7. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Giọng khắc khoải, trầm thống
Rất dễ nhận ra giọng điệu này trong thơ Lưu Quang Vũ. Bắt đầu là Hoài Thanh. Ngay từ những vần thơ đầu đời hết sức trong trẻo, tin yêu của Lưu Quang Vũ 17 tuổi, tác giả của Thi nhân Việt Nam đã nhận ra một “cái buồn lặng lặng”, một “cái buồn trung hậu” [25; 102]. Bích Thu cho rằng: “Anh là người nhạy cảm với nỗi buồn đau của mình và cả kiếp nhân sinh” [45]. Nguyễn Thị Minh Thái cũng cho rằng thơ ông “buồn, cái buồn thăm thẳm, canh cánh, thấm sâu và tinh huyết” [35; 102]. Theo chúng tôi giọng khắc khoải trầm thống là hệ quả của một hồn thơ đặc biệt nhạy cảm trước những đau khổ của số phận con người, của đất nước, của nhân dân, tha thiết tin yêu cuộc đời và khao khát xây dựng cuộc đời, nhưng cũng hiểu cuộc sống còn quá khó khăn, cơ cực mà khả năng, sức mạnh của mình có hạn.
Bắt đầu từ những bài cuối trong Hương cây, thơ Lưu Quang Vũ đã chứa đựng nỗi buồn. Trước tiên là nỗi sợ hãi tình yêu tan biến như khói lửa chiến tranh:
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xóa nhòa hết những điều em nói Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa Nắng không trong như nắng buổi ban đầu ...
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi?
(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)
Có khi tình yêu không ở cùng ông suốt đời, “cánh chim vàng” bay mất, để lại con người với niềm cay đắng: “Chiếc cốc tan không thể khác đâu em/ Anh nào muốn nói những lời độc ác/ Như dao cắt lòng anh như giấy nát”.
Ngay cả khi đang bên cạnh người yêu mà Lưu Quang Vũ vẫn thăm thẳm lo âu: “Anh biết tình yêu không phải vô biên/ Như tia nắng chúng mình không sống mãi/ Như câu thơ chắc gì ai đọc lại”. Có người cho rằng thơ Lưu Quang Vũ đẹp bởi những vần thơ khắc khoải lo âu, đau đớn này.
Ngay cả khi không có biến cố trong tình yêu, cuộc sống, thơ Lưu Quang Vũ vẫn mang giọng khắc khoải, buồn thương. Đó là khi viết về những chiếc áo cũ, áo càng cũ thì nhà thơ cảm nhận về sự sắp ra đi của mẹ càng gần:
“Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới/ Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn”.
Giọng thơ da diết buồn xuất hiện ngay cả khi nhà thơ nhận ra sự trưởng thành của mình và tiếc nuối thời gian trôi qua mau, tiếc nuối tuổi thơ đã lùi vào quá khứ. Bỏ lại sau lưng những ước mơ tuổi 17, “những niềm tin xanh ngoài cửa sổ”, “những trang sách tình yêu có ngôi sao lên”, bài thơ hoa ti-gôn thời đi học, trang sách có cánh buồm đỏ thắm..., cùng với thời gian, chưa bao giờ nhà thơ thấy buồn nhiều đến thế. Giọng thơ của ông lúc này buồn khắc khoải và phảng phất đắng cay:
Những bông hoa ngày cũ chết lâu rồi ...
Bài thơ đắng ca tuy điệu mà buồn Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt Hoa tigôn như trái tim vỡ nát
Chết âm thầm dưới những bước chân quen
Thực tế, hiện thực cuộc sống, tình yêu khiến “tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh, giọng thơ của Lưu Quang Vũ cũng trầm hẳn đi. Nhiều lúc nỗi buồn khiến những dòng thơ của ông trở nên thống thiết. Tác giả day dứt trước cảnh cuộc chiến làm cho tang thương, trước những tình cảm thiêng liêng của con người mà nó làm cho chia cắt:
Một vườn xoài trơ trụi dưới na-pan Chim xé giọng những mùa hè không quả Là khô cháy mịt mù gió lửa
Đập ào ào lên đá nhọn lòng tôi ...
Bạn cùng làng mỗi đứa mỗi nơi
Kẻ lính ngụy người thành quân giải phóng Em xa cách trong cắt chia, lửa đạn
Hai mươi năm, người cũ khác xưa không?
(Mùa xoài chín)
Những niềm đau trong đời khiến Lưu Quang Vũ cứ phải khắc khoải nhớ về và ám ảnh.
Lưu Quang Vũ thấy cay đắng trước cuộc đời cơ cực. Nhiều lúc ông cảm thấy những sự vô nghĩa, trống rỗng. Những câu hỏi thống thiết của ông với cuộc đời cứ được đặt ra: Con người là gì với nhau?, ta là ai?, ta đến làm gì?, ta sẽ tới đâu?... Thật khó lý giải cho câu hỏi về sự tồn tại cứ day dứt trong thơ của nhà thơ này. Suốt hành trình thơ hơn 20 năm, nhà thơ luôn đi tìm cách trả lời những câu hỏi đó.
Xét về mặt diễn đạt, cảm xúc trong lòng đã chi phối cách sử dụng ngôn từ của Lưu Quang Vũ. Ông buồn và viết nhiều về nỗi buồn, sử dụng nhiều từ thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của nỗi buồn: cay đắng, u buồn, cô độc, trống rỗng, cô đơn, rách dưới, lẻ loi, bơ phờ..., đưa vào trong thơ nhiều hình ảnh ám gợi nỗi buồn. Nhịp điệu trong những câu thơ dài ngắn khác
nhau cũng có sự thay đổi giúp khắc họa tốt tâm trạng buồn, thiết tha. Tất cả tạo ra giọng thơ trầm thống và khắc khoải trong thơ ông.
Gió mùa thu
Tiếng đàn bầu nức nở Chiều chiều ra ngõ Sông dài cá lội biệt tăm Thương cha nhớ mẹ
Mênh mông chớp bể mưa nguồn
(Đất nước đàn bầu)
Trước những điều đáng vui, nhà thơ đặc biệt này cũng tìm thấy nỗi buồn trong đó. Lưu Quang Vũ là vậy, một con người đa mang, gánh hết cả nỗi buồn của nhân thế, luôn day dứt trước những điều không may mắn xảy ra với mình và tất cả mọi người, mà bản thân không có cách nào hòa giải.