Kansayaku – Người chịu trách nhiệm trước cổ đông: 1 Khái quát về Kansayaku :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt nam (Trang 36 - 38)

2.3.1.1. Khái quát về Kansayaku :

Kansayaku hay tiếng Anh là Statutory (Corporate Auditor), chúng tôi tạm dịch là kiểm toán viên tập đoàn.

Theo Luật Doanh Nghiệp năm 2005 của Nhật Bản, kansayku là thành viên bắt buộc của một công ty cổ phần, trừ hai trường hợp sau:

Thứ nhất, một công ty nhỏ, tổ chức chặt chẽ không bắt buộc phải có kansayku.

Thứ hai, công ty “ủy ban” (committee company), yêu cầu có ba ban: Ban kiểm toán, Ban đề cử (nominating committee), ban đền bù (compensation committee) thì không cần có kansayku.

Còn lại, tất cả các công ty cổ phần bắt buộc phaira có Kansayku, thậm chí các công ty cỡ lớn, Doanh nghiệp Nhà nước (publicly held company) phải thiết lập Ban Kiểm toán viên tập đoàn (Kansayku-kai), theo Luật Doanh nghiệp.

Hệ thống Kansayku ra đời từ trước chiến tranh thế giới hai, nhưng những sửa đổi của Bộ luật Thương mại năm 1950 đã giảm đi sức mạnh và trách

nhiệm của nó. Hệ thống này được phát triển tới như ngày nay thông qua các sửa đổi, bổ sung của bộ luật thương mại vào các năm 1974, 1981, 1993 và 2001, tất cả đều mở rộng sức mạnh và tính độc lập của kansayku. Các điều khoản phức tạp trong Bộ luật Thương Mại cuối cùng được thống nhất trong luật Doanh nghiệp năm 2005.

Kansayku được bầu ra tại Đại hội cổ đông và vai trò của họ là “kiểm toán” các hoạt động của ban giám đốc. Bao gồm cả kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính.

Một cuộc kiểm toán tài chính được tiến hành trước khi các báo cáo tài chính được đưa ra xem xét tại Đại hội cổ đông thường niên. Báo cáo kiểm toán chứa đựng kết quả của cả kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, nó phải đi kèm với thông cáo của cuộc họp đại hội cổ đông. Báo cáo tài chính cuối niên độ cũng là đối tượng kiểm toán của kansayku, và kết quả của cuộc kiểm toán phải được báo cáo tại Đại hội cổ đông thường niên.

Hệ thống kansayku được thiết lập nghiêm ngặt hơn trong các “công ty lớn”. Một công ty lớn được định nghĩa theo luật là một công ty cổ phần có lượng vốn pháp định từ 500 triệu Yen trở lên( tương đương khoảng 91 tỉVNĐ) hoặc tổng số nợ là 20 tỉ yên trở lên; Hiện có khoảng 12000 công ty cỡ lớn ở Nhật Bản. Các công ty cỡ lớn hoặc Doanh nghiệp Nhà nước phải có ít nhất 3 kansayku, và ít nhất một trong số họ phải làm việc cả ngày (full time), và ít nhất một nửa số họ phải là kansayku bên ngoài doanh nghiệp. Kansayku-kai phải được thiết lập. Dưới góc nhìn chức năng của kansayku trong doanh nghiệp lớn, Kansayku – kai gần giống với ủy ban kiểm toán ở Mỹ. Tuy nhiên Kansayku- kai ở Nhật Bản phải là một bộ phận tách rời với ban giám đốc, và phải bao gồm ít nhất một (full-time) kansayku làm việc cả ngày. Thêm vào đó, kansayku không thể kiêm nhiệm vị trí nào trong ban giám đốc. Thậm chí, Đạo luật Doanh nghiệp yêu cầu tính độc lập cao hơn đối với kansayku bên ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w