Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi (Trang 53 - 61)

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản

15 Các loại xe vận chuyển Xe 9 141.660.000 2005 Nhật

2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

2.2.1.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí - điện thủy lợi.

2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất.

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt với sản phẩm mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc, với giá trị sản phẩm lớn, thời gian thi công dài. Do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần được tiến hành kịp thời, chính xác, đầy đủ nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là toàn bộ hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm tạo ra các công trình, hạng mục công trình. Việc quản lý chi phí sản xuất trong đơn vị xây lắp tương đối phức tạp do chi phí phát sinh lớn, có thể được theo dõi trong nhiều năm. Vì vậy để công tác kế toán chi phí đạt hiệu quả, trước hết công ty cần phân loại các khoản mục chi phí sản xuất một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của công ty. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác, công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi phân loại chi phí sản xuất thành các loại chi phí: Chi phí NVL TT, chi phí NCTT , chi phí máy thi công, chi phí SXC.

Tuy nhiên trong công ty cơ khí - điện thủy lợi, khoản mục chi phí máy thi công được theo dõi chung với chi phí sản xuất chung để công việc của kế toán gọn nhẹ hơn. Hay nói cách khác, toàn bộ chi phí về máy thi công phát sinh trong kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

Các công trình, hạng mục công trình thường kéo dài trong nhiều năm do đó việc quản lý chi phí sản xuất là hết sức phức tạp, yêu cầu công ty phải hết sức chú ý đến công tác quản lý chi phí sản xuất sao cho chi phí sản xuất được tính toán chính xác, hợp lý, chặt chẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình, trước khi tiến hành thi công, phòng Kinh tế - kế hoạch và phòng kỹ thuật sẽ phối hợp lập dự toán chi phí, giá thành sản

phẩm. Trong quá trình thi công, chi phí phát sinh thực tế được theo dõi và so sánh với dự toán, từ đó phát hiện các biến động về giá cả, tìm nguyên nhân và có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.

2.2.1.2. Đối tượng, kỳ và phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong đơn vị xây lắp là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành hoặc các giai đoạn của công trình có dự toán riêng đã hoàn thành.

Do sản phẩm của công ty là các sản phẩm riêng lẻ, đơn chiếc, giá trị lớn, thời gian thi công dài nên công ty cơ khí - điện thủy lợi sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí trực tiếp phát sinh cho công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Riêng các chi phí gián tiếp, chi phí chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì tiến hành phân bổ chi phí đó cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tiêu thức thích hợp (thưòng là tiêu thức chi phí NVL TT). Thông thường các chi phí gián tiếp, các chi phí phát sinh chung cho nhiều công trình thường được tập hợp và phân bổ vào cuối niên độ kế toán (tức là vào ngày 31/12 dương lịch).

Riêng các chi phí phát sinh từ các xí nghiệp được kết chuyển về công ty vào giữa niên độ và cuối niên độ kế toán (ngày 30/6 và ngày 31/12 dương lịch).

Mỗi công trình, hạng mục công trình được mở sổ chi tiết chi phí theo từng yếu tố chi phí để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh kể từ khi bắt đầu thực hiện công trình cho đến khi hoàn thành bàn giao (Sổ chi tiết hợp đồng), sổ này được mở cho từng năm một, chi tiết cho từng khoản mục phí, theo dõi từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. Cuối năm, công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho mỗi công trình, hạng mục công trình trên “Sổ tập hợp chi phí sản xuất”.

Ngoài ra để giúp cho công tác quản lý của công ty đối với từng công trình, hạng mục công trình được tốt hơn, cuối mỗi năm kế toán lập “Bảng phân tích chi phí và

của tất cả các công trình, hạng mục công trình mà công ty đã và đang thực hiện trong năm.

Kế toán chi phí sản xuất được thực hiện theo trình tự sau:

Sơ đồ 2.5: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Trong đó tổng chi phí phát sinh trong kỳ được xác định như sau:

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC

Bước 3 chính là cơ sở, là tiền đề để kế toán thực hiện công việc tính giá thành của các công trình, hạng mục công trình.

2.2.1.3.Nội dung kế toán các khoản mục chi phí sản xuất

Thông thường trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được theo dõi, phân tích theo 4 khoản mục phí sau: CP NVLTT, CP NCTT, CP máy thi công, CP SXC. Tuy nhiên, trong công ty Cơ khí - Điện thủy lợi việc theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp chỉ được chi tiết theo 3 loại khoản mục phí là CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC. Riêng chi phí máy thi công được theo dõi chung với khoản mục CP SXC. Chính vì vậy khi tìm hiểu nội dung kế toán các khoản mục phí sản xuất của công ty ta cũng chỉ xem xét trên 3 loại khoản mục phí này.

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, theo đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 621 – Chi phí NVL TT; Tài khoản 622 – Chi phí NCTT; Tài khoản 627 – Chi phí SXC và tài khoản 154 – Chi phí KDDD.

Tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình Phân bổ các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình và hạng mục công trình

Ngoài ra, công ty còn sử dụng thêm các tài khoản 136, 336 để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các xí nghiệp trực thuộc.

 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do đặc thù của công ty là thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi vì vậy nguyên vật liệu sử dụng rất đa dạng và mang những nét đặc thù của ngành. Những nguyên vật liệu được sử dụng bao gồm:

- Chi phí NVL chính: Xi măng, sắt, thép, tôn, cát, đá, sỏi, vôi, gạch ngói, rồng đá, vải địa kỹ thuật…

- Vật liệu phụ: Dây, đinh vít, …

- Nhiên liệu: Xăng, dầu dùng để chạy máy.

- Vật liệu khác: Phế liệu, gạch vụn, sắt thép vụn…

Chi phí nguyên vật liệu là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL hay sự cung cấp NVL không kịp thời cũng làm cho quá trình sản xuất thay đổi và làm tăng giá thành sản phẩm.

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi nguyên vật liệu tồn kho. Giá NVL xuất kho tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền.

Giá trị NVL thực tế xuất

dùng

=

GT thực tế tồn đầu kỳ + GT thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ x

Số lượng thực tế xuất

dùng

Đối với các NVL mua về được chuyển trực tiếp sử dụng cho công trình, hạng mục công trình mà không qua kho thì giá được tính như sau:

Giá thực tế NVL xuất cho công trình =

Giá mua ghi trên hoá đơn +

Chi phí vận chuyển thu mua

Do các công trình thủy lợi có quy mô khác nhau, tỉ lệ các loại NVL được sử dụng cũng khác nhau, giá thành các NVL không ổn định vì vậy chi phí NVLTT cho

các công trình, hạng mục công trình khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy không thể so sánh chi phí NVL TT của công trình này với công trình kia để đánh giá tính hợp lý của nó mà phải căn cứ vào định mức, dự toán đã được lập cho mỗi công trình, hạng mục công trình trong từng thời điểm để xem xét tính hợp lý của khoản chi phí đã phát sinh.

- Chứng từ sử dụng:

• Hợp đồng kinh tế về mua bán NVL • Hóa đơn GTGT

• Phiếu Nhập kho • Phiếu xuất kho • Biên bản kiểm nhận

• Biên bản đánh giá vật liệu • Bảng phân bổ vật liệu • Các chứng từ thanh toán …

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621- Chi phí NVL TT. Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu thực tế được sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Kết cấu:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho công trình Bên Có: + Giá trị NVL xuất dùng không hết

+ Kết chuyển chi phí NVL TT Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.

- Sổ chi tiết: Sổ chi tiết hợp đồng – Tài khoản 621. Sổ này được mở chi tiết theo từng hợp đồng, từng công trình, hạng mục công trình.

Sổ này được thiết kế dựa trên cơ sở quyết định sổ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên để phù hợp với phần mềm kế toán mà công ty áp dụng, sổ này có một số điểm riêng biệt.

- Quy trình hạch toán:

Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình, công ty lập dự toán chi phí và giao cho các xí nghiệp thực hiện.

Để mô tả một cách rõ ràng, cụ thể hơn về trình tự hạch toán chi phí NVLTT tại công ty Cơ khí - Điện thủy lợi em xin đưa ra ví dụ liên quan đến công trình ĐăksRông.

Ngày 27/1/2008, công trình Đăksrông có nhu cầu về NVL với tổng giá trị ước tính là 40.000.000 đ. Người được giao nhiệm vụ đi mua NVL cho công trình sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng ( Biểu 2.1)

Giấy này sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt thì mới có hiệu lực.

Tiếp đó kế toán lập phiếu chi tiền làm căn cứ để thủ quỹ chi tiền mặt và ghi sổ quỹ (Biểu 2.2).

Căn cứ trên việc tìm hiểu thị trường NVL cần mua, danh mục các nhà cung cấp của công ty, người mua sẽ xem xét, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất để thực hiện giao dịch mua bán.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT ngày 30/01/2008 (Biểu 2.3) của cty CP thương mại Citicom, thủ kho và các chuyên viên kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng, sổ lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của NVL mua về và lập biên bản kiểm nhận, thủ kho lập phiếu Nhập kho(Biểu 2.4)

Ngày 01/02/2008, căn cứ vào phiếu Xuất kho số T19/11( Biểu 2.5) kế toán vào sổ chứng từ ghi sổ - Tk 621(Biểu 2.6)

Song song với quy trình kế toán tổng hợp, khi kế toán nhập các chứng từ kế toán vào máy, phầm mềm kế toán sẽ tự động chuyển thông tin vào trong sổ “Sổ chi tiết hợp đồng – Tài khoản 621” chi tiết cho công trình Đăksrông (Biểu 2.8)

Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện thủy lợi Địa chỉ: Km số 10 - Quốc lộ 1A

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w