Kết cấu thơ Lưu QuangVũ

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 109 - 110)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.Kết cấu thơ Lưu QuangVũ

Kết cấu là khái niệm chỉ toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Kết cấu không phải là bố cục – cách sắp xếp phân bố các chương đoạn của tác phẩm mà nó thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Nó chỉ sự tiếp nối ở bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn, cũng chỉ sự liên kết bên trong – nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm như: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của những thành phần sốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện. Kết cấu làm cho toàn bộ tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

Bất cứ tác phẩm nào cũng phải có kết cấu. Trước khi thơ lãng mạn ra đời, thơ quen tổ chức theo những lối kết cấu quen thuộc của thơ lục bát, thất ngôn...Từ khi thơ mới xuất hiện, nó đã làm xuất hiện một kiểu kết cấu mới được nhiều người quan tâm, yêu thích.

Đóng góp của thơ Lưu Quang Vũ cho nền văn học chống Mỹ chính là loại hình kết cấu mở, được sử dụng trong những bài thơ tự do của ông. Khái niệm kết cấu mở ở đây là một thuật ngữ mang tính quy ước, được dùng để chỉ một cách tổ chức văn bản khá phóng túng, không bị gò bó về số lượng câu thơ, khổ thơ, độ dài ngắn của mỗi câu trong bài thơ. Sử dụng loại kết cấu này là một ưu thế giúp nhà thơ thoải mái bộc lộ cảm xúc, dòng suy tư của mình. Nói chung kết cấu mở đem lại một vùng sáng tạo thoải mái cho nhà thơ. Do

đó thơ mới ưa sử dụng lối kết cấu này để biểu đạt chân thực nhất những xúc cảm đang diễn ra bên trong tâm hồn con người. Cho tới cuộc kháng chiến chống Mỹ thì thơ tự do được sáng tác nhiều và lối kết cấu mở cũng chiếm ưu thế. Nhưng so với những người đi trước và cùng thời, kết cấu mở trong thơ Lưu Quang Vũ có những đặc trưng riêng.

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 109 - 110)