệt bên này hay bên kia chiến tuyến. Nhà thơ khẳng định một sự thật mới mẻ và sâu sắc rằng tất cả ta và địch đều là nạn nhân của cuộc chiến tranh này. Điều này sau thời Đổi mới, trong một cái nhìn hiện thực toàn vẹn hơn, nhiều tác giả cũng đã tiếp tục khai thác sâu thêm. Nhìn về lịch sử dân tộc, Lưu Quang Vũ cũng có cái nhìn khá sâu sắc và tỉnh táo. Lịch sử dân tộc theo ông không chỉ có sự hào hùng mà còn có cả những mất mát thương đau, những đói nghèo khốn khổ. Bỏ qua những trang lịch sử buồn bã ấy chính là đánh vào lòng tự trọng và làm thui chột đi ý thức tự cường của toàn dân tộc. Giữa lúc thơ chống Mỹ quen nhìn thế giới tâm tư của con người bằng cái nhìn sử thi, chỉ thấy ở cuộc sống những con người anh hùng, những sự hy sinh cao cả thì

Lưu Quang Vũ nhìn con người từ góc độ đời tư với những nhu cầu khát vọng cá nhân. Theo ông con người luôn có nhu cầu sống với những khát vọng đó, nhất là trong tình yêu đôi lứa. Bởi vậy, cảm xúc tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ được phản ánh rất đầy đủ với tất cả những vui buồn, nhớ nhung, hờn giận, oán trách, khát khao, yêu đương đắm đuối... Công bằng mà nói, ở chỗ này thơ ông đã góp vào thơ chống Mỹ một cái nhìn thật sự sâu sắc và nhân văn về hiện thực nội tâm của con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Với nhãn quan nghệ thuật mới mẻ ấy, nhà thơ đồng thời cũng sáng tạo trong thơ mình những hình thức thể hiện độc đáo. Kết cấu thơ ông chủ yếu được hình thành theo dòng cảm xúc tràn chảy tự nhiên trong lòng tác giả, theo mạch liên tưởng, tưởng tượng phóng túng. Như một hệ quả tất yếu của điều đó, thơ Lưu Quang Vũ có xu hướng trường ca hóa trong hình thức văn bản, góp phần tạo nên một phong cách riêng của nhà thơ. Sự cảm thụ đời sống của Lưu Quang Vũ nghiêng về những cảm giác, cảm xúc trực tiếp biểu hiện qua sự đồng hóa hiện thực bằng những chi tiết tươi tắn, bất ngờ, táo bạo. Sự kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố tả thực và tượng trưng bằng những so sánh độc đáo - so sánh những cái vốn khác hẳn nhau về bản chất, nhưng vẫn gợi một cảm giác và nhận thức chính xác, là một nét bút pháp đặc sắc của thơ Lưu Quang Vũ. Tài năng nghệ thuật của ông cũng bộc lộ rõ qua cách sử dụng ngôn ngữ vừa giản dị, thành thực vừa giàu trữ lượng khái quát tinh thần và đầy phóng túng, biến ảo.

3. Tóm lại, Lưu Quang Vũ là cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, thơ chống Mỹ nói riêng. Nhưng những đóng góp này, bởi nhiều lí do, phải tới mãi sau Đổi mới mới được nhìn nhận lại và đánh giá cao. Quãng thời gian ông sáng tác nhiều nhất, cũng là quãng đời ông phải chịu nhiều lận đận, “gian khó cùng cực”. Vượt lên trên tất cả, bằng niềm đam mê và khát vọng lớn lao, ông vẫn sáng tác như một sự thôi

thúc tự thân. Thơ ca, với ông, như một sự tự vượt lên, tự cân bằng nội tâm. Nhiều tư tưởng nhân sinh – thẩm mĩ của Lưu Quang Vũ in dấu trong văn chương của ông, trong thi ca của ông, đem lại cho độc giả hôm nay những nhận thức và rung động hết sức sâu sắc. Ông đã “sống hết tận cùng năm tháng”. Nhưng độc giả luôn nhớ về ông trong tư cách một tài năng thi ca, một người nghệ sĩ đã sống, đích thực là mình, thành thực là mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh(1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995, Nxb Khoa học xã hội, HN.

2. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN.

3. Bài phỏng vấn “ Phạm Tiến Duật và những kỷ niệm trong chiến tranh”, (23/4/2002), http www.Vietbao.vn.

4. Phùng Khắc Bắc (1991), Một chấm xanh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội, tr.9 -10.

6. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Điệp (1994), “Giọng điệu thơ trữ tình”, Tạp chí Văn học, (1).

8. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. G.Hêghen (1996), Mỹ học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Bùi Công Hùng (1980), “Vài nét về ngôn ngữ thơ”, Tạp chí Văn học, (2).

11. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Phạm Thị Xuân Khải, (22/4/2006), “Xin được tâm tình cùng bạn đọc”,

http www. Vietbao.vn.

13. Mã Giang Lân (1992), “Nhìn lại thơ 30 năm chiến tranh”, Tạp chí Văn học, (2).

14. Phong Lê (1998), Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ - Tình yêu và số phận, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động.

16. Trần Thị Kim Liên (2009), Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ,

Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, tr.82 92.Trường ĐH Vinh.

17. Nguyễn Văn Long (1973), “Hướng đi của một số nhà thơ trẻ”, Văn nghệ, (539).

18. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngô Thảo (1995), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

22. Phạm Xuân Nguyên (1998), “Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió”, Tạp chí Văn học, (8).

23. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nhiều tác giả (1994), Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại, Nxb Văn

học, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Nhiều tác giả (1994), Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ tình yêu và sự nghiệp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Nhiều tác giả (1999), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1945 - 1990, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

28. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

29. Vũ Quần Phương (1989), “Đọc thơ Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Văn học, (4).

30. Lê Hồ Quang (2011), “Thơ Lưu Quang Vũ - Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh”, Thơ (3).

31. Xuân Quỳnh thơ và đời (1999), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 32. Trần Đình Sử (1998), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Trần Đình Sử tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục, 2005.

34. Nguyễn Trọng Tạo (2009), Biên bản cuộc họp về tập thơ Cửa Mở của

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 126 - 137)