Đó là sự góp mặt của những tác giả đã sáng tác từ trước 1986 nay vẫn tiếp tục sáng tạo trên tinh thần đổi mới như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… Tiếp bước là thế hệ các nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ LAN ANH
ĐÓNG GÓP NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN NGẮN NGÔ PHAN LƯU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 2NGHỆ AN - 2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ LAN ANH
ĐÓNG GÓP NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN NGẮN NGÔ PHAN LƯU
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS PHAN HUY DŨNG
Trang 4NGHỆ AN - 2013
Trang 5MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Lịch sử vấn đề 9
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 26
4 Phạm vi tư liệu khảo sát 27
5 Phương pháp nghiên cứu 27
6 Đóng góp của luận văn 27
7 Cấu trúc luận văn 28
Chương 1 NGÔ PHAN LƯU GIỮA NHỮNG CÁCH TỒN TẠI ĐA DẠNG TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 29
1.1 Con đường đến với văn học của Ngô Phan Lưu 29
1.1.1 Đôi nét đường đời Ngô Phan Lưu 29
1.1.2 Sự bén duyên với văn học của Ngô Phan Lưu 31
1.1.3 Từ những truyện ngắn được giải thưởng tới sự chuyên tâm cho truyện ngắn và tạp văn của Ngô Phan Lưu 33
1.2 Quan niệm về cuộc đời và nghề viết văn của Ngô Phan Lưu 35
1.2.1 Quan niệm về cuộc đời 35
1.2.2 Quan niệm về văn chương và nghề viết 37
1.2.3 Sự thống nhất giữa quan niệm về cuộc đời và quan niệm về nghề viết 41
1.3 Ngô Phan Lưu - một cách tồn tại trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại 42
1.3.1 Những cách tồn tại khác nhau trong văn xuôi Việt Nam đương đại .42
1.3.2 Ý thức của Ngô Phan Lưu về những sở trường, sở đoản của bản thân 64
1.3.3 Sự chín chắn của những lựa chọn riêng 68
1.3.4 Về những truyện ngắn xích gần với tản văn của Ngô Phan Lưu 71
Trang 6Chương 2
ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỆN NGẮN NGÔ PHAN LƯU
TRÊN PHƯƠNG DIỆN CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT 74
2.1 Vài giới thuyết về khái niệm cái nhìn nghệ thuật 74
2.1.1 Định nghĩa cái nhìn nghệ thuật 74
2.1.2 Các thành tố cấu trúc của cái nhìn nghệ thuật 76
2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn 79
2.2 Cái nhìn nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Ngô Phan Lưu .79
2.2.1 Con người: những cá thể cô đơn giữa cuộc đời nhiều bất trắc 82
2.2.2 Con người: nơi tranh chấp giữa thiện và ác 90
2.2.3 Con người: nơi tính thiện làm sáng tỏ bản chất người 105
2.3 Điểm tương đồng và khác biệt giữa Ngô Phan Lưu và một số nhà văn Việt Nam đương đại trên phương diện cái nhìn nghệ thuật 120
2.3.1 Điểm tương đồng 120
2.3.2 Điểm khác biệt 122
2.3.3 Cơ sở của sự tương đồng và khác biệt 125
Chương 3 ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỆN NGẮN NGÔ PHAN LƯU TRÊN PHƯƠNG DIỆN DỰNG TRUYỆN, TỔ CHỨC NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 126
3.1 Khái niệm bút pháp và sự ý thức của Ngô Phan Lưu về bút pháp 126
3.1.1 Khái niệm bút pháp 126
3.1.2 Sự ý thức của Ngô Phan Lưu về bút pháp 127
3.1.3 Sự đổi thay bút pháp của Ngô Phan Lưu trong quá trình sáng tác .131
3.2 Đóng góp của truyện ngắn Ngô Phan Lưu ở cách dựng truyện 136
3.2.1 Cách cấu tứ 136
3.2.2 Cách sử dụng chi tiết 157
3.2.3 Cách sử dụng motif giấc mơ 165
3.2.4 Một vài so sánh với các tác giả khác 177
3.3 Đóng góp của truyện ngắn Ngô Phan Lưu ở cách tổ chức ngôn ngữ và giọng điệu 179
Trang 73.3.1 Cách tạo nhịp điệu nhanh, mạnh cho câu văn và cho toàn tác phẩm
179
3.3.2 Cách tiết chế cảm xúc 189
3.3.3 Cách thay đổi giọng điệu linh hoạt 196
3.3.4 Một vài so sánh với các tác giả khác 202
KẾT LUẬN 207
TÀI LIỆU THAM KHẢO 210
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay nói chung, truyện ngắn nói
riêng phát triển rất sôi động với nhiều xu hướng, nhiều hiện tượng khác nhau
và thực sự đã có nhiều thành tựu Sự phong phú, đa dạng, phức tạp của văn học nước nhà thời kỳ này thể hiện trên nhiều bình diện: cảm hứng, đề tài, chủ
đề, khuynh hướng thẩm mỹ, phong cách, thủ pháp nghệ thuật… Khu vườn truyện ngắn đa sắc màu, hương vị và có vô số dáng vẻ bởi sự góp mặt của nhiều thế hệ tác giả ở những vùng miền, giới tính và lứa tuổi khác nhau Đó là
sự góp mặt của những tác giả đã sáng tác từ trước 1986 nay vẫn tiếp tục sáng tạo trên tinh thần đổi mới như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… Tiếp bước là thế hệ các nhà văn với nhiều cách tân đổi mới: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Xuân Hà,Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái… Thế hệ thứ ba là những tác giả sinh ra những năm 70, 80 của thế kỷ trước đang rất nỗ lực sáng tạo những giá trị mới cho văn học như Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thu Huệ,… Bên cạnh những dòng chảy rộn ràng, sôi động đó của truyện ngắn Việt Nam đương đại có một dòng chảy ở vùng “ngoại vi” đã hòa vào nhưng không bị tan loãng, không lẫn đi đâu được đó là truyện ngắn của “nhà văn nông dân” Ngô Phan Lưu
1.2 Ngô Phan Lưu là cây bút “trẻ” khi tuổi đời không còn trẻ nữa nên
các sáng tác của ông là sự bung nở của biết bao trải nghiệm và tích lũy của một người đã đi qua nhiều thăng trầm của cuộc sống Vì vậy dù mới bước vào chiếu văn nhưng ông thực sự đã khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào khám phá một cách toàn diện những đóng góp riêng, những yếu tố làm nên sức hấp dẫn trong truyện ngắn của ông
Trang 9Vì vậy đã đến lúc cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá một cách thỏa đáng những đóng góp của Ngô Phan Lưu cho bức tranh truyện ngắn đương đại đa sắc màu Như thế cũng có nghĩa là chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi: vì sao xuất hiện muộn nhưng ngay lập tức ông đã có chỗ đứng trong làng văn?
1.3 Trong văn xuôi đương đại, sáng tác của Ngô Phan Lưu không phải
là hiện tượng cách tân gây shock Ông chọn lối đi về giữa truyền thống với hiện đại và đã đi đến tận cùng con đường của mình Những vấn đề nhân sinh sâu sắc được kể một cách ngắn gọn “kiệm lời một cách đặc sánh” và “nhân bản một cách kỳ dị” (nhà văn Dạ Ngân) tạo nên cái sức hút cho sáng tác của ông
Có thể nói, đến với truyện ngắn của ông chúng ta có thể không bị hút hồn ngay như khi đứng trước người phụ nữ đẹp rực rỡ, lộng lẫy, nhưng lại như đang được tiếp xúc với người phụ nữ giản dị, có duyên ngầm, có cá tính sâu sắc, tâm hồn phong phú, để rồi cứ dần trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi Đọc sáng tác của ông nhiều khi ta phải giật mình nhìn lại tính người trong con người trong cuộc sống hiện đại Có thể nói Ngô Phan Lưu không chỉ có đóng góp cho nền văn học mà còn đóng góp không nhỏ với đời sống xã hội hiện nay
1.4 Hiện nay trong các cấp học từ phổ thông trở lên, truyện ngắn là thể
loại được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu nhiều Bản thân chúng tôi là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy nên để trau dồi thêm chuyên môn chúng tôi rất quan tâm tới truyện ngắn đặc biệt là truyện ngắn đương đại trong đó có các
tác phẩm của Ngô Phan Lưu Việc nghiên cứu đề tài Đóng góp nghệ thuật
của truyện ngắn Ngô Phan Lưu sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về truyện ngắn
đương đại của nước nhà nói riêng, truyện ngắn hiện đại nói chung
2 Lịch sử vấn đề
Ngô Phan Lưu xuất hiện trên văn đàn khi tập truyện ngắn Người
không giăng câu kiều được ấn hành năm 2004 Nhưng tên ông chỉ được mọi
Trang 10người biết đến rộng rãi sau khi ông đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo
Văn nghệ 2006 - 2007 Tuy là cây bút mới của làng văn nhưng truyện Ngô
Phan Lưu đã có vị trí trong lòng người đọc và thu hút sự chú ý của nhiều nhà phê bình văn học
Trong quá trình tìm hiểu về “nhà văn nông dân” này, đến nay chúng tôi
đã thu thập được một số bài viết ngắn dưới hình thức là các bài báo giới thiệu
về Ngô Phan Lưu và tác phẩm của ông Chúng tôi tạm chia thành hai nhóm bài: nhóm giới thiệu khái quát về Ngô Phan Lưu và nhóm giới thiệu, đánh giá về một số tác phẩm, tập sách của ông Do đề tài này trực tiếp nói về truyện ngắn Ngô Phan Lưu, nên dưới đây chúng tôi xin được thuật lại nhóm bài viết đánh giá về một số tác phẩm, tập sách mà Ngô Phan Lưu đã cho ra mắt độc giả
Nhóm bài viết về tác phẩm có lúc xoáy vào một vài truyện, có lúc giới thiệu về một tập sách Một số bài đưa ra những đánh giá nhận xét chung nhất
về đặc điểm truyện ngắn Ngô Phan Lưu trên nhiều phương diện
Đặng Đình Túy trong bài viết Vài ý nghĩ về lối viết truyện ngắn của
Ngô Phan Lưu (https: //docs.google.com/) đã có đánh giá một cách khái quát
về những truyện ngắn được in trong cuốn Người không giăng câu kiều (2004)
Tác giả bài viết đã khẳng định Hội Vǎn học nghệ thuật Phú Yên khi hỗ trợ
kinh phí xuất bản cuốn Người không giăng câu kiều là “có con mǎ́t tinh đời”
Bởi lẽ theo tác giả đây là cuốn chứa đựng sức nặng của bao tâm tình: “Cuốn truyện không quá 140 trang kể cả bìa lẫn bài bạt (do Nguyễn Thị Thu Trang viết) mà gói ghém đến 18 truyện ngǎ́n khiến cho kẻ cầm cuốn sách (mà chưa kịp đọc) lấy làm thǎ́c mǎ́c tự hỏi liệu có đủ chỗ cho ngần ấy tâm tình? Tôi
không nói quá đáng đâu: từ những xây dựng mang tính ngụ ngôn ẩn dụ (Bí
phương công bố) đến cách bày tỏ tâm tình kín đáo lãng mạn (Nhạc trầm my)
rồi qua những nét chấm phá, những hoạt cảnh của lối sống làng quê, những
bǎn khoǎn của tâm tình phút chốc xao động (Sóng bạc đầu) đâu đâu ta cũng
Trang 11thấy cách nói-rất-nhiều-mà-lời- rất-ít của anh Lưu” [58] Truyện Ngô Phan Lưu “đậm chất nông dân bàng bạc” và “đó là nơi anh tìm được nguồn cảm hứng cho phép anh đào sâu vào tâm hồn con người, con người chơn chất giản
dị nhưng không phải là không có chiều sâu” Tác giả cũng khẳng định nét riêng thuộc “vǎn chương miệt vườn” (Hồ Trường An) trong truyện ngắn Ngô Phan Lưu chính là lối sinh hoạt đậm màu sắc miền Trung không lẫn đi đâu được và “Ngôn từ dùng trong đối thoại của anh tuy không "rặt" giọng miền Phú Yên - Bình Định nhưng đây đó chúng ta bǎ́t gặp những đặc ngữ mà chỉ nhờ chỗ chúng ta là người Việt Nam nên chúng ta nǎ́m bǎ́t dễ dàng ý nghĩa dù chưa hề nghe (và cũng không thể tìm thấy trong từ điển) bao giờ” [59] Ngoài
ra nguồn vǎn chương gọi là miệt vườn còn được biểu hiện ở sự “bàng bạc trong không khí, trong cách xử sự của từng nhân vật, lối suy nghĩ, cùng là hành động của họ nữa” “Tâm tình của người dân quê khác thế nào với con người thị thành? Không có khoảng cách nào ghê gớm, con người nào thì cũng chỉ là con người với yêu ghét giận hờn tị hiềm hǎ̀n oán nhưng người dân quê thǎ̉ng thǎ́n biếu lộ chúng không cần che dấu trong khi người thành thị có cách xử sự "tinh vi" hơn, dù vậy chỉ khiến ta thêm một ít ác cảm thay vì ngược lại Đó là lý do cho ta thú vị khi nghe Ngô Phan Lưu kể chuyện làng xóm anh” Truyện Ngô Phan Lưu kể về “những vụn vặt ti tiểu” nhưng đã “trở thành những màn kịch được trình diễn hàng ngày một cách tự nhiên, sống động trên trang sách của anh và (chǎ́c là có thật) trên sân khấu cuộc đời” [59] Tác giả bài viết cũng cho biết đặc điểm của không gian và thời gian truyện như được tác giả định sẵn nhưng rất hấp dẫn: “Người ta có cảm tưởng trước khi hạ bút Ngô Phan Lưu đã tỉ mỉ đóng khung không gian và thời gian cho đề tài sǎ́p viết Phần nhiều các mẩu chuyện của anh được giới hạn một cách riết róng hạn hẹp như vậy khiến ta tức anh ách nhưng về sau thấy anh xoay trở tài tình quá ta đâm khoái” [59] Truyện Ngô Phan Lưu có chất hài hước theo xu
Trang 12hướng của sáng tác hiện nay (kiểu nhìn sự việc dù bi thảm đến đâu đi nữa cũng qua nụ cười chất hài hước) nhưng “chất hài hước trong cách kể chuyện của Ngô Phan Lưu là loại "cù không cười" “Dù hầu hết mọi người viết truyện đều tìm cách chọc cười người đọc, nhưng có kẻ kể vui và dường như cùng xuề xòa há miệng cười với người đọc, lại có kẻ như Ngô Phan Lưu, giữ khuôn mặt nghiêm trang và còn làm ra bộ ngạc nhiên khi thấy người khác nhoẻn miệng; đôi khi anh cũng chọc cười bǎ̀ng lối châm biếm khá nặng tay (…) Bi thảm đôi khi cũng được diễn tả dưới hình thức của những câu vǎn ngǎ́n, lạnh lùng” [59] Đặng Đình Túy còn khẳng định đặc điểm làm nên tính chất hiện đại trong sáng tác của Ngô Phan Lưu là cách viết ngắn gọn súc tích: “Ngô Phan Lưu tự cho mình là một nông dân quê mùa nhưng thực chất anh là một kẻ hết sức hiện đại Anh thừa sức chạy kịp thời thế Ngày nay làm gì người ta cũng muốn làm cho gọn, cái đĩa hát trước to như cái bánh tráng bây giờ thu gọn trong lòng bàn tay; chưa bǎ̀ng lòng, người ta còn sản xuất những chiếc khóa (clé USB) nhỏ xíu mà chứa hàng nghìn bản nhạc, hàng trǎm trang viết vậy thì 140 trang giấy của Ngô Phan Lưu chǎ̉ng bǎ́t kịp tinh thần của xã hội công nghệ hôm nay sao?” [59] Về điều này Nguyễn Thị Thu Trang cũng nói rằng: “Truyện của Ngô Phan Lưu có quy mô nhỏ, gọn Mục tiêu dồn nén, khái quát hiện thực khiến tổ chức câu văn bao giờ cũng hết sức ngắn Kiểu viết câu cực ngắn, tưng tửng như liệt kê của Ngô Phan Lưu cũng làm cho mạch truyện linh hoạt, biến chuyển nhanh hơn”
Cuối bài viết Đặng Đình Túy đã khẳng định ưu điểm thành thế thượng phong của truyện Ngô Phan Lưu là “ngǎ́n gọn, “compact”, chǎ́c nịch, sít sao” cộng với những khích lệ của các giải thưởng đã đạt được “Ngô Phan Lưu sẽ hǎng hái đi xa hơn nhờ gói hành lý gọn nhẹ của anh”
Trong bài bạt cho cuốn Người không giăng câu kiều, Nguyễn Thị Thu
Trang nêu lên ấn tượng về truyện ngắn của Ngô Phan Lưu là ở “các nhân vật
Trang 13(…) Có vẻ như Ngô Phan Lưu quan tâm tới thế giới những người già hơn là khai thác những hồn nhiên mơ mộng, những trắc trở tình duyên của lớp trẻ Nếu chịu khó thống kê một chút thì sẽ thấy có khoảng 90% số truyện ngắn của Ngô Phan Lưu viết về những người già Nếu họ không già về tuổi tác, thì tâm hồn họ cũng đã “từng trải và chất lượng” (…) Họ không phải là biểu tượng cho sự tương phản giữa nội dung và hình thức, cũng không phải là sự
lý giải về mối liên hệ nghiệt ngã giữa môi trường sống và con người Nhân vật của Ngô Phan Lưu là những con người của đời thường Có đặc biệt một chút trong hành vi, dung mạo nhưng vẫn liên hệ mật thiết với đời thường
Và cho dù cuộc sống có hoang sơ, gai góc thậm chí lạnh nhạt thì con người vẫn mong được tìm thấy sự chia sẻ, cảm thông” [19] Cách miêu tả của Ngô Phan Lưu là khám phá ra những mâu thuẫn bất ngờ trong con người, trong cuộc đời
Tác giả khẳng định sức hấp dẫn của truyện Ngô Phan Lưu còn ở phương diện xây dựng tình huống, kết cấu truyện: “Những truyện của Ngô Phan Lưu hay còn là do tác giả có khả năng phát hiện tình huống, biết tổ chức sắp xếp các chi tiết trong truyện và có cách dẫn dắt, cách viết riêng v.v Nói tóm lại đọc các truyện ngắn của Ngô Phan Lưu chúng ta đều cảm nhận được cuộc sống cựa quậy, sống động; với nhiều nỗi buồn, niềm vui khác nhau” Ngôn ngữ cũng là phương diện làm nên phong cách của Ngô Phan Lưu: “Ngô Phan Lưu có cách dùng từ ngồ ngộ và cách hành văn hài hước rất riêng” [19]
Sau khi hai truyện ngắn Cơm chiều và Buổi sáng biến mất đạt giải nhất báo Văn nghệ năm 2007 đã có nhiều bài bình luận, đánh giá Nhà văn Dạ
Ngân - thành viên ban chung khảo của cuộc thi, khi trả lời phỏng vấn phóng
viên báo An ninh thủ đô đã nói: “Ngô Phan Lưu không viết dài, nhưng nó quá
đủ, nó kiệm lời một cách đặc sánh Viết như thế mới tài, và nhân bản một cách kỳ dị”, đồng thời cũng chỉ rõ “nhược điểm còn tồn tại là kết thúc kiểu
Trang 14đóng sập cửa, không để lại dư ba” [36] Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
trong bài Truyện ngắn không biến mất ( http://vietbao.vn/) lại phát hiện ra tính kịch và sự dồn nén chủ đề trong hai truyện ngắn này: “Tác giả có cái tên mới
lạ và tuổi đời ngoại lục thập này ở Phú Yên trình làng một lối viết truyện ngắn mang kịch tính cao và có hình thức kịch Khung cảnh truyện rất bình thường, nhưng xung đột truyện thì mạnh, và chủ đề truyện thì lớn vượt ra ngoài phạm
vi đề tài Cuộc sống bức bí, nặng nề của con người; thân phận những đời người - nói được những điều ấy trong một dung lượng dồn nén, chất chứa của truyện ngắn là cố gắng lớn của tác giả” [25]
Trần Hoàng Hoàng trong bài viết Một phong cách hiện đại (Nhân đọc
hai truyện ngắn Buổi sáng biến mất và Cơm chiều của Ngô Phan Lưu) đăng
trên trang web http://vietvan.vn/ lại cho rằng: “đọc hai truyện ngắn Buổi sáng
biến mất và Cơm chiều của Ngô Phan Lưu nhận ra một phong cách thống nhất
và hiện đại của tác giả này” Trần Hoàng Hoàng đã chỉ ra những thủ pháp hiện đại trong hai truyện ngắn đạt giải của Ngô Phan Lưu: Thứ nhất “Ngô Phan Lưu có thể diễn tả đuợc những hành động lẫn ý nghĩ từ trong vô thức một cách tài tình Làm được điều này rất khó Nó đòi hỏi nhà văn phải có óc quan sát, nghiền ngẫm đôi khi phải hoá thân vào nhân vật Một cách viết tự động, vừa đơn giản mà lại sâu sắc đầy cảm tính nhưng vẫn rất tỉnh táo đến sắc lạnh” Thứ hai là “từ cấu trúc truyện ngắn nhận ra hai truyện ngắn của Ngô Phan Lưu có cấu trúc khá gần với cấu trúc của một bài thơ hiện đại Không phải ở dung lượng mà là sự gián đoạn bởi cách xen ghép của hành động hoặc độc thoại nội tâm nhân vật dựa trên một tư tưởng thống nhất” Thứ ba là “lối
kể chuyện khách quan khiến có cảm tưởng các sự kiện tự diễn biến chứ không
ai kể” Thứ tư là “các truyện ngắn cũng đã cố gắng đi sâu vào việc phân tích tâm lý, về những biến động trong tâm tư nhân vật, đa phần thiên về diễn tả những hiện tượng hơn là những ấn tượng” Thứ năm là về cách kết truyện,
Trang 15“một điều đặc biệt, một cố gắng đáng ghi nhận trong truyện ngắn Cơm
chiều là ở sức chứa trong dung lượng truyện ngắn; ở đây cốt truyện có thể
được kéo dài thêm nhưng nhà văn đã dừng lại ở phần kết của câu chuyện bằng cách để lửng tạo ra dư ba còn đọng lại đồng thời tạo ra độ mở cho việc tiếp nhận tác phẩm” [14] Trong bài viết tác giả Trần Hoàng Hoàng cũng chỉ
rõ đặc điểm mang tính truyền thống của hai truyện ngắn: “nhưng nếu đưa ra các tiêu chí tương đối để phân loại truyện ngắn mang tính phương pháp loại hình có thể thấy hai truyện ngắn của Ngô Phan Lưu đều vẫn còn một số dấu tích của đặc điểm truyện ngắn truyền thống Tiêu biểu nhất là cốt truyện vẫn
phải xoáy vào một khoảng khắc thời gian (moment) chứa đựng "yếu tố bất
thường đột biến" (Goethe) và cốt truyện vẫn có thể chia ra được thành các
phần chính là mở đầu, cao trào và kết thúc” Cuối cùng tác giả cũng khẳng định: “Tuy nhiên, với một cái nhìn tổng thể phong cách của ngòi bút của Ngô Phan Lưu vẫn nằm về phần hiện đại nhiều hơn” [14] Phải thấy rằng đây là bài viết đã nhận diện khá đầy đủ về phong cách của Ngô Phan Lưu trong hai truyện ngắn đạt giải
Trên trang http://newvietart.com/, bài "Cơm chiều" của một lão nông,
Lê Thiếu Nhơn cũng cho rằng cái làm nên sức hấp dẫn của các truyện in trong
cuốn Cơm chiều là ở nét riêng khi viết về đề tài nông thôn: “Văn xuôi Ngô
Phan Lưu có thể xem như một góc nhìn về nông thôn miền Trung, với những con người bộc trực, gieo neo và dằn vặt”; là ở ngôn ngữ: “Trực diện vào tác phẩm của ông, không thấy những câu văn uyển chuyển khéo léo, mà thấy rất nhiều những câu văn triết lý nhân sinh Thế nhưng, người đọc không có cảm giác khô khan khó chịu, vì Ngô Phan Lưu biết cách dùng những đối thoại ngắn và liên tục chuyển đổi tình tiết” (…); hấp dẫn còn ở chỗ dù đề cập vấn
đề gì thì hướng thiện vẫn là cái đích: “Tác giả Cơm chiều phơi bày nhiều thái
độ gay gắt, chọn lựa nhiều hành động lạnh lùng, nhưng khép sách lại vẫn thấy
Trang 16cái lương thiện không bị nhòa lấp, cái lam lũ không bị dìm xuống khốn cùng, cái đắng đót không bị rơi vào tuyệt vọng” Tác giả cũng chỉ ra giá trị nhân văn
ở nhiều truyện của Ngô Phan Lưu sự quan tâm đến các sinh linh nhỏ bé ngoài con người nhưng để nói con người: “Một điểm đặc biệt dễ nhận ra trong văn xuôi Ngô Phan Lưu là ông luôn dành nhiều khía cạnh để quan sát những con vật sống xung quanh con người, (…) gắn bó với con người và đôi khi là nạn nhân của con người Hình ảnh con trâu, con chó, con gà, con vịt… cũng đều được thổi vào sự ray rứt ngổn ngang của những sinh linh tội nghiệp Hoặc nói cách khác, những con vật xuất hiện trong truyện ngắn của Ngô Phan Lưu không chỉ để tố cáo sự hờ hững và vô tâm của con người, mà còn gơi dậy phẩm chất nhân hậu cao quý của con người” Cuối cùng Lê Thiếu Nhơn đã kết luận với niềm xúc động: “18 truyện ngắn và 14 tản văn giúp người đọc mường tượng trên khuôn mặt khắc khổ của nhà văn Ngô Phan Lưu thoáng hiện đôi mắt xa xăm Đôi mắt của lão nông cầm bút ở một tỉnh nghèo miền Trung cứ trông vời tít tắp xóm thôn của mình, mà cồn cào muốn chia sẻ với mọi người về những mảnh đời cơ cực, những số phận buồn thương, những nẻo đường độ lượng, những bến nước bao dung” [31]
Cũng nói về cuốn Cơm chiều, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy với bài viết
Ngô Phan Lưu: Cơm chiều trên http://sachxua.net/ lại nói về nét riêng đặc
biệt làm nên niềm vui trong sáng tác của Ngô Phan Lưu, bàn về nhiều phương diện có giá trị tác động với người đọc của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trong tập sách thứ hai này “Ngô Phan Lưu lại thuộc vào các nhà văn sống ở trong niềm vui của viết lách Điều này có thể nhận ra trước hết ở việc đọc văn ông người ta thấy rất vui Điều này không còn dễ gặp nữa trong văn chương ngày nay: cảm giác trong trẻo và những nhận thức bình thường về cuộc sống xung quanh dường như đang biến mất đi theo một cách thức lạ lùng nào đó Tất nhiên là vấn đề nằm ở văn chương “nói chung”, chứ không phải các tác phẩm
Trang 17được tạo ra theo một ý hướng hài hước, gây cười (mà loại văn chương này cũng đang ngày càng thiếu vắng hơn): quả thực là Ngô Phan Lưu không bao giờ cố ý gây cười, nhưng niềm vui mà người đọc thấy trong các truyện ngắn của ông cũng không đòi hỏi hình thức biểu hiện là tiếng cười, mà rất có thể chỉ là một cách vui nào đó sâu xa hơn trong lòng” [53]
“Một biểu hiện khác của niềm vui trong văn của Ngô Phan Lưu là tính chất tự đầy đủ hé lộ ở một số đặc điểm Không gian truyện Ngô Phan Lưu không trải rộng, cũng không tìm cách trải rộng (…), không gian văn bản cũng chẳng mấy khi trải rộng (ở đây đúng hơn là kéo dài): các truyện của Ngô Phan Lưu đều ngắn, nhiều khi rất ngắn, thậm chí chỉ cần đến vài trang sách (…) “Trong các truyện ngắn của Ngô Phan Lưu, rất khó tìm được một điều thường xuyên gặp ở đa số truyện ngắn thông thường: nhân vật của ông không lấy thời điểm làm cái cớ để đẩy suy nghĩ của mình về quá khứ hay hướng lên tương lai Tính chất thời điểm của các truyện ngắn Ngô Phan Lưu là thực, theo nghĩa đen: mỗi thời điểm chỉ có giá trị là một thời điểm, không có sự mở rộng về các phía” [53] Về điểm này, Đặng Đình Túy và Nguyễn Thị Thu
Trang cũng đã đề cập khi đánh giá về cuốn Người không giăng câu kiều
“Niềm vui của văn chương Ngô Phan Lưu còn nằm ở rất nhiều câu văn đầy hồn nhiên được đưa vào ngay cả các cốt truyện không mấy vui vẻ, khiến cho bỗng chốc mọi nặng nề được giảm trừ đi các hệ lụy của nó, để cho cái viết của Ngô Phan Lưu được hưởng toàn bộ sự tốt đẹp của đặc tính nhẹ không
dễ tìm được giữa những âu sầu và suy tư chất đầy các trang viết xuất hiện ngày càng nhiều”
Về cuốn Xoa tay và cười trong bài Nhà văn nông dân "xoa tay và cười"
Trần Hoàng Nhân (http://euro.thethaovanhoa.vn/ ) đã giới thiệu Xoa tay và
cười vẫn một phong cách của Ngô Phan Lưu là viết về những con người, cảnh
vật ở chính quê hương ông: “Trong các truyện ngắn ở Xoa tay và cười, nếu độc
Trang 18giả có “gốc ruộng”, đặc biệt là “gốc ruộng” ở Nam Trung bộ sẽ dễ dàng nhận
ra con người và quê hương bùn đất rạ rơm của mình qua từng câu chuyện của ông Trong tập sách này, “lão nông nhà văn” còn mở rộng trang viết khi hướng
đến những thắng cảnh quê ông như truyện Gành Đá Đĩa” Từ đó tác giả bài viết kết luận: “Xoa tay và cười còn “mỏng” và “nặng” ở phần tản văn
“Mỏng” bởi trang viết quá ngắn, song lại khá “dày” nhờ ký ức, vốn sống “nhà quê” của tác giả đã tích lũy, vun đắp cho từng câu chuyện ấy” [28]
Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy trong bài viết Ngô Phan Lưu: Lão nông
“xoa tay và cười” trên http://www.anninhthudo.vn/ lại nhấn mạnh ở sự ngắn
gọn: “Đôi khi khó mà phân biệt giữa truyện ngắn và tạp bút Ngô Phan Lưu
Về dung lượng thì chúng cũng na ná nhau Viết ngắn cũng như một sự lựa chọn tự nhiên của ông bởi một lý do, nó phù hợp với khuôn khổ các trang báo
mà ông cộng tác” [52] Về đặc điểm nay bài viết trên tạp chí Áo Trắng số 11
(ra ngày 15-6-2009) cũng khẳng định sự nén chặt trong những con chữ để nói một cách ngắn nhất mà lại sâu rộng nhất làm nên “Một tác phẩm đáng đọc và khó quên”: “Đọc sách, người đọc còn thấy rõ sự nén chặt của bút pháp cô đọng trên từng con chữ Bước văn đi từng bước một, thình thịch, không vung vẩy tạo được sự bung rộng ý tưởng trong trường suy nghĩ nên đã triệt tiêu sự buồn chán không ngờ Có lẽ trước khi cầm bút, nhà văn hẳn đã suy nghĩ, nếu không muốn nói là nghiên cứu rất kỹ về bút pháp của mình Và với bút pháp
đó, nhà văn đã dùng xuyên suốt trong tất cả truyện ngắn và tản văn Với kinh nghiệm sống từng trải, với trí tuệ luôn tìm kiếm, với sự sáng tạo ý tưởng nén
trong từng con chữ, nhà văn Ngô Phan Lưu đã viết tác phẩm Xoa tay và cười
rất đặc sắc” Vương Tâm lại có cách ví von rất thú vị về sự “độc đáo nhưng lại giản dị” làm nên sức hút trong giọng điệu của văn Ngô Phan Lưu: “Và nữa, trước đây có lần tôi cũng đã về Phú Yên, theo chân những người lặn lội ngược con suối, cách thành phố gần trăm cây số để săn lùng những hòn đá
Trang 19đẹp, những tảng đá kỳ dị Chúng đều có nét đẹp cổ quái nên thường được gọi
là “Dị Thạch” Người đời có câu: “Có chí chơi đá - Có dạ chơi cây”, vậy nên phong trào chơi đá cảnh đã được coi là một tính cách của Phú Yên Và khi tôi gặp nhà văn Ngô Phan Lưu, lại càng liên tưởng tới tính cách này Đọc mỗi truyện ngắn của ông tôi ngỡ như được gặp một bản “Dị Thạch” với nét chữ hoa đúng nghĩa Chúng được sắp xếp một cách tự nhiên, với mọi vẻ độc đáo khác nhau do sự gọt dũa của thời gian, làm người đọc nhớ và đọc lại luôn thấy mới” [44]
Bài viết trên tạp chí Áo Trắng số 11 (ra ngày 15-6-2009) khi giới thiệu
về tập sách lại nói về sức hút khiến người đọc thích thú không ngờ là ở chỗ
“tác giả sử dụng lối ngôn ngữ đối thoại rất đặc sắc, đây là mặt mạnh của tác giả Những tình huống, những xung đột, những suy nghĩ ấn tượng sâu vào người đọc đều do những lời đối thoại của các nhân vật bật lên bất ngờ Tất cả đều xảy ra dưới góc cạnh hiện tại với những phát hiện sâu sắc về nông thôn miền Nam Trung bộ trong thời hội nhập và phát triển” Bài viết còn chỉ ra nét riêng khi viết về đề tài nông thôn của Ngô Phan Lưu trong tập này: “Tuy viết
về nông thôn nhưng không gian nghệ thuật trong truyện không phải nông thôn
có cây đa, bến nước êm đềm, mà là một nông thôn đầy rẫy ước vọng và dằn vặt, hi vọng và lo âu Một nông thôn trăn trở không ngừng nghỉ để vươn lên làm giàu”
Khác với các bài viết trên, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan trong bài
viết Ngô Phan Lưu xảy ra mở đầu của cuốn Xoa tay và cười đặc biệt nhấn
mạnh ở tính chất “lơ lửng” trên nhiều mặt trong truyện Ngô Phan Lưu Đó là
“lơ lửng” giữa thực và hư, giữa có và không, giữa quen và lạ: “Giữa cái tại đường mà nhìn thấy cái hoang đường; truyện không phải hư cấu mà đi trên con đường mỏng dính giữa có và không; một phong cách xoáy vào cái thời khắc hiện tại, kể hiện tại chứ không kể chuyện, hay là vượt qua sự kể để tìm
Trang 20cách đi trực diện vào khoảng rỗng vô cùng của ý thức; tất cả đó là những tính chất nổi bật trên những truyện ngắn này của Ngô Phan Lưu, trình diện một cái nhìn lạ lùng quen thuộc - quen, là bởi ở đây toàn những người ta có thể (hay
đã có lần) gặp, và lạ bởi những người ấy trong trang phục hớ hênh của ý thức khiến ta thấy họ (hay thấy chính mình?) rỗng không như ảo ảnh”; “Lơ lửng” giữa thiện và ác trong con người: “Các truyện trong tập này của Ngô Phan Lưu nói rằng “tính bản ác” hay “tính bản thiện” đều không thể coi là bản tính hay căn bản của cái tâm trí người ta” Chính bởi thế mà “ai biết được sự chuyển biến trong chớp mắt của cái tâm lành ra dữ đó” Chính sự lơ lửng ấy cộng với cái cách “mô tả chi tiết rồi bỏ lửng, dứt khỏi thói quen đọc/ viết thông thường khi mà các trần thuật hay mô tả đều phải ràng buộc với một cái đích nào đó, trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”” nên đã “truyền đạt nỗi bất an,
có gì đó mơ hồ và lo lắng, không rõ vì sao” [21] Tác giả Nguyễn Chí Hoan
đã đi sâu vào lý giải để rồi đã tìm ra điều cốt lõi, đằng sau của vấn đề đó trong những câu chuyện của Ngô Phan Lưu chính là “cái vô thường” bởi lẽ “Nếu tâm trí có một bản tính, thì bản tính ấy là cái vô thường” tức là sự bất định, là luôn thay đổi của bản tính con người “Lơ lửng” giữa không sự kiện và có sự kiện: Hầu như không có gì là sự kiện trong các truyện này, nếu bạn không
định coi một vụ thiến chó bằng dây chun “văn minh, nhân đạo” (truyện Xoa
tay và cười) là cái gì đó sự kiện Nhưng, dĩ nhiên, không sự kiện sao thành
truyện được Đối với tâm trí thừa sự hài lòng, thoả mãn, hay một sự nhận ra, một cơn bất mãn, một tình trạng hốt hoảng hay thấp thỏm v.v chính là những sự kiện” Tác giả bài viết nhấn mạnh thêm: “Các truyện của Ngô Phan Lưu trong tập này, những người là người, đã chơi một chuỗi tiết tấu đảo phách liên tục: phá vỡ thế cân bằng con người và sự kiện, nhấn bất thường vào “nhịp” của con người, biến con người thành sự kiện Đó là một sự thay đổi của tầm nhìn Nó khiến cho các truyện ở đây mang ý nghĩa triết lý rõ rệt
Trang 21và nhuần nhị” “Mà một biểu hiện rõ nhất là ở chỗ các truyện chỉ kể những khoảnh khắc hiện tại, không tính đến một thời gian hồi cố đáng kể nào (…)
Ta thấy ở đấy một triết học của chủ nghĩa tồn tại, trong một bài học sống động như trực giác, chung dòng chảy hài hòa với tư tưởng cổ truyền về cái Vô thường” “Tựu trung, tất cả được đưa về đúng chỗ của nó: trong con người cụ thể, trong “cái Tâm” của người như là hiện tượng, là sự-kiện-con-người” Cuối cùng tác giả đã nói về yếu tố làm nên bản sắc của “nhà văn nông dân” Ngô Phan Lưu trên những trang văn đó là: “những dòng văn vừa đạm bạc vừa hết sức sinh động, biểu lộ một cá tính mạnh mẽ một cách tinh tế, giữ được cái thô ráp tự nhiên giữa những khuôn khổ một nghệ thuật chặt chẽ của ngôn từ, rất có sức truyền cảm” [21] Bài viết của nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan thực
sự đã nhận diện được đặc trưng cốt lõi, thống nhất trong cả nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật kể chuyện của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trong tập sách
Tập Con lươn chép miệng cũng được nhiều người viết bài giới thiệu
Một bài trên trang web http://www.atlazbooks.com/book/ đã viết rằng: “Ông
bắt đầu những truyện ngắn của mình bằng những cái tên nghe chừng đơn giản (…) nhưng đằng sau nó là nhân tình thế thái chỉ có thể nói, chỉ có thể bàn mà chẳng thể lý giải cho gọn gẽ, giải quyết cho thỏa đáng” Hơn nữa điểm đặc biệt làm nên sức hút cho tập sách là viết về những đối tượng gần gũi, và “mọi triết lý sâu xa ẩn dưới những câu chuyện bình dị ai ai cũng có thể nhìn thấy hằng ngày, nhưng khi đặt nó dưới lăng kính của mình, ông có biệt tài làm cho chúng lên màu và trở nên quyến rũ, bằng cách móc nó lại với nhau, gắn cho
nó những dấu hỏi, những chiêm nghiệm để bạn đọc buộc phải suy ngẫm” Như vậy, “cái Ngô Phan Lưu muốn viết không chỉ bó gọn trong câu chữ mà là
cái bạn sẽ nghĩ sau khi đọc” (Đọc “Con lươn chép miệng” của Ngô Phan Lưu
trên http://www.thotre.com/) Bài viết còn chỉ rõ đây là tập truyện “Vẫn mang
màu sắc như Cơm chiều và Xoa tay và cười” nhưng “lại khẳng định thêm một
Trang 22góc nhìn của Ngô Phan Lưu dành cho những thân phận lầm lũi thời đô thị hóa 29 truyện ngắn tuy dài ngắn khác nhau, nhưng chỉ nhằm trả lời một câu hỏi duy nhất: nết ăn nết ở của người nông dân chuyển động như thế nào giữa công cuộc xây dựng và phát triển với tốc độ chóng mặt hôm nay?” Bởi vậy
“Nhân vật trọng tâm mà Ngô Phan Lưu tập trung miêu tả hầu hết đều nhận thức được môi trường tồn tại của họ đang ngổn ngang nửa phố nửa quê, và họ phải thay đổi để thích ứng, nhưng thay đổi ra sao vẫn còn loay hoay giữa tiến
bộ và lạc hậu, giữa cạnh tranh và khoan dung, giữa cái thiện lưu truyền và cái
ác manh nha” Bài viết trên http://www.thotre.com/ lại phát hiện thêm: “Nhân
vật của Ngô Phan Lưu trong Con lươn chép miệng không bị phù hoa phố xá
làm mất đi con người “nhà quê” Sống giữa thành thị bận rộn suốt ngày nhưng giây phút nghỉ ngơi họ vẫn tìm đến hồn quê với bát nước trà xanh đường phèn; tìm lại giấc ngủ mất tiền mua, giấc ngủ vụng trộm hay đúng hơn là giấc ngủ của thủa nghèo khó” Đó là những ý kiến bổ sung cho nhau giúp chúng ta nhận diện một cách đầy đủ về nhân vật trong tập truyện thứ tư của Ngô Phan Lưu - tập đã bắt đầu có những biến chuyển so với ba tập trước
Bên cạnh những ưu điểm trên của tập sách thì bài viết trên
http://phapluattp.vn/ (theo Tuy Hòa - Evan) cũng nói thêm rằng: “Thế mạnh
của ông là vốn sống tích lũy được gạn lọc qua lăng kính cảm thông về tính cách người quê, về hồn vía cảnh quê Và khi đặt tất cả những điều ấy vào quá trình hội nhập thì tác phẩm của Ngô Phan Lưu trình bày được một không gian mở về nông thôn mới!” “Ưu điểm của ông nằm ở những đối thoại Dồn dập đối thoại giúp mạch văn nhanh và gọn” Nhưng bài viết cũng chỉ ra nhược điểm: đối thoại “ít để lại dư vị” “Mỗi truyện ngắn của Ngô Phan Lưu thường dừng đột ngột để mong có cái kết bất ngờ Có thể xem đấy là bút pháp hiện đại, nhưng cũng tạo nhiều tiếc nuối cho người đọc Bởi lẽ, trắc ẩn của nhân vật không có điều kiện được sâu lắng hơn Nói về thẩm mỹ văn chương, bước vào trang viết
Trang 23của Ngô Phan Lưu sẽ thu hoạch được nhiều sự nhận biết mà lại thu hoạch khá
ít sự rung động Đấy là đòi hỏi hơi khắt khe đối với một tác giả cao niên, nhưng vẫn phấp phổng hy vọng "gừng càng già càng cay" chứ!” [13] Đánh giá này của bài viết chúng tôi xin được bàn ở chương 3 của luận văn
Trên đây là các bài viết về một số truyện và các tập truyện đã in của Ngô Phan Lưu Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã nhận thấy các tập sách tuy có nét khác biệt nhưng cũng có nhiều nét thống nhất làm nên phong cách của Ngô
Phan Lưu Về điều này, bài viết Thế giới dị thường trong truyện ngắn Ngô
Phan Lưu của Phạm Ngọc Hiền trên trang web phamngochien.com đã khám
phá được lối đi riêng, sức hấp dẫn ở những biểu hiện “dị thường” trong truyện Ngô Phan Lưu: “Để khẳng định chỗ đứng trong lòng bạn đọc, mỗi nhà văn thường chú trọng phát huy một thế mạnh nào đó của mình và cố gắng không lặp lại người khác Có nhà văn dùng ma lực của câu chữ để cuốn hút lòng người, có nhà văn thì khai thác yếu tố bất ngờ gây kịch tính của cốt truyện Còn Ngô Phan Lưu lại đi theo một hướng khác, ông dựng lên một thế giới dị thường, lạ lẫm để thu hút sự tò mò của độc giả Và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn trong các truyện ngắn của ông” [11] Tác giả đã phân tích một cách cụ thể Đó là khác lạ trong khắc họa sự vật cũng như con người: “Lạc vào thế giới nghệ thuật của Ngô Phan Lưu, ta bắt gặp những cảnh vật và con người quen mà lạ Quen là bởi vì tác giả lấy bối cảnh cho các câu chuyện ngay trong thời hiện đại, tại các làng quê rất đỗi quen thuộc với mọi người dân Việt Nam Nhưng trên cái nền hiện thực đó, cây cọ vẽ siêu thực Ngô Phan Lưu đã chấm phá vào những nét vẽ gân guốc, phủ lên những sắc màu hư ảo, làm cho sự vật mang hình dáng và tính cách dị thường (tác giả đã thổi linh hồn vào những vật
vô tri vô giác: Đứng trước sự vĩ đại của vạn vật, con người chỉ là một sinh linh nhỏ bé đáng thương và luôn bị đe dọa sẽ bị nhận cái tát tai của biển Thiên nhiên như có con mắt, biết theo dõi từng sự việc của con người)
Trang 24“Trong miêu tả con người, tác giả cũng tung hoành thủ pháp "lạ hóa":
“Chân dung của các nhân vật rất dị thường”; “Cái dị thường còn thể hiện qua ngôn ngữ các nhân vật” Mặt khác “để tạo ra sự khác lạ, bên cạnh sử dụng thủ pháp nghịch dị, tác giả còn sử dụng thủ pháp nghịch lý Tức là cho nhân vật phát biểu những câu triết lý theo phương pháp ngụy biện, như thời cổ đại, Aristote đã dựa vào những giả thuyết phi lý để lập luận”
Thêm nữa “ngôn ngữ của người kể chuyện cũng lạ thường, không theo logíc biểu đạt thông thường (…) Đó là loại ngôn ngữ trào phúng và đầy chất trí tuệ Không thể lấy các chuẩn mực ngữ pháp trong sách giáo khoa để đánh giá Ngô Phan Lưu Chính những câu văn lệch chuẩn, ngắn ngủn và tưng tửng
ấy đã tạo nên sự hấp dẫn bạn đọc Từ đó tác giả khẳng định: “Rõ ràng là văn Ngô Phan Lưu khó có thể lẫn lộn được với các nhà văn khác đương thời” Đi vào thế giới ngôn từ của Ngô Phan Lưu, ta có cảm tưởng như đang ngồi trên chiếc xe bò lộc cộc trên con đường gồ ghề dẫn vào vườn cổ tích Tuy cũng vất
vả nhưng bù lại, được chiêm ngưỡng một thế giới kỳ thú và đầy ắp tiếng cười Nhiều người cho rằng, văn Ngô Phan Lưu thuộc dạng khó bắt chước Nếu điều này đúng thì bản thân nhà văn cũng trở thành một hiện tượng kỳ diệu như các nhân vật của ông” [11]
Bài Ngô Phan Lưu - Khoảnh khắc thăm thẳm của Nhã Thuyên (http://www.nhathuyen.com/) đã đưa ra nhận xét về khía cạnh đặc biệt thống
nhất ở nhiều truyện trong ba tập Cơm chiều, Xoa tay và cười, Con lươn chép
miệng của Ngô Phan Lưu: “như gài vu vơ những mảnh đạn, chực nổ bất cứ
lúc nào” “Ngô Phan Lưu thường đẩy người đọc vào những khoảnh khắc thăm thẳm Thăm thẳm trưa Thăm thẳm đêm Những khoảng thời gian, không gian
“gay gắt” để lộ ra cái mấp mé tội ác, cái rùng rợn vừa hiển nhiên vừa phi lí ngay trong bản thân con người Những thăm thẳm buộc người ta phải nghĩ về
“cái giống người”, phải hình dung sự nổi loạn nhất tề của loài vật, phải nghi
Trang 25ngờ cái con người tưởng là quyền năng nhất, đẹp đẽ nhất, cũng là cái con người đến chết là hết mà cũng vẫn chưa xong tội” [54]
Tác giả nhấn mạnh về sự xuyên thấm giữa có và không, giữa cái thực tai hiện hữu với cái hoang đường: “Ngô Phan Lưu có biệt tài đẩy người đọc vào chốn hoang đường, ở giữa có và không” “Rõ ràng hiện diện một hiện thực đang xảy ra, cũng rõ ràng có một hiện thực vắng mặt sau câu chữ Ngôn từ của Ngô Phan Lưu không cố bắt giữ hiện thực, chính bởi thế lại làm hiện diện hiện thực” Tác giả Nhã Thuyên đã lý giải về điều này: “Phải chăng, bởi ông đã tìm ra được căn nguyên: hiện thực không phải cái ngoài
ta, cái ta có thể kiểm soát được, nắm giữ được bằng ngôn ngữ mà là cái ở bên trong ta, và ngôn ngữ là một khả năng truy tầm, và do đó, chỉ có thể làm hiện diện hiện thực bằng cách vờn chơi với chữ nghĩa, đặt câu hỏi về chữ nghĩa, “sinh sự” với chữ nghĩa rồi từ đó mà “sự sinh” theo cách nói của Nguyễn Tuân Dù nguy cơ vẫn luôn ở đó: cái hiện thực được kể lại có thể
bị tước đoạt bất ngờ”
Độ nén ngôn từ chính là nét phong cách đặc biệt hấp dẫn của “nhà văn nông dân” khi chuyển tải bao vấn đề nhân sinh trong cuộc sống: “Ngô Phan Lưu không phá vỡ cấu trúc tự sự, nhưng chọn cách đi đi về về chơi nơi giữa tản văn và truyện ngắn, tưởng như buông tuồng mà lại là cái buông tuồng hết sức chặt chẽ, vững vàng Đời sống bi lẫn hài mà nhà văn thấm thía nhưng không lệ thuộc được nén lại thành những chi tiết đắt giá, có tiềm năng làm nổ khối thuốc ủ kĩ trong câu chữ, cũng ủ trong thế giới ta sống vốn như chỉ toàn
sự nhạt nhẽo Cái bẫy chuột, tiếng chép miệng của con lươn, một chút sương ngọt, khóm mai vàng, chú chim màu ngói…, vốn dễ bị bỏ quên, nhưng từ đó cái tình huống nhân sinh - cụm từ nghe chừng cũ kỹ - lại lộ hiện sự khôn lường của con người, của kiếp người Cái riêng biệt ngấm vào màu da thớ thịt của chữ nghĩa” [54]
Trang 26Tác giả còn nhân rõ giá cái nhân bản sâu sắc của truyện Ngô Phan Lưu Nhân bản trong thái độ phản ánh “Luôn luôn, những trang văn của Ngô Phan Lưu vừa phản tỉnh vừa bao dung con người” Nhân bản ở chỗ mọi vấn
đề giưa cuộc đời này đêu là cảm hứng cho sáng tác: “Ông là nhà văn của sự dung nhận đời sống, dung nhận cả cái ác lẫn cái thiện, cái đẹp lẫn cái xấu, cái trong lành lẫn cái nhơ nhớp” Đặc biệt Ngô Phan Lưu đã đến tận cùng của nhân bản bởi ông viết về cái ác nhưng trên nền tảng cái thiện và luôn hướng
về cái thiện: “Những truyện hay nhất của Ngô Phan Lưu thường có một nỗi
ớn lạnh Một ớn lạnh khi câu chữ chạm đến cái hiện hữu của con người, làm hốt hoảng một giấc mơ, đẩy bước chân mâp mé bờ vực tội ác, làm trỗi dậy khao khát muốn bỏ làm người May sao, niềm vui nằm ngủ đâu đó trong góc tim, vì con người còn níu với nhau bằng cảm thông hồn hậu, trẻ con còn bơi trong thiên nhiên, và ai đó vẫn còn mơ một cõi “vắng con người mà lại có con người” [54] Phải nói rằng đây chính là những phát hiện mang tính khái quát căn bản về tư tưởng tạo nên dấu ấn của Ngô Phan Lưu trên văn đàn và trong lòng độc giả
Nhìn chung nhiều bài viết đã đưa ra những nhận diện ban đầu về một
số đặc điểm, nét riêng với mục đích ghi nhận dấu ấn của “nhà văn nông dân” trên văn đàn Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu, phát triển các ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập trung khắc sâu những đóng góp mang màu sắc riêng của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trong sự phát triển của truyện ngắn nói riêng, văn học Việt Nam nói chung từ 1986 đến nay trên các phương diện cái nhìn nghệ thuật và bút pháp, bao gồm việc dựng truyện, tổ chức ngôn ngữ và giọng điệu
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng
tôi là những đóng góp nghệ thuật của truyện ngắn Ngô Phan Lưu.
Trang 273.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1 Xem xét hiện tượng Ngô Phan Lưu như một trong nhiều cách tồn tại đa dạng trong văn xuôi Việt Nam đương đại
3.2.2 Tìm hiểu đóng góp của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trên phương diện cái nhìn nghệ thuật
3.2.3 Tìm hiểu đóng góp của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trên phương diện cách viết, bao gồm việc dựng truyện, tổ chức ngôn ngữ và giọng điệu
4 Phạm vi tư liệu khảo sát
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi khảo sát các truyện ngắn của Ngô Phan Lưu đã được xuất bản:
- Người không giăng câu kiều (truyện ngắn, Nxb Văn hóa Thông tin - 2004)
- Cơm chiều (truyện ngắn và tản văn, Nxb Phụ nữ - 2008)
- Xoa tay và cười (truyện ngắn và tản văn, Nxb Văn học - 2009)
- Con lươn chép miệng (truyện ngắn, Nxb - 2010)
Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng phạm vi nghiên cứu một số truyện ngắn của các thế hệ nhà văn trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại trên các phương diện mà nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra để từ đó có cái nhìn đối sánh nhằm nhận ra những đóng góp, màu sắc riêng của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trong bức tranh truyện ngắn đương đại
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp mô tả và phương pháp phân tích - tổng hợp
6 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình góp phần nghiên cứu một cách toàn vẹn, cụ thể những dấu ấn riêng của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đến nay
Trang 287 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1 Ngô Phan Lưu giữa những cách tồn tại đa dạng trong văn
xuôi Việt Nam đương đại
Chương 2 Đóng góp của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trên phương
diện cái nhìn nghệ thuật
Chương 3 Đóng góp của truyện ngắn Ngô Phan Lưu trên phương
diện dựng truyện, tổ chức ngôn ngữ và giọng điệu
Trang 29Chương 1 NGÔ PHAN LƯU GIỮA NHỮNG CÁCH TỒN TẠI ĐA DẠNG
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Con đường đến với văn học của Ngô Phan Lưu
1.1.1 Đôi nét đường đời Ngô Phan Lưu
Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2006 - 2007 công bố người được
giải nhất là Ngô Phan Lưu - một lão nông, đã khiến nhiều người tò mò muốn biết thực chất “nhà văn nông dân” ấy là ai?
Ngô Phan Lưu sinh năm 1946, tại thôn Thạch Phú, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên Cái tên gọi “nhà văn nông dân” khiến người ta
tò mò để rồi tìm hiểu và biết rằng thực ra đó là “lão nông” được cha mẹ cho học hành tử tế Tốt nghiệp cấp 3, ông vào Sài Gòn học khoa Triết ở Đại học văn khoa (cũ) Đang là sinh viên, ông bị động viên đi sỹ quan trù bị Thủ Đức
Sự việc này đã trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời của Ngô Phan Lưu
mà sau này ông đã coi đó “âu cũng là số phận”
Sau năm 1975 ông phải đi cải tạo một thời gian rồi về quê làm ruộng
Từ đó anhh chàng sing viên Triết sống mai danh ẩn tích sau hình bóng của một lão nông thực thụ trên chính quê hương mình Ông bị cuốn vào bao lo toan cơm áo Một điều đáng nói là ở vị trí một nông dân Ngô Phan Lưu là người làm ruộng có nghề, làm không thua kém ai bởi ngoài sức dẻo dai, ông còn hay để ý rút kinh nghiệm trong chuyện gieo gặt, đi đầu trong các ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào đồng ruộng Tuy vậy, với vai trò là trụ cột gia đình, các con lần lượt vào đại học, người nông dân ấy dù cố gắng cày cũng luôn chật vật Mặt khác Ngô Phan Lưu là người không bao giờ bằng lòng, chấp nhận hoàn cảnh nên luôn có sự vận động trong nghề nghiệp làm ăn Ông
đã kinh doanh giải trí bằng cách bán bò mua trang thiết bị xây sân trượt Patin Nhưng ở một vùng nông thôn nghèo nên việc kinh doanh của ông không tồn
Trang 30tại được lâu Thất bại, ông chuyển sang nghề chụp hình và đã có thu nhập khá hơn, nhưng cũng đã xẩy ra bao chuyện dở khóc dở cười nên phải từ bỏ Ông cũng đã từng làm thầy thuốc đông y do cha truyền con nối (cha là Ngô Thượng Đạm - thầy thuốc Đông y nổi tiếng một vùng) Trải qua nhiều nghề, với bao thăng trầm nhưng Ngô Phan Lưu coi đó là cơ may bởi nó tạo nên
“vốn sống dày dặn để đủ sức theo nghiệp viết”
Năm 1995, khi bước vào tuổi ngũ tuần cũng là lúc ông bước vào văn chương và dù không thuận chèo mát mái Nhưng vốn là người xoay trở linh hoạt nên cuối cùng ông đã có chỗ đứng và thực sự ngồi vào chiếu văn Hiện nay ông đã là hội viên của hội nhà văn Việt Nam, sống ở đường Duy Tân, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Tuy nhiên theo trả lời phỏng vấn của Ngô Phan Lưu thì chưa hẳn ông đã dừng lại ở văn chương bởi “cuộc sống với những phức tạp của nó đưa đẩy, dĩ nhiên phải còn biến chuyển nữa ”
Từ việc tìm hiểu những điểm cơ bản về đường đời của nhà văn Ngô Phan Lưu ta nhận thấy một ý chí, nghị lực, bản lĩnh sống đáng nể Sở dĩ như vậy bởi ông luôn suy nghĩ nhiều chiều, nhiều góc độ nên dù khó khăn hay thất bại cũng luôn được ông nhìn nhận theo hướng tích cực Mặt khác, Ngô Phan Lưu từng chia sẻ rằng: “nhờ thấm nhuần Thiền học mà tôi vượt qua được nhiều bế tắc và ngã lòng để thanh thản vượt lên Thiền học đã khuyên tôi: coi như gió thổi mây bay, coi như bong bóng ao đìa” Ông còn luôn tâm niệm điều Phật dạy: “Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng” vì vậy ông không bao giờ tuyệt vọng ngay cả những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời Đó là những yếu tố làm nên sự cứng cáp trong tinh thần của Ngô Phan Lưu Nhưng điều cơ bản khiến ông có niềm tin để sống vững vàng là bởi luôn không nguôi hy vọng bởi luôn tin vào nhân quả tốt đẹp, niềm tin của người tin vào quy luật Về điều này ông từng chia sẻ rằng: “Tôi tin điều dân gian truyền lại: hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai Tin nơi quy luật thiên nhiên: đông tàn xuân
Trang 31đến Tin vào đạo đức ở hiền gặp lành Những điều ấy đã khiến tôi sống vững vàng không áy náy” [45].
Vậy là những tư tưởng tích cực của Đạo Phật đã được Ngô Phan Lưu tiếp nhận và biến thành sức mạnh nội tại của chính mình (Những tư tưởng này được ông thể hiện trong nhiều tác phẩm của mình) Bởi thế mà ông đã giữ được thăng bằng để trôi đi giữa cuộc đời, trôi qua những biến động thăng trầm để giữ một thái độ bình thản và không ngừng vươn lên
Tìm hiểu cuộc đời của “lão nông nhà văn” Ngô Phan Lưu, chúng ta thấy luôn luôn là sự nỗ lực “cố gắng, cố gắng, cố gắng” (Ngô Phan Lưu) Gần
cả cuộc đời cầm cày để tồn tại, để sống và khi xế chiều, mỏi tay cày ông lại cầm bút vịn vào chữ để đứng lên
Quả thực, Ngô Phan Lưu đã trôi giữa dòng đời “nhưng ông không để dòng đời cuốn trôi, ông đã biết buông xả, ông biết chọn cho mình một quỹ đạo riêng để bập bềnh cùng nó Và nếu có gì đó diễn ra không như ý muốn thì
ông sẽ chỉ “Xoa tay và cười” tự diễu mà thôi” (Nguyễn Xuân Thủy, NPL:
lão nông xoa tay và cười).
Phải nói rằng cuộc đời Ngô Phan Lưu thực sự đáng để chúng ta phải suy ngẫm Cả cuộc đời Ngô Phan Lưu là sự nỗ lực, cố gắng để tồn tại, để sống trên chính mảnh đất của quê hương, để làm tròn trách nhiệm, để đưa con người tiềm ẩn lâu nay vươn dậy đứng lên khẳng định mình với cuộc đời Cuối cùng thì Ngô Phan Lưu cũng đã có được cái kết quả tốt đẹp cho mình, có thêm nhiều niềm vui để vui sống
1.1.2 Sự bén duyên với văn học của Ngô Phan Lưu
Nửa đời người cầm cày, Ngô Phan Lưu bỗng rẽ sang cầm bút Vậy điều
gì khiến Ngô Phan Lưu bước vào nghiệp văn?
Nhiều bài phỏng vấn, bài viết của các tác giả như Lê Thiếu Nhơn, Hùng Phiên, Quế Anh, Nguyễn Xuân Thủy đã cho thấy có rất nhiều lý do thôi thúc ông đi vào con đường văn chương
Trang 32Ngô Phan Lưu đã tâm sự rằng, ông “viết văn khi đã mỏi tay cày”, đến với văn chương bởi muốn kiếm thêm thu nhập trang trải cho gia đình và “xem
ra bỏ cày, cầm bút cũng dễ sống hơn” Đó là lời tâm sự của một nhà văn từng
là nông dân, ngày ngày đổ mồ hôi trên mảnh ruộng làm ra cơm gạo cho gia đình Đó là cuộc mưu sinh khổ nhọc, thứ khổ nhọc trên tất cả khổ nhọc bởi có lần ông đã chia sẻ “ước mơ của nông dân là thoát khỏi nông dân” Đây chính
là một trong những động lực thiết thực đưa ông đến với nghiệp văn Nhưng để làm nên một Ngô Phan Lưu thực sự có dấu ấn trên văn đàn như ngày hôm nay thì không chỉ xuất phát từ điều đó Đọc văn ông ta thấy rất rõ điều này
Mặt khác ông cũng từng chia sẻ rằng: “Làm văn chương như lao vào con đường quá nhiều khổ nhọc” và ông coi đó là sự “dấn thân vào con đường gian truân” Vậy tại sao gần cuối đời mà ông vẫn dấn vào con đường văn chương để “chất cao thêm lo toan giữa bao lo toan chất đống” Tại sao ông bỏ khổ nhọc tay cày để vác lên vai một khổ nhọc khác là tay viết để lại “cày vào chính mình”? Hẳn là phải có gì đó thôi thúc sâu xa hơn nữa
Về điều này nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã khẳng định rằng khi Ngô Phan Lưu nói ông “viết văn khi đã mỏi tay cày” thì “thực ra câu giải thích ấy chỉ đúng khi thoảng nhìn bề ngoài, còn thâm tâm ông đã mang theo bao nhiêu chìm nổi và trải nghiệm của bản thân để trầm tích lại trên mỗi trang viết” Lời của Lê Thiếu Nhơn hoàn toàn có căn cứ bởi Ngô Phan Lưu đã từng tâm sự:
“Biết bao nỗi niềm về sự sống trong đời cần bày tỏ và văn chương là sự giải thoát và cũng là sự chia sẻ với cộng đồng một cách sâu sắc Thế là tôi viết truyện” Như vậy, với ông văn chương như một người bạn để chia sẻ giúp giải tỏa khỏi bao tâm tư, trăn trở đã tích lại về chính cuộc sống của mình, về bao vấn đề của con người, xã hội Đồng thời chính văn chương đã biến ông thành một người bạn của cộng đồng, xã hội để có thể sẻ chia “về những mảnh đời
cơ cực, những số phận buồn thương, những nẻo đường độ lượng, những bến
Trang 33nước bao dung” (Lê Thiếu Nhơn) Có thể thấy Ngô Phan Lưu đến với văn chương như nụ hoa đã căng đầy đến lúc phải bung nở để vừa giải phóng độ căng trong nội tại của chính mình vừa để tỏa hương sắc làm đẹp cho đời.
Mặt khác, con người ta khó có thể làm tốt điều gì nếu không có niềm yêu thích, đam mê Ngô Phan Lưu “đam mê văn chương từ nhỏ” và “duyên nợ với văn chương lại như sợi dây vô hình cột chặt từ tuổi thơ khó mà thoát ra được”
Như vậy nhu cầu mưu sinh và những tâm tư trăn trở chất đầy, rồi trách nhiệm với cộng đồng cùng với niềm đam mê nung nấu chính là những yếu tố tập hợp lại để người nông dân “được cha mẹ cho học hành tử tế” bén duyên với văn chương và tồn tại trên văn đàn
Đến với văn chương ban đầu Ngô Phan Lưu làm thơ nhưng nhận ra không có duyên với nàng thơ, ông chuyển sang viết phiếm luận cũng không xong Ông chuyển sang viết truyện và nhận ra đây chính là “món hợp khẩu” với mình Như vậy, không như các lần trước, khi thất bại ở nghề này lại chuyển sang nghề khác, lần này như đã là duyên phận Ngô Phan Lưu vẫn kiên trì xoay trở trong chốn văn chương ấy Và quả là với tất cả sự nỗ lực Ngô Phan Lưu đã thu xếp được một chỗ đứng theo cách riêng của mình giữa nền văn học Việt Nam đương đại
1.1.3 Từ những truyện ngắn được giải thưởng tới sự chuyên tâm cho truyện ngắn và tạp văn của Ngô Phan Lưu
Khi đã bén duyên với văn chương, Ngô Phan Lưu đã lao động nghệ thuật thật sự Lê Thiếu Nhơn cũng nói về điều này: “nếu đã chuyên cần lao động đồng áng như thế nào thì Ngô Phan Lưu cũng đã miệt mài công việc văn chương như thế”
Về điều này Ngô Phan Lưu đã bày tỏ suy nghĩ trong bài “Ông Ba Lưu viết văn” trên báo Thanh niên rằng: “Viết văn cũng như làm ruộng, trước hết
Trang 34phải siêng năng; tui có thế mạnh chuyện này vì là dân làm ruộng mà” Chính bởi suy nghĩ đó mà ông đã chuyên cần sáng tác, cứ nghe có báo nào, chỗ nào
tổ chức cuộc thi ông đều tham gia Ngô Phan Lưu đã từng chia sẻ rất chân thành “nếu viết được giải thưởng thì càng quý vì đó là bài nhuận bút cao, dám bớt làm ruộng đi làm văn mà chê chuyện dự thi văn chương là đói liền” Nỗ lực của ông đã được đền đáp bởi nhiều giải thưởng ở các báo, tạp chí đã dành
cho ông như: Giáo dục và Thời đại; Giải nhất cuộc thi truyện ngắn dành cho những cây bút gọi là tài hoa do Tạp chí Tài hoa trẻ tổ chức với truyện Láng
giêng, giải thưởng báo Tiền phong trong cuộc thi sáng tác văn học tầm nhìn
thế kỷ, báo Kiến thức gia đình, báo Văn nghệ Phú Yên, Báo Phú Yên.
Người nông dân ấy cứ miệt mài cày để kiếm nhuận bút trong thời gian dài và cuối cùng đã gây bất ngờ mới trong năm 2006- 2007 khi đạt giải nhất
tại cuộc thi truyện ngắn do tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam tổ chức với 2 truyện ngắn Buổi sáng biến mất và Cơm chiều Sau giải thưởng
vinh dự này Ngô Phan Lưu được cả nước biết đến, còn Ngô Phan Lưu thì mang tâm trạng của một “lão nông” “vui mừng như gặt được một vụ mùa bội thu” nhưng cũng lắng nghe nghi nhận những nhược điểm mà ban tổ chức góp
ý Giải thưởng vinh dự này một lần nữa khẳng định “món văn tỏ ra hợp khẩu” với Ngô Phan Lưu
Như vậy cả cuộc đời không ngừng nỗ lực để vươn lên cuối cùng Ngô Phan Lưu đã tìm được bạn đồng hành để ông đứng lên khẳng định mình Sau
giải thưởng đó ông cho biết “giải thưởng của báo Văn nghệ không phải là
vòng nguyệt quế, lại càng không phải là gánh nặng Nó là bệ phóng,…không phóng là uổng, là dở” Quả thực Ngô Phan Lưu đã phóng thật bởi sau đó đã
liên tục cho ra bốn tập sách cả truyện ngắn và tản văn: Cơm chiều (truyện ngắn & tản văn, 2008), Xoa tay và cười (truyện ngắn & tản văn, 2009), Con
lươn chép miệng (truyện ngắn, 2010) và mới đây nhất là Tờ lịch gỡ mỗi ngày
Trang 35(tạp văn, 2013) Ông vẫn thường xuyên có bài trên nhiều báo, trở thành cộng
tác viên thân thiết của báo Tuổi trẻ, đặc biệt báo Thể thao văn hóa đã dành
cho “nhà văn nông dân” một chuyên mục riêng là “Cà phê nông dân” (tháng 1
- 2013 đã xin rút vì lý do sức khỏe) Mỗi tuần, đều đặn từ Phú Yên, những câu chuyện đượm chất thế sự, đậm nhân tình thế thái ấm nóng hơi thở đời sống đều đặn “lên sóng” hòa mạng phục vụ bạn đọc cả nước
Như vậy Ngô Phan Lưu đã tìm được cho mình một con đường sống với đam mê và ông đã chăm chỉ tiến bước trên con đường đó Năm 2010 Ngô Phan Lưu đã chính thức trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt Nam và đã thực sự tạo được dấu ấn của mình trên văn đàn cũng như trong lòng độc giả Tác phẩm của ông vẫn luôn được độc giả chờ đợi, đón nhận Đó âu cũng là cái nhân - quả tốt đẹp sau bao cố gắng, nỗ lực của “lão nông” Ngô Phan Lưu
1.2 Quan niệm về cuộc đời và nghề viết văn của Ngô Phan Lưu
1.2.1 Quan niệm về cuộc đời
Ngô Phan Lưu đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, thậm chí cả những đắng cay Con người đó lại rất để ý quan sát xung quanh và suy ngẫm về
nó nên đã có những đúc kết thể hiện cả một quá trình nghiền ngẫm về cuộc đời
Ông quan niệm cuộc đời này nhan nhản, đầy rẫy những cái ác và “con người là sinh vật hiểm ác nhất trong muôn loài” “Cái ác của con người thì rõ như ban ngày và càng ngày càng nhiều đến phát tởm” Ngô Phan Lưu thẳng thắn khẳng định cái ác, cái tệ tồn tại phổ biến giữa cuộc sống và trong cả chính mình: “Thực tế nhiều người họ tệ lắm!” và “tôi sinh ra làm người tôi phải tệ Không có luật trừ Thoát khỏi luật trừ có chăng là Thánh và Phật Tôi không tệ làm sao tôi sống nổi với vô số tệ xung quanh” Như một lời giải thích nguyên nhân của thực tế đắng cay đó trong một bài phỏng vấn ông đã bộc bạch: Sa thân chốn chữ nghĩa, tôi thường tự hỏi nhiều câu nhấn chìm mình.Và, tôi cố vùng vẫy ngoi lên
Trang 36- Con người thương quý cái gì?
- Hẳn là con người thương quý cái thiện trong con người!
- Con người sợ hãi cái gì?
- Con người sợ hãi cái ác trong con người!
- Vậy cái ác, nó sợ hãi cái gì?
Và, trong tôi luôn vỡ ra một điều chua xót:
- Cái ác chỉ sợ hãi cái ác hơn! Cái các không ngán cái thiện đâu! Đấy là một vấn đề cực kỳ gay go”
Nhận thức đó của Ngô Phan Lưu về con người, cuộc đời đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm về một hiện thực mà mình đang sống Đó là một hiện thực bi đát nhưng ông không bi quan mà vẫn cố gắng tìm cách để mong góp phần khiến nó ngày càng tốt đẹp hơn: “phải làm sao phát huy cái thiện Còn cái ác mình phải đối mặt” Chính vì vậy mà văn Ngô Phan Lưu nói nhiều về cái ác trong cuộc sống đặc biệt là trong tâm tính con người, nhưng cũng tìm kiếm, phát hiện, khẳng định và ngợi ca những gì nhỏ nhất trong cuộc sống, trong cư xử làm sáng tâm thiện trong con người
Ngô Phan Lưu còn bộc lộ niềm tin về sự bền bỉ của những giá trị nhân văn ở nông thôn Việt Nam Ông chia sẻ: “Nhân văn nông thôn không cư ngụ trên đồng ruộng Nhân văn nông thôn luôn nằm trong người nông dân Họ đi đâu, ở đâu đều mang những đặc sản đó theo Nó nằm trong chính con người nông dân, ngoài ra nó không nằm ở đâu cả”
Như vậy bên cạnh nhận thức về sự nhởn nhơ và phổ biến của cái ác trong cuộc sống, trong con người thì “nhà văn nông dân” vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của nhân văn, của cái thiện trong người nông dân ở nông thôn Việt Nam Bởi lẽ, theo ông “tư tưởng nông dân là tư tưởng cụ thể, lối sống nông thôn là lối sống giản dị Tư tưởng ấy và lối sống ấy là một vùng hạnh phúc trong tầm tay mỗi người Đối với tôi đó là một minh triết của đời sống Phải
Trang 37trân trọng và nên giữ lấy” Vậy là Ngô Phan Lưu quan niệm tư tưởng cụ thể
và lối sống giản dị chính là một trong những cốt lõi làm nên chất nhân văn
trong con người và cuộc sống Chính vì vậy mà nó cũng là hạnh phúc trong tầm tay mỗi người Cho nên, cần phải trân trọng, giữ lấy tư tưởng cụ thể và lối sống dản dị ấy Đây phải chăng là thang giá trị mà Ngô Phan Lưu luôn nâng niu và mong muốn xây dựng, nhân rộng trong xã hội Cụ thể, dản dị cũng là một đặc điểm làm nên nét riêng của văn chương Ngô Phan Lưu
Những quan điểm về cuộc đời mà Ngô Phan Lưu chia sẻ đã cho thấy cách nhìn nhận sâu sắc, nhiều chiều, nhiều góc độ của anh sinh viên Triết ẩn sau hình ảnh của một lão nông nhiều trăn trở với người, với đời Ta có thể nhận ra rằng thực tế cuộc đời có nhiều nghiêng lệch (cái ác nhiều khi lấn át cái thiện), Ngô Phan Lưu cũng nhận thấy như vậy nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn ông vẫn có một sự cân bằng
Ông đưa ra quan niệm về hạnh phúc của mình: “Hạnh phúc dù giản đơn thì cũng không có chân, có giả Nếu giả hạnh phúc, hẳn nhiên nó không phải
là hạnh phúc Còn đó là chân hạnh phúc thì cũng không phải là hạnh phúc nốt nữa rồi Hạnh phúc là vật kỳ lạ, khi ta biết nó thì nó đã mất rồi Khi ta được
nó lại chẳng biết nó có mặt ở đó” Đúc kết này cho thấy cả một quá trình thường xuyên để ý, lắng nghe chính lòng mình và cuộc sống của mọi người xung quanh Đồng thời ta cũng nhận ra sự trân trọng những điều dản dị mà làm nên hạnh phúc thực sự cho con người
Cách nhìn, tư tưởng đó còn được ông bộc lộ trong quan niệm về văn chương và nghề viết cũng như trong toàn bộ sáng tác của mình
1.2.2 Quan niệm về văn chương và nghề viết
Bước vào nghiệp văn khi đã ở tuổi ngoài ngũ tuần, từ nhiều lý do thôi thúc Ngô Phan Lưu có quan niệm văn chương riêng
Trang 38Ông quan niệm: “Chức năng của văn chương không phải là sự phản ánh hiện thực cuộc sống Văn chương phải khảo sát những gì có thể xảy ra trên cái hiện thực đã xảy ra” [27]
Vậy là theo Ngô Phan Lưu, văn chương không phải phản ánh cuộc sống một cách giản đơn, không phải là tấm gương phản chiếu cuộc sống Bởi
“phản ánh làm sao được khi cuộc sống biến chuyển không ngừng, thậm chí còn biến chuyển đến chóng mặt” Như vậy, Ngô Phan Lưu rất coi trọng tính
dự báo, dự đoán của văn chương Nhà văn phải căn cứ vào những cái “đã xảy ra” để đưa ra được những vấn đề “sẽ là”, “có thể là” Có nghĩa là nhà văn phải dựa trện những điều người ta đã biết để nói về những điều mà người ta chưa biết Đó chính là văn chương thực sự bởi nó có ý nghĩa đón đầu để xây dựng tương lai Đây là quan niệm văn chương của một người thấu suốt cuộc sống
và ý thức rõ về vai trò của ngòi bút đối với sự vận động, phát triển của con người, đời sống xã hội
Ngô Phan Lưu còn quan niệm: “Văn chương là việc thám hiểm con người và cuộc sống bằng ngôn ngữ” Ông giải thích rằng: Tại sao phải thám hiểm? Tại vì trong vạn vật chỉ có con người là kỳ lạ bậc nhất Không có động vật nào kỳ lạ hơn Thế nên cuộc sống của động vật kỳ lạ ấy dĩ nhiên cũng kỳ
lạ bậc nhất Mà đã kỳ lạ ắt phải thám hiểm” Và “thám hiểm con người để biết con người, tìm thấy con người và chiến đấu con người” “Trong việc thám hiểm này, tôi nhận thấy con người cùng cuộc sống thường trực bị lung lạc bởi đồng tiền, tham vọng và bạo lực Bên cạnh cái “thiện” hiếm hoi, cái “ác” lại đầy rẫy, và cái “ác” ấy, chỉ sợ cái “ác hơn” mà thôi! Và, đó là một chân lý cay đắng phải đắng cay”
Như vậy đối tượng mà nhà văn Ngô Phan Lưu hướng tới khám phá là
“tâm tính con người”, cái thế giới bên trong, khó nhìn thấy của con người Đặc biệt nhà văn chú ý nói nhiều tới “cái ác” nhằm vạch rõ và đấu tranh với
Trang 39bản tính ác trong con người mục đích để đánh thức, phát huy bản tính thiện.Vì vậy theo ông: “Đó là cuộc thám hiểm hấp dẫn, đòi hỏi trí tuệ, tài năng và kinh nghiệm sống”
Từ quan niệm văn chương như thế, Ngô Phan Lưu đã có những suy nghĩ về nghề viết được phát biểu thành lời trong các cuộc phỏng vấn và nhiều khi được bộc lộ trong tác phẩm của ông
Với Ngô Phan Lưu viết văn là nghề khó nhọc bởi “cày văn là cày vào chính mình” nên phải “chịu đau cho giỏi” Và “dính vào văn chương là cái nghiệp chứ không phải cái duyên Nói cái duyên cho đẹp thế thôi Duyên gì ở đấy Lao tâm khổ trí tiền bác ít ỏi, mà lệch lạc một cái là sinh “to chuyện” ngay” Suy nghĩ này còn được ông gửi gắm qua nhân vật lão Nô trong truyện
Bí phương công bố rằng viết văn là việc nặng nhọc quá khó khăn khiến người
ta mỏi trí nên có thể trở thành diệu pháp để chữa thức (mất ngủ) Hay trong
tản văn Thứ khổ dính vào làm chi qua nhân vật Tôi ông nói “Viết không
sướng đâu, làm ruộng, làm vườn sướng hơn” Viết văn là nghề khiến người ta sống trong cô đơn bởi việc này không nhờ ai được: “Đây, tôi kể cho bác nghe, nhiều đêm quá khuya, cả nhà ngủ hết, cả xóm làng cũng ngủ hết, ngồi lùi lũi viết một mình Viết văn, việc này không thể nhờ vợ con làm thay được, bạn
bè lại càng không nhờ được Viết một mình, im lặng một mình, suy nghĩ một mình Cứ một mình làm trong im lặng một mình Cô đơn là gì? Đó chính là viết văn Viết là một việc cực kỳ cô đơn Ngay tôi đây, quen viết lắm rồi đấy, vậy mà cũng ớn đến sống lưng Những nỗ lực cứ liên tục được vận dụng không ngừng nghỉ Kinh nghiệm chẳng có thể lặp lại Luôn đi tìm cái mới, mệt quá chừng Sa chân vào viết là luôn gặp loại trở lực như thế Chữ nghĩa luôn không theo kịp với ước mơ và hiện thực sinh động cuộc đời Mệt quá chừng ” Như vậy cũng như bao nhà văn khác ông coi viết văn là phải liên tục nỗ lực, sáng tạo, không lặp lại chính mình Và theo ông viết văn là một
Trang 40nghề lao tâm khổ trí Sở dĩ như vậy bởi ông quan niệm: “Trong sáng tạo, chẳng có bí quyết hoặc quy luật gương mẫu nào buộc phải tuân theo”, “cũng
chẳng có đề tài hay hoặc đề tài dở Vấn đề là mình có đào sâu đến tận cùng
sự chân thành của suy nghĩ và hành động khi xử lý nó hay không” Quan
niệm này của Ngô Phan Lưu ta đã bắt gặp ở nhà văn đàn anh Ma Văn Kháng trong một tác phẩm của ông: “Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là hớt lấy cái váng bọt nổi trên ngoài sự vật”
Cũng như nhiều nhà văn khác ông cũng nhận thấy tầm quan trọng của vốn sống đối với nghề viết: “Tui chẳng tiếc gì những năm tuổi trẻ mải theo các nghề khác, ngược lại nó còn tạo ra một vốn sống nào đó đủ để theo nghiệp viết Nghề văn xuôi nó ngốn chi tiết ghê lắm”
Những suy nghĩ của Ngô Phan Lưu tất nhiên không phải chỉ có ở riêng ông nhưng cũng cho ta thấy một điều là “lão nông viết văn” ấy dù không đặt
ra mục tiêu sẽ theo đuổi văn chương đến cùng nhưng khi đã dấn thân vào con đường văn chương ông luôn nỗ lực hết mình, luôn trăn trở và đầy trách nhiệm với nghiệp viết của mình
Ông còn quan niệm “giữ được bản sắc mình là tốt nhưng tốt hơn mà là phải vượt lên bản sắc mình để bắt gặp mẫu số chung của nhân loại Có như thế mới thắng được sự nhàm chán của người đọc” Đây là quan điểm khá toàn diện, thể hiện cái nhìn biện chứng, qua đó cũng cho thấy sự tỉnh táo, biết cân bằng của một nhà văn vốn là sinh viên Triết từng trải qua cuộc đời của một nông dân Phải chăng nhờ vậy mà dù xuất hiện muộn nhưng ông đã tạo được dấu ấn trên văn đàn và đáp ứng thị hiếu của nhiều độc giả
Khi được phóng viên hỏi về cách để giữ thương hiệu, ông trả lời:
“Hành trình xây và giữ thương hiệu là mỗi ngày phải bắt đầu từ con số O”
Đó chính là lời phát biểu của nhà văn luôn muốn tự làm mới mình và ý thức