Thực tế hoạt động của các CTKT

Một phần của tài liệu Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 28 - 33)

Thứ nhất, Mô hình CTKT độc lập: KTĐL ở Việt Nam hình thành từ năm 1991 với sự ra đời của hai CTKT đầu tiên có sở hữu vốn của Nhà nước. Sau đó là một số CTKT nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài với mô hình TNHH. Nhiều CTKT sở hữu tư nhân theo mô hình TNHH được thành lập sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Một số CTCP kiểm toán có sở hữu tư nhân cũng đã được thành lập từ mấy năm trước

đây theo nhu cầu hợp tác của các CTKT tư nhân. Trong xu thế chung về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các công ty thuộc BTC quản lý nói riêng, gần đây BTC đã cổ phần hóa 02 công ty, chuyển đổi 01 công ty thành công ty TNHH một thành viên. Tính đến nay đã có 105 công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế, gồm: 6 doanh nghiệp nhà nước, 66 công ty TNHH, 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 12 CTCP và 17 công ty hợp danh với 156 chi nhánh và văn phòng ở các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, với số lượng hơn 5.000 nhân viên.

Việc chuyển đổi mô hình quản lý (đối với các CTCP kiểm toán) và chuyển đổi sở hữu (đối với các CTCP kiểm toán có sở hữu của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước) được coi là một bắt buộc mang tính pháp lý. Đồng thời, đây cũng là một nhu cầu rất bức thiết của các công ty này vì yêu cầu của sự phát triển và vì yêu cầu của việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh. Việc chuyển đổi này là theo thông lệ và xu thế tất yếu phát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán trên thế giới. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này. Dù các quy định này được ban hành hơi chậm, nhưng các CTKT của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi, và coi việc chuyển đổi này như là một trong những cơ hội tốt để các công ty tiếp tục phát triển và thành công. Một vấn đề nữa là theo cam kết gia nhập WTO và với chiến lược sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, không thể có sự tiếp tục tồn tại các CTKT có sở hữu Nhà nước. Thêm nữa, các Tổ chức tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê các CTKT danh tiếng, có chất lượng đã được khẳng định và đặc biệt là phải có tính độc lập, minh bạch rất cao để kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của Công ty mẹ cũng như của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Đối với các CTKT có sở hữu vốn của nhà nước, việc chuyển đổi sở hữu còn có tác động tích cực và mạnh mẽ trên một số mặt quan trọng sau:

Một là, Chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên - không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương; không bị trừ quỹ lương theo cơ chế “Lợi

nhuận năm sau phải cao hơn năm trước và không được thấp hơn lợi nhuận kế hoạch”. Điều này thực sự quan trong vì nó cho phép các công ty được trả lương cao để thu hút các nhân viên giỏi, đồng thời cho phép công ty chủ động đầu tư chi phí vào đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ;

Hai là, Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám đốc trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với trách nhiệm vật chất;

Ba là, Các thành viên của Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi cũng phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về diều hành và kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển công ty cao hơn;

Bốn là, Giải quyết hoàn toàn tính độc lập nghề nghiệp do ảnh hưởng bởi sở hữu Nhà nước.

Việc chuyển đổi loại hình sở hữu của các doanh nghiệp kiểm toán hiện nay dù có nhiều khó khăn nhưng được đánh giá là một bước tiến quan trọng cho mỗi công ty và cho sự phát triển chung của nghề kiểm toán tại Việt Nam. Việc chuyển đổi này sẽ làm tăng thêm tính độc lập, khách quan, minh bạch và đáp ứng yêu cầu đổi mới của pháp luật kiểm toán cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, Đội ngũ KTV hành nghề: Số lượng KTV chuyên nghiệp tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số nhân viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã thành thục hơn nhiều. Nhiều KTV am hiểu luật pháp, chuẩn mực nghề nghiệp; ngoại ngữ, tin học… và không ít KTV có kiến thức và học vị quốc tế cao.

Nhu cầu kiểm toán hiện nay rất lớn nhưng nước ta mới có khoảng gần 900 KTV hành nghề có chứng chỉ KTV; trong đó chỉ khoảng 300 người có chứng chỉ KTV quốc tế. Điều chúng ta lo ngại nhất là trình độ KTV chưa

ngang tầm và chưa tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Thực tế doanh nghiệp kiểm toán trong nước thường ít có điều kiện tiếp nhận và triển khai các chuẩn mực quốc tế nên trình độ chuyên môn còn hạn chế, nhất là trong hoạt động kiểm toán BCTC; năng lực cạnh tranh thấp so với nước ngoài, hệ thống khách hàng còn ít... Từ thực tế trên, cho thấy công tác đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực nhân viên vẫn là yếu tố hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các CTKT. Theo định hướng phát triển ngành của BTC, từ nay đến năm 2010 phấn đấu có khoảng 3.000 nhân viên hoạt động trong ngành KTĐL là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp cũng cần tự nâng cấp đội ngũ theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tại Việt Nam, các quy định về đạo đức nghề nghiệp hiện hành được thể hiện chủ yếu trong Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ về KTĐL và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ban hành ngày 01/12/2005 theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, áp dụng cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán. Việc tồn tại song song hai loại quy định nói trên là phù hợp với thông lệ chung trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng vào thực tế hiện nay vẫn còn một số bất cập.

Trước hết, các quy định về đạo đức nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn mực, chưa có các hướng dẫn cụ thể. Bản thân một số nội dung trong chuẩn mực cũng còn nhiều điểm rất trừu tượng, do vậy, hạn chế về khả năng triển khai chúng trong thực tế. Các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, để có thể áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào thực tế, đều có các hướng dẫn chi tiết (các giải thích và hướng dẫn cụ thể về đạo đức). Chính vì vậy, việc đưa ra các hướng dẫn đối với Việt Nam rất quan trọng vì sẽ giúp các CTKT có thuận lợi hơn trong việc xây dựng chính sách đạo đức nghề nghiệp cho mình.

Tiếp nữa, khi nói đến đạo đức nghề nghiệp của KTV, nghĩa là không chỉ nói đến phẩm chất của một con người mà còn nói đến trình độ nghề

nghiệp và kinh nghiệp thực tế của người đó. Không thể chỉ sau một vài ngày ban hành văn bản quy định về đạo đức nghề nghiệp là họ sẽ thay đổi hẳn, mà cần cả một quá trình nâng dần lên. Ở các nước, KTV bắt buộc phải là hội viên của Hội nghề nghiệp thì mới được hành nghề. Còn ở Việt Nam, dù chưa phải như vậy nhưng trong trường hợp KTV chưa phải là hội viên của VACPA mà lại vi phạm pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp thì VACPA cũng sẽ có những biện pháp can thiệp nhất định. UBCK vừa có các quyết định không chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận năm 2009 đối với KTV Công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA) và Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC). Cụ thể, do vi phạm trong việc kiểm toán BCTC năm 2006, 2007 của CTCP Nồi hơi Việt Nam, KTV Bùi Thiện Tá của AVA không được UBCK chấp thuận tư cách KTV được chấp thuận năm 2009. Trong khi đó, với việc vi phạm trong việc kiểm toán BCTC năm 2006, 2007 của CTCP Sách và Thiết bị trường học Quảng Ninh, UBCK quyết định không chấp thuận tư cách KTV được chập thuận năm 2009 đối với KTV Lâm Quang Tú và KTV Trần Thị Phương Lan của AAC. Ngoài ra, UBCK còn yêu cầu các công ty này phải rà soát chấn chỉnh quy trình nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các CMKT và đảm bảo chất lượng của các báo cáo kiểm toán. Cũng liên quan đến vi phạm và sai sót trong quá trình kiểm toán BCTC năm 2005 và 2006 của CTCP Bông Bạch Tuyết, UBCK cũng vừa có quyết định không chấp thuận tư cách thành viên được chấp thuận 2 năm 2009 và 2010 đối với 2 KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) và 2 KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C).

Thứ ba, Các loại hình dịch vụ cung cấp: Dịch vụ kiểm toán và kế toán cung cấp bởi các CTKT đã không ngừng được đa dạng hoá theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ như: Kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dịch vụ kế toán; tư vấn quản lý, tài chính, thuế; tư vấn đầu tư, luật. Đối tượng khách hàng của các CTKT Việt Nam ngày càng đa dạng. Từ chỗ chỉ gồm

nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty niêm yết, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án quốc tế và các loại hình doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ chưa được chú ý nhiều. Hầu hết các công ty thường chỉ chú trọng đến dịch vụ kiểm toán BCTC, chiếm trên 60% tổng doanh thu, còn tư vấn thuế, tài chính chỉ chiếm 20%, tư vấn quản lý 14%, các dịch vụ khác không đáng kể. Chính điều này cũng làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thấp. Trong khoảng thời gian gần đây, trên thị trường, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá phí dịch vụ khá phổ biến. Theo VACPA, với mức phí bình quân 30 - 40 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán và doanh số bình quân dưới 150 triệu đồng/người/năm tại một số CTKT như vừa qua là thấp. Mức phí trung bình của các CTKT Việt Nam chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng một phần ba so với mức phí cùng loại của các công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam sợ mất khách hàng cho nên lệ thuộc nhiều vào giá dịch vụ và do đó, lệ thuộc cả chất lượng dịch vụ vào khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV. Một số công ty, do cạnh tranh giảm giá phí đã cắt giảm một số thủ tục, quy trình soát xét chất lượng kiểm toán nên chất lượng dịch vụ cung cấp giảm, hoặc còn những sai sót.

Một phần của tài liệu Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 28 - 33)