Hình ảnh gợi cảm, giàu ấn tượng tạo hình

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 92 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Hình ảnh gợi cảm, giàu ấn tượng tạo hình

Có thể coi hình ảnh thơ là một trong những yếu tố góp phần cho cái tôi trữ tình một không gian và một thời gian thể hiện. Trong một tồn tại cảm tính với những cái phi vật thể khó nắm bắt thì hình ảnh chính là một phương tiện hữu hiệu làm cho cái tôi sống động, cụ thể hơn. Hình ảnh còn có khả năng khái quát hóa, cụ thể hóa những dòng cảm xúc trừu tượng, khó nắm bắt của con người. Nó có thể giúp diễn đạt bộ mặt tinh thần và chiều sâu tâm hồn của cái tôi trữ tình trên cơ sở kết hợp trí tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng... để đi sâu vào dòng ý thức của nhân vật với các yếu tố tiềm thức, vô thức. Do đó hình ảnh thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tại để cái tôi nhìn thấy chính mình.

Trong thơ Lưu Quang Vũ, những hình ảnh thơ cũng được sử dụng như những phương tiện nghệ thuật để thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà thơ về thế giới và con người. Sự khác biệt, có thể coi là những đóng góp về mặt này của thơ ông được thể hiện rất rõ.

Đó là thứ hình ảnh gợi cảm, giàu ấn tượng tạo hình. Không cầu kỳ tìm kiếm, xuất hiện trong thơ Lưu Quang Vũ là thứ hình ảnh đến từ cuộc sống, hết sức sinh động, gần gũi. Người đọc dễ dàng cảm động với thế giới trong thơ ông bao gồm hoa bưởi, hoa chanh quen thuộc chốn quê nhà, hương đất hương cây nơi phố huyện, hương mùa hạ “thơm ngát mặt”, “trời thu hương cốm mát trong”... Từ thế giới hình ảnh ấy tỏa ra hơi ấm của sự sống, nồng nàn hương sắc của cỏ cây. Chất gợi cảm trong thơ Lưu Quang Vũ không đến từ sự

dụng công, cầu kỳ gọt giũa ngôn ngữ mà nó có được từ chính tâm hồn yêu đời, nhạy cảm với cuộc đời của nhà thơ. Vì thế hình ảnh trong thơ ông mang vẻ đẹp của sự giản dị, gợi cảm từ bên trong. Ngay cả những vần thơ viết về cuộc sống thô nhám, xù xì ông cũng làm toát lên vẻ đẹp riêng đáng trân trọng:

Đường lập lòe đom đóm bay cao Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở

Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...

(Những con đường) cũng trở thành hình ảnh chất chứa cảm xúc:

Một quán nhỏ nghiêng nghiêng vách nứa Khách đợi tàu ghé lại giữa ban trưa Uống bát nước chè xanh thơm ngát dạ Một cái gì rộng rãi trong đơn sơ

(Quán nhỏ)

Đó quả thực là những hình ảnh thơ rất gợi, có sức lay động. Lưu Quang Vũ không phải là nhà thơ viết cho nông thôn, viết về nông thôn nhưng chỉ bằng những câu thơ trên cũng đủ để làm sống dậy trong mỗi người chúng ta hình ảnh làng quê của một thời đã xa “ta ghé cửa nhà nhau xin lửa”. Tình làng nghĩa xóm hiện lên với biết bao mộc mạc chan hòa.Có lẽ khi viết về cuộc sống con người, Lưu Quang Vũ để lại những hình ảnh sinh động nhất, đáng yêu nhất ở mảng viết về dời sống thôn quê. Đọc những câu thơ trên, người đọc bất giác nhớ về một miền quê của mình, thèm cái cảm giác thanh bình, yên ả của quê hương. Thơ ông giàu ấn tượng tạo hình khi dựng lên một không gian hiền hòa có quán nhỏ đơn sơ, khách đợi tàu ghé lại giữa ban trưa uống bát nước chè xanh. Chỉ một chữ ngát thôi cũng đủ để diễn tả sự ngất ngây của

con người. Đúng như Lưu Quang Vũ viết, hương chè thơm trong cảnh quê thanh tĩnh khiến tâm hồn bay bổng, rộng lớn hơn.

Sau này Nguyễn Duy cũng viết những câu thơ tương tự:

Nước chè tươi rót vàng mơ

Đôi khi hạnh phúc đơn sơ vô cùng

nhưng xem ra cảm xúc không gợi như ở thơ Lưu Quang Vũ.

Thơ Lưu Quang Vũ còn có những hình ảnh thiên nhiên khác. Ở nhiều bài thơ của ông chúng ta như được nhìn ngắm một bức tranh thiên nhiên đẹp với nhiều chi tiết quấn quýt, liền mạch nhau. Mà hình ảnh nào cũng đẹp, tràn đầy hương sắc.

Thơ Lưu Quang Vũ vẽ tả khung cảnh thiên nhiên ở mọi miền. Đó là không gian trung du đẹp tuyệt vời với những đồi mua tím, đường ven suối, những rừng bưởi chín thơm ngát, quả vả vàng ươm, với tiếng chim chào mào hót líu lo, và có cả sự che mát của lá cọ, rợp sườn non của măng vầu, mùi hoa xoan tây, sắc hoa chuối đỏ, hoa sở trắng,...

Đó là hình ảnh một ngoại ô với vườn trong phố - một khoảng không gian trong lành, kỳ diệu giữa ồn ào phố xá. Trong đó vẫn có cả một thế giới tự nhiên với bầy ong đi kiếm mật, hoa dẻ góc vườn, hoa tím, sương rơi trên cỏ, con nhện giăng tơ...

Đặc biệt, trong thơ Lưu Quang Vũ có sự xuất hiện của không gian Hà thành rất đặc trưng với lá cơm nguội rụng đầy, những cây táo nở hoa, con đường nhỏ lát đá, những mái nhà ẩn hiện trong sương, cây phượng đỏ rực bên những quán cà phê, con đường đầy hoa sấu rụng, cây bàng cao lá tím...

Đó còn là không gian thị trấn ven sông với vườn dưa hấu nước ngọt trào ướt vỏ, với giàn thiên lý, giàn bầu, hoa mướp vàng, hoa bìm, cùng chú gà vỗ cánh...

Có thể khẳng định, hình ảnh trong thơ Lưu Quang Vũ luôn đầy ắp. Nhà thơ luôn nhìn thấy ở những hình ảnh đời thường những nét mới lạ đáng yêu.

Cùng với hình ảnh của cuộc đời thực, những hình ảnh của thế giới tự nhiên cũng đi vào thơ Lưu Quang Vũ. Từ vẻ hết sức dân dã nó đi vào thơ ông và thực sự làm ta ngạc nhiên bởi ấn tượng tươi tắn mát lành:

Vườn em là nơi đọng gió trời xanh Hoa tím chim kêu bàng thưa lá nắng Con nhện đi về giăng tơ trắng Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi

(Vườn trong phố)

Lưu Quang Vũ phát hiện ra và thể hiện rõ trong bức tranh thơ của mình một sự hấp dẫn của cảnh. Đằng sau cái vẻ đơn sơ, quen thuộc kia, đôi khi thiên nhiên lại ẩn bên trong nó một vẻ lộng lẫy, thanh cao khiến nhà thơ không thể không rung động. Hình ảnh trong thơ ông rất gợi cảm xúc là vì thế. Đến lượt người đọc, họ không thể không rung động trước vẻ đẹp trong trẻo của thiên nhiên với những “hoa cúc xanh trên đầm lầy”, với “thị trấn nhỏ ven sông có vườn dưa hấu ngọt trào ướt vỏ, mía đưa vào lò mật bãi xanh thơm”. Thơ Lưu Quang Vũ còn nhắc nhở ta về một vùng ký ức có những đồi xuyến chi dịu dàng thơm, con đường đất mịn xạc xào lá cọ, quả lạc tiên với mùi thơm nồng quyến rũ... Thế giới thiên nhiên đầy hương sắc trong thơ Lưu Quang Vũ tạo nên vẻ mê hoặc lạ thường.

Bên cạnh những hình ảnh của thiên nhiên, thơ Lưu Quang Vũ còn có cả một thế giới những hình ảnh về đời sống con người. Cái mà Lưu Quang Vũ thể hiện ở những hình ảnh này chính là ấn tượng về cuộc sống đời thường lam lũ, bề bộn. Trước hết là những hình ảnh về không gian ngoại ô. Nó hiện lên trong thơ ông không như trong thơ Nguyễn Đình Thi với: Những cửa đầu ô, tíu tít gánh gồng, đây ô chợ Dừa, kia ô Cầu dền, làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm, mà hiện lên rất lam lũ với: Đường vào ô lem luốc bụi than, những người đẩy xe gầy guộc, xích lô lầm lũi lên cầu... Thực ra điều đó xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ riêng của nhà thơ là thơ phải hòa nhập với cuộc sống. Cho nên

Lưu Quang Vũ phản ánh trong thơ tất cả mọi chuyện diễn ra trong đời sống thường ngày Chỉ có điều nhà ngòi bút của ông rất tài khi làm cho những gì vốn không có vẻ thơ cũng trở nên thơ hơn:

Thương bốn tường nhà mậu dịch Vỡ rồi cửa vẫn lung lay

Ngăn này là quầy bán sách Tro tàn giấy trắng còn bay

(Ngã ba thị xã)

Đọc thơ ông, người đọc như được sống lại một thời đại đáng nhớ với chuyện mậu dịch, chuyện bán rau:

Đây quầy hợp tác bán rau non Những ngày mưa nắng đạn bom Chưa lúc nào rau lên giá

(Chưa bao giờ)

mchuyện máy nước đầu ngõ: gánh nước về vo gạo rửa rau/ thùng tôn sang sảng va nhau và cảnh người xếp hàng dài mua củi.

Hình ảnh trong thơ Lưu Quang Vũ cũng là một thế giới hình ảnh bình dị mà hết sức đáng yêu. Trong bài Phố của ta, nhà thơ diễn tả cuộc sống của khu phố với cô con gái như chim sẻ tóc xù, chị thợ may đi lấy chồng, bác đưa thư kéo chuông, bác thơ mộc già u buồn nhìn đời bằng đôi mắt bi quan, bà giáo về hưu ngồi dịch sách, lũ trẻ thổi bong bóng xà phòng trên gác thượng. Với Lưu Quang Vũ đó là những hình ảnh đẹp, khiến không gian sống động hơn. Nhà thơ tin rằng cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, vì cây táo vẫn nở hoa vàrãnh nước vẫn trong vô cùng.

Lưu Quang Vũ có thời gian sống và làm việc tại bến cảng Hải Phòng. Những bài thơ ông sáng tác trong quãng thời gian này cũng miêu tả được cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây. Hải cảng hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ là một miền ồn ào náo nhiệt, có ánh lửa lóe lên từ

máy hàn, tiếng búa, tiếng choòng, tiếng xô đá, tiếng gò tôn, tiếng bánh xe nghiến kọt kẹt, tiếng còi tàu vang rội,và than bay, bụi bay. Hải cảng có những xà lan nham nhở, những manh buồm rách vá. Trên khu phố có những ngôi nhà lụp sụp, những bao hàng chất đống. Hòa quyện trong không gian là mùi cá biển bay trong gió tanh nồng. Những hoạt động hối hả của cuộc sống vùng đất biển dưới cái nhìn của Lưu Quang Vũ toát lên vẻ đẹp lạ thường. Hải cảng lam lũ dòng dòng đổ mồ hôi đã xuất hiện trong thơ ông như một bức tranh của nhịp sống hối hả dựng xây.

Lưu Quang Vũ nhiều khi cũng viết về đời sống của chính mình. Hình ảnh giàu sức ám ảnh nhất trong mảng thơ này của tác giả là Em - hình tượng người con gái nhà thơ yêu thương. Lưu Quang Vũ yêu rất say đắm và chân thành, do đó ông hay viết về người yêu của mình bằng cả sự nâng niu, trân trọng, ngợi ca. Nhân vật người tình Em trong thơ ông bao giờ cũng hiện lên rất đẹp, là một người tình lý tưởng trong mắt nhà thơ. Khi ông viết “em gầy như huệ trắng xanh/ Ngọn lửa nhỏ giữa hai bờ vực thẳm/ Em tê dại em âm thầm kiêu hãnh/ Em cô đơn như biển lạ lùng ơi” thì đối tượng trữ tình bằng cách riêng của nhà thơ đã hiện lên trong cả bề sâu tâm hồn. Người con trai trong thơ tình Lưu Quang Vũ cũng tự biểu đạt mình bằng một chùm hình ảnh có tính chất nhỏ bé, khiêm nhường: “Anh muốn làm cánh cửa để em quên/ Ngọn gió nhỏ trên trán em kiêu hãnh/ Làm cốc nước em cầm trưa nắng gắt/ Làm con đường quen thuộc để em qua / Anh vẫn ở bên em mãi mãi/ Là bậc cửa dưới chân em qua lại/ Cốc nước trên môi em run rẩy, chiếc lá trên tay em, giọt mưa trên áo em, như hạt bụi trên mặt bàn em quét”... Chính những so sánh trùng điệp như trên mà ngôn ngữ thơ ông giàu có hình ảnh và cảm xúc.

Có thể giải mã nguyên nhân của tính gợi cảm trong hình ảnh thơ của Lưu Quang Vũ. Trong khi các nhà thơ thường hay dụng công sáng tạo từ ngữ thì Lưu Quang Vũ lại không như vậy. Nhà thơ cảm như thế nào thì nói thế ấy

nên hình ảnh trong thơ ông là hình ảnh của đời sống tâm hồn ông. Đáng chú ý là trong thơ của mình, Lưu Quang Vũ đã huy động một vốn từ thuần Việt phong phú với mật độ đậm đặc những tính từ và động từ để chỉ động thái bên trong của sự vật, những rung động, xao động, những màu sắc và hương vị. Vì thế nó là thứ hình ảnh rất sống, sinh động và gợi cảm xúc cao. Ở đoạn thơ sau đây, các động từ chỉ sự hoạt động nội tại của sự vật như lách tách, đội, thổi, nhòe đi, rạo sực, hồi hộp, thao thức có tác dụng dựng nên một thước phim sống động, tinh tế về mùa xuân:

Lách tách chồi non đội vỏ lên Gió xuân thổi hết những ưu phiền ...

Đêm tím nhòe đi hoa mận rơi Cỏ mềm rạo rực gót chân nai Lòng anh hồi hộp như con suối Thao thức mùa xuân giữa đất trời

(Mùa xuân lên núi)

Sự xuất hiện đậm đặc khiến hình ảnh trong thơ Lưu Quang Vũ có sự trùng phức và tạo ấn tượng mạnh. Để xây dựng một bức tranh thiên nhiên hay một bức tranh của tâm trạng, tác giả thường đưa vào trong bài thơ hàng loạt những hình ảnh cùng loại nhằm tô đậm ấn tượng về sự vật:

Ở nơi ấy có một đồi mua tím

Có con đường đất mịn mát chân đi Ở nơi ấy có một rừng bưởi chín Có người em bé nhỏ ngóng ta về Tia nắng hạ sáng bừng trên lá cọ Chim chào mào ăn hạt dẻ mùa thu Rơm khô ủ những quả hồng chín đỏ Ngọn gió chiều hoa sở trắng như mưa

(Nơi ấy)

Trong 8 dòng thơ có tới 12 chi tiết tạo cảnh. Hình ảnh thiên nhiên hiện lên ắp đầy với đồi mua, rừng bưởi, tia nắng hạ, con đường, ngọn gió chiều...

màu sắc đẹp tươi sáng gồm tím, đỏ, xanh, trắng. Cảm giác rõ ràng, ấn tượng tươi mới. Tất cả thể hiện sự gắn bó thiết tha với cảnh vật và xúc cảm đắm say của người làm thơ.

Thơ Lưu Quang Vũ còn sử dụng thủ pháp so sánh trùng phức. Tác giả đối sánh sự vật với nhiều sự vật khác, nhằm diễn đạt cảm xúc đầy tràn trong tâm hồn mình, cũng nhằm phát hiện đối tượng trong độ phức tạp, sâu sắc của nó. Ở bài thơ Và anh tồn tại, ông hình dung về người yêu của mình bằng những hình ảnh khác nhau: Lửa, sớm mai, tuổi trẻ, bông cúc nhỏ hoa vàng. Ở những bài khác đôi khi nhà thơ ví người yêu bằng những hình ảnh như lửa, lụa, bản nhạc, con tàu xứ lạ, bản nhạc mùa đông, ngọn đèn sáng:

Tóc của đêm dài mắt của trời xanh

Mắt của phương xa, tay của đất nâu lành Người yêu như lửa và như lụa

Bản nhạc ngày xưa, con tàu xứ lạ Nắng cuối đông, hoa chớm thu

(...Mắt của trời xanh)

Điều này cũng có thể được nhìn thấy rõ trong ví dụ khi ông viết về nhân vật Em, nhân vật người con trai mà chúng tôi đã trích ở trên.

Tác giả cũng sử dụng liên tiếp các định ngữ nghệ thuật nhằm tô đậm ấn tượng về sự vật. Các định ngữ đó được tổ chức theo hai dạng, một là quan hệ tương phản, hai là quan hệ bổ sung. Dễ thấy quan hệ tương phản trong những câu: Dù sướng vui hay cực cùng khổ đau/ Anh vẫn ở bên em mãi mãi, cuộc sống chia rẽ chúng ta/Chỉ cái chết là nối liền nhau lại. Và dễ thấy quan hệ bổ sung trong các câu: Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà/ Như thác trắng vỡ tan như bạc của trời như bước chân của ký ức, Thành phố thời anh 17 tuổi/

Viển vông cay đắng u buồn. Chính những định ngữ nghệ thuật này đã đem đến cho Lưu Quang Vũ một chất giọng thiết tha, dịu dàng. Những định ngữ nghệ thuật cũng được ông sử dụng để tô đậm ấn tượng cảm giác về cảnh, có thể là vừa khái quát lại vừa cụ thể, vừa như một hình ảnh mới lạ, hấp dẫn mà lại rất gần gũi thân quen. Ông hay dùng những định ngữ thời gian đi kèm các sự vật cụ thể để tạo nên ấn tượng đó: hoa tím mùa hè, ngọn gió mùa hè, những lá ổi mùa hè, mây mùa thu, ngọn gió thu, hạt dẻ mùa thu... Không còn là mây của một mùa thu mà là mây nói chung của mọi mùa thu. Tất cả mang tính khái quát cao và như được đánh thức bởi một buổi chiều hoài niệm.

Nhìn chung thơ Lưu Quang Vũ sử dụng rất nhiều hình ảnh. Hình ảnh trong thơ ông là thứ hình ảnh gợi cảm và giàu ấn tượng tạo hình. Điều đó

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w