3. Thực tiễn về các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán tại Việt Nam.
3.1. Những quy định hiện có.
Hiện nay các qui định pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt nam đã được ban hành tương đối đồng bộ như: Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ về ban hành Qui chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Qui chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc
lập, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004; Quyết định số 237TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về qui chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán; Thông tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/2000 về hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán; và nhiều luật văn bản pháp qui khác liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân, …
Ngoài những quy định pháp lý như trên thì Bộ Tài chính có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kiểm toán và đến nay đã ban hành được 37 chuẩn mực kiểm toán và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Các chuẩn mực kiểm toán được ban hành đã thể hiện một bước phát triển mạnh trong hoạt động kiểm toán, đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động kiểm toán độc lập, là cơ sở cho kiểm toán viên chuyên nghiệp và công ty kiểm toán kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính một cách trung thực, khoa học, khách quan. Chuẩn mực kiểm toán còn là cơ sở cho việc chỉ đạo giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở cho việc đào tạo, huấn luyện và thi tuyển kiểm toán viên.
Trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam có qui định các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính gồm:
(a) Tuân thủ pháp luật nhà nước: Kiểm toán viên phải luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán.
(b) Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, Chính trực; khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tính bí mật; tư cách nghề nghiệp; và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
(c) Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán: Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt nam chấp nhận. Các chuẩn mực này qui định các nguyên tắc và thủ tục cơ bản
hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán.
(d) Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trên, mọi hành vi không phù hợp với các nguyên tắc này đều có thể dẫn đến rủi ro kiểm toán. Trong điều kiện các chuẩn mực kiểm toán Việt nam chưa đầy đủ, thì một trong các nguyên tắc cơ bản còn qui định kiểm toán viên phải tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt nam chấp nhận. Tuy nhiên thực tế sự hiểu biết về các chuẩn mực kiểm toán quốc tế còn hạn chế và việc áp dụng các chuẩn mực này không thống nhất giữa các công ty kiểm toán.
Đồng thời với việc phải tuân thủ theo các khuôn khổ pháp luật của bản thân hoạt động kiểm toán, trong quá trình kiểm toán, để đưa ra ý kiến kiểm toán, các kiểm toán cần phải dựa vào các qui định pháp lý khác liên quan đến đối tượng kiểm toán. Nếu các chuẩn mực kiểm toán yêu cầu các kiểm toán viên phải thực hiện các công việc kiểm toán đầy đủ theo các nội dung mang tính mực thước thì các qui định pháp lý liên quan đến đối tượng kiểm toán là các cơ sở để các kiểm toán viên so sánh, đánh giá các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về đối tượng kiểm toán. Để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải xem xét và khảng định rằng các Báo cáo tài chính có được lập theo các nguyên tắc kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan hay không? Chẳng hạn, kiểm toán viên phải xem xét khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp,... . Để đánh giá được tính liên tục hoạt động, kiểm toán viên cần phải quan tâm đến các yếu tố dẫn đến phá sản hay giải thể doanh
nghiệp hoặc các yếu tố khác có thể dẫn đến khả năng tiếp tục hoạt động trong thời gian nhất định. Muốn vậy, kiểm toán viên phải dựa vào luật công ty, luật lao động, hay các qui định pháp lý liên quan khác. Hoặc khi kiểm toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ cần phải dựa vào các qui định của nhà nước về quản lý doanh thu và chi phí để xác định đầy đủ và hợp lý các khoản thu nhập và chi phí làm cơ sở để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận để lại đơn vị.
Trách nhiệm của kiểm toán viên được quy định cụ thể tại điều 17 nghị định 105/2004/ NĐ- CP: Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề:
1. Chấp hành các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2 . Trong quá trình thực hiện dịch vụ, kiểm toán viên không được can thiệp vào công việc của đơn vị đang được kiểm toán.
3. Ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình.
4. Kiểm toán viên hành nghề vi phạm Điều 15, 17, 18, 19 của Nghị đinh này, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị tạm đình chỉ, cấm vĩnh viễn đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ có một số Nghị định, thông tư có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán và luật chứng khoán liên quan đến hoạt động của kiểm toán độc lập. Trong đó đáng chú ý nhất là nghị định 105/2004/NĐ- CP, nghi định 133/2005/ NĐ- CP, quyết định số 89/2007/QĐ-BTC và thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/6/2004. Tuy nhiên những quy định trên đang còn khá chung chung, chưa mang tính áp dụng.
Ta phân tích Điều B.6 của thông tư 64/2004/TT- TC nói về trách nhiệm của DN kiểm toán làm ví dụ, theo điều B.6 trên thì công ty kiểm toán chịu
trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng, theo hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp.
Các điều kiện đối với người sử dụng kết quả kiểm toán:
1. Có lợi ích liên quan trực tiếp tới kết quả dịch vụ kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán
2. Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính, cở sỏ lập báo cáo tài chính, v.v.
3. Đã sử dụng thận trọng thông tin trên các báo cáo tài chính. Mức bồi thường: là tối đa 10 lần mức phí kiểm toán của năm bị phạt.
Một số phân tích:
- Kiểm toán có phải chịu trách nhiệm một phần với người sủ dụng kết quả kiểm toán
- Với các điều kiện nêu trên, thì (a) một cổ đông tương lai chắc chắn không được bồi thường (b) một ngân hàng sẽ cho DN vay chắc chắn không được bồi thường, (c) tóm lại các bên mà tại thời điểm ký báo cáo kiểm toán không có quan hệ trực tiếp với DN sẽ không được bồi thường, nếu các bên ấy cứ dựa vào báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, cho dù các bên ấy có quan hệ trực tiếp hơn nữa thì các bên liên quan ấy cũng khó chứng minh được rằng (i) các bên liên quan có hiểu biết một cách hợp lý về tài chính kế toán, kiểm toán, (ii) các bên liên quan đã thận trọng
- Hơn nữa, mức bồi thường cũng chỉ giới hạn ở mức 10 lần phí kiểm toán- đâu có nhiều.
Nhận xét:
- Đưa ra hạn chế về mức bồi thường là một điều không hợp lý
- Đưa ra việc chịu trách nhiệm một phần cũng là điều vô lý- thế nào là một phần- phần ấy to hay nhỏ?