1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt nam

70 696 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

1 Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lí đối với công ty kiểm toán 4

1.1 Các khái niệm cơ bản 4

1.2 Báo cáo kiểm toán, vai trò của báo cáo kiểm toán 6

1.3 Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểmtoán 9

1.3.1 Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên 9

1.3.2 Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán 13

2 Kinh nghiệm thế giới 15

2.1 Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toánở Mỹ 15

2.1.1 Xử lý theo luật tập tục 15

2.1.2 Xử lý theo luật chứng khoán liên bang 17

2.2 Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toánở Anh 23

2.2.1 Những vấn đề cơ bản về môi trường pháp luật: 23

2.2.2 Một số điểm cần lưu ý về quy định về trách nhiệm pháp lý củakiểm toán viên trước năm 2000 24

2.2.3 Tình hình hiện tại của những quy định tại Anh: 26

2.3 Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toánở Nhật 33

2.3.1 Kansayaku – Người chịu trách nhiệm trước cổ đông: 33

2.3.1.1 Khái quát về Kansayaku : 33

2.3.1.2 Bầu cử, bổn phận và nghĩa vụ của Kansayaku 34

Trang 2

2.3.2 Kiểm toán viên độc lập và các chế tài xử phạt 38

2.3.2.1 Kiểm toán viên độc lập và Ủy ban kiểm toán và giám sát hoạtđộng kiểm toán: 38

2.3.2.2 Các hình thức kỷ luật đối với kiểm toán viên độc lập 39

2.3.2.3.Yêu cầu bồi đền bù đối với vi phạm của kiểm toán viên: 39

2.3.2.4 Các thủ tục thực hiện kỷ luật đối với kiểm toán viên: 40

2.3.2.5 Thẩm quyền điều tra : 40

3 Thực tiễn về các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của côngty kiểm toán tại Việt Nam 41

3.1 Những quy định hiện có 41

3.2 Thực trạng việc áp dụng các quy định trên 45

4 Những ý kiến đóng góp và xây dựng để hoàn chỉnh về những quy địnhpháp lí đối với Công ty kiểm toán và kiểm toán viên ở Việt Nam 57

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính.

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về thông tin ngày càng quantrọng Thế nhưng, khối lượng thông tin thì ngày một lớn, độ phức tạp ngàycàng tăng làm cho việc đưa ra những quyết định đúng đắn khó khăn hơn.Chính vì vậy, kiểm toán càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Vào những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán tại Việt Nam bắtđầu phát triển và đạt được những bước tiến thần kỳ Số lượng công ty niêmyết và giá trị vốn hoá tăng trưởng nhanh chóng Vào thời điểm này, các cánhân cũng như các tổ chức đều đua nhau mua bán chứng khoán Nhiều nhàđầu tư chỉ cần đọc qua báo cáo tài chính của một công ty, thậm chí chỉ nghetin đồn là có thể quyết định mua hay bán cổ phiếu Họ không quan tâm đếntính xác thực của các báo cáo tài chính cũng như tầm quan trọng của nhữngthông tin trong báo cáo tài chính Chỉ cho tới khi thị trường chứng khoán đixuống, các công ty bắt đầu thua lỗ và giá cổ phiếu sụt giảm, nhiều nhà đầu tưmất trắng, nhiều người mới bắt đầu đặt câu hỏi : vậy báo cáo tài chính củamột công ty có đáng tin cậy không ? và nếu nó đã được kiểm toán thì tráchnhiệm của công ty kiểm toán đến mức độ nào đối với nhà đầu tư ? Vấn đềnày, lại một lần nữa được gióng lên với vụ bê bối báo cáo tài chính đã đượckiểm toán của công ty Bông Bạch Tuyết, gây thiệt hại lớn cho rất nhiều nhàđầu tư

Xuất phát từ tính thời sự cấp thiết của vấn đề nêu trên, chúng em quyết

định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm

pháp lý của công ty Kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường

chứng khoán đối với cổ đông” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa

học của mình.

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài :

Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu những quy định pháp lý củaNhà nước cũng như uỷ ban chứng khoán về trách nhiệm pháp lý của công tykiểm toán đối với cổ đông niêm yết thực tế tại Việt Nam và một số nước cóthị trường chứng khoán phát triển ( Mỹ, Anh, Nhật) Từ những quy định đangcó, đề tài sẽ đưa ra một số phương hướng và giải pháp để góp phần xây dựngnhững quy định mới rõ ràng và cụ thể hơn về trách nhiệm pháp lý của công tykiểm toán đối với cổ đông niêm yết thực tế tại Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán đối với cổ đông.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu quy định về trách nhiệm pháp lý của côngty kiểm toán đối với cổ đông ở Việt Nam và các nước có nền kinh tế pháttriển ( Mỹ, Anh, Nhật).

5 Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp so sánh để tìm ra điểm khác biệt trong các quy định ởViệt Nam với các quy định ở nước ngoài.

- Phương pháp chuyên gia, trên cơ sở nhận định, đánh giá của cácchuyên gia đối với các quy định tại Việt Nam cũng như nước ngoài.

6 Kết cấu của đề tài:

Tên đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ và

trách nhiệm pháp lý của công ty Kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết

Trang 6

trên thị trường chứng khoán đối với cổ đông” Ngoài phần mở đầu và phần

kết luận, nội dung đề tài bao gồm bốn phần được kết cấu như sau:

Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm pháp lí đối vớiCông ty kiểm toán các Doanh nghiệp niêm yết.

Phần 2: Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nghĩa vụ vàtrách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toán.

Phần 3: Thực tiễn các quy định về các quy định về nghĩa vụ pháp lýcủa công ty kiểm toán tại Việt Nam.

Phần 4: Những ý kiến đóng góp và xây dựng để hoàn chỉnh về nhữngquy định pháp lí đối với Công ty kiểm toán và kiểm toán viên ở Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu và viết bài, chúng tôi đã nhận được sự hướngdẫn, những ý kiến quý báu và quan trọng của TS Nguyễn Phương Hoa về nộidung và những kiến thức thực tế của cô cho đề tài của chúng tôi Chúng tôixin được gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới TS Nguyễn Phương Hoa đãgiúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua

Vì đây là một vấn đề khá mới mẻ nên nguồn tài liệu cho đề tài khôngphải là nhiều, cần nhiều nỗ lực và thời gian nghiên cứu Tuy vậy, đề tài vẫnkhông tránh được một số sai sót nhất định Nhóm nghiên cứu rất mong nhậnđược sự quan tâm và góp ý của các thầy cô, các nhà chuyên môn để đề tài cóchất lượng cao hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!Nhóm nghiên cứu đề tài.

Trang 7

NỘI DUNG

1 Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lí đối với công ty kiểm toán.1.1 Các khái niệm cơ bản.

* Công ty kiểm toán.

Công ty kiểm toán là một xí nghiệp cá thể, hợp danh hoặc cổ phầnchuyên nghiệp hoặc hiệp hội hành nghề kiểm toán độc lập, kể cả cá nhânnhững người chung vốn và các cổ đông của tổ chức đó.

* Kiểm toán viên

Kiểm toán viên là người phải đủ khả năng để hiểu các chuẩn mực sửdụng, và phải đủ thẩm quyền để biết được các loại và số lượng bằng chứngcần thu thập nhằm đạt được kết luận hợp lý sau khi đã xem xét chúng Kiểmtoán viên cũng phải có một quan điểm tư tưởng độc lập.

Thật là không hay nếu một cá nhân có thẩm quyền mà lại không vô tưthu thập chứng cứ, vì thông tin vô tư và quan điểm khách quan là rất cần thiết

đối với việc phán xét và quyết định Những điều kiện bắt buộc đối với kiểm

+ Độc lập trong việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán.

Trang 8

* Cổ đông.

Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyềnsở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một côngty cổ phần Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu Về bảnchất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủnợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quảhoạt động của doanh nghiệp.

công ty) của công ty cổ phần Loại cổ đông này còn gọi là cổ đông ưu đãibiểu quyết và loại cổ phần mà cổ đông đặc biệt nắm giữ gọi là cổ phần vàng

 Cổ đông ưu đãi: là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó(thường là quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận đượcphân phối cho các cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi cóyêu cầu) Đi kèm với quyền ưu tiên, cổ đông ưu đãi thường bị hạn chế cácquyền khác (ví dụ quyền ứng cử vào bộ máy quản trị của công ty, quyềnbiểu quyết ).

 Cổ đông thường: là các cổ đông còn lại.

Một cách phân loại khác là căn cứ tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ,

theo cách này cổ đông được phân loại thành cổ đông lớn và cổ đông thiểu số.Tỷ lệ để có thể coi là cổ đông lớn thường do điều lệ công ty cổ phần quy định

trên cơ sở tuân thủ luật pháp.

Trang 9

- Quyền cơ bản của cổ đông

 Quyền bỏ phiếu: Với số cổ phiếu tương ứng, cổ đông có thể bỏ phiếuhay thông qua đại diện do cổ đông uỷ quyền một cách hợp pháp để bỏ phiếuquyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của công ty cổ phần nhưđường lối, chiến lược kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng hoặc giảm vốnđiều lệ trong kỳ họp (hoặc lấy ý kiến bằng văn bản) đại hội đồng cổ đông.Những vấn đề phải do đại hội đồng cổ đông quyết định được quy định trongbản điều lệ của công ty.

 Quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty; nhận phần giá trị tài sảncòn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản Tỷ lệ nhận tương ứngvới tỷ lệ cổ phần của cổ đông Khi công ty phá sản, giải thể, cổ đông chỉ cóthể được nhận giá trị tài sản còn lại của công ty sau khi công ty đã thực hiệnthanh toán các khoản nợ: nộp thuế, trả lương cho người lao động, trả nợ vay,trả nợ cho đối tác cung ứng hàng hóa, dịch vụ Nói một cách khác, quyềncủa cổ đông đối với tài sản của công ty cổ phần có thứ tự ưu tiên xếp sau cácchủ nợ của công ty đó.

 Quyền lựa chọn: lựa chọn mua thêm cổ phần của công ty khi công tytăng vốn điều lệ, chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần thường

 Quyền chuyển nhượng cổ phần mình đang nắm giữ, một số cổ đông nhưcổ đông sáng lập có thể bị hạn chế thực hiện quyền này bởi một số điều kiện.

1.2 Báo cáo kiểm toán, vai trò của báo cáo kiểm toán.* Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là báo cáo kiểm toán – bảnthông báo về các phát hiện cho người đọc báo cáo Các báo cáo khác nhauvề bản chất, nhưng trong mọi trường hợp chúng đều phải thông tin chongười đọc về mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng và chuẩn mực đãxây dựng Báo cáo cũng khác nhau về hình thức và có thể thay đổi từ loạiphức tạp mà thường gắn với các báo cáo tài chính đến các báo cáo đơn giản

Trang 10

bằng miệng trong trường hợp cuộc kiểm toán tiến hành cho một người nàođó Như vậy:

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là loại báo cáo bằng văn bảndo kiểm toán viên lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình vềbáo cáo tài chính của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã đượckiểm toán.

* Vai trò, ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có vai trò, ý nghĩa quan trọngtrong hoạt động kiểm toán và với người sử dụng báo cáo tài chính.

Đối với hoạt động kiểm toán, báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính làkhau cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đểtrình bày kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của kiểmtoán viên về thông tin định lượng và trình bày báo cáo tài chính theo quy địnhcủa chuẩn mực hoặc chế độ kiểm toán hiện hành.

Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Đối với người sử dụng báo cáo tài chính, khi sử dụng báo cáo tài chínhcó báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm giúp cho người sử dụngbáo cáo tài chính đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trênbáo cáo tài chính trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn,hiệu qủa trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có báocáo tài chính này.

Chuẩn bị kiểm toán

Thực hiện cuộc kiểm

Kết thúc cuộc kiểm

Báo cáo kiểm toán về

báo cáo tài chính

Trang 11

Sơ đồ.2: Mối quan hệ giữa báo cáo tài chính, báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính và người sử dụng báo cáo tài chính

Luật pháp nhiều nước khẳng định rằng, chỉ những báo cáo đã được xemxét và có chữ ký của kiểm toán viên độc lập mới được coi là hợp pháp, làm cơsở cho nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm khác đưa ra các quyếtđịnh kinh tế trong mối quan hệ với doanh nghiệp

Như vậy giá trị của kết quả kiểm toán( báo cáo kiểm toán ): Các tài liệu,số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán sau khi đượckiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra, xác nhận là căn cứ tincậy để:

1 Cơ quan nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng cho quản lý, điều hànhtheo chức năng, nhiệm vụ được giao;

2 Các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, liên kết, cáckhách hàng và tổ chức, cá nhân khác xử lý các mối quan hệ về quyền lợi vànghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị;

3 Giúp cho đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừakịp thời các sai sót có thể xảy ra trong hoạt động của đơn vị, góp phần thựchiện công khai báo cáo tài chính, phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị,làm lành mạnh môi trường đầu tư.

Báo cáo tài chính di doanh nghiệp lập

Ra các quyết định kinh tế

Doanh nghiệp

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

do KTV lậpNgười sử dụng

báo cáo tài chính

Trang 12

1.3 Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công tykiểm toán.

1.3.1 Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.* Nghĩa vụ:

Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổđông) bởi họ không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tàichính của doanh nghiệp do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập vàbáo cáo cho họ, do vậy họ đã bổ nhiệm các kiểm toán viên – những người cóđủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, khách quan - thay thế họ kiểmtra một cách độc lập và báo cáo lại theo ý kiến của mình về tính trung thực vàhợp lý của các báo cáo tài chính Cùng với sự phát triển và đa dạng của nềnkinh tế, các thông tin tài chính được sử dụng với nhiều mục đích khác nhaucho các đối tượng khác nhau Tuy nhiên tất cả những người sử dụng kết quảkiểm toán đều cần sự đảm bảo rằng những thông tin tài chính mà họ đượccung cấp có trung thực và hợp lý hay không

Như vậy nghĩa vụ trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độclập theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực vàhợp lý của các thông tin tài chính.

Đồng thời trong một số trường hợp, kết quả kiểm toán cho thấy doanhnghiệp có hành vi không tuân thủ pháp luật ở mức độ nào đó mà theo qui địnhcủa pháp luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng, khi đó kiểm toán viêncòn có nghĩa vụ báo cáo lại cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đócủa doanh nghiệp Tóm lại, nghĩa vụ của kiểm toán viên là dựa trên kết quảkiểm toán và báo cáo cho:

- Những người sử dụng kết quả kiểm toán theo yêu cầu, mục đích củakiểm toán.

- Các cơ quan chức năng nếu thấy có những hành vi vi phạm pháp luật ởmức độ nhất định mà pháp luật yêu cầu phải báo cáo

Trang 13

Việc xác định nghĩa vụ báo cáo của kiểm toán viên có ý nghĩa quantrọng bởi cuộc kiểm toán được tiến hành dựa trên hợp đồng kiểm toán ký kếtgiữa đơn vị được kiểm toán và tổ chức kiểm toán, do vậy về hình thức cáckiểm toán viên phải báo cáo cho đơn vị được kiểm toán Tuy nhiên nhữngngười sử dụng kết qủa kiểm toán mới là đối tượng chính mà kiểm toán viêncó nghĩa vụ phải báo cáo đó là các chủ sở hữu, các cổ đông, những người chovay, , hay những đối tượng khác theo qui định của pháp luật (gọi chung làbên thứ 3) Để thực hiện trách nhiệm của mình trước những đối tượng sửdụng kết quả kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩnmực kiểm toán, mà trong đó phải luôn luôn giữ được tính độc lập, chính trựcvà khách quan trong quá trình kiểm toán Các kiểm toán viên phải có nghĩa vụphát hiện các sai sót trọng yếu và thậm trí là các hành vi phạm pháp (nếu có)của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Về nghĩa vụ phải thông báo cho các cơ quan chức năng về những hành viphạm pháp của doanh nghiệp Không phải mọi phát hiện của kiểm toán viênvề hành vi không tuân thủ pháp luật đều phải thông báo cho các cơ quan chứcnăng mà chỉ những trường hợp cụ thể theo qui định của pháp luật Mặc dù quiđịnh như vậy trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế nhưngtrong thực tế ở việt nam cũng như các nước khác trên thế giới cũng chưa cóqui định nào chỉ rõ rằng những tình huống nào kiểm toán viên cần phải thôngbáo Tuy nhiên trong các chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn, khi phát hiện cáchành vi không tuân thủ pháp luật hay gian lận của doanh nghiệp thì tuỳ từngtình huống mà kiểm toán viên có ứng sử thích hợp, từ việc đánh giá mức độảnh hưởng đến báo cáo tài chính, thông báo cho Ban giám đốc doanh nghiệp,thông báo cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán và trong trường hợppháp luật qui định cần thông báo cho cơ quan chức năng và trong trường hợpnày kiểm toán viên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp luật, hoặc kiểm

Trang 14

toán viên có thể và cần thiết từ bỏ cuộc kiểm toán khi thấy rằng mức độ antoàn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán này dưới mức cho phép.

Trong thực tế luôn tồn tại khoảng cách giữa kiểm toán viên và nhữngnhững người sử dụng kết quả kiểm toán về những mong muốn của những đốitượng này với phạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên Các mong muốn củanày luôn vượt quá trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên Trách nhiệmcủa kiểm toán viên là đảm bảo rằng trong báo cáo tài chính đó không có cácsai sót trọng yếu, và nếu có các sai sót trọng yếu, kiểm toán viên phải hànhđộng theo hướng dẫn của các chuẩn mực kiểm toán và pháp luật Theo nguồn

số liệu trong cuốn Auditing – Theory & Practice của John Dunn, Universityof Strathclyde, Glasgow cho thấy kết quả khảo sát đối với những người sử

dụng kết quả kiểm toán thì các yêu cầu, mong đợi của các đối tượng này đốivới các kiểm toán viên xoay quanh các vần đề:

- 93% những người được hỏi cho rằng kiểm toán viên cung cấp sự đảm bảorằng không có bất cứ gian lận nào gây ra bởi các người lãnh đạo của công ty,

- 92% cho rằng kiểm toán viên đảm bảo chắc chắn rằng Ban giám đốccông ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ,

- 71% Kiểm toán viên phải cảnh báo về bất cứ sự kém hiệu quả nào củaBan giám đốc công ty,

- 81% cho rằng kiểm toán viên mang lại sự đảm bảo rằng Công ty cótình hình tài chính tốt và

- 71% cho rằng kiểm toán viên đảm bảo rằng mọi hành vi của Ban giámđốc là phù hợp với lợi ích của các cổ đông.

Kiểm toán viên rất khó và không thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầutrên Khoảng cách này tồn tại một phần do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về bảnchất, mục tiêu của kiểm toán của khách hàng và những người sử dụng kết quảkiểm toán Về mặt pháp lý, trong chuẩn mực kiểm toán cũng đã nêu, kiểm

Trang 15

toán viên không thể có và không phải chịu trách nhiệm ngăn ngừa những gianlận, tuy nhiên công tác kiểm toán chỉ có thể được coi là một biện pháp răn đehữu hiệu.

* Trách nhiệm pháp lý.

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên được luật pháp qui định: “Nếukiểm toán viên vị phạm pháp luật (như cố ý làm sai qui định, thông đồng baoche cho người phạm lỗi, dùng thủ thuật nghiệp vụ để che dấu sai sót, nhận hốilộ, báo cáo kiểm toán thiếu khách quan trung thực…) thì tuỳ theo mức độnặng nhẹ có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luậthiện hành; nếu vì những vi phạm và thiếu sót mà gây thiệt hại vật chất chokhách hàng thì kiểm toán viên phải bồi thường thiệt hại” ( Theo Các điều luậtvà quy chế cần quan tâm khi thực hiện Kiểm toán các báo cáo tài chính 1998.

Quyển Sổ tay IFAC 1998).

Ở các nước có hoạt động kiểm toán phát triển thì qui định này chỉ cụ thểrằng, các kiểm toán viên chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự thiếu tráchnhiệm hoặc đã không đủ năng lực khi thực hiện dịch vụ kiểm toán dẫn đếncác thiệt hại cho những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán Trách nhiệmnày chỉ có thể xẩy ra khi:

- Có thiệt hại xẩy ra trực tiếp đến đối tượng cụ thể sử dụng báo cáokiểm toán đó và đối tượng này yêu cầu kiểm toán viên thực hiện trách nhiệmbồi thường

- Thiệt hại xẩy ra là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng báo cáo kiểmtoán có sai sót trọng yếu.

- Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đối tượng bị thiệt hại.Khi xẩy ra các thiệt hại cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra Cáckiểm toán viên không thể bảo đảm cho các đối tượng sử dụng báo cáo kiểmtoán khỏi các rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, đầu tư, cho vay Lý do củavấn đề này do sự khác biệt giữa rủi ro thông tin và rủi ro kinh doanh.

Trang 16

Mặc dù kiểm toán viên không có trách nhiệm ngăn ngừa các sai sót cố ýhay gian lận hoặc các hành vi không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp,đồng thời kiểm toán viên cũng không thể đảm bảo rằng ban giám đốc doanhnghiệp thực hiện tốt chức năng của mình và phù hợp với lợi ích của các cổđông, nhưng trong quá trình kiểm toán, bằng các kỹ thuật nghiệp vụ kiểmtoán thông thường, nếu phát hiện bất cứ sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong hệthống quản lý, thì đồng thời với báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đưara ý kiến, nhận xét, đánh giá và các gợi ý hoàn thiện về từng nội dung cần sửađổi thông qua thư quản lý Thư quản lý được gửi cho Ban giám đốc công tyvà có thể cần gửi cho các thành viên công ty – Hội đồng Quản trị.

1.3.2 Nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán.

Như các lĩnh vực hoạt động khác, hoạt động kiểm toán chỉ có thể thựchiện tốt và đạt hiệu quả cao trong khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ Hệthống pháp lý cần thiết cho hoạt động kiểm toán bao gồm: (1) các luật lệ, cơchế chính sách liên quan đến hoạt động của các đối tượng kiểm toán và (2)các luật lệ, cơ chế chính sách của bản thân hoạt động kiểm toán Khuôn khổpháp lý của bản thân hoạt động kiểm toán bao gồm:

* Những qui định mang tính pháp lý: là những qui định bắt buộc cưỡng

bức của Nhà nước được qui định trong các Luật, hoặc văn bản pháp quy(Nghị định, Thông tư, …) Những qui định mang tính pháp lý đảm bảo sựthống nhất trong việc thực hiện công tác kế toán ở các đơn vị, mặt khác tạo ramột khuôn khổ pháp lý để Nhà nước quản lý thống nhất việc thực hiện côngtác kiểm toán trong toàn bộ quốc gia Tính độc lập, nguyên tắc cơ bản nhấtcủa kiểm toán chỉ được đảm bảo khi cơ chế luật pháp được đảm bảo.

* Những qui định mang tính mực thước: hay còn gọi là chuẩn mực Đó

là các nguyên tắc căn bản của kiểm toán, qui trình nghiệp vụ của các cuộckiểm toán, hệ thống phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán Theo tàiliệu thuật ngữ kế toán – kiểm toán của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán

Trang 17

(IFAC) thì: “Chuẩn mực kiểm toán là những văn kiện mô tả các nguyên tắccơ bản về nghiệp vụ và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểmtoán mà trong quá trình hành nghề các kiểm toán viên buộc phải tuân theo”.

Các chuẩn mực kiểm toán là yêu cầu tất yếu của hoạt động kiểm toán Nókhông những làm yên lòng những người sử dụng thông tin tài chính mà còn làcơ sở thực hiện công việc kiểm toán và đo lường, đánh giá công việc củakiểm toán viên

Ở nhiều nước trên thế giới việc nghiên cứu và ban hành các chuẩn mựcvà qui tắc kế toán, kiểm toán do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp ban hành.Đối với các nước thành viên của IFAC và một số nước khác chưa là thànhviên của IFAC cũng chấp nhận và coi những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toánquốc tế do IFAC ban hành làm các văn bản pháp qui về kiểm toán của Quốcgia mình Theo thông báo ngày 27/6/1994 của Uỷ ban thực hành kiểm toánquốc tế (IAPC) thì từ 1/9/1994 toàn bộ kiểm toán viên chuyên nghiệp ở 89nước thành viên của liên đoàn quốc tế các nhà kế toán sẽ áp dụng hệ thốngchuẩn mực kiểm toán quốc tế mới

Đồng thời với việc phải tuân thủ theo các khuôn khổ pháp luật của bảnthân hoạt động kiểm toán, trong quá trình kiểm toán, để đưa ra ý kiến kiểmtoán, các kiểm toán cần phải dựa vào các qui định pháp lý khác liên quan đếnđối tượng kiểm toán Nếu các chuẩn mực kiểm toán yêu cầu các kiểm toánviên phải thực hiện các công việc kiểm toán đầy đủ theo các nội dung mangtính mực thước thì các qui định pháp lý liên quan đến đối tượng kiểm toán làcác cơ sở để các kiểm toán viên so sánh, đánh giá các bằng chứng kiểm toánđể đưa ra ý kiến về đối tượng kiểm toán Để đưa ra ý kiến nhận xét về sựtrung thực và hợp lý của báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải xem xét vàkhảng định rằng các Báo cáo tài chính có được lập theo các nguyên tắc kếtoán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan haykhông? Chẳng hạn, kiểm toán viên phải xem xét khả năng hoạt động liên tục

Trang 18

của doanh nghiệp, Để đánh giá được tính liên tục hoạt động, kiểm toánviên cần phải quan tâm đến các yếu tố dẫn đến phá sản hay giải thể doanhnghiệp hoặc các yếu tố khác có thể dẫn đến khả năng tiếp tục hoạt động trongthời gian nhất định Muốn vậy, kiểm toán viên phải dựa vào luật công ty, luậtlao động, hay các qui định pháp lý liên quan khác Hoặc khi kiểm toán xácđịnh kết quả kinh doanh trong kỳ cần phải dựa vào các qui định của nhà nướcvề quản lý doanh thu và chi phí để xác định đầy đủ và hợp lý các khoản thunhập và chi phí làm cơ sở để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và lợinhuận để lại đơn vị.

Như vậy, kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ được luật pháp bảo hộ.Ý kiến kiểm toán viên có giá trị pháp lý được nhà các cơ quan chức năng củanhà nước, các đối tượng sử dụng khác tin cậy và sử dụng để đưa ra các quyếtđịnh quản lý của mình Việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán vàpháp luật của Nhà nước là các cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán trongquá trình hành nghề Mọi sự không tuân thủ đều có thể dẫn đến rủi ro kiểmtoán và kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với ý kiến đưa ratrong báo cáo kiểm toán.

2 Kinh nghiệm thế giới.

2.1 Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểmtoán ở Mỹ.

Tại Mỹ mối quan hệ về nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên đối với cổđông trên thị trường chứng khoán được giải quyết theo hai hướng: dựa vàoluật tập tục hoặc dựa vào luật chứng khoán liên bang.

2.1.1 Xử lý theo luật tập tục

Trường hợp đặc trưng về trách nhiệm đối với bên thứ ba la trường hợpcông ty Ultramares & Touch vào năm 1931 đã thành lập nên khái niệm vềluật tập tục được gọi là học thuyết Ultramares Quy định chính trong họcthuyết này là sự bất cẩn bình thường không đủ để rang buộc trách nhiệm đối

Trang 19

với bên thứ ba vì thiếu quan hệ riêng theo hợp đồng giữa bên thứ ba với kiểmtoán viên Học thuyết Ultramares cũng cho rằng nếu có gian lận hoặc sự bấtcẩn nghiêm trọng thì kiển toán viên có thể bị xử là có trách nhiệm đối vớibên hưởng lợi thứ ba Trong những năm gần đây, nhiều tòa án đã mở rộng họcthuyết Ultramares để cho phép bên thứ ba được bồi thường trong nhiềutrường hợp hơn trước đây bằng cách giới thiệu khái niệm những người sửdụng có thể thấy trước (foreseeable users), các nhà đầu tư trên thị trườngchứng khoán thuộc đối tượng này.

Do còn những người bác bỏ hoàn toàn học thuyết Ultramares và cho làkiểm toán viên phải có trách nhiệm đối với bất kỳ ai dựa vào việc làm của họ,nếu công việc này được thực hiện một cách bất cẩn Trong những phiên tòanày, tất cả những người sử dụng báo cáo kiểm toán (bên thứ ba) được đối xửtương tự như họ có mối quan hệ riêng theo hợp đồng trong hầu hết các tiểubang, người chuyên nghiệp phải chịu trách nhiệm cũng như bất kỳ ai khácphải chịu đối với hành vi thực tế lừa gạt bên thứ ba Một số tòa án đã mở rộngkhái niệm gian lận ra ngoài khuôn khổ ban đầu để bao gồm mọi kiến nghị saiđã biết trên báo cáo tài chính, cho dù không trực tiếp có chủ tâm gian lận.trong một số trường hợp, sự gian lận có thể bao gồm việc kiến nghị sai dophán xét sai Như một sự rộng mở hơn khái niệm về sự gian lận, một số phiêntoà cho rằng sự bất cẩn mà quá mức như sự bất cẩn nghiêm trọng hoặc sự liềulĩnh sẽ được xem như là sự gian lận vô ý, tương đương về mặt pháp lý với sựgian lận

Trách nhiệm đối với bên thứ ba theo luật tập tục vẫn tiếp tục ở trong tìnhtrạng không chắc chắn một số cơ quan tư pháp vẫn thừa nhận học thuyếtUltramares ban đầu Ở một thái cực khác, trách nhiệm đối với bên thứ ba vàđối với khách hang vì sự bất cẩn về cơ bản như nhau, cho dù các định nghĩavề hành vi gian lận đang thay đổi.

Trang 20

Về phía kiểm toán viên, khi đối mặt với những vụ kiện đòi thực hiệntrách nhiệm đối với những tổn thất của bên thứ ba sử dụng kết quả kiểm toánhọ có thể đưa ra hai lời biện hộ: không có sự bất cẩn trong thực hiện và khôngcó mối quan hệ riêng theo hợp đồng Lời biện hộ thứ nhất là lời biện hộ đượcưa chuộng ở chỗ nếu kiểm toán viên đã tiến hành cuộc kiểm toán phù hợp vớiGAAS, thì mối quan hệ riêng theo hợp đồng không còn là vấn đề gì nữa cả.Ngược lại, rất khó chứng minh là không bất cẩn khi thực hiện ở các phiên toà,nhất là nếu đó là một vụ xét xử của ban hội thẩm và hội thẩm đoàn được hìnhthành từ những người không chuyên môn Khía cạnh mà mối quan hệ riêngtheo hợp đồng là một lời biện hộ thích hợp phụ thuộc chặt chẽ vào thẩmquyền phán xét của tòa Thí dụ, ở tiểu bang New york, mối quan hệ riêng theohợp đồng vẫn còn được xem là một lời biện hộ có giá trị ngoại trừ các trườnghợp bất cẩn quá mức Ở tiểu bang New Jersey, quan hệ riêng theo hợp đồngchắc chắn không phải là một lời biện hộ được chấp nhận.

2.1.2 Xử lý theo luật chứng khoán liên bang.

Mặc dù có sự tăng lên về các vụ kiện kiểm toán viên của khách hànghoặc bên thứ ba theo luật tập tục, mức tăng nhiều nhất thuộc về các vụ kiệntrách nhiệm của kiểm toán viên theo luật chứng khoán liên bang Việc nhấn mạnh đến các biện pháp khắc phục của liên bang trước hết phátsinh từ khả năng tăng dần các vụ kiện hiện nay và sự dễ dàng đạt được số tiềnbồi thường lớn rừ bên bị buộc tội ngoài ra, một số phần của luật chứng khoánđề ra những chuẩn mực trách nhiệm nghiêm ngặt cho kiểm toán viên Cácphiên toà của liên bang thường bênh vực bên nguyên đơn trong những vụ kiệncó các chuẩn mực nghiêm ngặt này.

Quy định về trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán đối với bên thứba cụ thể là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán được thể hiện chủ yếuqua các bộ luật: Luật Chứng Khoán năm 1933 (securities act of 1933), Luật

Trang 21

Trao đổi chứng khoán năm 1934 (securities exchange act of 1934), Đạo luậtSarbanes Oxley năm 2002.

-Luật chứng khoán năm 1933 nói về thông tin trong các văn bản đăng kívà tập sách quảng cáo Nó chỉ gồm các quy định về báo cáo đối với các côngty có phát hành chứng khoán mới.

-Luật trao đổi chứng khoán năm 1934 quy định về hoạt động trao đổichứng khoán trên thị trường thứ cấp Trách nhiệm của kiểm toán viên theoluật trao đổi chứng khoán năm 1934 tập trung vào các báo cáo tài chính đãkiểm toán được đệ trình cho SEC như một bộ phận của các báo cáo 10-Khàng năm Mọi công ty có buôn bán chứng khoán hàng năm phải đệ trình cácbáo cái tài chính đã được kiểm toán Rõ ràng có rất nhiều báo cáo bị quy địnhtheo luật năm 1934 hơn là luật năm 1933 ngoài các báo cáo tài chính đã kiểmtoán hàng năm, còn có các báo cáo pháp lý khác đối với kiểm toán viên, thídụ, hàng quý 10-Q, hàng tháng 8-K hoặc các thông tin khác Kiểm toán viênthường xuyên phải xem xét lại thông tin trong những báo cáo khác này; dođó, có trách nhiệm về mặt pháp lý Tuy vậy thông thường kiểm toán viên chỉphải lập các báo cáo 10-K.

- Đạo luật Sarbanes Oxley được ban hành nhằm ngăn chặn những giandối tài chính và bảo vệ nhà đầu tư sau sự sụp đổ gây chấn động nhiều tậpđoàn lớn như Enron, Worldcom, Peregrine System Mục tiêu chính của đạoluật này nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư bằng cách công ty đại chúng phảiđảm bảo sự minh bạch hơn của các báo cáo, các thông tin tài chính khi côngbố.Đồng thời, đạo luật cũng bổ sung thêm các quy định ràng buộc tráchnhiệm cá nhân của giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đối với độ tincậy của báo cáo tài chính, bênh cạnh đó yêu cầu các công ty đại chúng phải cónhững thay đổi trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát công tác kếtoán.Cũng nhờ đạo luật này, vị trí và thị thế của kiểm toán viên được đặt ở vịtrí trung tâm, là cầu nối quan trọng tạo nên những bản báo cáo tài chính cótính độc lập cao và mức độ tin tưởng cao hơn.

Trang 22

* Sau đây là một số điểm nổi bật quy định cụ thể giải quyết mốiquan hệ về nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên đối với các nhà đầu tưtrên thị trường chứng khóan.

A Về quyền được khởi kiện của cổ đông trên thị trường chứng khoán vềnhững thiệt hại do những sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính gây ra đốivới lợi ích của mình Luật chứng khoán năm 1933 buộc các kiểm toán viênphải chịu một nghĩa vụ không bình thường, điều 11 của luật năm 1933 xácđịnh quyền lợi của các bên thứ ba như sau:

- Bất kì bên thứ ba nào có mua chứng khoán được đăng kí trong văn bảnđăng kí đều có thể thưa kiện kiểm toán viên Quan hệ riêng theo hợp đồngkhông hiệu lực theo luật 1933.

- người sử dụng thứ ba không phải chứng minhlà anh ra đã dựa vào cácbáo cáo tài chính hoặc chứng minh la kiểm toán viên đã bất cẩn hoặc gian lậnkhi kiểm toán Anh ta chỉ cần chứng minh là các báo cáo tài chính đã gian dốihoặc trình bày không trung thực.

B Về phía kiểm toán viên khi đối mặt với những vụ kiện đòi thực hiệntrách nhiệm đối với những tổn thất của bên thứ ba sử dụng kết quả kiểm toán,họ có nghĩa vụ biện hộ là (1) các báo cáo không sai phạm nghiêm trọng, (2)đã tiến hành một cuộc kiểm toán đầy đủ trong tất cả cá trường hợp, hoặc (3)người sử dụng không bị thiệt hại bởi các báo cáo tài chính gian dối Kiểm toán viên có trách nhiệm đảm bảo là các báo cáo tài chính đã đượctrình bày trung thực đến ngày phát hành báo cáo Anh ta có trách nhiệm chođến ngày văn bản đăng kí có hiệu lực, có thể là vài tháng sau đó.

Cũng tương tự trong các vụ kiện được xử theo luật tập tục lời biện hộrằng không có sự bất cẩn trong việc thực hiện cuộc kiểm toán, hay nói cáchkhác kiểm toán viên đã tiến hành cuộc kiểm toán phù hợp với GAAS thìtrách nhiệm đối với các thiệt hại của khách hàng hoặc bên thứ ba của kiểmtoán viên không còn nữa.

Trang 23

C Khi công ty kiểm toán bị các khách hàng hay cổ đông trên thị trườngchứng khoán kiện, yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý, các phiên toà dânsự của Liên Bang có trách nhiệm xét xử và đưa ra phán quyết Tuy nhiên liênquan chặt chẽ với trách nhiệm của kiểm toán viên là quyền phê chuẩn củaSEC trong một số trường hợp, SEC có quyền phê chuẩn hoặc đình chỉ ngườihành sự thực hiện kiểm toán các công ty thuộc SEC

Đạo luật Sarbanes oxley khẳng định SEC đưa ra luật và các quy tác phụcvụ lợi ích chung và bảo vệ nhà đầu tư, đưa ra những chuẩn mực nghề nghiệp,được áp dụng, SEC quy định những hoạt động được cho là làm ảnh hưởng ,ép buộc, lôi kéo, làm lạc hướng một CPA đang thực hiện kiểm toán báo cáotài chính của công ty phát hành cổ phiếu.

Điều 78u SE 1934 quy định SEC có quyền, ở một mức độ thận trọng cầnthiết điều tra để xác định xem một người đã, đang hay sẽ có khả năng viphạm luật chứng khoán Liên bang, những luật hoặc quy tắc được thống nhấtcủa tổ chức mà người này là thành viên như công ty kiểm toán, văn phòngchứng thực( clearing agency), ủy ban làm luật chứng khoán địa phương( municipal securities rulemaking board) SEC có quyền yêu cầu người nàycung cấp bằng văn bản các tài liệu liên quan, từ đó SEC dựa vào hoàn cảnhthực tế liên quan đến vấn đề để điều tra Tùy vào từng trường hợp, SEC sẽcông bố những tài liệu về vấn đề sai phạm một cách thận trọng.

Bên cạnh quyền đưa ra các nguyên tắc, luật lệ và điều tra những vụviệc bị nghi vấn, SEC cũng có quyền phán quyết và đưa ra các hình thứcxử phạt kiểm toán viên hay bất kỳ bên nào vi pham các luật về chứngkhoán đã ban hành.

Theo SEC.802 ( Sarbanes oxley) quy định kiểm toán viên phải lưu giữcác tài liệu như biên bản làm việc, các bản ghi nhớ, thư từ được gửi nhậntrong thời gian kiểm toán, được dung như là cơ sở đưa ra ý kiến của kiểmtoán viên cùng với ý kiến chính thức, phân tich báo cáo tài chính của kiểm

Trang 24

toán viên trong vòng ít nhất 5 năm kể từ khi kết thúc năm tài chính được kiểmtoán Quy định này của SEC nhằm mục đích kiểm sóat và nâng cao chấtlượng cũng như để hoàn thiện các chuẩn mực về việc kiểm toán các công tyniêm yết qua từng năm đồng thời cũng quy định nghĩa vụ pháp lý của kiểmtoán viên Những người vi phạm, cố ý không lưu giữ hồ sơ kiểm toán trong 5năm có thể bị phạt tù dưới 10 năm Cũng tại điều này quy định những ngườicố ý thay đổi, phá hủy , cắt bớt, che đậy, làm giả hoặc ghi nhận sai bút toán,tài liệu với ý định cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến điều tra của cơ quan cóthẩm quyền có thể bị phạt dưới 20 năm tù giam.

Điều 2e của bộ điều lệ thực hành của SEC nói rằng: “ ủy ban có thể từchối, tạm thời hoặc vĩnh viễn, đặc quyền xuất hiện hoặc thực hành dưới mọihình thức đối với bất kỳ ai mà bị ủy ban kết luận là : (1) không đủ phẩm chấtcần thiết để đại diện cho người khác, hoặc (2) không thích hợp hoặc thiếuliêm chính hoặc đã dính líu vào một hành vi nghề nghiệp mất đạo đức hoặckhông đúng đắn.

SEC đã tạm thời đình chỉ một số cá nhân kiểm toán viên thực hiện kiểmtoán ở một số công ty khách hàng thuộc SEC trong những năm gần đây Đồngthời nghiêm cấm một số công ty kiểm toán nhận khách hàng mới thuộc SECtrong một thời hạn đôi lúc, SEC đã yêu cầu một sự kiểm tra lại các thông lệcủa công ty kiển toán chính do một công ty kiểm toán khác thực hiện trongmột số trường hợp, cá nhân các kiểm toán viên và công ty của họ được yêucầu tham gia vào các chương trình đào tạo tiếp tục và thực hiện những thayđổi trong cách thực hành của họ.

Ngoài những hình thức xử phạt như trên điều 78r SA1934 quy định:người liên quan tới việc làm cho báo cáo tài chính tồn tại những sai phạmtrọng yếu dẫn tới những quyết định sai lầm, trong hoàn cảnh cụ thể, sẽ phải cónghĩa vụ với người bị thiệt hại trừ khi người bị kiện chứng minh được anh tatrung thực về bản chất hoặc không liên quan đến những sai phạm trọng yếu

Trang 25

này, nếu không người này sẽ bị kiện ra toà án dân sự, chịu mọi chi phí hầutòa, chi phí bồi thường cho bên bị thiệt hại và chi phí thuê luật sư.

Đồng thời theo SEC.308 SEC có quyền phán xét một bên phải bồithường cho bên còn lại thì cũng có quyền đưa ra phán xử dân sự tương ứng.

Thẩm quyền của SEC còn được mở rộng trong việc quy định chế tàiliên quan đến quá trình phân xử tranh cãi liên quan đến trách nhiệm pháp lýcủa kiểm toán viên đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Theođiều 78u SE1934: nếu người có liên quan tới những vi phạm được điều tra từchối không tuân theo giấy triệu tập của SEC, ủy ban này có thể yêu cầu sựhỗ trợ của các tòa án liên bang Mỹ để triệu tập nhân chứng và thu thập cáctài liệu có liên quan (sổ sách, thư từ bản ghi nhớ và các tài liệu khác) Khi bịtriệu tập đến mà người vi phạm không đưa ra được lí do hợp lý cho sự vắngmặt trước đó của mình sẽ phải chịu phạt dưới $1000 hoặc ngồi tù dưới 1năm hoặc cả hai.

Cũng dựa vào cáo luật chứng khoán đã nêu, các tòa án liên bang hoàntoàn có thẩm quyền xử các vụ kiện được đưa ra bởi nhà đầu tư đối với công tykiểm toán Căn cứ chủ yếu trong các phán quyết của họ là điều 10b-5 SE1934như sau: “ sẽ là bất hợp pháp đối với bất kì ai trực tiếp hoặc gián tiếp, thôngqua việc sử dụng bất kỳ phương tiện kinh doanh giữa các bang, hoặc sử dụngđường bưu điện hoặc bất kỳ tiện nghi nào của bất kỳ trung tâm giao dịchchứng khoán quốc gia, (a) thực hiện bất kỳ phương sách, hoặc mưu mẹo nàođể gian lận, (b)lập bất kì một báo cáo giả nào về một sự kiện trọng yếu hoặcbỏ sót không báo cáo một sự kiện trọng yếu cần thiết nào lập các báo cáo đãlập, (c) hoặc tham gia vào bất kỳ hành vi, thông lệ, hoặc tiến trình kinh doanhnào đã hoặc sẽ gây ra sự gian lận hoặc lừa gạt bất kì ai có quan hệ với việcmua hoặc bán chứng khoán.”

Các phiên toà liên bang lưu động thường bất đồng về loại chuẩn mựchành động nhằm chống lại một công ty kiểm toán đang quản lý một kiểm toán

Trang 26

viên có trách nhiệm theo điều 10b-5 Một số phiên tòa cho rằng một mình sựbất cẩn đủ cấu thành sự gian lwnj cho người đầu tư Một số khác lại cho rằngcần một điều gì cao hơn sự bất cẩn vẫn còn những phiên toà khác đã nói lamục đích thực sự là hành vi gian lận đã được quy định trong điều luật trên.

Như vậy trong việc giải quyết mối quan hệ tranh cãi về trách nhiệm pháplý của công ty kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết và cổ đông trên thịtrường chứng khoán ngoài các tòa án liên bang, SEC cũng có vai trò phán xửvà đưa ra các hình thức xử phạt đối với các bên liên quan.

2.2 Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểmtoán ở Anh.

Anh là một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển sớm và cũng làmột nước có thị trường chứng khoán rất phát triển Chính vì vậy, những quyđịnh đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã được ban hành rấtđầy đủ và chặt chẽ Tuy nhiên, những quy định đối với kiểm toán viên và côngty kiểm toán về trách nhiệm pháp lý (đặc biệt là đối với bên thứ ba hay cổ đông)chưa thực sự nhiều và chặt chẽ Để có thể hiểu rõ hơn những quy định của Anhvề trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với cổ đông trên thịtrường chứng khoán, ta hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu những đặc điểm cơ bảncủa Luật và quy định của Anh với công ty niêm yết và công ty kiểm toán của họ.Tiếp đó, những thay đổi về quy định pháp lý đối với kiểm toán viên sẽ đượctrình bày và cuối cùng là nhận xét về những thay đổi gần đây :

2.2.1 Những vấn đề cơ bản về môi trường pháp luật:

- Luật Công ty (Company law):

Luật công ty đựoc thông qua bởi Nghị viện Anh và đựoc áp dụng vớimọi công ty Anh không giới hạn quy mô hay trạng thái niêm yết Là mộtthành viên của EU, chính phủ Anh cũng bị yêu cầu phải chấp nhận bổ sungnhững quy định của EU vào trong luật của mình Việc này thường đựoc thựchiện bằng cách điều chỉnh luật hiện có hoặc bằng những quy định chi tiết.

Trang 27

- Quy tắc cho những công ty niêm yết:

Đựơc quy định trong Luật Công ty và bởi những quy định có liên quantrong Luật Niêm yết chứng khoán (Listing Rules) được thiết lập bởi uỷ banchứng khoán Anh (Financial Services Authority- FSA) Luật Niêm yết chứngkhoán cũng buộc phải tuân thủ việc thay đổi cho tương xứng với những điềuước của EU.

- Cấu trúc thị trường Anh: Xấp xỉ 20% cổ phần được nắm giữ bởi cánhận và 80% bởi các tổ chức Xấp xỉ 1350 công ty nội địa Anh và 350 công tynứoc ngoài được niêm yết trên thị trường đầy đủ và 1400 công ty khác niêmyết trên thị trường tự do (AIM)

- Quản lý và chịu trách nhiệm: Theo luật Công ty Anh, nhà đầu tư có thểchỉ định và cách chức giám đốc bằng cách bỏ phiếu Điều này cho phépnhững tổ chức có thể kiểm soát được giám đốc của họ Cũng theo luật Côngty, giám đốc phải duy trì một hệ thống báo cáo kế toán phù hợp và kiểm toánviên tập đoàn (corporate auditor) có trách nhiêm báo cáo cho cổ đông Hộiđồng kiểm toán tập đoàn có trách nhiệm với việc giám sát công việc của kiểmtoán viên ngoài công ty Tất cả mọi công ty niêm yết phải gửi một bản báocáo tài chính hang năm tới uỷ ban chứng khoán Anh

- Mục đích của báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính ở Anh dựa trên môhình tách rời giữa quyền quản lý và quyền sở hữu (stewardship model) tức làtrách nhiệm của giám đốc đối với cổ đông trong việc điều hành công ty, duytrì hệ thống báo cáo phù hợp, và bảo đảm tài sản của công ty Điều này liênquan chặt chẽ tới quyền cách chức giám đốc của cổ đông.

2.2.2 Một số điểm cần lưu ý về quy định về trách nhiệm pháp lý củakiểm toán viên trước năm 2000.

Kiểm toán viên có nghĩa vụ pháp lý đối với cổ đông nhưng chỉ giớihạn tới nhóm các cổ đông chứ không áp dụng với cổ đông riêng lẻ (vụCaparo 1990)

Trang 28

* Vụ Caparo (Caparo Industries và Dickman và những tổ chức khác- 1990)

Vụ kiện này nảy sinh từ việc công ty Caparo, một cổ đông hiện thời củaFidelity, đã mua toàn bộ cổ phần của Fidelity và sau đó phát hiện ra một số tàikhoản đã bị làm sai lệch Họ kiện kiểm toán viên với tư cách là một cổ đônghiện thời của công ty nhưng toà án đã từ chối vì trách nhiệm của kiểm toánviên là với một nhóm cổ đông chứ không phải với một cổ đông riêng lẻ Vớivụ Caparo, đây đã trở thành một tiền lệ để áp dụng Luật tiền lệ đối với cáctrường hợp tương tự.

- Không có trách nhiệm pháp lý nào đối với bên thứ ba sử dụng báo cáotài chính Cũng trong vụ Caparo, kiểm toán viên không có trách nhiệm pháplý nào đối bên thứ ba trừ khi kiểm toán viên biết rõ hoặc đựơc cho là biết rõrằng một bên thứ ba hoặc một cổ đông riêng lẻ sẽ dựa trên báo cáo của họ chomục đích đầu tư.

- Khi cổ phiếu xuống giá, không có vụ kiện tập thể (class action) nào cóthể được tiến hành đối với kiểm toán viên mà chỉ có thể thực hiện với giámđốc công ty niêm yết Việc theo đuổi một vụ kiện đối với một công ty kiểmtoán rất đắt đỏ và tốn thời gian, đặc biệt là khi những công ty này phần lớnđều có bộ phận pháp lý ngay trong công ty và một nguồn lực tài chính dồidào Với những bên thứ ba không phải là một tổ chức mà chỉ là cá nhân, việctheo đuổi vụ kiện là gần như không thể Cộng thêm vào đó là việc Anh khôngcho phép một vụ kiện tập thể (class action) đồng nghĩa với việc dù có nhiềucá nhân chịu thiệt hại, họ cũng không thể kiện kiểm toán viên trong cùng mộtvụ kiện được Và cuối cùng, nếu cá nhân bên thứ ba thua kiện thì chờ đợi họlà khoản tiền khổng lồ mà họ phải trả cho công ty kiểm toán vì những phí tổnkhi kiện.

- Những vụ kiện vì bất cẩn gây ra thiệt hại cho công ty, phần lớn tiềnđền bù được thu lại từ những người chịu trách nhiệm thanh toán cho công typhá sản.

Trang 29

- Bên thua kiện trong vụ kiện giữa công ty và kiểm toán viên phải trả chiphí kiện cho bên thắng kiện

Luật Công ty 1989 cho phép việc cổ phần hoá các công ty kiểm toán chỉ có KPMG thực hiện điều này một cách hạn chế.

Việc tái cơ cấu của các công ty kiểm toán từ bỏ mô hình trách nhiệm vôhạn (Joint and several) bị từ chối của Uỷ ban Pháp luật (Law Commission)vào năm 1996 nhưng khả năng về việc cho phép trách nhiệm được phân chiatheo tỷ lệ trong hợp đồng đã được đưa ra

2.2.3 Tình hình hiện tại của những quy định tại Anh:

1/Vào năm 2000, các công ty kiểm toán đã có thể hoạt động theo môhình công ty góp vốn trách nhiệm hữu hạn (Limited Liabilities Partner)

* Mô hình này đã tháo bỏ một phần khá lớn trách nhiệm của kiểm toánviên Không giống như công ty trách nhiệm hữu hạn, LLP duy trì tính chấtcủa những chủ phần hùn và được quy định hoạt động theo thoả thuận giữanhững chủ phần hùn Bất kỳ bên thứ ba nào muốn kiện vì một sự vi phạm hợpđồng thì cần phải kiện cả LLP chứ không thể kiện cá nhân chủ phần hùn Cánhân chủ phần hùn được bảo vệ khỏi những vụ kiện mang tính chất hợp đồngcá nhân Tuy nhiên, tính chất trách nhiệm vô hạn không thể hiện ở LLP Chủphần hùn này không phải trả chi phí hay chịu trách nhiệm vì sự bất cẩn, viphạm trong cuộc kiểm toán của chủ phần hùn khác.

2/ Luật Công ty 2006: đây là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất đềcập đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở Anh.

Dưới đây là một số điều khoản có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ pháplý của kiểm toán viên:

Luật Công ty 2006 của Anh (2006 Company Act) (điều 532 đến điều 537)Phần 16, chương 6 (part 16, chapter 6) : Trách nhiệm pháp lý của kiểmtoán viên:

Điều 532: Tính bất hiệu lực của những điều khoản bảo vệ kiểm toán viên

Trang 30

khỏi trách nhiệm pháp lý:

(1)Điều này áp dụng cho bất kỳ điều khoản nào:

a/ miễn trừ trách kiểm toán viên (ở bất kỳ mức độ nào) khỏi trách nhiệmmà đáng lẽ phải gắn với anh ta vì có liên quan đến sự bất cẩn, không hoànthành nghĩa vụ hoặc vi phạm sự tin tưỏng liên quan đến công ty, xảy ra trongthời gian kiểm toán hoặc

b/ dựa trên điều này mà công ty trực tiếp hay gián tiếp đền bù (ở bấtkỳ mức độ nào) cho kiểm toán viên hoặc công ty liên quan, đi ngược vớinhững trách nhiệm pháp lý gắn với anh ta vì bất cẩn, không hoàn thànhnghĩa vụ hoặc vi phạm sự tin tưởng liên quan đến công ty, xảy ra trong thờigian kiểm toán.

(2) Bất kỳ điều khoản nào mất hiệu lực nhưng sẽ lấy lại hiệu lực nếuđược cho phép trong những điều sau:

Điều 533 (đền bù phí tổn sau khi bảo vệ thành công trong vụ kiện)Điều 534 đến 536 (bản hợp đông giới hạn nghĩa vụ)

(3).Điều này áp dụng cho tất cả các điều khoản, quy định dù có chứađựng hay chống lại điều lệ công ty hay thoả thuận với công ty khác.

(4).Trong điều khoản này, những công ty liên quan nếu một công ty làcông ty con của công ty còn lại hoặc hai công ty đều là công ty con của cùngmột công ty mẹ.

Điều 533: Đền bù phí tổn sau khi bảo vệ thành công trong vụ kiện:

Điều 532 không thể ngăn cản một công ty phải trả những phí tổn chokiểm toán viên đi ngược lại những nghĩa vụ phải gánh chịu bới anh ta.

a/ Trong trường hợp toà tuyên kiểm toán viên thắng kiện hoặc trắng án(cả án dân sự và án hình sự)

b/ Liên quan đến những điều khoản áp dụng bởi điều 1157 (quyền củatoà án giảm nhẹ tội trong trường hợp khai báo thành khẩn và có lơi cho điềutra) trong đó, kiểm toán viên được toà án giảm nhẹ hình phạt.

Trang 31

Điều 534: Thoả thuận giới hạn trách nhiệm pháp lý:

1/ Một thoả thuận giới hạn trách nhiệm là một thoả thuận trong đó đề cậpđến khoản giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên đối với công ty liên quanđến những bất cẩn, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm niềm tin xảy ratrong thơì gian kiểm toán công ty.

2/ Điều 532 (Tính bất hiệu lực của những điều khoản bảo vệ kiểm toánviên khỏi trách nhiệm pháp lý) không có tác dụng đối với tính hiệu lực củathoả thuận giới hạn trách nhiệm mà:

a/ Chiểu theo điều 535 (những quy định đối với thoả thuận giới hạn tráchnhiệm pháp lý) and bất kỳ quy định nào tuân theo điều trên.

b/ đựơc uỷ quyền bởi thành viên của công ty (xem điều 536)3/ Thoả thuận này:

a/ Có hiệu lực theo quy định tại điều 537 và b/ không bị quy định

i/ tại Anh (England) và Wales hoặc Bắc Ailen (Northern Ireland) ở điều2(2) hoặc 3(2)(a) của Luật Thoả thuận không hợp lệ 1977 (Unfair ContractTerms Act 1977)

ii/ tại Scotlen (Scotland) ở điều 16(1)(b) hoặc 17(1)(a) cùng luật trên.Điều 535: Những điều khoản của thoả thuận giới hạn trách nhiệm:1.Một thoả thuận giới hạn trách nhiệm pháp lý:

a/ Không được áp dụng nếu liên quan đến những vi phạm hay thiếu sótxuất hiện trong thời gian kiểm toán hơn 1 năm tài chính và

b/ phải chỉ rõ năm tài chính nào mà nó áp dụng.2 Bộ trưởng (The Secretary of State)

a/ Yêu cầu thoả thuận giới hạn trách nhiệm phải chứa một số điều khoảnhoặc quy định của một văn bản được chỉ ra.

b/ Cấm bản hợp đông giới hạn trách nhiệm chứa một số điều khoản hoặcquy định của một văn bản được chỉ ra.

Trang 32

“Chỉ ra ở đây được hiểu ra đã được nêu ra trong những quy định”

3/ Một cách cơ bản không tổn hại tớí thẩm quyền được trao bởi điều535.2,nhưng sử dụng quyền này phải chú ý tới ngăn cản những tác dụng tiêucực đến cạnh tranh.

4/ Do ảnh hưởng của những điều trên, việc một thoả thuận giới hạn tráchnhiệm pháp lý được thiết lập như thế nào là không trọng yếu:

Cụ thể: giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên không cần thiết là mộtkhoản tiền cũng như một công thức được chỉ ra trong thoả thuận.

5/ Những quy định theo điều khoản này tuân theo “ quy trình quyết địnhbãi bỏ” (negative resolution procedure)

* Điều 1289: Quy trình quyết định bãi bỏ (negative resolutionprocedure):

Khi một quy định hoặc mệnh lệnh theo Luật này phải tuân theo “ quytrình quyết định bãi bỏ” (negative resolution procedure), văn bản luật có chứaquy định hay mệnh lệnh đó khi huỷ bỏ phải thông qua Nghị quyết của mộttrong hai Nghị viện (House of Parliament)

Điều 536: Sự chấp nhận uỷ quyền của các thành viên trong công ty vớithoả thuận :

1/ Một thoả thuận giới hạn trách nhiệm được uỷ quyền bởi những thànhviên trong công ty nếu như nó đã được uỷ quyền theo đúng như quy địnhtrong khoản này và sự uỷ quyền đó không bị bãi bỏ.

2/ Một thoả thuận giới hạn trách nhiệm giữa một công ty tư nhân vàkiểm toán của nó sẽ được uỷ quyền:

a/ Bới công ty thông qua quyết định, trước khi quyết định này được đưavào thoả thuận, không cần thiết phải có sự đồng ý chính thức.

b/ Bởi công ty thông qua quyết định, truớc khi quyết định này được đưavào thoả thuận, đồng ý với những điều khoản chính hoặc

c/ Bởi công ty thông qua quyết định, sau khi quyết định này đựoc đưa

Trang 33

vào thoả thuận, đồng ý với thoả thuận này.

3/ Thoả thuận giới hạn trách nhiệm giữa một công ty cổ phần và kiểmtoán của nó sẽ đựoc uỷ quyền:

a/ Bởi công ty thông qua quyết định ở hội nghị thành viên, trước khiquyết định này được đưa vào thoả thuận, đồng ý với những điều khoản chínhcủa thoả thuận, hoặc

b/ Bởi công ty thông qua quyết định ở hội nghị thành viên, sau khi quyếtđịnh này đựoc đưa vào thoả thuận, đồng ý với thoả thuận này.

4/ Những điều khoản chính của thoả thuận là những điều khoản chỉ rahay liên quan đến sự định đoạt về:

a/ Loại (những loại) sai phạm hay bỏ sót

b/ Năm tài chính mà thoả thuận này liên quan đến hoặcc/ Giới hạn mà trách nhiệm của kiểm toán viên tuân theo

5/ Sự uỷ quyền theo điều khoản này có thể bị bãi bỏ bởi công ty thôngqua một quyết định thông thường mà mà có ảnh hưởng:

a/ ở bất kỳ thời điểm nào trước khi công ty thông qua thoả thuận

b/ nếu công ty đã thông qua thoả thuận, trước thời điểm bắt đầu năm tàichính đựoc chỉ ra trong bản thoả thuận

Đoạn b có hiệu lực trên tất cả các điều khoản trong thoả thuận giới hạntrách nhiệm

Điều 537: Hiệu lực của thoả thuận giới hạn trách nhiệm:

1/ Một bản thoả thuận giới hạn trách nhiệm không có hiệu lực giới hạntrách nhiệm của kiểm toán viên nếu giới hạn này nhỏ hơn một khoản đựoc coilà hợp lý và công bằng trong điều kiên của trường hợp liên quan đến:

a/ Trách nhiệm của kiểm toán viên trong phần 16 này

b/ Bản chất và trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng đối với công ty vàc/ Chuẩn mực nghề nghiệp được mong đợi ở anh ta

2/ Một bản thoả thuận giới hạn trách nhiệm nêu lên giới hạn trách nhiệm

Trang 34

nêu lên giới hạn của trách nhiệm kiểm toán viên nhỏ hơn một khoản đã đượcđề cập ở mục 1, sẽ có hiệu lực nếu coi như hợp đồng này giới hạn trách nhiệmđến đúng mức đựoc coi là hợp lý và công bằng.

3/ Để quyết định thế nào là công bằng và hợp lý trong điều kiện của cáctrong hợp có liên quan, không đựoc cho vào các khoản:

a/ Những khoản nảy sinh sau khi những khoản thiệt hại đã được đền bù.b/ Những khoản (bất cứ khi nào nảy sinh) ảnh hưởng đến việc thu hồiđền bù từ những người có trách nhiệm liên quan đến cùng thiệt hại.

* Một số nhận xét về luật Công ty năm 2006:

- Theo đạo luật trên, kiểm toán viên ở Anh đựoc cho phép thoả thuận vớicông ty khách hang để giới hạn trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ việc đã bấtcẩn, không hoàn thành nhiệm vụ xảy ra trong thời gian kiểm toán Hội đồngbáo cáo tài chính (The Financial Reporting Council) đã đưa ra một số hướngdẫn cho việc thiết lập một số thành tố chính có thể áp dụng cho bản thoảthuận giới hạn trách nhiệm Dựa theo đó, phần lớn các thoả thuận sẽ theo mộttrong ba phương pháp:

+ Một giới hạn xác định: có thể là một khoản tiền nhất định hay mộtcông thức tính (ví dụ như theo tỷ lệ đối với phí kiểm toán)

+ Một tỷ lệ chia sẻ rủi ro đối với kiểm toán viên, dựa trên trách nhiệmcủa họ

+ Một sự kết hợp giữa hai phương pháp trên

-Mặc dù kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể được giảm tráchnhiệm nhiều từ bản thoả thuận này, thế nhưng trong luật vẫn đưa ra hai điềukiện tối quan trọng, có thể đảm bảo tương đối quyền lợi của cổ đông:

+ Một bản thoả thuận không thể giới hạn trách nhiệm pháp lý của kiểmtoán viên xuống dưới một mức được coi là công bằng và hợp lý

+ Bản thoả thuận này phải được thông qua bới cổ đông (thành viên củacông ty)

Trang 35

- Tuy nhiên, việc định đoạt thế nào là “công bằng” và “hợp lý” vẫnkhông thể xác định rõ rang trong Luật Ngoài hai điều kiện trên, mỗi bản thoảthuận chỉ có thể có tác dụng với từng năm tài chính xác định đã đựoc nêu lêntrong thoả thuận Với các nhóm công ty (công ty mẹ - con …) thì phải đượcsự đồng ý của toàn bộ các công ty trong nhóm Và cần phải quan tâm đặc biệtđến liệu công ty có phải tuân theo các loại luật khác mà có quy định cấm thoảthuận giới hạn trách nhiệm pháp lý, và bản thoả thuận này phải đựoc soạnthảo sao cho những bên có đủ tư cách đều đống ý với thoả thuận

- Trong trường hợp không có thoả thuận giới hạn trách nhiệm pháp lýnào, những điều khoản hiện hành trong luật Công ty sẽ đựoc áp dụng - nếumột công ty có thể chứng minh sự bất cẩn của kiểm toán viên, nó có thể thuhồi toàn bộ số thiệt hại của nó từ kiểm toán viên Mặc dù kiểm toán viên cóthể tìm kiếm các khoản đóng góp từ những bên khác, nhưng điều đó thườngkhông phải một cách giải quyết lý tưởng do họ có thể không còn khả năngthanh khoản.

- Luật cũng đồng thời quy định công ty đựoc kiểm toán không đựocthông đồng để đền bù hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.Thêm vào đó, mặc dù các công ty có thể tiếp tục đền bù cho kiểm toán viêncủa họ bằng chi phí nhờ việc thắng kiên, các công ty này cũng không thể thaymặt cho kiểm toán viên mua bảo hiểm.

- Cuối cùng, Luật cùng có một số thay đổi ít quan trọng khác:+Yêu cầu kiểm toán viên tập đoàn ký vào bản báo cáo tài chính

+ Đã hình thành một loại cáo trạng về việc một các nhân hay một côngty thêm vào những dữ liệu đã bị chỉnh sửa hoặc cố ý bỏ sót những báo cáoquan trọng trong cuộc kiểm toán

+ Cho phép cổ đông của công ty cổ phần quyền được hỏi về công việccủa kiểm toán viên.

+ Khi một kiểm toán viên thôi làm việc với một công ty niêm yết, anh ta

Ngày đăng: 14/11/2012, 13:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w