Sự xuất hiện đậm đặc các yếu tố tượng trưng, siêu thự c một nét độc

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 104 - 109)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Sự xuất hiện đậm đặc các yếu tố tượng trưng, siêu thự c một nét độc

Cho đến thời đại Thơ mới, do chịu ảnh hưởng từ trường phái tượng trưng, siêu thực của thơ Pháp, các yếu tố tượng trưng, siêu thực đã xuất hiện khá đậm nét trong thơ của các tác giả như Xuân Diệu, Bích Khê, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử...Chủ nghĩa siêu thực luôn tìm đến thế giới của giấc mơ, của những ám ảnh vô thức để tạo nên những hình tượng và thi ảnh riêng biệt. Ở giai đoạn Thơ mới, các nhà thơ tạo nên ấn tượng siêu thực bằng cách đưa vào trong thơ một tế giới hình ảnh kỳ dị. Có thể thấy rõ trong thế giới nguyên thủy của Đinh Hùng, ma quái trong thơ điên của Hàn Mặc Tử. Giai đoạn hậu kỳ Thơ mới đã khác. Các nhà thơ đưa vào trong thơ mình một cái tôi trong trạng thái vô thức, điên loạn, mê sảng, cái tôi với sự nguyên phiến bị pha vỡ thành những thực thể li hợp bất định. Các thi sĩ làm thơ như một khoảnh khắc

lên đồng. Khi đó họ là một kẻ khác nhưng lại là một kẻ khác thể hiện vẹn nguyên con người thi sĩ nhất.

Lưu Quang Vũ cũng đưa vào trong thơ ông rất nhiều các yếu tố tượng trưng, siêu thực. Sự xuất hiện đậm đặc của các yếu tố này trong một bài thơ thường làm cho nó trở nên rất phi lô gic, phi thực tế. Thơ Lưu Quang Vũ có rất nhiều bài như vậy. Đọc những Bây giờ, Đất nước đàn bầu, Những ngọn nến, Giấc mộng đêm, Mặt trời trong nước lạnh, Móng tay trên đá,... chúng ta sẽ thấy một thế giới hết sức lạ lùng kỳ ảo, cứ như nhà thơ đang dựng lại những giấc mộng đêm của ông vậy:

Bây giờ

Hai đạo quân đã giết hết nhau Tiếng trống cuối cùng đã bặt Người ngựa đều ngã gục

Chỉ còn con quạ xám đậu trên bờ ...

Bây giờ

Em trụi trần dưới vòm cây tối đen Ngực đồi trăng ướt đẫm

Tay chập chờn lửa sáng

Nhưng đã muộn rồi ôi muộn lắm Vực sâu đã mở ra

Chôn cả lời chăng chối cuối cùng của mùa thu Một chiếc lá khổng lồ đỏ thắm

(Bây giờ)

Cảm nhận ở những câu thơ này là sự chết chóc, chém giết khiến con người hoảng loạn, và niềm hy vọng cuối cùng vụt tắt. Thật khó có thể nói ra cụ thể điều tác giả nói ở đây là gì. Nhân vật em trở nên siêu thực trong cách

diễn đạt “ngực đồi trăng ướt đẫm, tay chập chờn lửa sáng”... với “lời trăng trối cuối cùng của mùa thu”.

Có những bài thơ của Lưu Quang Vũ dựng lên một thế giới đầy ma quái, hãi hùng, dường như ở đó mọi giá trị bị đảo lộn, bị lật tẩy, thánh thần bỗng trở thành kẻ phàm tục, cái xấu xa và cái tốt bắt tay với nhau:

Người đàn bà trong thành phố không tên Tay lực lưỡng một ái tình hung tợn

Những con tàu không lái buồm chỉ hướng Những cụ già như bao tải tả tơi

Lính viễn chinh và trẻ con lai Các cô gái như mèo cười rú Ông luật sư ăn mày cửa chợ Phật thích ca đẩy xe bán cá Cãi nhau với bác hàng thùng Người tù binh đầu gối đòng đinh Thân đẫm máu trong chuồng cọp tối

Chàng Kim Trọng cùng Sở Khanh gian dối Tòng ngũ trong binh đoàn ó đen.

(Móng tay trên đá)

Ở những bài thơ kiểu này, dễ nhận ra ngôn ngữ thơ đã vượt ra khỏi trật tự tuyến tính thông thường, chúng như được sắp xếp lại bởi một thế giới nội tâm mơ hồ, xa thẳm. Nhiều hình ảnh thơ hiện lên rất đặc biệt, táo bạo, vừa rực rỡ vừa đau đớn, gợi nhiều ám ảnh lạ lùng, kiểu như trong bài Bây giờ đã trích ở trên, hay:

Những cây đàn tan vỡ ở trên tay Rừng sâu thẳm ngã nhào theo trí nhớ Đáyvô thức rong rêu nằm ủ rũ

Những dục vọng đam mê Những bầy rơi vàng vọt bay đi

Đàn ngựa chạy mình như than đỏ rực Hồn đất nước mỉm cười trong bát ngát ...

Lửa trộn mưa trong điệu nhảy quay cuồng

Những mặt người như những quả chuông Sáng lòe chớp giật.

(Giấc mộng đêm)

Với những tác phẩm trên, Lưu Quang Vũ đã đem vào nền thơ chống Mỹ một vệt thơ siêu thực rất độc đáo. Trong lúc người ta quen nói năng dễ hiểu, trần trụi và hiện thực thì những vần thơ của Lưu Quang Vũ đã đem lại một diện mạo khác, rất khó để ưa thích ngay nhưng lại ám ảnh vô cùng. Lối viết thơ của tác giả khiến chúng ta sớm phải nghĩ tới một cách đọc thơ mới khác hẳn với cách đọc bề nổi thông thường.

Thơ Lưu Quang Vũ xuất hiện dày đặc các hình ảnh - biểu tượng độc đáo. Trong tác phẩm của nhà thơ này các hình ảnh biểu tượng rất phong phú, đa dạng. Nó trở đi trở lại trong thơ ông như những ký hiệu thẩm mĩ riêng. Chúng tôi xin chỉ ra một số hình ảnh tiêu biểu: lửa, gió, vườn dâu,...

Trước hết là hình ảnh Lửa. Trong nét nghĩa biểu hiện lửa là hơi ấm, là ánh sáng sưởi ấm cho con người, thường gắn liền với hình ảnh người con gái. Bằng cảm quan riêng, Lưu Quang Vũ sử dụng hình ảnh lửa trong thơ của mình như một biểu tượng của tình yêu thương, của người con gái mình yêu, cũng bộc lộ một quan niệm của nhà thơ : Với ông, tình yêu là sự chở che, gắn bó, là sự nồng nàn cháy sáng trong hạnh phúc đời thường. Lửa còn là biểu tượng của nhiệt huyết, khát vọng với nghề nghiệp. Lưu Quang Vũ ước thơ của mình có thể đem lửa đến cho đời. Ông viết: “Cho tôi làm ngọn lửa, tôi

chỉ là ngọn lửa ở thềm ga”. Lửa cũng tượng trưng cho những khát khao nhà thơ tìm kiếm suốt đời, khát khao không đạt đến. Ông tự nhận mình là chàng trai mắc nợ những chuyến đi, những ngọn lửa không có thật. Bởi quá ước vọng nên trong giấc mơ, nhiều lần ông thấy mình lạc đến thành phố xa xôi với những ngọn lửa mong manh kè đá. Khi khát vọng không thành Lưu Quang Vũ thấy mình như một toa tàu bỏ vắng thiếu ánh lửa không biết lối về ga. Như vậy biểu tượng lửa trong thơ Lưu Quang Vũ cho chúng ta thấy một thế giới tinh thần nhiều khát vọng nồng nhiệt của nhà thơ.

Gió trong nét nghĩa biểu hiện chỉ sự khoáng đạt, mát lành. Trong thơ Lưu Quang Vũ nó là một biểu tượng đa nghĩa. Trước hết nó biểu trưng cho sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên, biểu trưng cho sự nồng hậu tươi lành của xứ sở. Gió còn là chứng nhân: Thổi không yên suốt dọc dài lịch sử/ qua đất đai qua đời sống con người. Với vai trò ấy, gió trong thơ Lưu Quang Vũ xuất hiện nhiều và rất đa dạng. Quy chung lại nó đều biểu hiện sự dữ dội, khắc nghiệt: gió nóng, gió mặn, gió nóng, gió hú, gió lốc, gió lộng, gió ngàn, gió lạnh, gió xa lạ từ biển nồng, gió dữ của những rừng già khắc nghiệt, gió điên...

Đằng sau sự dữ dội, gió cho thấy sức mạnh của dân tộc này: Đất nước giống con thuyền xuyên gió mạnh, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi/ Như sức mạnh ngàn đời không khuất phục. Lưu Quang Vũ hay đối sánh mình với gió, rất bất định, tung phá, tự do, cũng khoáng đạt và mạnh mẽ, vừa dữ dội vừa dịu lành. Quả đúng con người ông bao giờ cũng tồn tại song song những đối cực như thế. Bởi thế trong tình yêu, ông gặp nhiều đa đoan, yêu say đắm nhưng lúc nào cũng thấy bất an, không yên ổn với những gì mực thước sáo mòn.

Qua những phân tích trên, ta thấy sự xuất hiện khá đậm đặc những yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ Lưu Quang Vũ cho thấy một quan niệm và cách nhìn khá mới mẻ về hiện thực của nhà thơ. Đó không chỉ là hiện thực cuộc sống xưa nay người ta vẫn hiểu theo nghĩa khái niệm của nó, không phải

chỉ là những cái bày ra trước mắt, có thể nhìn thấy được, mà nó còn là một hiện thực ở bề sâu bề xa, của tâm linh con người mà chúng ta chỉ có thể cảm thấy được. Điều này bộc lộ khát vọng đào sâu khám phá mọi giới hạn của hiện thực gồm hiện thực đời sống và hiện thực của tâm linh, của cõi vô thức trong con người nhà thơ.

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w