Kết cấu theo mạch liên tưởng, tưởng tượng phóng túng

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 113)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Kết cấu theo mạch liên tưởng, tưởng tượng phóng túng

Không chỉ là người có cảm xúc mãnh liệt, Lưu Quang Vũ còn là nhà thơ có khả năng liên tưởng, tưởng tượng rất phóng túng. Từ một hình ảnh, một sự việc khởi nguồn ban đầu, ông có thể đi rất xa, liên tưởng, tưởng tượng hết từ sự vật này sang sự vật kia có liên quan. Để rồi qua rất nhiều lần liên tưởng những cái có liên quan như thế thì giữa hình ảnh, sự vật ban đầu và hình ảnh, sự vật cuối cùng của bài thơ đã không còn có mối liên hệ gì. Rõ ràng, trong trường hợp này thì trường liên tưởng là yếu tố chính thúc đẩy mạch thơ phát triển và đi xa hơn giới hạn ban đầu.

Trong nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ, tiêu đề chỉ là cái định hướng ban đầu của tác giả, càng về sau, trường liên tưởng càng dẫn bài thơ đi xa hơn, khiến nó như một dòng suy tư chảy dài suốt từ miền đất này đến miền

đất khác. Tác phẩm thơ của Lưu Quang Vũ thực sự dẫn người đọc như đuổi theo những suy tư ào ạt của ông.

Các vấn đề của đời sống, hạnh phúc, tình yêu, cái đẹp, nỗi đau buồn luôn xuất hiện bên cạnh nhau trên dòng suy tư của Lưu Quang Vũ. Có thể thấy điều này trong nhiều bài thơ của tác giả mà tiêu biểu là Đất nước đàn bầu. Đây là bài thơ được đánh giá vào loại hay nhất trong đời thơ Lưu Quang Vũ. Đọc nó, người ta thấy khó có thể tóm gọn lại được những vấn đề mà nhà thơ muốn nói vào một chủ đề nào đó. Với dung lượng gần 9 trang, những câu thơ dài ngắn khác nhau, các hình ảnh được sắp xếp trong thế biến ảo, trùng phức... đã đem đến cho bài thơ một ấn tượng thẩm mĩ độc đáo. Trường liên tưởng tưởng tượng phóng túng là nguyên nhân của sự chuyển cảnh liên tục trong bài thơ. Mở đầu là hình ảnh đất nước từ thuở hồng hoang, từ thời tiền sử với những chiếc trống đồng vùi trong cát, những mảnh bình vỡ nát, những đồi núi hoang vu, rìu đá, hang động. Tiếp đến là vẻ đẹp rực rỡ, nồng nàn của

những con chim lạc mỏ dài/ Bay qua vầng trăng lớn. Sang khổ thứ hai, bài thơ đột ngột xuất hiện cảnh bình minh tươi đẹp với hoa móng rồng thơm ngát. Ở khổ này sự phi lô gic cũng thể hiện. Ngay sau hình ảnh hoa móng rồng là hình ảnh quạ đen đậu trên ngôi mộ cổ tạo cảm giác sợ hãi. Cảnh tiếp theo là cảnh “Tôi” về ngồi trong lòng bà nghe kể chuyện thời con gái với những buổi đi xem hát chèo. Đột ngột nhất là sự xuất hiện của cảnh chiến trận với những chi tiết: “Vó ngựa lao dồn dập/ giặc phương Bắc kéo về/ vung gươm dài đẫm máu”... Có thể hiểu bài thơ mang cảm hứng mô tả đất nước trong tiến trình lịch sử, trong chiều sâu văn hóa và đời sống dân tộc. Bài thơ đã đi trọn chặng đường dài của lịch sử dân tộc từ khi mới hình thành tới thời hiện tại. Nhưng sự chuyển cảnh diễn ra quá nhanh, đột ngột và đầy bất ngờ khiến nó trở nên khó nắm bắt. Hệ thống các hình ảnh có được từ trường liên tưởng bay bổng, phóng túng tạo cho bài thơ sức ám gợi mạnh mẽ, sự trùng phức và tính đa

nghĩa. Độ mãnh liệt của cảm xúc khiến tác giả có thể nhìn thấu đất nước từ quá khứ tới hiện tại, rồi kết đọng lại vẻ đẹp dân tộc bằng những biểu tượng tuyệt đẹp:

Những con chim lạc mỏ dài Bay qua vầng trăng lớn

Cánh sừng sững tắm hoàng hôn đỏ rực Cất tiếng kêu hoang dại dưới đêm nồng

Sự dồn đẩy liên tục của cảm xúc đã giúp hình thành hệ thống hình tượng, hệ thống hình tượng lại dẫn dắt mạch thơ phát triển. Sự tương hỗ ấy có được trong Lưu Quang Vũ, một con người có một trực cảm nhạy bén, một khả năng liên tưởng dồi dào phóng túng, giúp anh tạo nên những bài thơ có kết cấu như Đất nước đàn bầu.

Bài Giấc mộng đêm cũng tương tự như vậy, Lưu Quang Vũ đã tạo nên một thế giới thơ kỳ ảo, lạ lùng, đem lại cảm giác vừa như ở cõi âm vừa như ở cõi thực. Mở đầu bài thơ là tiếng bước chân của những hồn ma trong đêm, những khuôn mặt ma quái với đôi mắt mở chừng ghê sợ. Sau đó nó đột ngột chuyển sang cảnh đêm giao thừa với mù mịt mưa bay, xác pháo, đèn lồng. Tiếp sau nữa lại xuất hiện những hình ảnh có sức ám gợi như bầy hồ ly hóa gái đẹp trêu người, những ả đào múa hát, gánh xiếc. Bất ngờ tiếp theo là sự xuất hiện của những hình ảnh đẹp đẽ trong sáng là cô giáo, áo trắng, hoa phượng đỏem. Có vẻ đó là một đoạn của giấc mơ về thời học sinh. Rồi bài thơ lại trở về hiện thực với những nỗi đau chiến tranh, những người thân đã hy sinh..., tiếp diễn nữa với những cô Kiều, đoàn thủy thủ, NguyễnDu cùng lời răn dạy... Đó là những hình ảnh xuất hiện ngẫu nhiên, không theo một trật tự lô gíc nào. Sợi dây nối liền mối quan hệ giữa chúng là giấc mộng đêm của nhà thơ. Những ám ảnh của ban ngày về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, những hy sinh mất mát của đồng đội, sự khát khao khung cảnh hòa bình tươi

đẹp, ý thức trách nhiệm của nhà thơ với đời sống xã hội, với nghề nghiệp... là yếu tố tạo nên giấc mộng kinh hoàng, đau đớn ấy. Sự thật trong giấc mơ bị đảo lộn, được ghi chép lại với trạng thái cảm xúc ở mức cao trào cùng trường liên tưởng phóng túng của nhà thơ. Nhờ trường liên tưởng phóng túng của tác giả mà bài thơ có được nhiều biểu tượng có sức ám gợi sâu xa:

Những con sâu con đỉa xanh lè Những dục vọng đam mê

Những bầy dơi vàng vọt bay đi

Đàn ngựa chạy mình như than đỏ rực Hồn đất nước mỉm cười trong bát ngát ...

Kết cấu mở thể hiện rõ trong một số bài thơ khác như Chiều cuối, Móng tay trên đá, Hoa cẩm chướng trong mưa.... Có lẽ tính đến thời những bài thơ của Lưu Quang Vũ ra đời người ta chưa bao giờ được đọc những vần thơ mà cảm xúc và hình ảnh lại táo bạo, mạnh mẽ đến như thế. Và cần khẳng định điều đó có được trong thơ Lưu Quang Vũ là nhờ những trường liên tưởng tưởng tượng vô cùng phóng túng của tác giả. Nhìn chung kết cấu mở theo trường liên tưởng tưởng tượng phóng túng là một đóng góp đáng kể của thơ Lưu Quang Vũ cho nền thơ Việt Nam hiện đại. Bởi lẽ cùng thời với ông không nhiều người có khả năng sáng tạo thơ văn trên nền kết cấu này. Kết cấu mở thơ Lưu Quang Vũ minh chứng cho tài năng của ông.

3.2.3. Xu hướng “trường ca hóa” trong thơ Lưu Quang Vũ

Trường ca là một thể loại tự sự có dung lượng dài. Có hai loại trường ca. Trường ca cổ đại, được gọi là sử thi lấy tự sự làm chính, trường ca hiện đại nghiêng về bày tỏ tình cảm, là một thể loại thơ trữ tình. Nhìn chung, trường ca có bố cục trường thiên và có nội dung lớn lao, thường là viết về những đề tài đất nước, dân tộc... Nó thường ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc

biệt của dân tộc, khi có những sự kiện mang tầm vĩ đại diễn ra. Từ thơ chống Mỹ, các nhà thơ có xu hướng sáng tác thể trường ca rất nhiều bởi cảm hứng chiến đấu và chiến thắng quá lớn của thời kỳ này. Thể trường ca có mầm mống ở Việt Nam từ những năm chống Mỹ, ở những sáng tác cùng đề tài được tập hợp thành chùm thơ của một số tác giả. Ta có trường ca của Thanh Thảo, Thu Bồn, Trần Mạnh Hảo... Chùm thơ Những khoảng sáng khác nhau

của Thanh Thảo là tập hợp của 6 bài thơ: Qua đường chín, Bài thơ ống cóng, Tổ ba người, Ngôi sao và người lái đò, Nguồn sángNhững ngôi sao của mẹ. Sáu bài thơ ghi lại sáu khoảnh khắc và tâm trạng gắn với sáu tình huống sự việc trên cùng tuyến sự kiện. Sau này nó được in trong những tác phẩm trường ca của nhà thơ. Những bài thơ của Anh Ngọc như: Chử Đồng Tử, Trương Chi, Thị Mầu,... sau này được nằm gọn trong các chương của trường ca Điệp khúc vô danh. Thơ Lưu Quang Vũ cũng có xu hướng trường ca hóa chứ chưa thực sự định hình thể loại này trong thơ ông. Nó là một kết quả tất yếu của cảm xúc mãnh liệt và kết cấu mở trong thơ của tác giả.

Biểu hiện đầu tiên của điều này là dung lượng của bài thơ. Các tác phẩm thơ của tác giả thường rất dài, ít nhất cũng hai trang, vừa thì ba đến bốn trang, nhiều hơn nữa là chín trang, mười trang... Đặc biệt là trường hợp của bài thơ Viết cho em từ cửa biển dài 6 trang, Giấc mộng đêm dài 5 trang, Nói với mình và các bạn, Đất nước đàn bầu dài 9 trang , Em 1 dài 5 trang, Hoa cẩm chướng trong mưa - viết cho năm thế giới hòa bình dài 10 trang, Khâm thiên dài 5 trang, Những đám mây ban sớm dài 6 trang, Hồ sơ mùa hạ dài 6 trang,...

Về cách tổ chức, nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ dù dung lượng không dài lắm nhưng lại có đánh số các phần bằng chữ số La Mã hoặc bằng các dấu sao như một sự phân định những tư tưởng tình cảm khác nhau nảy sinh từ một trường liên tưởng. Đó là trường hợp của các bài: Viết cho em từ

cửa biển, Nói với mình và các bạn, Hai bài thơ xuân, Em 1, Cho Quỳnh những ngày xa... Đây vốn là cách tạo bố cục trong trường ca. Vì trường ca thường có nội dung lớn nên ở mỗi phần nội dung người viết sẽ đánh số để định hướng người đọc vào chủ đề và cảm xúc của từng đoạn. Lưu Quang Vũ cũng có mục đích ấy nhưng ít thôi. Đa số những bài còn lại ông để theo một dạng kết cấu của sự dàn trải cảm xúc.

Thể trường ca thường lựa chọn ngôi kể của nhân vật xưng “Tôi”, trực tiếp bộc lộ những tâm tư tình cảm, những câu chuyện kể, sử dụng những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Thơ Lưu Quang Vũ cũng có biểu hiện này. Bài thơ

Hoa Cẩm chướng trong mưa có phân định các phần bằng các dấu sao, ngôi kể là ngôi “Tôi”, trực tiếp thể hiện tâm tư tình cảm bằng một chất giọng chủ yếu là tự sự, sử dụng những hình ảnh tượng trưng đóng vai trò như những nhân vật, biết hành động, suy nghĩ, như hình ảnh gió, biển, vầng trăng... Đó vừa là minh chứng cho vệt thơ siêu thực trong thơ Lưu Quang Vũ nhưng nó cũng minh chứng cho xu hướng trường ca hoá ở thơ tác giả. Ở những bài thơ khác đã dẫn cũng dễ nhìn thấy điều này.

Như vậy thơ Lưu Quang Vũ có dấu hiệu trường ca hóa đậm nét dù nó không phải là một sự dụng công của tác giả. Tất cả những đặc điểm hình thức trong thơ ông đều chịu sự chi phối của những trạng thái từ trường cảm xúc của ông. Nội dung trong thơ của tác giả quyết định hình thức biểu hiện của nó. Ông là người đắm đuối với tất cả những gì bao quanh mình, nên nói về chúng cốt sao cho tận cùng, cho hết được cảm xúc. Mà như thế thì tất yếu thơ sẽ nhiều yếu tố tự sự. Nhu cầu mở rộng yếu tố tự sự và quy mô cảm xúc chủ quan đã đem đến hình thức kết cấu mở trong thơ Lưu Quang Vũ, đem đến xu hướng trường ca hóa trong thơ của tác giả này.

Đối với thể loại trữ tình nói chung và thơ nói riêng, giọng điệu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là yếu tố tạo nên phong cách riêng của người nghệ sĩ. Bởi thơ là tiếng nói khởi phát tự trong lòng người ta, là bản tốc ký của tâm trạng con người, nên giọng điệu thơ chính là giọng điệu của tâm hồn, là nhịp đập của trái tim người nghệ sĩ. Thơ ca Việt Nam đã sớm xuất hiện nhiều giọng thơ mang bản sắc riêng. Đó là giọng thiết tha, rạo rực, băn khoăn của Xuân Diệu, hồn hậu mà sắc sảo của Xuân Quỳnh, vừa sôi nổi, khỏe khoắn lại vừa thông minh, dí dỏm của Phạm Tiến Duật...

Trong dòng chung của những tiếng thơ cùng thời, Lưu Quang Vũ đã tìm cho mình một giọng điệu riêng. Theo từng chặng đường, dù có những giọng điệu khác nhau nhưng nó đều khẳng định nét riêng của thơ ông.

3.3.1. Giọng tin yêu, trong sáng

Đây là giọng thơ Lưu Quang Vũ những năm đầu sáng tác. Chàng trai Lưu Quang Vũ khi ấy đang còn ngồi trên ghế nhà trường, trong tâm hồn non trẻ còn biết bao ý nghĩ tươi đẹp về cuộc đời, bao lý tưởng bay bổng để đeo đuổi. Nên giọng thơ của nhà thơ giai đoạn này là giọng tin yêu trong sáng đối với gia đình, quê hương, với cuộc kháng chiến của dân tộc.

Trước tiên, Lưu QuangVũ làm thơ thể hiện tình yêu thương của mình với người mẹ đã tảo tần sớm hôm nuôi cả gia đình. Cậu học trò ấy đã dành cho mẹ rất nhiều tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn trong một bài thơ mà giọng điệu còn rất nhiều trong sáng, ngây thơ:

Những tấm áo xưa con nhớ lắm Mũi chỉ đường kim tay mẹ dịu dàng Tuổi thơ đâu những trưa hè xanh thẳm Tuổi nhỏ nằm trong áo nhỏ yêu thương ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng trong áo ấm đường khâu mẹ vá Yêu mẹ nhiều nên áo cũ con thương.

(Áo)

Thời gian này Lưu Quang Vũ cũng hay làm thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương với những xóm làng dưới đêm trăng, với đường ven suối, gió ngàn...

Từng hình ảnh hiện lên trong thơ của ông đều mang vẻ đẹp trong trẻo và tươi sáng, là minh chứng cho tâm hồn ngây thơ của tác giả:

Thôn Chu Hưng trăng sao rơi đầy giếng Nằm giữa bốn bề rừng rậm nứa lao xao Đường ven suối quả vả vàng chín rụng Cọ xanh rờn thấp thoáng nước sông reo ...

Mùa thu hòa bình rời xa Việt Bắc Bè về xuôi gió nước sông reo Rừng vẫy lá đưa ta đi lưu luyến Bạn nhỏ trên đồi đứng mãi nhìn theo

(Thôn Chu Hưng)

Cũng trong bài thơ trên, nhà thơ ở lứa tuổi học sinh này còn thể hiện tình yêu, niềm tin rất mãnh liệt vào sức mạnh của quê hương, sức mạnh của tình cảm gia đình, tình cảm xóm làng, tình quân dân cá nước. Đó chính là niềm tin yêu nhà thơ dành cho cuộc đời, dù cho nó đang ở giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến bảo vệ dân tộc:

Ơi Chu Hưng sắn vùi trong bếp đỏ Ấm những ngày gian khổ khó quên nhau Vỡ đồi hoang mẹ trồng sắn trồng ngô Con lớn trong nỗi nhọc nhằn của mẹ Trong cánh tay xóm làng bồng bế

...

Con suối nhỏ xuyên rừng nơi ấy

Là ngọn nguồn sông biển yêu thương...

(Thôn Chu Hưng)

Ngay từ khi còn nhỏ, chứng kiến hững đoàn người kéo nhau ra mặt trận, cậu bé Lưu Quang Vũ cũng háo hức ra trận không kém. Trong lòng mang một quyết tâm và niềm tin giữ nước:

Đất nước mình tươi hoa đẹp nắng Ta cùng gìn giữ phải không anh Em hứa: đồng em xanh

Tay em cầm chắc súng Tàu bay Mỹ rụng

...

Các anh về quê em.

(Gửi tới các anh)

Những câu thơ ngắn, giọng lạc quan, tươi vui vẽ ra một viễn cảnh đẹp cho cuộc chiến. Lưu Quang Vũ chưa nhìn thấy ở cận cảnh những khốc liệt của chiến nó nên ông viết về chiến tranh với giọng điệu lạc quan chung của thơ thời ấy:

Ta đi giữ nước yêu thương lắm Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình

(Thôn Chu Hưng)

Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt

Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc

Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong

(Qua sông Thương)

Mùa chiến dịch bừng muôn ánh đuốc Rung núi chuyển rừng bộ đội hành quân Súng giặc khuân về vui chuyện dân công

Một phần của tài liệu Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 113)