Hoạt động của VACPA và các tổ chức khác có liên quan (BTC,

Một phần của tài liệu Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

VAA …)

Ở nhiều nước trên thế giới đều có thành lập Hiệp hội nghề nghiệp của các kế toán viên và KTV, ví dụ như Hiệp hội kế toán viên Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội giám định viên kế toán Canada (CICA)… Hiệp hội quốc gia thường có các chức năng sau:

Hai là, Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về kế toán và kiểm toán, nhằm giúp cho các thành viên luôn được tiếp cận với các kiến thức mới để nâng cao trình độ.

Ba là, Ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp và xử lý những vi phạm điều lệ của các thành viên

Bốn là, Quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán bằng cách quy định những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các CTKT.

Năm là, Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ KTV hành nghề….

Tại Việt Nam, để tạo dựng Hội nghề nghiệp đảm trách chức năng quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, theo đề nghị của BTC, được phép của Bộ Nội vụ, ngày 15/4/2005, VACPA đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006. Ngày 14/07/2005, tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng BTC đã chính thức chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho VACPA. Hội hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết các KTV; duy trì, phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ và danh tiếng KTV, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm góp phần tăng cường quản lý kinh tế, tài chính cho các doanh nghiệp và đất nước; mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở các nước trong khu vực và thế giới.

Hiện nay, BTC đã chuyển giao chức năng kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp kiểm toán cho VACPA và VAA. Thay vì “bao sân” như trước, BTC sẽ chỉ là cơ quan quản lý và thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và người hành nghề kế toán. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và thành tựu trong công tác kiểm tra, có thể nhận thấy công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán vẫn còn khá nhiều tồn tại:

Một là, Nội dung kiểm tra chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức hành chính, như nặng về kiểm tra các loại giấy phép, chứng chỉ…;

Hai là, Việc kiểm tra chưa có tính chuyên nghiệp cao do những người thực hiện không chuyên sâu về nghề nghiệp;

Ba là, Quy trình và nội dung kiểm tra chưa nhất quán do chưa có văn bản về quy chế và quy trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán;

Bốn là, Việc kiểm tra có thể gây xung đột về lợi ích do trong thành phần đoàn kiểm tra có sự tham gia của các công ty cạnh tranh, hay có thể làm tiết lộ bí mật thông tin của khách hàng…

Phần 3: Một số giải pháp nhằm duy trì và cải thiện tính chuyên nghiệp trong KTĐL ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 36 - 39)