- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản
2. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
dịch vụ 68.556.256.684 149.402.634.623 3. Thuế TNDN nộp ngân sách 315.400.645 332.364.104 4.LN sau thuế 811.030.233 854.650.553 5. Số lượng lao động 670 750 6. Thu nhập bình quân 1.800.000 2.100.000
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh (Phụ lục 1.2) ta thấy doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây cũng chính là hoạt động chủ chốt của doanh nghiệp hiện nay.
Mặc dù tổng tài sản của công ty cuối năm giảm so với đầu năm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, lợi nhuận thu được tăng vì vậy thu nhập của người lao động cũng tăng. Đây là dấu hiệu tích cực chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển vững mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Về thị trường của công ty
Với phương châm hoạt động “chủ động tìm người mua để bán hàng và tìm nơi có nhu cầu để ký hợp đồng”, trong những năm vừa qua công ty đã có các phòng chức năng và nhiều đoàn cán bộ đi nhiều nơi, đến với khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng
mới để thăm dò nhu cầu ký kết hợp đồng kinh tế. Kết quả là số hợp đồng kinh tế ký kết được tăng lên qua các năm. Điều này đã tạo điều kiện cho công ty chủ động điều hành sản xuất và ổn định doanh thu tiêu thụ. Tuy nhiên, về việc tiêu thụ sản phẩm của công ty mới chỉ dừng lại ở các hợp đồng kinh tế ký kết được, ngoài ra việc tiêu thụ hết sức khó khăn, bị động, không ổn định. Nhìn chung, sản phẩm của công ty hầu như không có một thị trường cố định mà luôn luôn phải thay đổi theo yêu cầu các ngành kinh tế quốc dân mỗi thời kỳ. Cụ thể, trong giai đoạn nắm bắt được xu hướng phát triển mạnh các ngành sản xuất thủy điện hiện nay nên công ty đang mở rộng lĩnh vực xây lắp, tham gia thiết kế, chế tạo và lắp dựng nhà máy thủy địên Đăksrông, thi công đường ống áp lực Ekrôngrou…
Hiện nay hầu hết các sản phẩm của công ty làm ra là để phục vụ các công trình thủy điện vừa và nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam.
Công ty không chỉ tìm kiếm khách hàng trong ngành thủy lợi mà vươn ra tiếp cận nhiều thị trường khác với các khách hàng trong phạm vi cả nước. Với việc đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường khả năng thiết kế, chế tạo những sản phẩm tiên tiến (thể hiện ở nhiều sản phẩm được đánh giá cao) công ty đã từng bước nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
Quy trình công nghệ sản xuất
- Đối với lĩnh vực sản xuất: Công ty tổ chức sản xuất theo từng công đoạn riêng biệt, mỗi sản phẩm được gia công qua từng phân xưởng theo các trình tự khác nhau. Mỗi khi nhận được một đơn đặt hàng, Phòng kỹ thuật sẽ đưa ra quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và chuyển xuống phòng Kinh tế - Kế hoạch cùng với bản thiết kế kỹ thuật để thực hiện. Nhìn chung quy trình chế tạo đều bao gồm các bước sau: Tạo phôi → Gia công cơ khí → Kiểm tra chất lượng → Lắp ráp tổng thể → Kiểm tra chất lượng → Nhập kho, chờ xuất để lắp đặt tại công trình.
Tùy thuộc từng sản phẩm, phôi có thể được chế tạo bằng cách rèn, đúc, dập, tán hay bằng cách cắt, uốn kim loại. Theo cách thứ nhất phôi được chế tạo tại xí nghiệp gia công nóng. Theo cách thứ hai, phôi thường do các xí nghiệp lắp máy thực hiện chế tạo.
Công đoạn gia công cơ khí thường chia thành các nguyên công tiện, phay và được thực hiện chủ yếu tại xí nghiệp cơ khí.
Khâu lắp ráp có thể được thực hiện tại các xí nghiệp lắp ráp tùy theo sản phẩm. Do yêu cầu sản xuất tự chủ nên tại tất cả các xí nghiệp của công ty đều có bộ phận đảm nhiệm việc lắp ráp sản phẩm.
Có thể thấy việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện khá chặt chẽ, kiểm tra chất lượng bao gồm cả kiểm tra của xí nghiệp và kiểm tra của công ty, mục tiêu là đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra giữ vững uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy tại từng công đoạn, việc gia công chế tạo các chi tiết phải rất chú ý tới chất lượng sản phẩm. Điều này đòi hỏi các xí nghiệp phải có sự bố trí công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo và trình độ tay nghề của công nhân.
Dây truyền sản xuất sản phẩm của công ty (sơ đồ 2.1)
- Đối với lĩnh vực xây lắp: Tuỳ thuộc vào đặc điểm từng công trình, hạng mục công trình mà quy trình công nghệ cũng khác nhau.
Nhìn chung các máy móc thiết bị hiện có của công ty còn ít so với nhu cầu thực tế, các máy móc nói chung là cũ kỹ, lạc hậu. Để đáp ứng nhu cầu của các công trình với khối lượng công việc lớn công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị mới không bị rơi vào trạng thái quá tải. Một số máy móc thiết bị mà công ty sử dụng (Bảng 2.2)
Sơ đồ 2.1: Dây truyền công nghệ sản xuất Tạo phôi Đúc Kết cấu hàn Rèn dập Gia công cắt gọt
Tiện Phay Bào Khoan Mài
doa
Nhiệt luyện tôi ma
Lắp ráp
Cụm chi tiết Tổng thành
Bộ phận
Bảng 2.2: Bảng kê trang thiết bị
TT Tên trang thiết bị ĐVT S/L Nguyên giá Năm mua Nước sản xuất
1 Các loại máy tiện Bộ 22 386.789.000 2005 Nhật
2 Các loại máy khoan Bộ 10 61.400.000 2000 Liên xô
3 Máy phay Bộ 5 187.400.000 2003 Nhật
4 Máy lốc tôn Bộ 4 1.323.376.000 1998 TBN
5 Máy mài Bộ 3 12.300.000 2003 Italia
6 Máy doa Bộ 6 75.600.000 2003 Tiệp
7 Máy búa Bộ 3 69.300.000 2003 TBN
8 Máy phát hàn Bộ 6 17.619.047 2004 Italia
9 Máy nén khí Máy 5 27.550.000 2001 Italia
10 Máy hàn các loại Bộ 3 13.500.000 2002 Italia
11 Máy phun cát Bộ 2 39.360.000 2005 Italia
12 Các loại máy cắt Bộ 4 42.100.000 1997 Liên Xô