Thực trạng việc áp dụng các quy định trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt nam (Trang 49 - 61)

3. Thực tiễn về các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán tại Việt Nam.

3.2. Thực trạng việc áp dụng các quy định trên.

Để nói về vấn đề rất nhạy cảm và nóng bỏng này chúng ta cùng nghiên cứu một tình huống dễ xảy ra trong thực tế:

Khi Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần được công bố. Tức đã có sự xem xét và ký duyệt của Kiểm toán viên và Giám đốc công ty Kiểm toán. Vậy nếu có sự kiện tụng nào liên quan đến báo cáo đó, thì người chịu trách nhiệm pháp lý là ai? Kiểm toán viên chính? Chủ nhiệm? Hay giám đốc? Giả sử người sử dụng báo cáo không ký hợp đồng với công ty Kiểm toán về việc được sử dụng báo cáo Kiểm toán đó, thì có được phép kiện công ty Kiểm toán đó không?

Vì báo cáo đó, có ảnh hưởng đến việc thiệt hại tài chính của người sử dụng.... Cụ thể hơn, là các Cổ đông. Họ tin vào báo cáo đó, nên đã đầu tư cho Khách hàng của công ty Kiểm toán một số tiền rất lớn, nhưng công ty bị phá sản, và các cổ đông bị mất hết vốn đàu tư.

Cổ đông của Doanh nghiệp được kiểm toán kiện công ty kiểm toán, lúc này công ty Kiểm toán lại bảo rằng... Họ sẽ không chịu trách nhiệm gì với cổ đông hết, vì giữa công ty Kiểm toán và Cổ đông không có văn bản hợp đồng nào.

Trong khi Báo cáo này... rõ ràng là do sai sót của công ty Kiểm toán.

Từ tình huống nói trên chúng ta có một só câu hỏi đặt ra như sau: 1/ Cổ đông có quyền được khởi kiện không?

2/ Ai là người đứng ra phán xét? Ai là người bảo vệ quyền lợi cho cổ đông? 3/ Công ty kiểm toán có quyền bào chữa như thế nào? Có những cơ chế nào bảo vệ rủi ro cho công ty kiểm toán?

4/ Những hình thức phán xét nào sẽ được áp dụng? Việc thực hiện phán xét đó có nghiêm không?

Trong thời gian gần đây, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hoá hoạt động thương mại ngày càng phát triển. Sự phát triển đó kéo theo

sự phức tạp của công tác kế toán, kiểm toán và làm nảy sinh không ít vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập. Có thể minh chứng bằng vụ kiện điển hình của các cổ đông của tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron kiện công ty kiểm toán Arthur Andersen về tính độc lập và trung thực của kiểm toán viên.

Ở Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán, tuy nhiên cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán: như các công ty kiểm toán phối hợp chưa tốt với các cơ quan quản lý; các công ty kiểm toán nhiều khi chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo của mình với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Có thể lấy trường hợp sai phạm của Công ty Kiểm toán AASC trong kiểm toán báo cáo tài chính năm 2001 của Công ty Canfoodco làm ví dụ. Trong quá trình kiểm toán và sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán mặc dù đã có những thông tin sai phạm về hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng đã không thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thêm vào đó, kiểm toán viên đã không ngoại trừ những khoản mục có nghi vấn trong báo cáo kiểm toán sau khi đã yêu cầu Canfoodco điều chỉnh, nhưng khách thể đã không thực hiện.

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một vụ kiện về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Nhưng điều đó không có nghĩa là các cổ đông không được phép kiện công ty kiểm toán đã đưa ra báo cáo kiểm toán không chính xác. Các cổ đông hoàn toàn có quyền kiện công ty kiểm toán khi mà họ bị thiệt hại do sử dụng báo cáo kiểm toán không chính xác. Nhưng điều này ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định, cũng như cũng chưa có một cơ quan nào làm quan tòa để phán xét vụ kiện. Bộ tài chính rồi Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô, hơn nữa các nghị định rồi thông tư trong tay họ cũng chưa đề cập tới vấn đề này. Các quy định còn rất chung chung, chưa quy định cụ thể rõ ràng cũng như các

chế tài xử lí.

Về phía công ty kiểm toán, họ cũng có quyền bào chữa cho sai phạm, nhầm lẫn của mình bằng cách:

- Đưa ra các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để đưa ra báo cáo kiểm toán.

- Công ty chúng tôi đã thực hiện công việc Kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán được chấp thuận.

- Trách nhiệm lập và trình bày BCTC là của Ban giám đốc, trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến BCTC không có sai sót trọng yếu... Nói chung với các lý luận như vậy thì rất khó có thể quy kết trách nhiệm, bắt bẻ được công ty Kiểm toán.

Tuy nhiên nếu công ty kiểm toán không chứng minh được báo cáo kiểm toán là chính xác thì công ty cũng phải chịu trách nhiệm theo thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/6/2004 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán:

1. Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng theo hợp đồng kiểm toán đã ký kết và chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:

a) Có lợi ích liên quan trực tiếp tới kết quả dịch vụ kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán; và

b) Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan; và

c) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.

2. Mức thiệt hại do doanh nghiệp kiểm toán gây ra mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng do hai bên tự thỏa thuận hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật. Hình thức và mức phạt do hai bên tự thoả thuận có thể gồm:

a) Chấm dứt hợp đồng kiểm toán đã ký kết

b) Không được tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán trong các năm sau; c) Trừ trong mức phí kiểm toán đã ký kết;

d) Phạt mức cao nhất là 10 lần mức phí kiểm toán của hợp đồng năm bị phạt. Như vậy doanh nghiệp công ty kiểm toán chỉ chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp. Và mức phạt cao nhất được đưa ra là 10 lần mức phí kiểm toán của hợp đồng năm bị phạt.

Tuy nhiên công ty kiểm toán cũng có khả năng giảm thiểu được gánh nắng kinh tế do bồi thường bằng cách mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. Điều này cũng được quy định trong thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/6/2004 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập:

1. Doanh nghiệp kiểm toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp kiểm toán gây ra cho khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán.

2. Doanh nghiệp kiểm toán được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp được dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán được mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán là thành

viên của tổ chức kiểm toán quốc tế có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế mua bảo hiểm và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

3. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì phải lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp tính vào chi phí kinh doanh với mức trích hàng năm từ 0,5% đến 1% trên doanh thu dịch vụ kiểm toán (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tuỳ theo khả năng tài chính của doanh nghiệp.

4. Khi phải bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp kiểm toán gây ra cho khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết, hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.

Trường hợp số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lớn hơn số dư tồn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thì số chênh lệch lớn hơn được tính vào chi phí kinh doanh hoặc trừ vào vốn kinh doanh sau khi trừ số thu bồi thường của đơn vị, cá nhân gây ra (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tương đương 10% doanh thu dịch vụ kiểm toán trong năm tài chính thì không tiếp tục trích quỹ dự phòng nữa.

Trong thực tế, gần đây là việc báo cáo kiểm toán của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bên liên quan nhưng việc xử phạt công ty kiểm toán cho Bông Bạch Tuyết là quá nhẹ. Cụ thể:

Theo Quyết định số 522/QĐ-UBCK ngày 14/8/2008 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) về việc thanh tra việc duy trì điều kiện niêm yết cổ phiếu, thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) tại HOSE, Đoàn thanh tra, UBCK đã làm việc tại BBT từ

ngày 19 - 26/8. Ngay khi kết thúc chuyến làm việc, Đoàn thanh tra đã lập Biên bản kiểm tra đánh giá những tồn đọng tại BBT kể từ thời điểm BBT bắt đầu niêm yết vào tháng 3/2004. Tài chính sai phạm nhiều năm liền:

Theo kết quả thanh tra, nhiều năm liền, BBT đã không đủ điều kiện niêm yết là kinh doanh có lãi. Cụ thể, năm 2004, báo cáo tài chính (BCTC) được kiểm toán cho thấy BBT lỗ 2,121 tỷ đồng. Năm 2005, BCTC do Công ty Kiểm toán A&C thực hiện cho thấy BBT có lợi nhuận sau thuế là 982 triệu đồng. Tuy nhiên, kiểm toán viên của A&C có nêu ý kiến loại trừ nhiều khoản mục như chưa trính lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, làm BCTC năm 2005 chưa thể hiện chính xác và phù hợp với chuẩn mực kế toán; BBT thay đổi chính sách khấu hao đã làm giảm chi phí khấu hao so với năm 2004 một con số ước tính là 1,253 tỷ đồng; BBT sử dụng khoản lương dự phòng để nộp BHXH và BHYT số tiền 147 triệu đồng… Ngoài ra, theo báo cáo kiểm toán năm 2006 thì trong năm 2005, BBT đã thực hiện chương trình quảng cáo sản phẩm mới nhưng không hạch toán chi phí vào năm đó, kiểm toán viên của A&C đã không lưu ý điều này trong báo cáo kiểm toán.

Năm 2006, BCTC năm và các quý do BBT lập đều có lãi, nhưng ý kiến kiểm toán viên cuối năm ngoại trừ nhiều khoản mục trọng yếu. Theo hợp đồng kiểm toán cho năm tài chính 2007, BBT đã yêu cầu kiểm toán lại một số khoản mục của năm 2006, kết quả kiểm toán đã loại trừ một số khoản, dẫn tới kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2006 bị lỗ 8,448 tỷ đồng. Số liệu điều chỉnh này chỉ được công bố trong BCTC kiểm toán năm 2007 ở số liệu đầu kỳ.

Theo Biên bản kiểm tra, tháng 10/2007, HĐQT BBT đã phê chuẩn đề nghị của Ban giám đốc về việc thực hiện lập báo cáo tài chính quý III/2007 phản ánh chính xác, đầy đủ, minh bạch tình hình tài chính của Công ty. Trong quý III/2007, BBT bắt đầu thực hiện một số bút toán điều chỉnh hồi tố đối với phần lợi nhuận để lại từ các năm trước. Trong BCTC kiểm toán năm tài chính 2007, Công ty lỗ 6,809 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2008, BCTC do

Công ty lập cho thấy, BBT lỗ 4,537 tỷ đồng. Công ty ngừng sản xuất hoàn toàn kể từ ngày 12/7 cho đến nay.

* Trách nhiệm của đơn vị kiểm toán

Một điều gây nghi ngờ và bức xúc cho nhiều NĐT là chất lượng báo cáo kiểm toán tại BBT, đặc biệt là BCTC năm 2006, bởi khi kiểm toán lại thì lãi đã chuyển thành lỗ. Về vấn đề này, Đoàn thanh tra đánh giá: "Về Công ty Kiểm toán A&C, đơn vị đã kiểm toán BCTC của BBT năm 2005, kiểm toán viên đã không cẩn trọng trong việc kiểm toán BCTC. Cụ thể, kiểm toán viên không đưa khoản loại trừ chi phí quảng cáo vào BCTC kiểm toán năm 2005. Ngoài ra, A&C cũng không có thư quản lý sau kiểm toán".

Về công tác kiểm toán của Công ty Kiểm toán AISC, đơn vị kiểm toán BBT hai năm 2006 và 2007, Đoàn thanh tra đánh giá các ý kiến loại trừ của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán của BBT là thông tin không đầy đủ, gây hiểu nhầm cho NĐT. Kết quả kinh doanh năm 2006 của BBT sau khi hồi tố chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, kiểm toán viên ước lượng ảnh hưởng các khoản ngoại trừ đều có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh, nhưng chưa nêu rõ trong báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng đánh giá một số khiếm khuyết khác như: BCTC được kiểm toán năm 2007 có một số khoản điều chỉnh hồi tố từ năm 2006, nhưng thư kiểm toán đã không nêu rõ vấn đề này; AISC không cung cấp thư quản lý theo hợp đồng kiểm toán năm 2006; AISC không thông báo ngay cho UBCK khi phát hiện tại BBT có những sai phạm trọng yếu…

* Sai phạm vẫn được vào danh sách kiểm toán được chấp thuận.

Theo kết luận tại Biên bản kiểm tra của Đoàn thanh tra UBCK về việc duy trì điều kiện niêm yết của BBT thì Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) – đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) của BBT năm 2005, kiểm toán viên đã không cẩn trọng trong việc kiểm toán BCTC. Cụ thể, kiểm toán viên không đưa khoản loại trừ chi phí quảng cáo vào BCTC kiểm toán

năm 2005. Ngoài ra, A&C cũng không có thư quản lý sau kiểm toán.

Về công tác kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC), đơn vị kiểm toán BBT 2 năm 2006 và 2007, Đoàn thanh tra đánh giá, các ý kiến loại trừ của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán của BBT là thông tin không đầy đủ, gây hiểu nhầm cho NĐT. Kết quả kinh doanh năm 2006 của BBT sau khi hồi tố chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, kiểm toán viên ước lượng ảnh hưởng các khoản ngoại trừ đều có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh, nhưng chưa nêu rõ trong báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng đánh giá một số khiểm khuyết khác như: BCTC được kiểm toán năm 2007 có một số khoản điều chỉnh hồi tố từ năm 2006, nhưng thư kiểm toán đã không nêu rõ vấn đề này; AISC không cung cấp thư quản lý theo hợp đồng kiểm toán năm 2006; AISC không thông báo ngay cho UBCK thì phát hiện tại BBT có những sai phạm trọng yếu…

Vậy nhưng, trong danh sách CTKT và kiểm toán viên được chấp thuận năm 2008 đợt 3 của UBCK vẫn có tên của 2 công ty nói trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt nam (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w