* Bầu cử Kansayaku:
Các thành viên Kansayaku được bầu ra tại đại hội cổ đông với số đại biểu có mặt không thấp hơn 1/3 tổng số (giống như bầu ban giám đốc). Luật Doanh Nghiệp đưa ra căn cứ về sự không đủ tư cách, phế chuất kansayaku và thành viên ban giám đốc, như không cho phép một kiểm toán viên kiêm nhiệm vị trí giám đốc, nhân viên của công ty hoặc công ty con của nó.
Kansayaku có quyền bày tỏ quan điểm của mình tại đại hội cổ đông về vấn đề bầu cử các kansayaku khác. Kansayku từ chức được phép dự cuộc họp đại hội cổ đông lần đầu tiên sau khi từ chức và bày tỏ quan điểm của họ.
Kansayku-kai cũng có quyền đưa ra sự chấp thuận hay quyền đưa ra các đề nghị đối với sự đề cử của ban giám đốc cho vị trí kansayku mà sự đề cử này sẽ được đệ trình lên đại hội cổ đông cho việc bầu cử.
Mỗi kansayaku có nhiệm kỳ 4 năm, thay vì 2 năm đối với thành viên ban giám đốc. Nhiệm kỳ này không thể được qui định ngắn hơn bởi điều lệ công ty. Về thù lao sẽ được qui định một cách riêng rẽ với thù lao của thành viên ban giám đốc bởi qui chế của công ty hoặc được giải quyết ở đại hội cổ đông.
Như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công (doanh nghiệp nhà nước) phải có tối thiểu ba thành viên kansayaku. Cũng theo đó, có ít nhất một nửa số thành viên phải là kansayaku bên ngoài, nghĩa là họ không được là giám đốc, nhân viên của công ty hoặc chi nhánh của công ty. Một ban kiểm toán tập đoàn (kansayku-kai) phải được thiết lập và trong ban phải cử ra ít nhạt một kansayku làm việc cả ngày (full-time).
* Bổn phận của Kansayaku:
Mối quan hệ về luật pháp giữa kansayaku và công ty là quan hệ giao phó (inin). Do đó, kansayku có bổn phận theo dõi, giám sát hoạt động của công ty. Theo luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ pháp lý của kansayaku là kiểm toán các hoạt động của ban giám đốc, kể cả kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính.
Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán các báo cáo tài chính, nhưng không giống như một cuộc kiểm toán yêu cầu bởi Luật Chứng khoán, nó phải được tiến hành trước Đại hội cổ đông thường niên. Báo cáo kiểm toán bao gồm kết quả của cả các cuộc kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, nó phải đi kèm với thông cáo Đại hội cổ đông thường niên và được gửi cho các cổ đông hai tuần trước khi Đại hội diễn ra. Về việc báo cáo của công ty theo Luật Chứng khoán, phải chuẩn bị các báo cáo tài chính cuối niên độ theo cả Luật chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, chúng cũng là đối tượng được kiểm toán bởi kansayku, kết quả kiểm toán được báo cáo vào Đại hội thường niên.
Tóm lại, Kansayku được giao cho các quyền hạn khác nhau và quyền hợp pháp để thực hiện bổn phận của họ.
* Thẩm quyền điều tra của Kansayaku:
Kansayaku có quyền yêu cầu giám đốc hoặc nhân viên cung cấp báo cáo về các hoạt động của công ty cũng như quyền giám sát hoạt động và tài sản của đơn vị bất cứ khi nào.
Nếu giám đốc nhận thấy khả năng công ty có tổn thất đáng kể họ phải báo cáo cho Kansayaku-kai biết, ngay cả khi không được Kansayaku yêu cầu.
Kansayaku cũng có quyền hợp pháp yêu cầu báo cáo hoặc giám sát hoạt động, tài sản tại bất cứ công ty con, chi nhánh nào của đơn vị. Và đơn vị chịu các chi phí kiểm toán này (bao gồm cả thẩm tra).
* Chức năng ngăn chặn hành vi phi pháp của giám đốc.
Tất cả thành viên kansayaku phải tham dự tất cả các buổi họp của ban giám đốc, và mỗi kiểm toán viên được phép bày tỏ quan điểm của mình nếu thấy cần thiết để ngăn chặn ban giám đốc có các quyết định phi pháp hoặc quyết định bất hợp lý ảnh hưởng đến công ty. Thậm chí ngoài các cuộc họp của ban giám đốc, nếu kansayku nhận thấy sự vi phạm hoặc khả năng vi phạm luật hay điều lệ công ty của một thành viên ban giám đốc, họ phải thông báo cho ban giám đốc. Nếu cần thiết, kansayku có thể yêu cầu một cuộc họp
ban giám đốc, hoặc kansayaku có quyền triệu tập một cuộc họp. Khi một quyết định hoặc một hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ công ty không thể bị ngăn chặn, sửa đổi, và các đề nghị, tài liệu được giám đốc đệ trình lên Đại hội cổ đông chứa đứng các sai phạm hoặc sự bất hợp lý nghiêm trọng, kansayaku phải báo cáo nhận định của họ về vấn đề này tại Đại hội cổ đông. Nếu một hành động, quyết định của giám đốc có khả năng vi phạm pháp luật hoặc điều lệ công ty, gây tổn thất đáng kể cho doanh nghiệp, kansayku có quyền yêu cầu ban giám đốc ngừng ngay việc đó lại. Cuối cùng, kansayaku thực hiện yêu cầu hủy bỏ công việc đó tại cuộc họp Đại hội cổ đông.
* Vai trò của Kansayaku khi sảy ra kiện tụng, tranh chấp giữa doanh nghiệp và thành viên ban giám đốc
Trong cuộc tranh chấp giữa công ty và giám đốc công ty, kansayaku đại diện cho công ty. Theo đó, kansayaku là người quyết định về việc công ty có kiện giám đốc hay không. Kansayaku cũng là người được yêu cầu giải trình khi một cổ đông có hành vi liên quan. Khi một cổ đông có hành vi liên quan được đưa ra trước tòa, công ty có thể tham gia vụ kiện, thay mặt cho các bị cáo chỉ khi tất cả các thành viên kansayaku chấp thuận. Thêm vào đó, một trường hợp phổ biến hơn là sự chập thuận của tất cả các kansayaku là yêu cầu cần thiết để nghĩa vụ của các thành viên ban giám đốc được xóa bỏ theo các thủ tục và giới hạn được nêu ra trong luật Doanh nghiệp.
* Kansayaku và kiểm toán tài chính:
Các công ty lớn phải chi định một kiểm toán viên công chứng hoặc một hãng kiểm toán với tư cách là kiểm toán viên độc lập. Các kiểm toán viên độc lập được bầu chọn tài cuộc họp Đại hội cổ đông, và các đề cử phải được sự chấp thuận của kansayaku-kai từ trước đó. Theo đó, một cuộc kiểm toán tài chính trong các công ty lớn được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên độc lập, và báo cáo kiểm toán này phải được đệ trình lên cả Kansayaku-kai và ban giám đốc. Kansayku kiểm tra sự hợp lý của tóm tắt quá trình và kết quả của
cuộc kiểm toán tài chính. Nếu kansayaku tin rằng có sự bất hợp lý, họ phải tuyên bố cùng với lý do trong báo cáo kiểm toán. Kansayaku sẽ tự tiến hành kiểm toán và tóm lược quá trình và kết quả kiểm toán trong báo cáo kiểm toán. Nếu kiểm toán viên độc lập phát hiện hành vi bất hợp lý hoặc vi phạm pháp luật hay điều lệ công ty có liên quan tới các hoạt động của thành viên ban giám đốc, họ phải báo cáo cho kansayaku-kai. Kansayaku cũng có quyền yêu cầu các báo cáo của kiểm toán viên độc lập nếu cần thiết. Cùng với các điều trên, trong các công ty lớn, kansayku chịu trách nhiệm giám sát, quản lý cuộc kiểm toán do các kiểm toán viên bên ngoài thực hiện, đây là một diểm giống với chức năng của ủy ban kiểm toán ở Mỹ. Báo cáo kiểm toán đi kèm với thông cáo của Đại hội cổ đông và bao gồm kết quả của cả các cuộc kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. Báo cáo kiểm toán này được chuẩn bị bởi kansayaku-kai, nhưng mỗi kansayku có quyền viết ý kiến của họ vào đó. Như đã nói ở trên, các báo cáo tài chính cuối niên độ cũng là đối tượng kiểm toán của kansayaku.
* Trách nhiệm pháp lý của Kansayaku
Theo Luật Doanh nghiệp, nếu kansayaku vi phạm nghĩa vụ của mình đối với công ty, kansayaku phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những tổn thất gây ra. Ngoài ra, nếu có sự vi phạm cam kết hay sự cẩu thả trong hoạt động kiểm toán, hoặc nếu báo cáo kiểm toán chứa đựng sai phạm, kansayaku có thể là người chịu trách nhiệm pháp lý trực tiếp cho thiệt hại gây ra cho các bên thứ ba.