Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là không thể tránh khỏi Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được đều phải tìm mọi cách tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường Không nằm ngoài xu thế chung đó, công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi cũng đang không ngừng tìm mọi giải pháp để nâng cao lợi nhuận của công ty mình Một trong những giải pháp chủ yếu mà công ty đưa ra là phải tìm cách giảm chi phí và giảm giá thành sản phẩm xây lắp Để làm được điều đó, đơn vị cần phải quản lý tốt toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ Công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành chính là một trong những công cụ hữu hiệu, quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể quản lý tốt chi phí, giá thành của toàn bộ các sản phẩm xây lắp trong kỳ Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản lý doanh nghiệp Đây chính là đòi hỏi khách quan của công tác quản lý Vì vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải không ngừng được cải tiến và hoàn thiện hơn nữa.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành trong doanh nghiệp, qua thời gian học tập tại nhà trường và thực tập tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi cùng với sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS.Nguyễn Thị Đông em
đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi” để làm để tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
Trong bài viết này, em xin trình bày theo 3 phần chính như sau:
Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp
Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi
Trang 4Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi
Do hiểu biết còn nhiều hạn chế, em mong nhận được sự đóng góp của cô và bạn bè để hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5` - Đặc điểm của ngành sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán Trong quá trình đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân, các tổ chức xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng Hiện nay ở nước ta đang tồn tại các tổ chức xây lắp như: Tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng… thuộc các thành phần kinh tế Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng các đơn vị này đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt với các ngành sản xuất khác và có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán.
+ Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp
Trang 6phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
+ Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận
với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp cso trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao thầu…)
+ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hởng…
+ Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán, các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp…)
- Do sản xuất xây lắp mang những đặc điểm riêng biệt so với những ngành sản xuất khác như đã nêu ở trên nên tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị xây lắp cũng mang những nét riêng, đặc trưng cho ngành XDCB
+ Đối tượng hạch toán chi phí có thể là công trình (CT), hạng mục công trình (HMCT), các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình… từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí cho thích hợp.
+ Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn của công việc đã hoàn thành, khối lượng công việc xây lắp có tính dự toán riêng
Trang 7đã hoàn thành… từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp: Phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số hoặc tỉ lệ…
+ Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong XDCB dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí Để có thể so sánh kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loai theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT), chi phí sử dụng máy thi công (CP MTC), chi phí sản xuất chung (CP SXC)
1.1.2.Yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.2.1.Yêu cầu quản lý đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Cũng như bất kì ngành sản xuất nào khác XDCB khi tiến hành sản xuất - kinh doanh, thực chất là quá trình biến đổi đói tượng trở thành sản phẩm, hàng hoá Trong nhóm các ngành tạo ra của cải vật chất cho xã hội, ngành XDCB là ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái tạo tài sản cố định (TSCĐ) cho nền kinh tế, tạo cơ sỏ vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng cho đất nước Do vậy, XDCB luôn thu hút một bộ phận không nhỏ vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, đồng thời cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc dân So với các ngành sản xuất, XDCB mang những nét đặc thù riêng biệt như đã nêu trên.Chính vì vậy, trong quá trình đầu tư, công tác quản lý đầu tư XDCB phải đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản như sau:
+ Công tác quản lý đầu tư XDCB phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng tời kỳ
+ Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
Trang 8+ Xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt, thiết kế hợp lý, tiên tiến, thẩm mỹ, công nghệ hiện đại, xây dựng đúng tiến độ đạt chất lượng cao với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình
Ở nước ta trong nhiều năm qua, do việc quản lý vốn đầu tư trong lĩnh vực XDCB chưa thật chặt chẽ đã để xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư và kéo theo đó là hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác… Từ thực trạng đó, Nhà nước đã thực hiện quản lý xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ, chính sách về giá, các nguyên tắc, các phương pháp lập dự toán, các căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật… Từ đó xác định tổng mức Vốn đầu tư, tổng dự toán công trình… nhằm hạn chế sự thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước, nâng cao hiệu quả cho quá trình đầu tư.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm Trước yêu cầu đó, mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đề ra là phải tăng cường quản lý kinh tế mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Để đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán ngành phải
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham gia vào việc lập dự toán chi phí sản xuất xây lắp trên nguyên tắc phân loại chi phí.
- Xác định khối lượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.
- Tổ chức kế toán chi phí xây lắp theo đúng đối tượng và phương pháp đã xác định trên sổ kế toán.
- Xác định đúng chi phí xây lắp dở dang làm căn cứ tính giá thành.
Trang 9- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác.
- Phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí và giá thành sản phẩm để có quyết định trước mắt cũng như lâu dài.
1.2.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1.Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1.1.Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Chúng ta đã biết rằng sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trình sản xuất cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên, là quá trình biến đổi của cải, vật chất, sức lao động để tạo ra hàng hoá, sản phẩm Tất cả các chi phí bỏ ra được biểu hiện dưói hình thái giá trị (tiền tệ) Sự hình thành nên các chi phí sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Trong các đơn vị xây lắp, có thể hiểu chi phí sản xuất như sau: “Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp.
1.2.1.2.Phân loại chi phí sản xuất xây lắp
Chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức khác nhau, phân loại chi phí một cách khoa học và thống nhất có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp và công tác kiểm tra, phân tích chi phí xây lắp của toàn bộ doanh nghiệp Tuỳ theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, giác độ xem xét mà chi phí xây lắp được phân loại theo các cách sau:
* Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại theo yếu tố chi phí)
Theo cách phân loại này, chúng ta chỉ xét đến nội dung, tính chất kinh tế của chi phí mà không quan tâm đến việc chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu,
Trang 10mục đích và tác dụng của chi phí đó như thế nào Toàn bộ chi phí được chi tiết làm 7 yếu tố như sau:
- Chi phí nguyên, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất – kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồì).
- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân, viên chức.
- Chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ): Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ( KH TSCĐ): Phản ánh tổng số KH TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kịnh doanh (SXKD).
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ỏ các yếu tố trên dùng cho hoạt động SXKD trong kỳ.
* Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành, chi phí sản xuát ở đơn vị xây
lắp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Là chi phí của các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc…cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT): Là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình Không bao gồm các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp.
Trang 11- Chi phí sử dụng máy thi công (CP MTC): Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây, lắp bằng máy Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy…; chi phí vật liệu; chi phí CCDC; chi phí KH TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng tu…); chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy…) Chi phí tạm thời có thể phát sinh trước (được hạch toán vào tài khoản 142) sau đó được phân bổ dần, hoặc phát sinh sau nhưng phải được tính trước vào chi phí xây, lắp trong kỳ (trích trước chi phí sử dụng)
- Chi phí sản xuất chung (CP SXC): Là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí KH TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí CCDC và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội…
Đây là phương pháp phân loại chi phí được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp đạt hiệu quả cao.
Trang 12+ Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi Định phí thường bao gồm: Chi phí KH TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý
+ Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay dổi tương quan tỉ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định.
+ Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí Để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và điều tiết chi phí hỗn hợp, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố định phí và biến phí.
- Phân loại dựa trên mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính Theo cách này chi phí sản xuất được phân chia thành:
+ Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán.
+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà nó phát sinh.
Ngoài ra, chi phí có thể được phân ra theo nhiều cách khác nhau, với nhiều tiêu thức cụ thể tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp Các cách phân loại khác nhau sẽ phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, vì vậy trong doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của mình để lựa chọn phương pháp phân loại chi phí phù hợp nhất.
1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1 Khái niệm, bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm xây lắp
- Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí, để đánh giá chất lượng SX – KD của một doanh nghiệp, chi phí sản xuất phải được xem xét
Trang 13trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất Quan hệ so sánh đó hình thành nên khái niệm giá thành sản phẩm.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được biểu hiện dưới trạng thái giá trị (tiền tệ), vì vậy ta có thể định nghĩa giá thành sản phẩm xây lắp như sau:
“Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định.”
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí về lao động và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp trong kỳ bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP MTC, CP SXC tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp quan trọng bao quát mọi kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất sản phẩm Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình SXKD, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận.
Về bản chất, giá thành sản phẩm xây lắp là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc hoàn thành.
- Chức năng của giá thành sản phẩm trong hoạt động SXKD:
+ Chức năng bù đắp chi phí: Giá thành là cơ sở để xác định mức chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để tạo ra sản phẩm cần phải bù đắp.
+ Chức năng thước đo chất lượng hoạt động SXKD: Với chức năng này, giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để kiểm tra tình hình SXKD của doanh nghiệp,
Trang 14đánh giá hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kiểm tra, quản lý tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Căn cứ vào thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành, giá thành sản phẩm được phân loại thành:
- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước ban hành Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ở khoản thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT đầu ra
Giá thành dự toán của CT,
Giá trị dự toán của CT,
-Thu nhập chịu thuế tính trước
-Thuế GTGT
đầu ra
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:
Giá thành kế hoạch của
Giá thành dự toán của
-Mức hạ giá thành dự toán
Theo công thức trên doanh nghiệp cần tăng cường quản lý dự toán chi phí để giảm giá thành sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ Giá thành sản phẩm bàn giao được xác định theo công thức:
Giá thành thực của KL xây lắp hoàn
thành bàn giao
Chi phí thực tế KL xây lắp dở
dang đầu kỳ-
CP thực tế phát sinh
trong kỳ-
CP khối lượng xây lắp dở dang
cuối kỳ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành so sánh các loại giá thành với nhau Giá thành kế hoạch là căn cứ để đối chiếu với giá thành thực tế sẽ cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 15của doanh nghiệp, trình độ quản lý, giúp doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tránh thất thoát và chủ động trong hoạt động xây lắp.
Giữa 3 loại giá thành trên có mối quan hệ với nhau về lượng như sau:Giá thành thực tế < Giá thành kế hoạch < Giá thành dự toán
Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây lắp Nó bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP MTC, CP SXC tính cho công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc đã hoàn thành Nó là căn cứ để tính giá vốn hàng bán
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí QLDN + Chi phí bán hàng
Ngoài ra, giá thành sản phẩm xây lắp còn được theo dõi trên 2 chỉ tiêu đó là:
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: Là giá thành những công trình, hạng mục công trình đã xây lắp xong đến giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng.
Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh chính là thước đo bù đắp chi phí đã bỏ ra nhưng không đáp ứng nhu cầu quản lý kịp thời vì chỉ tính được khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy ước:
Sản phẩm hoàn thành theo quy ước là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công một giai đoạn nhất định (các giai đoạn, công việc hoặc khối lượng xây lắp có thiết kế và dự toán riêng đã hoàn thành).
Trang 16Giá thành sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước phục vụ kịp thời cho việc kiểm tra tình hình sử dụng các loại chi phí.
Tuỳ thuộc vào phương pháp lập dự toán cũng như phương pháp thanh toán giữa hai bên A và B, thanh toán một lần hay nhiều lần để lựa chọn tiêu thức tính giá thành cho phù hợp
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định như: CP NVL, CP nhân công, chi phí máy móc thi công Kết quả là doanh nghiệp thu được những sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình… Các CT, HMCT… này cần phải tính giá thành tức là chi phí đã bỏ ra để có chúng Do vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của một quá trình.
Chi phí sản xuất và giá thành giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng Nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong hoạt động sản xuất Trong khi chi phí sản xuất là tổng thể các chi phí trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng các chi phí gắn liền với một khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong khi đó, giá thành sản phẩm liên quan đến cả chi phí của khối lượng công tác xây lắp trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ.
Tổng giá thành sản phẩm hoàn
CPSX dở dang đầu
CPSX phát sinh trong kỳ (trừ các khoản thu hồi ghi
giảm trừ chi phí)
-CPSX dở dang cuối
Trong trường hợp sản phẩm hoàn thành có giá trị dở dang đầu kỳ và giá trị dở dang cuối kỳ bằng nhau, hoặc không có sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
Trang 17Tóm lại, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua 3 điểm chính như sau:
- Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc đã hoàn thành Sự lãng phí hay tiết kiệm của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp.
- Tính giá thành sán phẩm phải dựa vào hạch toán chi phí sản xuất.
- Tổ chức quản lý tốt giá thành chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tổ chức quản lý tốt chi phí sản xuất.
1.3 Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp
1.3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp có thể là CT, HMCT, có thể là giai đoạn quy ước của HMCT có giá dự toản riêng hoặc có thể là nhóm CT, là đơn vị thi công (đội sản xuất thi công, xí nghiệp xây lắp…)
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Việc xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức tập hợp chi phí cũng như đảm bảo tính chính xác kịp thời trong việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất trong kinh doanh xây lắp, có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm được sản xuất đơn chiếc riêng lẻ, theo đơn đặt hàng và việc tổ chức sản xuất được phân chia thành nhiều công trường, nhiều khu vực thi công nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là đơn đặt hàng, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, giai đoạn công việc, khu vực thi công.
1.3.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Trang 18Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập họp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, kế toán có thể tập hợp chi phí sản xuất theo 2 phương pháp:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp được áp dụng khi chi phí phát sinh được xác định cụ thể cho từng đối tượng chịu chi phí(cho từng công trình, hạng mục công trình…)
- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp được áp dụng khi chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí Trường hợp này việc phân bổ chi phí cũng được áp dụng giống với việc phân bổ chi phí của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1.3.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp xây lắp, CP NVLTT là những chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu của công trình, vật liệu luân chuyển… tham gia vào cấu thành thực thể của công trình hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: Xi măng, sắt thép, gạch, cát đá… CP NVLTT không bao gồm chi phí vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và cho việc quản lý của đội công trình.
CP NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp xây lắp vì vậy khi hạch toán khoản mục chi phí này cần chú ý đến tính đầy đủ, chính xác và hợp lý của nó.
Chứng từ sử dụng:
Chứng từ ban đầu được sử dụng để hạch toán CP NVLTT bao gồm: Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho phiếu xuất kho, bảng tổng hợp phiếu xuất, bảng kê hoá đơn mua vào…
Tài khoản sử dụng:
Trang 19Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Dùng để phản ánh chi phí nguyên, vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây lắp hay lắp đặt công trình Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, chẳng hạn CT, HMCT, các giai đoạn thi công, nhóm hạng mục công trình, nhóm công trình…
Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán CP NVLTT
1.3.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Trong xây lắp, CP NCTT bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và phục vụ xây lắp, công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công, công nhân chuẩn bị thu dọn hiện trường thi công không phân biệt trong hay ngoài danh sách.
CP NCTT không bao gồm các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp.
Tk 133
Giá trị NVL xuất dùng không hết thu hồi
Kết chuyển CP NVLTT
CP NVLTT vượt trên mức bình thường
NVL mua ngoài xuất dùng trực tiếp cho SXXL
Trang 20Chứng từ sử dụng bao gồm: Bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ…
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh tiền lương phải trả, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp… cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp gồm cả công nhân do doanh nghiệp quản lý và cả lao động thuê ngoài Tài khoản 622 được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí giống như tài khoản 621.
Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1.3.4 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí về máy thi công bao gồm chi phí về vật tư, chi phí nhân công, chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công và được chia thành hai loại: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
Tk 334
Tk 111, 112, 331…
Tk 335
Tk 622Tiền lương và phụ cấp lương
phải trả cho CNTT SXXL
Chi phí NCTT thuê ngoài
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân XL trong
doanh nghiệp (nếu có)
Tk 632Kết chuyển CP NCTT
Chi phí NCTT vượt trên mức bình thường
Tk 154
Trang 21Chi phí thường xuyên là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công, được tính vào giá thành của ca máy như: Tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công, khấu hao máy thi công, sửa chữa thường xuyên máy thi công hay tiền thuê máy thi công.
Chi phí tạm thời là những chi phí phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công, như chi phí tháo lắp máy, chi phí vận chuyển, chạy thử máy thi công, chi phí xây lán trại phục vụ cho việc sử dụng máy thi công… Chi phí này được trích trước hoặc phân bổ dần vào chi phí sử dụng máy thi công.
Chứng từ sử dụng:
Chứng từ sử dụng bao gồm: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, bảng tổng hợp phiếu xuất kho, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ khấu hao máy thi công…
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công: Tài khoản 623 chỉ được sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với hoạt động xây lắp vừa thi công bằng máy, vừa thi công bằng thủ công (phương thức thi công hỗn hợp) và không hạch toán chi phí trích theo lương của công nhân sử dụng máy thi công vào tài khoản này.
Tài khoản 623 có 6 tài khoản cấp 2:Tk 6231 – Chi phí nhân công
Tk 6232 – Chi phí vật liệu
Tk 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuấtTk 6234 – Chi phí KH MTC
Tk 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoàiTk 6238 – Chi phí bằng tiền khác
Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán CP MTC trong doanh nghiệp tổ chức đội MTC riêng và tổ chức hạch toán riêng cho đội MTC
Trang 22Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán CP MTC trong doanh nghiệpkhông tổ chức đội MTC riêng hay có tổ chức đội
MTC riêng nhưng không hạch toán riêng
Kc CP NCTT đội máy
Kc CP SXC đội máy
Kc CP MTC không XĐKQ
Kc giá vốn (Có XĐKQ)
Trang 231.3.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của đội xây lắp, như chi phí tiền lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, chi phí khấu hao xe, máy thi công, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và của nhân viên đội xây lắp thuộc biên chế của doanh nghiệp và chi phí bằng tiền khác có liên quan đến hoạt động của đội xây lắp.
CP NVL, CCDC dùng cho MTC
Trích trước CP SCL theo kế hoạch của MTC
Khấu hao MTC
CP khác bằng tiền dùng cho MTCTk 133
CP MTC vượt trên mức bình thường
Kết chuyển CP MTC
Trang 24Các chứng từ được sử dụng bao gồm: Hoá đơn GTGT, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ KH TSCĐ…
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung: Dùng phản ánh chi phí phục vụ công trình thi công xây lắp phát sinh ở các bộ phận, đội sản xuất thi công xây lắp Tài khoản 627 được mở chi tiết cho từng bộ phận xây lắp (xí nghiệp, đội xây lắp…).
Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp hai:Tk 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởngTk 6272 – Chi phí vật liệu phục vụ thi côngTk 6273 – Chi phí CCDC phục vụ thi công
Tk 6274 – Chi phí KH TSCĐ thuộc phạm vi công trườngTk 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tk 6278 – Chi phí khác bằng tiền
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung:
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán CP SXC
Trang 251.3.6 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 154 – Chi phí sàn xuất kinh doanh dở dang Tài khoản này tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Tài khoản 154 được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí, chi tiết theo từng CT,
Kết chuyển CP SXC cuối kỳ
Tk 133VAT
Trang 26HMCT, từng nhớm HMCT, từng công trường, phân xưởng… và áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên.
Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.4 Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp
1.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Do đặc điểm của hoạt động xây lắp và của sản phẩm xây lắp cũng như tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp theo hợp đồng xây dựng, đối tượng tính giá thành có thể là công trình, hạng mục công trình, có thể là các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có dự toán riêng hoàn thành Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sẽ là cơ sở để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
Kc CP NCTT cuối kỳ
Kc CP MTC cuối kỳ
Kc CP SXC cuối kỳ
Sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
Sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêuthụ hoặc chờ bàn giaoTk 622
Tk 623
Trang 27Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp, chu kỳ sản xuất sản phẩm để quy định kỳ tính giá thành Trong doanh nghiệp xây lắp có chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành thường là tháng, các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài có kỳ tính giá thành thường là quý, hoặc kỳ tính giá thành theo giai đoạn xây dựng cơ bản hoàn thành…
1.4.3 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp
Do đặc thù hoạt động của doanh nghiệp xây lắp và đặc điểm riêng có của sản phẩm xây lắp, việc đánh giá và xác định giá trị của sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ (DDCK) tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán giữa hai bên giao thầu và nhận thầu tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành mà đơn vị xây lắp đã xác định.
Nếu quy định thanh toán sau khi CT, HMCT hoàn thành toàn bộ và đơn vị xây lắp xác định đối tượng tính giá thành là CT, HMCT hoàn thành thì chi phí sản xuất của sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xây lắp phát sinh luỹ kế từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo mà CT, HMCT chưa hoàn thành.
Trường hợp quy định thanh toán khi có khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành, đơn vị xây lắp xác định đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành thì chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính trên cơ sở phân bổ chi phí xây lắp thực tế đã phát sinh cho khối lượng hay giai đoạn công việc xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành dựa theo tiêu thức giá trị dự toán hay chi phí dự toán Công thức cụ thể như sau:
Trang 28Chi phí thực tế của khối
lượng xây lắp DDCK
CP thực tế của KLXL
CP thực tế của KLXL thực hiện trong kỳGiá trị dự toán của KLXL
KLXL DDCK
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD) theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương (HTTĐ) theo công thức sau:
Giá trị của KLXL DDCK
CP thực tế SXKD
CP thực tế KLXL PS trong kỳGiá trị của KLXL hoàn
thành bàn giao theo dự toán
Giá trị dự toán KLXL DDCK theo sản lượng
tương đương
Giá trị dự toán XL DDCK theo
sản lượng HTTĐ
1.4.4 Phương pháp tính giá thành phẩm xây lắp
Khi có khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao thì doanh nghiệp tiến hành tính giá thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành trong kỳ tính giá đã xác định.
Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo từng khoản mục Để tính được giá thành sản phẩm, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể kế toán có thể áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giá thành theo định mức, phương pháp tính giá thành trực tiếp và phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì nó phù hợp với đặc điểm của hoạt động xây lắp Phương pháp này còn cho phép cung cấp kịp thời số liệu về giá thành hoàn thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính đơn giản, dễ thực hiện.
Trang 29Theo phương pháp này, tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một CT HMCT, từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của CT, HMCT đó, trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí SPDD đã xác định, giá thành sản phẩm tính theo cho từng khoản mục chi phí theo công thức:
CP SXKD DDCK
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này được áp dụng cho từng trường hợp doanh nghiệp nhận thầu theo đơn đặt hàng (ĐĐH) Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng ĐĐH và giá thành thực tế của ĐĐH đó chính là toàn bộ CPSX tập hợp từ khi khởi công đến khi hoàn thành ĐĐH
Theo phương pháp này, tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau khi mỗi ĐĐH hoàn thành, việc tính giá thành không mang tính định kỳ, kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo của kế toán mà phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình sản xuất đã đi vào ổn định, doanh nghiệp đã xây dựng đựơc các định mức kinh tế, kỹ thuật tương đối chính xác và hợp lý Chế độ quản lý theo định mức đã kiện toàn ở tất cả các khâu, tổ đội sản xuất xây lắp, các bộ phận chức năng đã đi vào nề nếp, trình độ tổ chức công tác kế toán đạt được hiệu quả tốt Trình tự tính giá thành khi áp dụng phương pháp này như sau:
- Tính giá thành định mức của CT, HMCT trên cơ sở các định mức chi phí cơ bản và dự toán chi phí được duyệt.
Trang 30- Khi có sự thay đổi về định mức kinh tế kỹ thuật phải tính lại giá thành định mức chi phí mới, đồng thời phải tính lại số chênh lệch do sự thay đổi của SPDD ĐK (nếu có) Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.
- Xác định mức chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mứcChênh lệch thoát ly định mức = Chi phí thực tế - Chi phí định mức
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp trong trường hợp này được xác đinh theo công thức sau:
Giá trị thực tế của SPXL =
Giá thành định mức của SPXL ±
Chênh lệch do thay đổi định mức ±
Chênh lệch thoát ly định mức
Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này áp dụng với công việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra các đối tượng sản xuất khác nhau Khi đó đối tượng tập hợp CPSX trừ chi phí thực tế của SPDD CK của từng đội và cộng thêm chi phí thực tế của SPDD ĐK.
Công thức:
Z = Z1 + Z2 +…+ Zn
Trong đó Zi (i=( 1,n) ): CPSX ở từng đội sản xuất hay từng HMCT của một CT.Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành khác như:
+ Phương pháp tính giá thành theo hệ số+ Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
1.5 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo các hình thức sổ kế toán
Trang 31Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp xây lắp cũng vận dụng một trong 4 hình thức ghi sổ kế toán là: Hình thức nhật ký chung, hình thức nhật ký sổ cái, hình thức chứng từ ghi sổ và hình thức nhật ký chứng từ Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà các đơn vị lựa chọn cho mình một hình thức kế toán phù hợp nhất.
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm theo hình thức Nhật ký chung
Trang 32Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Nhật ký mua hàng
Sổ chi tiết CP SXKD
SỔ CÁI
Tk 621,622,623,627,154 Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 33Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái.
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
cùng loại
Sổ chi tiết CP SXKD
NHẬT KÝ - SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 34Chứng từ ghi sổ được đánh sổ hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ:Đặc trưng cơ bản của hình thức này là:
từ ghi sổ
Sổ Cái Tk 621,622,623,627,154
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 35- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp theo hình thức Nhật ký chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính:Đặc trưng của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Bảng kêsố 4,5,6
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ SỐ 7 Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái Tk 621,622,623,627,154
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 36theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán ở trên hoặc kết hợp các hình thức kế toán này Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói chung.
Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp theo hình thức kế toán trên máy vi tính
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Trang 37Phần II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THUỶ LỢI
2.1.Tổng quan về công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi
2.1.1.Đặc điểm chung về kinh doanh và quản lý tại công ty cơ khí thuỷ lợi
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp:CÔNG TY CƠ KHÍ ĐIỆN THUỶ LỢIGiám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Tống Ngọc Bảo
Địa chỉ: Km10 – QL1A – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội
Công ty Cơ khí - Điện thủy lợi trực thuộc Tổng Công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi.
Tổng công ty Cơ điện Nông Nghiệp và Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập vào năm 1996 trên cơ sở hợp nhất các công ty cơ khí của ngành thủy lợi và nông nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là chế tạo các máy móc thiết bị phụ vụ cho ngành nông nghiệp và thủy lợi.
Đến năm 2003, theo Quyết định số 67/2003/QĐ-TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hai công ty chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ điện và xây dựng công trình là Tổng công ty Cơ điện Nông nghiệp và Thủy lợi và Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 1 được sáp nhập thành Tổng công ty cơ điện Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi (AGRIMECO), tạo nên một tập đoàn kinh tế mạnh, đủ năng lực thực hiện những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đồng thời đóng vai trò là đơn vị chủ chốt đáp ứng những nhiệm vụ chính trị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Công ty cơ khí điện thủy lợi là nhà máy chuyên ngành của Bộ thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Tiền thân của Công ty là tập đoàn 19-8 thuộc tổng đội công trình trực thuộc Bộ thủy lợi, đặt trụ sở tại Kim Mã từ năm 1958.
Trang 38Năm 1964, xưởng Kim Mã chuyển địa điểm về Xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội lấy tên là nhà máy Cơ khí Thủy lợi Để phù hợp với xu thế phát triển theo cơ chế mới, ngày 6/9/1995 Bộ trưởng Nguyễn Cảnh Dinh đã ký quyết định số 78/QĐ/TCCB đổi tên nhà máy Cơ khí Thuỷ lợi thành công ty Cơ khí điện Thủy lợi trực thuộc Tổng Công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong những ngày đầu, Công ty Cơ khí điện thủy lợi chỉ là một đơn vị sản xuất đơn thuần, mặt hàng đơn giản, sản xuất theo thiết kế có sẵn Đến nay công ty đã có thể đảm nhiệm từ khâu thiết kế, chế tạo đến lắp đặt, sửa chữa các mặt hàng đa dạng phong phú không chỉ phục vụ riêng cho ngành thủy lợi mà còn đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành kinh tế quốc dân Để đạt được điều này, quy mô, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và con người cũng thay đổi theo từng thời kỳ Khi mới thành lập, công ty chỉ có hơn 100 cán bộ công nhân viên, đa phần là cán bộ, công nhân viên chỉ được học tập, huấn luyện qua một lớp ngắn hạn Đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề cao, có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đấu thầu trong giai đoạn mới Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 750 người, trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 654 người, số cán bộ công nhân viên gián tiếp là 96 người.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty cơ khí điện thuỷ lợi là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tài khoản riêng, có con dấu theo mẫu quy định.
Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi kinh doanh trên 2 lĩnh vực chủ yếu là lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực xây lắp.
- Về lĩnh vực sản xuất, sản phẩm chủ yếu của công ty là:
+ Máy đóng mở tay quay, cửa cống các loại, bơm điện thuỷ lợi
+ Các loại máy đóng mở chạy điện từ 10 – 100 tấn, tời điện từ 6 – 10 tấn
Trang 39+ Các tủ bảng điện, tủ phân phối, tủ điều khiển, thiết bị tự động sấy động cơ, tủ điều khiển các động cơ lớn từ 200Kw – 320Kw theo kiểu cuộn kháng khô của Nhật nhưng với giá thành chỉ bằng 1/3 nhập ngoại
+ Thiết bị đóng mở các cửa phẳng và cửa cung bằng thuỷ lực.
- Về lĩnh vực xây lắp, công việc chủ yếu của công ty là làm kè chống xói lở sông, biển, trải vải địa kỹ thuật, thả rồng đá Công ty thiết kế, chế tạo, trực tiếp điều khiển thiết bị trải vải và thả rồng đá có thể thả được các rọ có kích thước 10m x 2m x 0,5m (đạt năng suất chất lượng cao nhất từ trước đến nay, được đánh giá là tiên tiến nhất trong cả nước) Trong những năm qua công ty đã tham gia chế tạo và lắp đặt nhiều công trình thuỷ lợi lớn như: Long Xuyên, Cống Lân, Trà Vinh, Núi Cốc, Láng Thé, Bình Triệu, ĐrâyH”Chan, Ba Hạ, Sơn La…Các trạm bơm La Tiến, Cốc Thành, Cổ Đam, Vân Đình…Các trạm thuỷ điện Cấm Sơn, Trị An, Thông Gót, Kẻ Gỗ…Ngoài ra công ty còn sản xuất thành công cửa hình quạt tự động Cấm Sơn, cửa cung tràn lớn của các công trình Yên Lập, Núi Cốc, Trà Linh 2…, cửa cung công trình phân lũ sông Đáy Sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận cả về chất lượng và giá cả.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị cơ khí và điện cho các công trình thủy lợi, thủy điện, nông nghiệp và chế biến nông lâm hải sản; lặn khảo sát, thi công, sửa chữa các công trình xây dựng dưới nước (bao gồm cả kè chống xói lở, bảo vệ bờ sông biển).
- Xử lý và tráng phủ chống ăn mòn kim loại, kiểm tra thông số kỹ thuật máy bơm nước, thiết bị điện, kiểm tra mối hàn bằng siêu âm.
- Kinh doanh thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp, thủy lợi, thủy điện.
- Gia công, xây lắp nền móng, khung nhà và bao che công trình công nghiệp, gia công lắp đặt thiết bị công nghệ tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.
Trang 40- Xây dựng đường dây và trạm điện tới 35kV, lắp đặt điện hạ thế thuộc các trạm bơm, hệ thống đóng mở công trình thủy lợi.- Thiết kế, chế tạo các loại máy bơm nước, máy đóng mở, tời, cầu trục, cửa van, đường ống áp lực và các thiết bị phụ trợ khác thuộc công trình thủy lợi, thủy điện, công nghiệp; thiết kế, chế tạo, lắp đặt các loại kết cấu thép.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quảsản xuất kinh doanh của công ty
1.Tổng Tài sản
- Tài sản ngắn hạn - Tài sản dài hạn
2 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mặc dù tổng tài sản của công ty cuối năm giảm so với đầu năm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, lợi nhuận thu được tăng vì vậy thu nhập của người lao động cũng tăng Đây là dấu hiệu tích cực chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển vững mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Về thị trường của công ty
Với phương châm hoạt động “chủ động tìm người mua để bán hàng và tìm nơi có nhu cầu để ký hợp đồng”, trong những năm vừa qua công ty đã có các phòng chức năng và nhiều đoàn cán bộ đi nhiều nơi, đến với khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng