Phương pháp tính giá thành phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi (Trang 28 - 30)

Khi có khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao thì doanh nghiệp tiến hành tính giá thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành trong kỳ tính giá đã xác định.

Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo từng khoản mục. Để tính được giá thành sản phẩm, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể kế toán có thể áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giá thành theo định mức, phương pháp tính giá thành trực tiếp và phương pháp tổng cộng chi phí.

 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn):

Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì nó phù hợp với đặc điểm của hoạt động xây lắp. Phương pháp này còn cho phép cung cấp kịp thời số liệu về giá thành hoàn thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính đơn giản, dễ thực hiện.

Theo phương pháp này, tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một CT HMCT, từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của CT, HMCT đó, trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí SPDD đã xác định, giá thành sản phẩm tính theo cho từng khoản mục chi phí theo công thức:

Giá trị thực tế KLXL hoàn thành = CP SXKD DDĐK + CP SXKD PS trong kỳ - CP SXKD DDCK

 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:

Phương pháp này được áp dụng cho từng trường hợp doanh nghiệp nhận thầu theo đơn đặt hàng (ĐĐH). Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng ĐĐH và giá thành thực tế của ĐĐH đó chính là toàn bộ CPSX tập hợp từ khi khởi công đến khi hoàn thành ĐĐH.

Theo phương pháp này, tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau khi mỗi ĐĐH hoàn thành, việc tính giá thành không mang tính định kỳ, kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo của kế toán mà phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng đơn đặt hàng.

 Phương pháp tính giá thành theo định mức:

Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình sản xuất đã đi vào ổn định, doanh nghiệp đã xây dựng đựơc các định mức kinh tế, kỹ thuật tương đối chính xác và hợp lý. Chế độ quản lý theo định mức đã kiện toàn ở tất cả các khâu, tổ đội sản xuất xây lắp, các bộ phận chức năng đã đi vào nề nếp, trình độ tổ chức công tác kế toán đạt được hiệu quả tốt. Trình tự tính giá thành khi áp dụng phương pháp này như sau:

- Tính giá thành định mức của CT, HMCT trên cơ sở các định mức chi phí cơ bản và dự toán chi phí được duyệt.

- Khi có sự thay đổi về định mức kinh tế kỹ thuật phải tính lại giá thành định mức chi phí mới, đồng thời phải tính lại số chênh lệch do sự thay đổi của SPDD ĐK (nếu có). Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.

- Xác định mức chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí thực tế - Chi phí định mức

Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp trong trường hợp này được xác đinh theo công thức sau:

Giá trị thực tế của SPXL = Giá thành định mức của SPXL ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch thoát ly định mức  Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này áp dụng với công việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra các đối tượng sản xuất khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp CPSX trừ chi phí thực tế của SPDD CK của từng đội và cộng thêm chi phí thực tế của SPDD ĐK.

Công thức:

Z = Z1 + Z2 +…+ Zn

Trong đó Zi (i=( 1,n) ): CPSX ở từng đội sản xuất hay từng HMCT của một CT. Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành khác như:

+ Phương pháp tính giá thành theo hệ số + Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.

1.5. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo các hình thứcsổ kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi (Trang 28 - 30)