Các yếu tố duy trì tính chuyên nghiệp của KTĐL

Một phần của tài liệu Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Thứ nhất, Nhận thức của bản thân các KTV hành nghề: Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dẫn đến nhu cầu cần có một lực lượng KTV có đẳng cấp để có được những bản BCTC đáng tin cậy, minh bạch cho các nhà đầu tư và giới thương mại trên toàn cầu. Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế nước ngoài, trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV Việt Nam không phải là kém, bằng chứng là có rất nhiều KTV trẻ của chúng ta đã và đang được giao trọng trách ở các công ty đa quốc gia và các hãng kiểm toán lớn. Tuy nhiên do ngành kiểm toán tại nước ta còn khá non trẻ, chúng ta chưa thực sự có nhiều KTV có trình độ và kinh nghiệm quốc tế để có thể hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu của hội nhập. Các KTV Việt Nam đã và đang nhận thức được những cơ hội của bản thân, bởi vậy họ sẽ không ngừng tham gia các khoá học đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tham gia các hội thảo chuyên ngành,… hướng đến đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của khách hàng. Kiểm toán được thực hiện trực tiếp bởi các KTV, bởi vậy đây là yếu tố hết sức quan trọng để duy trì tính chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán ở nước ta.

Thứ hai, Chiến lược phát triển của các CTKT: Chúng ta đều biết rằng khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng minh chứng cho giá trị, tính vượt trội của thương hiệu kiểm toán. Một CTKT danh tiếng và có uy tín thì đương nhiên sẽ có nhiều lòng tin và sự lựa chọn của các nhà kinh doanh. Để giữ khách hàng, tạo cho khách hàng niềm tin tưởng đối với dịch vụ minh cung cấp, các CTKT cần không ngừng nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc về luật pháp và các chuẩn mực nghề nghiệp. Rõ ràng hiện nay ở Việt Nam, chiến lược phát triển của các CTKT đều nhắm đến mục tiêu tạo dựng uy tín, tăng năng lực cạnh tranh nhằm tăng thị phần kiểm toán. Để thực hiện

được mục tiêu đó, chính các CTKT sẽ cố gắng củng cố, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có các chính sách đãi ngộ nhân tài cũng như đào tạo, bồi dưỡng cho các nhân viên của mình. Đây là một yếu tố bền vững bởi vì việc duy trì tính chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán không phải do bị ép buộc phải tuân theo mà điều này xuất phát từ chính nhu cầu tồn tại và phát triển của các CTKT.

Thứ ba, Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật: Việc hoàn thiện, đổi mới hệ thống văn bản pháp luật là công việc mang tính tiền đề cho công cuộc đổi mới và cải cách đội ngũ kiểm toán Việt Nam, là những cơ sở pháp lý cơ bản để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kiểm toán. Trải qua hơn 17 năm, có thể nói hệ thống văn bản pháp luật quản lý lĩnh vực nghề nghiệp và dịch vụ kế toán - kiểm toán đã cơ bản được xây dựng từ không đến có, đáp ứng đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Trong lĩnh vực KTĐL đã có 3 Nghị định được ban hành, đầu tiên là Nghị định 07/CP, sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP còn có thêm Nghị định số 133/2005/NĐ-CP để bổ sung một số nội dung. Về mặt kỹ thuật, đã xây dựng và công bố 37 Chuẩn mực KTĐL, cụ thể hoá các nguyên tắc, phương pháp, thủ tục thực hiện trong quá trình kiểm toán dựa trên cơ sở Chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt đã ban hành được Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, theo quan niệm của quốc tế thì đây là Chuẩn mực về chất lượng, có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hoàn thiện hành lang pháp luật cho hoạt động KTĐL là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên, do hệ thống văn bản hiện hành cũng chỉ phù hợp trong một thời gian nhất định và cần phải tạo tiền đề cho việc tuân thủ các Chuẩn mực cũng như xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng của các KTV và CTKT.

Thứ tư, Hoạt động Hội nghề nghiệp: Ngày 15/4/2005, theo đề nghị của BTC, được phép của Bộ Nội vụ, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006. Ngày 14/07/2005, tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng BTC đã chính thức chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kiểm toán cho

Một phần của tài liệu Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 26 - 28)