1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

50 781 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 256,5 KB

Nội dung

Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Trang 1

2.1 Khái niệm về tính chuyên nghiệp của KTĐL 14

2.1.1 Tuân thủ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong KTĐL 15

2.1.2 Tuân thủ hệ thống CMKT tạo nên tính chuyên nghiệp của KTĐL 18

2.1.3 Thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán 20

2.2 Các yếu tố duy trì tính chuyên nghiệp của KTĐL 26

2.3 Thực trạng về tính chuyên nghiệp của KTV và các CTKT độc lập ở Việt Nam 28

Trang 2

3.2 Một số giải pháp nhằm duy trì và cải thiện tính chuyên nghiệp trong KTĐL ở Việt Nam 43

Kết luận 49Tài liệu tham khảo 50

Trang 3

Lời nói đầu

Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển hơn 17 nămnay ở Việt Nam Đây là một lĩnh vực hoạt động đặc thù - lấy người sử dụngbáo cáo tài chính làm đối tượng phục vụ chính yếu, bởi vậy chất lượng củacác báo cáo kiểm toán ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau Từ một loạihình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay kiểm toán độc lập đã được xã hộithừa nhận, vai trò và vị trí của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng địnhtrong nền kinh tế quốc dân Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với cácthông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế Dựa vào kếtquả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán cóđược các thông tin khách quan, chính xác, từ đó có thể đánh giá một cáchđúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình.

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kiểm toán độc lập quan trọngnhư vậy, cho nên việc đảm bảo tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên và cáccông ty kiểm toán hiện nay ở Việt Nam là một vấn đề nóng, rất cấp thiết Vàcàng nóng hơn nữa sau vụ việc sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính nhiềunăm của Công ty Bông Bạch Tuyết, nhiều nhà đầu tư đã có những hoài nghi

về chất lượng kiểm toán Chính vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Bànvề tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam” để nghiên cứu.

Bài nghiên cứu của chúng em được chia thành 3 phần với các nội dung sau:

- Phần 1: Một số vấn đề chung về kiểm toán độc lập.

- Phần 2: Tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập cơ sở lý luận vàthực trạng ở Việt Nam

- Phần 3: Một số giải pháp nhằm duy trì và cải thiện tính chuyênnghiệp trong kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Tuy chúng em đã có nhiều cố gắng song do thời gian ngắn và sự eo hẹpvề tài liệu tham khảo nên bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót Mong thầy

Trang 4

cô giáo đóng góp ý kiến để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn Quađây chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn

Tiến sĩ Phan Trung Kiên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành bài

nghiên cứu này.

Trang 5

Danh mục viết tắt

- KTV: Kiểm toán viên.- CTKT: Công ty kiểm toán.- BTC: Bộ Tài chính.

- CMKT: Chuẩn mực kiểm toán.- KTĐL: Kiểm toán độc lập

- VACPA: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.- VAA: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

- BCTC: Báo cáo tài chính.- UBCK: Uỷ ban chứng khoán.- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.- CTCP: Công ty cổ phần

Trang 6

Phần 1: Một số vấn đề chung về KTĐL

1.1 Lịch sử hình thành KTĐL trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, thuật ngữ này xuất hiệntừ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tintrong BCTC, kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinhtế Kiểm toán có gốc từ La tinh là Audit nghĩa là nghe Cho đến nay, ý nghĩanày chỉ mang tính lịch sử Ở thời điểm xuất xứ, thế kỷ III trước Công nguyêntừ Audit có ý nghĩa thật của nó Khi đó, các nhà cầm quyền La Mã đã tuyểndụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyếttrình của họ về kết quả kiểm tra độc lập.

Ra sau thêm vài trăm năm nữa, kỹ năng nghe của kiểm toán, dần dần đivào trong một hệ thống, khi lúc này trên thế giới, sự ra đời của các công tychứng khoán, các hoạt động thương mại trở nên đa dạng và phức tạp, quy môcủa hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng dẫn đến sự tách rờiquyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành quản lý Vì vậy cácchủ sở hữu tìm kiếm những cách thức mới để kiểm tra nhằm ngăn chặn hànhvi gian lận của các nhà quản lý và những người làm công Đáp ứng nhu cầuđó, KTĐL bắt đầu xuất hiện và phát triển.

Từ hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớnđược thực hiện bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lậpnghe rồi chấp nhận Cho đến nay, thực tiễn kiếm toán đã phát triển cao, đặcbiệt ở Bắc Mỹ và Tây Âu bằng sự xuất hiện của nhiều loại hình kiểm toán,nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu của kiểm toán vào nhiềulĩnh vực trong đời sống xã hội Kiểm toán phát triển mạnh ở các nước có nềnkinh tế thị trường phát triển, đại diện là các công ty được thành lập từ nhữngnăm cuối của thể kỷ 19 phát triển đến hiện nay và trở thành những CTKThàng đầu thế giới như công ty Ernst & Young, công ty PriceWaterhouseCooper, công ty KPMG Peat Marwich, công ty Deloitte Touche(Big Four).

Trang 7

Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có văn phòng kiểm toán của cácCTKT quốc tế hoạt động ở Sài Gòn Sau khi đất nước thống nhất, hoạt độngkiểm toán của các văn phòng này không còn thích hợp với nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung lúc bấy giờ Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung baocấp, các hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất, định sẵn Cùng với chế độsở hữu tập thể đã dẫn đến việc xác định quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn củacác nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng các cấp lãnh đạo khác không rõ ràng.Việc kiểm tra các thông tin kinh tế ở thời kỳ này mang tính tuân thủ là chủyếu và việc kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan chức năng (thuế, tàichính, cơ quan chủ quản ) Các thông tin này là cơ sở để đánh giá mức độhoàn thành kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo Mặt khácvới cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì không thể tồn tại mộtdoanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào được xem là độc lập để thực hiện đầyđủ chức năng kiểm toán Do vậy vào thời kỳ này không xuất hiện nhu cầu vềkiểm toán Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các loại hình doanhnghiệp theo các hình thức sở hữu khác nhau được thành lập và phát triểnmạnh, các doanh nghiệp này đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong sự pháttriển nền kinh tế, đồng thời các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang thựchiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập Với sự chuyển đổi này cho thấy đãxuất hiện đầy đủ các điều kiện và yêu cầu cho sự ra đời của hoạt động KTĐL,đó là:

Một là, Do có sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tất sẽ phát sinh nhu

cầu cần phải có hoạt động kiểm toán cũng như nhu cầu tư vấn của bản thâncác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thông lệ và cũng là yêucầu của công ty mẹ Mặt khác về phía quản lý Nhà nước cũng cần phải cóđược thông tin đáng tin cậy để đánh giá thực trạng đầu tư cũng như thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước trong khi không thể áp dụng các hình thức duyệtquyết toán như đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Trang 8

Hai là, Khi tính chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp được

phát huy, các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, theo đó các yêu cầuthông tin kinh tế trung thực và đáng tin cậy là hết sức quan trọng Các thôngtin này không chỉ phục vụ cho cho một đối tượng là Nhà nước mà còn phụcvụ cho nhiều các đối tượng khác như Ngân hàng (tư cách là người cho vay),đối tác kinh doanh,

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/5/1991theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, BTC đã ký quyết địnhthành lập hai công ty: CTKT Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165-TC/QĐ/TCCB) và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC(QĐ164-TC/QĐ/TCCB) sau này đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tàichính, kế toán, kiểm toán - AASC (quyết định 639-TC/QĐ/TCCB ngày14/9/1993) Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự ra đời củacác CTKT khác ở mọi thành phần kinh tế.

Tính đến nay, ở nước ta, sau hơn 17 năm hoạt động, KTĐL đã pháttriển nhanh về số lượng, quy mô và ngày càng thể hiện vai trò quan trọngtrong nền kinh tế Các CTKT độc lập và số lượng KTV từng bước nâng caonăng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp Đến nay cả nước đã cóhơn 140 công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 4.600 ngườilàm việc, có gần 1.500 người được cấp chứng chỉ KTV, cung cấp hơn 20 loạidịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng, hầu hết các dịch vụ cung cấp cho kháchhàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận Như vậy chúng ta cóthể thấy sự xuất hiện kiểm toán ở Việt Nam là tất yếu khách quan, hoạt độngKTĐL thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường và là nhu cầu của nềnkinh tế chứ không phải là sự bắt buộc của các quy định pháp lý.

1.2 Bản chất và đặc trưng của KTĐL

Trên thế giới hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nướckhông hoàn toàn giống nhau Ở mỗi nước luật pháp quy định rõ quyền hạn,trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán, thừa nhận sự khách quan và độc lập

Trang 9

của kiểm toán… vì thế mà xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau vềKTĐL:

Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (InternationalFederation of Accountants - IFAC) thì “Kiểm toán là việc các KTV độc lậpkiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản BCTC”.

Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và JamesK.Loebbecker thì:“ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩmquyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượngđược của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độphù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.

Trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University ofStrathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall: “Kiểm toán là thủ pháp xemxét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩmtra những thông tin đặc trưng được xác định bởi KTV hoặc thiết lập bởi thựchành chung Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặcđi đến kết luận về cái được kiểm toán”.

Ở Việt Nam, theo Nghị định 105 của Chính phủ ngày 30/4/2004:“KTĐL là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán vềtính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của cácdoanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầucủa các đơn vị này”.

Đặc điểm của KTĐL thể hiện ở những điểm sau đây :

Một là, Đối tượng KTĐL là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà

KTV sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện kiểmtoán Các thông tin kinh tế được kiểm toán có thể là các BCTC tổng hợp, chitiết hàng năm, báo cáo quyết toán giá trị công trình, báo cáo xác định giá trịvốn góp của các bên đối tác, hoặc một nội dung, chỉ tiêu kinh tế nào đó nhưvề tình hình kê khai nộp thuế, tình hình sử dụng vốn đầu tư, Đối với các dự

Trang 10

án thì ngoài các thông tin về tài chính như trên còn các thông tin kinh tế khácnhư các thông tin về tình hình thực hiện dự án, nội dung và đánh giá hiệu quảdự án, Có thể tập hợp các thông tin kinh tế là đối tượng kiểm toán thành cácnhóm sau:

- Thông tin kinh tế là các BCTC.

- Thông tin kinh tế mang tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phậnhay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị Các thông tin này liên quan đến các thủtục và phương pháp hoạt động của một bộ phận hay của toàn đơn vị kinh tếvới tư cách là chủ thể kiểm toán.

- Thông tin kinh tế liên quan đến việc tuân thủ các quy định mang tínhchất pháp lý hoặc đã được thống nhất trước mà đơn vị kinh tế đó phải tuântheo Ví dụ như việc thực hiện các quy định về quản lý lao động, tiền lương,các chính sách quản lý tài chính,

Hai là, Chủ thể KTĐL là các KTV được cấp chứng chỉ hành nghề hợp

pháp thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp Theo tiêuchuẩn của IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) và luật pháp các nước thành viênđều quy định các yêu cầu cơ bản của KTV là: Có kỹ năng và khả năng nghềnghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trong bí mật Ở nước ta, cácquy định, tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản của KTV được quy định cụ thể trongQuy chế KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định 07/CP của Chính phủ và CMKT số 200 (đoạn 14,15) Các quy định này về cơbản không khác với các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn của IFAC.

Ba là, Khách thể kiểm toán là các bộ phận đơn vị có diễn ra hoạt động

kiểm toán Khách thể của KTĐL gồm 2 loại là khách thể bắt buộc và kháchthể tự nguyện Trong đó khách thể bắt buộc gồm: Các doanh nghiệp, tổ chứccó vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam; các CTCP niêm yết kinh doanh trên thị trường chứng khoán; các tổchức tín dụng hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng,ngân hàng thuộc cácthành phần kinh tế; các tổ chức tài chính; doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,

Trang 11

doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; doanh nghiệp Nhà nước (nếu trong nămkhông là khách thể của Kiểm toán Nhà nước) Khách thể tự nguyện là tất cảcác đơn vị, tổ chức, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán.

Bốn là, Mục đích của kiểm toán là kiểm tra, xác nhận và báo cáo về

mức độ phù hợp, trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên BCTC phụcvụ cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin Nói cách khác,mục đích của KTĐL là để có được những thông tin đáng tin cậy.

Trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy, chínhxác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủthể trong các hoạt động kinh tế KTĐL hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu nàycủa nền kinh tế Luật pháp nhiều nước khẳng định rằng, chỉ những báo cáo đãđược xem xét và có chữ ký của KTV độc lập mới được coi là hợp pháp, làmcơ sở cho Nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm khác đưa ra cácquyết định kinh tế trong mối quan hệ với doanh nghiệp Ở nước ta, trong Quychế về KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Sau khi có xác nhận của KTVchuyên nghiệp thì các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của cácđơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, chocác cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính Nhà nước xét duyệt quyếttoán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế vàcác khoản phải nộp khác của đơn vị đối với ngân sách Nhà nước, cho các cổđông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổchức, cá nhân xử lý các mối quan hệ”.

Năm là, Phạm vi của KTĐL: Để hình thành ý kiến nhận xét về các

BCTC, KTV phải có được các căn cứ vững chắc cũng như các thông tin cốtyếu trong công việc ghi chép kế toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy khácđã được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các BCTC, hay nói cách khác,KTV phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp Do vậy phạm vi kiểmtoán sẽ là những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà KTV xác định và

Trang 12

thực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thíchhợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như CMKT là để đạt được mục tiêu kiểmtoán Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểmtoán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sởCMKT, phù hợp với yêu cầu của Hiệp hội nghề nghiệp, phù hợp với pháp luậtvà các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.

Xác định phạm vi kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, mà trước hết cácđơn vị được kiểm toán cần có những hiểu biết nhất định về kiểm toán, yêucầu của kiểm toán và việc tiến hành chặn công việc của KTV đều dẫn đếnviệc phạm vi kiểm toán bị giới hạn, trong trường hợp này, nếu KTV khôngthể thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế khác một cách hợp lý, khiđó cần đưa ra ý kiến từ chối Tuy nhiên đôi khi do hạn chế về thời gian, hoàncảnh cũng có thể dẫn đến phạm vi kiểm toán bị giới hạn Trong những trườnghợp như vậy, KTV phải cố gắng tìm ra các phương pháp hợp lý để thu thậpđược các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể nêu ý kiến“chấp nhận toàn bộ” trong báo cáo kiểm toán Nếu không, tuỳ theo tính chất,mức độ trọng yếu và các bằng chứng bổ sung mà KTV đánh giá mức độ cầnthiết đề đưa ra ý kiến phù hợp.

Sáu là, Mô hình tổ chức của KTĐL: Tại Điều 20 của Nghị định

105/2004/NĐ-CP về KTĐL và Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định105 do Chính phủ ban hành có quy định rõ là các CTKT được thành lập vàhoạt động theo một trong bốn mô hình sau: công ty có vốn đầu tư nước ngoài,công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH Tính đến thờiđiểm hiện nay, tại Việt Nam, các CTKT đang tồn tại 7 hình thức sở hữu vàmô hình quản lý là: TNHH tư nhân, TNHH có vốn đầu tư nước ngoài, TNHHcó sở hữu của Nhà nước, CTCP sở hữu tư nhân, CTCP nhà nước, công ty hợpdanh và công ty nhà nước.

Về cơ cấu tổ chức nội bộ của CTKT, thông thường bao gồm các cấpbậc chủ yếu là: Chủ phần hùn (Partner) (gồm chủ phần hùn có cổ phần trong

Trang 13

công ty và chủ phần hùn không có cổ phần), là những người có trình độchuyên môn nghiệp vụ cao nhất, tiếp đến là cấp điều hành viên cao cấp(Senior Manager, hoặc Principal) tiếp đó là các cấp quản lý, KTV và trợ lýKTV.

Trang 14

Phần 2: Tính chuyên nghiệp của KTĐL cơ sở lý luận và thựctrạng ở Việt Nam

2.1 Khái niệm về tính chuyên nghiệp của KTĐL

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính chuyên nghiệp trong côngviệc, nhưng tất cả đều thống nhất rằng “tính chuyên nghiệp được khẳng địnhbằng hiệu quả” Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là chuyên tâmvào ngành nghề của mình Ai chuyên tâm làm việc đều đã có thể gọi làchuyên nghiệp Khi chuyên tâm và dốc toàn lực vào đó thì thường họ sẽ rấtgiỏi trong phạm vi ngành nghề của họ Tuy nhiên không hẳn chuyên nghiệpchỉ là việc nắm vững về kiến thức chuyên môn mà còn phải tuân thủ các quyđịnh mực thước khác đối với ngành nghề của mình Theo Ông Nguyễn TrungThắng, tổng giám đốc Công ty Masso, đơn vị đã chọn cho mình khẩu hiệu“Leading by professionalism” (Dẫn đầu bằng tính chuyên nghiệp) đưa ra địnhnghĩa: “Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất quán từ ý tưởng đến cáchthức thực hiện sao cho đạt được mục tiêu đề ra Đặt mục tiêu là 1 và thực hiệntrọn vẹn được 1”.

Tính chuyên nghiệp của kiểm toán là một khái niệm khá mới mẻ chưađược đề cập một cách cụ thể ở bất cứ tài liệu nào Tuy nhiên thông qua cáckhái niệm khác, các văn bản khác, khái niệm về tính chuyên nghiệp của kiểmtoán đã được đề cập đến một phần nhưng trên các phương diện khác nhau Ta

có thể hiểu khái niệm tính chuyên nghiệp của KTĐL như sau: “Tính chuyênnghiệp của KTĐL là một thuộc tính của KTĐL thể hiện qua việc tuân thủđầy đủ các CMKT, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV và chấtlượng kiểm toán được kiểm soát một cách nghiêm ngặt từ bên trong lẫnbên ngoài nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất”

Ở đây ta thấy tính chuyên nghiệp hướng đến việc xây dựng một hệthống KTĐL làm việc hiệu quả, hoàn toàn trung thực, độc lập và khách quannhằm đưa ra các ý kiến đúng đắn và đáng tin cậy Muốn được như vậy thì nền

Trang 15

tảng ban đầu cần phải có là các KTV có trình độ cao, kiến thức chuyên mônvững vàng Thứ nữa KTV cần phải đảm bảo là việc tuân thủ các quy địnhmang tính pháp lý và các quy định mang tính mực thước Cuối cùng, các quytrình kiểm soát chất lượng kiểm toán cả bên trong và bên ngoài phải được xâydựng một cách có khoa học nhằm đảm bảo hiệu quả cho công việc kiểm toán.

2.1.1 Tuân thủ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong KTĐL

Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nàocũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản Những người hành nghề đềudựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đếnnghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghềnghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh, nghềnghiệp kiểm toán cũng vậy Ngày 01/12/2005, Bộ trưởng BTC ban hànhquyết định số 87/2005/QĐ-BTC, theo đó các nguyên tắc cơ bản của Chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán bao gồm:

Một là, Độc lập: Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thực sự không

bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tình thần nào làmảnh hưởng đến sự trung thực, khác quan và độc lập nghề nghiệp của mình.KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình cóquan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từkhách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợpđồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa.

KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị màbản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh,chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị,Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tươngđương) trong đơn vị khách hàng.

KTV hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kếtoán, lập BCTC, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tàichính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng.

Trang 16

Hai là, Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và

có chính kiến rõ ràng.

Ba là, Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự

thật và không được thành kiến, thiên vị.

Bốn là, Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kiểm toán

phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết,với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần KTV có nhiệmvụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trongmôi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.

Năm là, Tính bảo mật: Người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin

có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tinnào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phảicông khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghềnghiệp của mình.

Sáu là, Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo

vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tínnghề nghiệp.

Bảy là, Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kiểm toán phải

thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên mônđã quy định trong CMKT Việt Nam, quy định của Hiệp hội nghề nghiệp vàcác quy định pháp luật hiện hành.

Như vậy ta có thể thấy rằng Chuẩn mực đạo đức kiểm toán có đặc thùriêng so với các ngành nghề khác trong xã hội:

Một là, Trong quá trình kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

yêu cầu KTV phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợiích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quanvà độc lập nghề nghiệp của mình.

Trang 17

Hai là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi KTV không được

nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệkinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ kháchhàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký hợp đồng giacông, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá.

Ba là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán bắt buộc KTV không

được nhận làm kế toán, kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ giađình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là ngườitrong bộ máy quản lý, điều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toántrưởng, các trưởng, phó phòng và những người tương đương) trong đơn vịkhách hàng.

Bốn là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán yêu cầu KTV hành

nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập BCTC,kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, thuế, vừalàm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng.

Một bài học kinh điển trong việc nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp kiểmtoán là câu chuyện sụp đổ của Tập đoàn Enron bởi những kỹ năng chuyênmôn đã không được sử dụng vì lợi ích của công chúng Không ai ngờ Enron,một tập đoàn năng lượng hùng mạnh luôn có tên trong danh sách các công typhát triển nhất nước Mỹ, lại bị sụp đổ một cách nhanh chóng Năm 2000,Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lêntới 10 tỷ USD Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune,luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với số vốn kinhdoanh 63 tỷ USD Ngoài ra Enron còn được quảng cáo rất hiệu quả bởi CTKTArthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số người mua cổphiếu của công ty cao kỷ lục Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron Số tiền kếchxù trên đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm toán và họ dễ dàng bỏ qua nguyêntắc.

Trang 18

Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ khá điển hình, trong thực tế đã, đangvà sẽ có nhiều ví dụ khác nữa Đứng trên bất cứ cương vị nào, đó đều là điềuchúng ta không mong muốn Khi thị trường chứng khoán phát triển và trởthành một nguồn cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế, chuẩn mực đạođức nghề nghiệp là phương thức để nâng cao sự tín nhiệm của công chúngvào nghề nghiệp, là phương tiện giúp tăng cường lòng tin của công chúng vàocác thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Một khi KTV ứng xử vàhành nghề dựa vào các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì hoạt động kiểmtoán sẽ hoàn toàn trung thực, phục vụ lợi ích của nghề nghiệp và công chúng.Nói cách khác, lúc đó KTV và các CTKT đã thực sự đem lại hiệu quả cho xãhội.

2.1.2 Tuân thủ hệ thống CMKT tạo nên tính chuyên nghiệp của KTĐL

Hệ thống CMKT là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung vềchất lượng công việc kiểm toán và cơ sở điều tiết hành vi của KTV và các bênhữu quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định.

Theo thông lệ quốc tế thì các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toánquốc gia (Mỹ, Nga, Nhật, Úc …) sẽ căn cứ vào hệ thống CMKT quốc tế doLiên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) công bố để ban hành CMKT quốc gia Đốivới các nước thành viên của IFAC và một số nước khác chưa là thành viêncủa IFAC cũng chấp nhận và coi những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tếdo IFAC ban hành làm các văn bản pháp quy về kiểm toán của quốc gia mình.Theo thông báo ngày 27/6/1994 của Uỷ ban thực hành kiểm toán quốc tế(IAPC) thì từ 1/9/1994 toàn bộ KTV chuyên nghiệp ở 89 nước thành viên củaliên đoàn quốc tế các nhà kế toán sẽ áp dụng hệ thống CMKT quốc tế mới Cụthể:

- Ở Trung Quốc: Theo điều 35 Luật kế toán viên công chứng năm 1993thì Hội nghề nghiệp là Viện kế toán viên công chứng Trung Quốc (CICPA)được quyền ban hành các CMKT và các quy tắc đối với kế toán viên công

Trang 19

chứng (CPA - tương tự KTV hành nghề ở Việt Nam) Dự thảo các chuẩn mựcvà quy tắc này phải được BTC chấp thuận mới có hiệu lực thi hành.

- Ở Malaixia: CMKT do Viện kế toán viên công chứng Malaixia(MICPA) soạn thảo và ban hành.

- Ở Hà Lan: CMKT do Viện kế toán viên đăng ký Hoàng gia Hà Lan(NIVRA) ban hành.

- Ở Singapo: CMKT do Viện kế toán viên công chứng Singapo (ICPAS)ban hành.

Ở Việt Nam, BTC có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các CMKT vàđến nay đã ban hành 7 đợt gồm 38 CMKT Các CMKT được ban hành thểhiện một bước phát triển mạnh trong hoạt động kiểm toán, đã tạo ra hành langpháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động KTĐL, là cơ sở cho KTV chuyên nghiệpvà CTKT kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính một cách trung thực, khoahọc, khách quan CMKT còn là cơ sở cho việc chỉ đạo giám sát, kiểm tra vàđánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở cho việc đào tạo, huấn luyệnvà thi tuyển KTV.

Đối với ngành nghề kiểm toán, hệ thống CMKT là những quy địnhmực thước, đó là các nguyên tắc căn bản của kiểm toán Các quy định này cóvai trò và tác dụng rất lớn:

Một là, Hệ thống CMKT là đường lối, là thước đo giúp cho các KTV

hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong quá trình kiểm toán

Hai là, Dựa vào hệ thống CMKT các CTKT xây dựng quy trình, nội

dung và tổ chức các cuộc kiểm toán đạt hiệu quả mong muốn.

Ba là, Hệ thống CMKT được xem là công cụ quan trọng nhất để soi

xét, kiểm soát các hoạt động của KTV nói riêng và các CTKT nói chung trêncác mặt: quá trình thực hiện kiểm toán, tổ chức quản lý hoạt động kiểm toáncó hợp lý không? có chặt chẽ không? có đúng với các yêu cầu đặt ra của Hệ

Trang 20

thống Chuẩn mực hay không? hoạt động của doanh nghiệp có bảo đảm tínhkhoa học và tính kinh tế hay không?

Bốn là, Dựa vào hệ thống CMKT và mức độ tuân thủ CMKT của các

KTV, công chúng có được mức độ tin cậy đối với các kết quả kiểm toán củacác CTKT và sự minh bạch hoá các thông tin tài chính đã được kiểm toán.

Đóng vai trò và có tác dụng to lớn như vậy nên việc tuân thủ CMKTđối với các KTV là hết sức quan trọng Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúpcho KTV và CTKT đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sởchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủpháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu hay không? Tuân thủ CMKT sẽ giúp các KTV và CTKT đưa ra báocáo kiểm toán đầy đủ, chính xác Có như vậy hoạt động kiểm toán mới thựcsự mang lại hiệu quả cho xã hội, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việchành nghề của mình.

2.1.3 Thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán

Chất lượng kiểm toán là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng và thiếutiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động kiểm toán là hoạt động đa dạng,phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng trong từng cuộc kiểm toán Do vậy,những tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá chất lượng kiểm toán chỉ là những quyđịnh chung mang tính chất khái quát và định hướng Theo Quyết định28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003 về việc ban hành 05 CMKT Việt Nam

đợt 4, CMKT số 220 có ghi: “Chất lượng kiểm toán là mức độ thoả mãn vềtính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sửdụng dịch vụ kiểm toán, đồng thời thoả mãn về mong muốn có được nhữngý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kếtoán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí thíchhợp” Như vậy chất lượng kiểm toán có thể được hiểu như sau:

Một là, Chất lượng kiểm toán là sự phù hợp với CMKT Việc tuân thủ

CMKT chỉ là điều kiện cần để thoả mãn các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm

Trang 21

toán Do vậy việc thoả mãn của khách hàng đã bao hàm việc tuân thủ CMKT,đồng thời bao hàm luôn cả quan điểm cho rằng chất lượng thể hiện ở tínhchuyên nghiệp của KTV Kiểm toán là hoạt động dịch vụ, do vậy tính chuyênnghiệp của KTV trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán sẽ hấp dẫnhơn và tạo sự tin tưởng hơn vào kết quả kiểm toán của các đối tượng sử dụngdịch vụ kiểm toán.

Hai là, Chất lượng kiểm toán bao gồm cả việc tạo ra giá trị gia tăng cho

khách hàng thông qua việc đưa ra các ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện vànâng cao công tác quản lý của khách hàng

Ba là, Việc xác định giá phí thích hợp thể hiện đầy đủ và thoả đáng đối

với đối tượng sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ là các CTKT, đạtđược yêu cầu này là sự điều chỉnh của thị trường và điều kiện thực tế của mỗiCTKT

Đối với hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán có thểđược hiểu là một hệ thống chính sách và biện pháp để nắm bắt và điều hànhhoạt động kiểm toán đạt chuẩn mực chung Hệ thống chính sách và biện phápđó bao gồm: quan điểm về kiểm soát, các quy định nghiệp vụ kiểm toán vàkiểm soát, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát, chính sách về nhân sự, các hoạtđộng kiểm tra, soát xét, thu thâp thông tin, xác nhận Kiểm soát chất lượngkiểm toán được thực hiện trong toàn bộ quá trình kiểm toán của một cuộckiểm toán, do nhiều cấp độ kiểm soát tiến hành, với nhiều phương pháp kiểmsoát khác nhau Việc thực hiện kiểm soát chất lượng phải được thực hiện cảbên trong và bên ngoài CTKT:

Một là, Hoạt động kiểm soát bên trong: Kiểm soát chất lượng bắt

đầu ngay từ ngày làm việc đầu tiên của KTV và sẽ được duy trì cho đến ngàylàm việc cuối cùng của họ Đó không phải là một công việc tách biệt mà làmột quá trình xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương diện hoạt động của mộtCTKT Nội dung, quy mô và trình tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượnghoạt động kiểm toán được vận dụng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng

Trang 22

cuộc kiểm toán Tuy nhiên, có những chính sách và thủ tục kiểm soát chấtlượng hoạt động kiểm toán mà các CTKT phải xây dựng và thực hiện trongmọi cuộc kiểm toán để phù hợp với CMKT Việt Nam hoặc CMKT quốc tếđược Việt Nam chấp nhận Đặc biệt cần quan tâm chính sách và thủ tục sauđây:

Trước hết, KTV phải tuân thủ nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp: Một

CTKT và tất cả các nhân viên của mình phải tuân thủ các nguyên tắc về tínhđộc lập, chính trực, khách quan, bảo mật, các quy định chung và tư cách nghềnghiệp.

Sau đó, KTV cần phải thoả mãn các tiêu chuẩn về kỹ năng và năng lựcchuyên môn CTKT cần tuyển dụng những nhân viên có năng lực và sau đó là

đào tạo tốt, đào tạo thường xuyên về mặt chuyên môn Nhân viên chuyênnghiệp phải đạt được những bằng cấp chuyên môn nhất định trong quá trìnhphát triển nghề nghiệp của mình.

Tiếp đến, Phụ trách kiểm toán giao việc, hướng dẫn và tham khảo ýkiến Công việc kiểm toán phải được giao cho những nhân viên có kỹ năng

chuyên môn cần thiết, có trường hợp là kỹ năng chuyên sâu để hoàn thànhcông việc một cách xuất sắc KTV phải có đủ thời gian để thực hiện công việcmột cách hiệu quả Tiếp đó, công việc kiểm toán cần phải được chỉ đạo, giámsát và soát xét ở tất cả các cấp - không để chỉ một cấp nào đảm đương toàn bộmột cuộc kiểm toán Các KTV cao cấp nhất - thường là chủ phần hùn - phảiphân công công việc cho các nhân viên trong công ty Nhưng họ không thểchuyển giao trách nhiệm của mình cho một nhóm kiểm toán Một trong nhữngquy trình kiểm soát chất lượng chủ yếu là tất cả các công việc phải được soátxét bởi một thành viên cao cấp hơn trong nhóm kiểm toán.

Kế đến, KTV phụ trách việc ra quyết định duy trì và chấp nhận kháchhàng: Danh tiếng của CTKT phụ thuộc vào khách hàng mà công ty đó phục

vụ, sự đánh giá thấu đáo về khách hàng tiềm năng và việc thường xuyên đánh

Trang 23

giá lại khách hàng đang có là một phần việc quan trọng, chủ yếu của quản lýchất lượng.

Cuối cùng, KTV thực hiện công tác kiểm tra: CTKT phải thường xuyên

kiểm tra tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạtđộng của công ty.

Hai là, Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài : Đó là các hoạt động quản

lý từ cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp Hoạt động quản lýbên ngoài thực hiện thông qua cơ chế giám sát hoạt động đối với việc tuân thủcác chuẩn mực và quy định pháp lý.

Ở Anh, Hiệp hội nghề nghiệp (ví dụ ACCA) phải kiểm tra chất lượngdịch vụ của hội viên Một tổ chức độc lập khác thực hiện kiểm tra hoạt độngcủa các CTKT và các hiệp hội nghề nghiệp ở Anh

Ở Mỹ việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán được thựchiện bởi 3 tổ chức khác nhau : Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán cho cáccông ty đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB),trung tâm chương trình Kiểm tra chéo các CTKT cho các công ty đại chúng(Centre for Public Company Audit Firm Peer Review Program – CPCAF),hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA).

Chương trình kiểm soát chất lượng của Ủy ban Giám sát các công tyđại chúng (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB): Chương

trình này được thực hiện bởi Ủy ban Giám sát các công ty đại chúng(PCAOB) PCAOB ra đời theo yêu cầu của Luật Sarbanes-Oxley Trước khicó ủy ban này, Ủy ban chịu trách nhiệm giám sát chất lượng hoạt động kiểmtoán từ bên ngoài là POB (Ủy ban Giám sát công - Public Oversight Board).Đến năm 2002, Luật Sarbanes-Oxley quy định phải thành lập Ủy ban Giámsát hoạt động kiểm toán (PCAOB) và đây là cơ quan giám sát các CTKT chocác công ty đại chúng, dù là công ty của Hoa Kỳ hay của nước ngoài hoạtđộng tại Hoa Kỳ Do đó, POB đã giải thể vào ngày 31/12/2002 và được thaythế bởi PCAOB PCAOB là tổ chức phi lợi nhuận, đối tượng giám sát tập

Trang 24

trung vào khu vực tư Mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ lợi ích cộng đồngthông qua cung cấp báo cáo kiểm toán một cách minh bạch, trung thực.PCAOB không phải là tổ chức chính phủ nhưng có chức năng như tổ chứcchính phủ PCAOB có 5 thành viên, trong đó Chủ tịch PCAOB phải do SEC(Ủy ban Chứng khoán) chỉ định.

Chương trình kiểm tra chéo của Trung tâm Chương trình Kiểm trachéo các công ty đại chúng (Centre for Public Company Audit Firm PeerReview Program – CPCAF PRP): CPCAF là một tổ chức hình thành trên cơ

sở tự nguyện, thành viên là các CTKT cung cấp dịch vụ kiểm toán cho côngty đại chúng hay quan tâm đến việc kiểm toán cho các công ty đại chúng.Mục đích của tổ chức này là tăng cường chất lượng kiểm toán cho các cuộckiểm toán ở các công ty đại chúng Chương trình kiểm tra chéo của CPCAFđược thiết kế nhằm kiểm tra, đánh giá các dịch vụ của công ty kế toán, kiểmtoán mà các dịch vụ này không thuộc phạm vi kiểm tra của CPAOB Chươngtrình này giúp các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đáp ứng các yêu cầucủa nhà nước và của AICPA.

Chương trình kiểm tra chéo của Trung tâm Chương trình Kiểm trachéo các công ty đại chúng (Centre for Public Company Audit Firm PeerReview Program – CPCAF PRP): CPCAF là một tổ chức hình thành trên cơ

sở tự nguyện, thành viên là các CTKT cung cấp dịch vụ kiểm toán cho côngty đại chúng hay quan tâm đến việc kiểm toán cho các công ty đại chúng.Mục đích của tổ chức này là tăng cường chất lượng kiểm toán cho các cuộckiểm toán ở các công ty đại chúng Chương trình kiểm tra chéo của CPCAFđược thiết kế nhằm kiểm tra, đánh giá các dịch vụ của công ty kế toán, kiểmtoán mà các dịch vụ này không thuộc phạm vi kiểm tra của CPAOB Chươngtrình này giúp các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đáp ứng các yêu cầucủa nhà nước và của AICPA.

Ở Việt Nam, BTC đã ban hành quy chế “Kiểm soát chất lượng dịch vụkế toán, kiểm toán” Theo đó các CTKT phải được kiểm tra chất lượng định

Trang 25

kỳ 3 năm 1 lần Trường hợp xác định có nhiều vi phạm thì phải được kiểm trangay năm sau đó Ngoài kiểm tra định kỳ, có thể được kiểm tra đột xuất nếudoanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước, củaHội nghề nghiệp hoặc các chuẩn mực nghề nghiệp trong việc cung cấp dịchvụ kế toán, kiểm toán.

Đoàn kiểm tra bao gồm cán bộ của BTC, người hành nghề kế toán,KTV hành nghề huy động từ các doanh nghiệp và cán bộ của Hội nghềnghiệp Việc huy động người hành nghề kế toán, KTV hành nghề từ cácdoanh nghiệp kế toán, kiểm toán kết thúc vào hết năm 2010:

- BTC là cơ quan quản lý và thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kếtoán, kiểm toán trong các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và người hànhnghề kế toán BTC chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm kiểmsoát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán của các Hội nghề nghiệp được uỷquyền trách nhiệm kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

- Các Hội nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm soátchất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán theo uỷ quyền của BTC.

- Người hành nghề kế toán, KTV hành nghề và các doanh nghiệp kếtoán, kiểm toán chịu trách nhiệm tự kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán,kiểm toán và các dịch vụ có liên quan thuộc phạm vi cung cấp.

Thiết lập và duy trì cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ, cóhiệu quả, các tổ chức kiểm toán sẽ đảm bảo với công chúng rằng, kết quảkiểm toán trước khi đến với công chúng đã được kiểm soát, chất lượng kiểmtoán được bảo đảm, từ đó củng cố được lòng tin của công chúng vào chấtlượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTV Ngược lại, nếu chất lượngkiểm toán không được kiểm soát, hoặc kiểm soát không có hiệu quả thì lòngtin của công chúng vào chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp củaKTV khó tránh khỏi sự lung lay Kiểm soát chất lượng phải được thực hiệnthường xuyên để chất lượng dịch vụ kiểm toán được duy trì và nâng cao, tạo

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w