1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai

130 1,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 665 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh nguyễn thị thanh bình ngôn ngữ truyện ngắn ngôn ngữ truyện ngắn trần thùy mai trần thùy mai Chuyên ngành: lý luận ngôn ngữ M số: 60.22.01ã Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Nhã Bản Vinh - 2008 1 Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cám ơn các bậc Giáo s, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Nhã Bản, ngời đã tận tình hớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn những ngời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Vinh, tháng 12 năm 2008 Nguyễn Thị Thanh Bình 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của đề tài 6 6. Cấu trúc luận văn 7 NỘI DUNG 8 Chương 1: Giới thuyết chung quanh đề tài 8 1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn 8 8 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 8 3 1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn 11 1.2. Vài nét về tác giả, tác phẩm Trần Thùy Mai 17 1.3. Tiểu kết chương 1 24 Chương 2: Đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 25 2.1. Định nghĩa về từ 25 2.2. Lớp từ ngữ đậm chất Huế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 25 2.2.1. Lớp từ địa phương 28 2.2.2. Lớp từ chỉ địa danh 33 2.2.3. Lớp từ tôn giáo 39 2.3. Truyện ngắn Trần Thùy Mai sử dụng nhiều từ láy 45 2.3.1. Khái niệm về từ láy 45 2.3.2. Từ láy trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 48 2.4. Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 61 2.4.1. Vai trò ngữ nghĩa trong việc biểu đạt hình tượng nhân vật nữ 61 4 2.4.2. Vai trò ngữ nghĩa trong việc biểu đạt lớp nhân vật trí thức – nghệ sĩ 71 2.5. Tiểu kết chương 2 71 Chương 3: Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Trần Thùy Mai xét theo mục đích giao tiếp 80 3.1. Vấn đề phân loại câu theo mục đích giao tiếp 80 3.2. Thống kê, phân loại câu theo mục đích giao tiếp 80 3.3. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Trần Thùy Mai xét theo mục đích giao tiếp 82 3.3.1. Câu tường thuật 82 3.3.2. Câu nghi vấn 98 3.3.3. Câu cảm thán 108 3.3.4. Câu cầu khiến 111 3.4. Tiểu kết chương 3 116 KẾT LUẬN 118 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thập niên 90 của thế kỷ qua truyện ngắn được mùa, lên hương và khởi sắc. Làm nên diện mạo truyện ngắn hôm nay là thế hệ trẻ (chiếm 50% số tác giả dưới 40 tuổi trong đó 25% là cây bút nữ). Thể loại này đang thực sự bứt phá trên chặng đường mới và để lại những thành tựu lớn cho văn học Việt Nam. Trong sự vận động và phát triển của các thể loại văn học, cùng với sự thay đổi của lịch sử và nhu cầu của đời sống xã hội, truyện ngắn ở mỗi giai đoạn mang một âm hưởng riêng của thời đại. Các nhà phê bình cho rằng: “Văn học đương đại Việt Nam mang gương mặt nữ”. Các nhà văn nữ hiện nay tỏ ra sung sức, bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật, họ đã góp phần nâng cao chiều sâu nhận thức, chiều sâu thẩm mĩ và chiều sâu nghệ thuật cho thể loại này. Quả thật vậy, chưa bao giờ ta thấy sự nở rộ một loạt tên tuổi nữ được bạn đọc mến mộ: Y Ban, Nguyễn Minh Dậu, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn 6 Thị Ấm, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Trần Thanh Hà,… Đọc truyện ngắn các cây bút nữ ta thấy họ có cách viết mạnh mẽ, quyết đoán có khi đến lạnh lùng nhưng không hề có ẩn ý với cuộc sống, với con người dù có khi nó phạm sai lầm. Đó là tinh thần nhân bản của văn học hôm nay mà những cây bút nữ là những người nhạy cảm nhất. Có lẽ vì thế mà tác phẩm của họ đồng vọng được với cuộc sống, với thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi người một vẻ, không ai giống ai trong bút pháp thể hiện, nhưng họ lại có điểm chung ở lối viết “phá cách” rất tự do, khoáng đạt và uyển chuyển, linh hoạt. Trần Thùy Mai thuộc thế hệ thứ hai của truyện ngắn Việt Nam hiện đại, đây có thể xem là cây bút sung sức, giàu trải nghiệm trong nhận thức hiện thực đời sống và sáng tạo nghệ thuật, nhưng cũng chưa gọi gì là đóng góp lớn, cũng như chưa hình thành một phong cách rõ rệt. Bùi Việt Thắng nhận xét: “Họ chưa đủ điều kiện, nghĩa là chưa chín một phong cách rõ nét nhưng những cá tính sáng tạo đã bộc lộ sự mạnh mẽ, khao khát tìm tòi cái mới. Với họ chúng ta cần bình tĩnh hơn trong đánh giá và cả sự độ lượng đối với họ trong những tìm tòi mới” [20] Đối với Trần Thùy Mai, chị xem chuyện viết, sáng tác như là lẽ sống, như khí trời, như một tình yêu đích thực…, chị viết với cả niềm khát khao, bởi vì “nhờ viết mà cuộc đời tôi được mở rộng. Tôi vượt qua được giới hạn chật hẹp của chính mình”. Trần Thùy Mai là một tác giả được đánh giá “Là cây bút giàu nữ tính nhất hiện nay trong làng truyện ngắn Việt Nam” [20, tr 74]. Hơn 20 năm cầm bút, Trần Thùy Mai đã cho ra đời 7 tập truyện ngắn, với cái “không khí” văn chương đằm thắm, tinh tế giàu chất Huế Trần Thùy Mai đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của người đọc và giới nghiên cứu phê bình. Đặc biệt: Thị trấn hoa Quỳ vàng (1998), Thập tự hoa (2002), Quỷ trong trăng (2004) đã được các giải thưởng cao của hội nhà văn Việt Nam. 7 Truyện ngắn Trần Thùy Mai là một thế giới bao dung, nhân ái giữa người với người, đó là những hạnh phúc ngọt ngào và “man trá” của cuộc đời. Chuyện của chị là những lo toan, dằn vặt của cuộc sống đời thường, là những mâu thuẫn giữa giới hạn của thực tại và khát vọng vô bờ, là những rung cảm sâu sắc và lãng mạn của tình yêu, trải qua mọi khổ đau con người vẫn giữ được niềm tin và tình yêu để độ lượng và nhân ái với nhau trong cuộc đời. Với đề tài “Ngôn ngữ truyện ngắn Trần Thùy Mai” chúng tôi hi vọng góp thêm tiếng nói về cây bút truyện ngắn trẻ này với mục đích cuối cùng không gì hơn là tìm ra các giá trị đóng góp của truyện ngắn Trần Thùy Mai đối với nền truyện ngắn Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn là một thể loại có sức thu hút lớn đối với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng như giới độc giả trong mọi giai đoạn phát triển của văn học. Các nhà phê bình, nghiên cứu đã có những khám phá, nhận định đa chiều về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại. Nét đặc biệt của truyện ngắn hôm nay, đó là sự xuất hiện đông đảo và tự tin, sự chín chắn đến già dặn của đội ngũ các cây bút nữ. Các tác giả nữ đã tỏ ra khá chắc tay, họ đã đem đến cho văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng một sinh khí mới rất cần thiết để thể hiện bề sâu, bề sau của cuộc sống, con người hôm nay. Một nhà văn nữ đã nói: “ Cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có chung tần số với cảm xúc nữ tính: sự sáng lóe, sự thất thường, tính thời khắc, sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng ….”. Nhà phê bình Trương Đăng Dung đã đánh giá: “Đây là một hiện tượng tốt đẹp, đánh dấu một phương diện phát triển của văn học thế kỷ này trên đất nước ta, và đã thu hút được sự chú ý của các nhà phê bình”. Tác giả nhận định: “Đã đến lúc trên bình diện lí thuyết phải đặt vấn đề tìm hiểu những đặc điểm của nữ văn sĩ với tất cả mặt mạnh, mặt yếu của nó để góp phần thúc đẩy việc 8 bồi dưỡng và phát triển lực lượng sáng tác của nửa phần dân tộc và nhân loại này” [4]. Khi đánh giá những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Bích Thu cũng đã cho rằng: “Một số cây bút nữ đã góp phần làm nên sự đa dạng của truyện ngắn sau 1975 bằng năng lực biểu cảm của cuộc sống qua thế giới tâm hồn, theo dòng tâm trạng của nhân vật”. Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “ Truyện ngắn hôm nay đang phát triển mạnh, trong đó có sự mạnh lên của phái yếu và lực lượng sáng tác truyện ngắn trẻ hôm nay chiếm 75% là nữ”. Tác giả cho rằng: Một trong những “nốt nhấn” của truyện ngắn đương đại Việt Nam đó là “tính nữ” của văn học, là “văn học đương đại Việt Nam mang gương mặt nữ” mà ở đó “mỗi tác phẩm được viết ra như là sự vắt kiệt của nhà văn”, “là sự dâng hiến – dâng hiến cái đẹp cho cuộc sống”. Cuộc sống hôm nay còn nhiều vấn đề phức tạp, những thay đổi vô hình, và truyện ngắn nữ đã bám sát được những thay đổi đó. Sau những bức xúc về thế thái nhân tình, là niềm tin mãnh liệt vào con người, cuộc sống, là những khát khao về tương lai tươi sáng hơn. Đây chính là thiên tính nữ. Như vậy, các tác giả đã phác họa được phần nào sự phát triển mãnh mẽ của lực lượng sáng tác nữ với sự thấu hiểu, thái độ cảm phục và niềm tin với họ khi hướng cái nhìn về tương lai của văn học dân tộc. Là một cây bút nữ, phải khẳng định rằng, Trần Thùy Mai là một hiện tượng trong đội ngũ sáng tác truyện ngắn hiện nay. Miệt mài, say mê với nghiệp văn và trở thành cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của chị đã vượt ra ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạn đọc trong cả nước. Những tập truyện ngắn của chị như: Bài thơ về biển khơi, Thị trấn hoa quỳ vàng, Trò chơi cấm, Quỷ trong trăng, Thập tự hoa, Đêm tái sinh,Chiếc nhẫn ngọc lục bảo, Mưa ở Strasboug…là “những dấu son đỏ của văn giới thừa 9 nhận tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quốc gia của cây bút nữ [20, tr 72]. Văn của Trần Thùy Mai nhẹ nhàng như lời tâm sự, thì thầm thấm sâu vào tâm hồn người đọc qua cách mô tả, và ngôn ngữ trong suốt như sự hòa quyện của nhạc và thơ, là khát vọng của con người vượt qua hệ lụy cuộc đời nghiệt ngã để đi tìm hạnh phúc chân chính với những ước mơ nhân ái. Cảm nhận về truyện ngắn Trần Thùy Mai, tác giả Hồ Thế Hà nhận xét: “Giọng văn tâm tình, mềm mại gắn với những phản ứng tâm thức kín đáo của nhân vật đã tạo nên giá trị nhân bản của truyện ngắn Trần Thùy Mai. Đó là nét làm nên sức hấp dẫn của nhà văn mang đậm bản sắc Huế”, “Giọng văn thủ thỉ tâm tình và thấm đẫm chất thơ, quyến rũ bởi chất huyền thoại”. Đó là “thời gian, không gian khát vọng được miêu tả bằng bút pháp huyền thoại, truyện ngắn Trần Thùy Mai mang đậm “tính triết lý – triết lí về cuộc sống của con người hiện đại”. Trần Thùy Mai thành công khi viết về phụ nữ, đó là sự hóa thân của tác giả khi miêu tả thế giới tâm hồn, tính cách và những khát vọng của phụ nữ. Nhân vật nữ của Trần Thùy Mai sâu sắc, có một cuộc sống nội tâm phong phú, đa cảm với những ước mơ cháy bỏng về tình yêu, con người và cuộc đời như chính tác giả. Trong các trang viết của chị thì nỗi buồn, nỗi đau nhân thế luôn được nhìn ở khía cạnh tinh tế và rất phụ nữ, có lúc bùng nổ gắt gao nhưng thường được dồn nén vào sâu bên trong. Nhân vật trong tác phẩm Trần Thùy Mai thường dự cảm rất mong manh về hạnh phúc, nên cảm xúc khi đọc tác phẩm thường đưa lại cho người đọc là niềm tin vào con người, vào cuộc sống với một tâm hồn tha thiết sống, tha thiết yêu. Hồ Thế Hà khẳng định: “Trần Thùy Mai là một trong rất ít những cây bút văn xuôi của Huế và cả nước được mọi người chú ý, hy vọng”. Đây như là một nét hấp dẫn mà chúng tôi muốn tìm kiếm, khám phá cây bút nữ tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay. 10 . thanh bình ngôn ngữ truyện ngắn ngôn ngữ truyện ngắn trần thùy mai trần thùy mai Chuyên ngành: lý luận ngôn ngữ M số: 60.22.01ã Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời. trị về truyện ngắn Trần Thùy Mai trên bình diện văn học, nên chúng tôi thấy cần thiết phải tìm hiểu truyện ngắn Trần Thùy Mai trên bình diện ngôn ngữ để

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kờ - Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai
Bảng th ống kờ (Trang 34)
Bảng thống kờ - Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai
Bảng th ống kờ (Trang 40)
Bảng thống kê - Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai
Bảng th ống kê (Trang 40)
Bảng thống kờ - Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai
Bảng th ống kờ (Trang 45)
Bảng thống kê - Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai
Bảng th ống kê (Trang 45)
Bảng phõn loại cõu theo mục đớch giao tiếp Tỏc phẩmTổng số  - Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai
Bảng ph õn loại cõu theo mục đớch giao tiếp Tỏc phẩmTổng số (Trang 86)
Bảng phân loại câu theo mục đích giao tiếp Tác phẩm Tổng số - Luận văn ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai
Bảng ph ân loại câu theo mục đích giao tiếp Tác phẩm Tổng số (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w