1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ

119 722 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 882,62 KB

Nội dung

Chọn hướng nghiên cứu tiếp cận truyện ngắn của ba tác giả nữ tiêu biểu của văn học đương đại, người viết hy vọng có thể hiểu hơn về phong cách của các nhà văn nữ, đánh giá những đóng góp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HUỆ

ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN

TRẦN THÙY MAI, Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HUỆ

ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN

TRẦN THÙY MAI, Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân và sâu sắc nhất của mình tới PGS – TS Lưu Khánh Thơ, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời gian vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Thị Huệ

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

2.1 Nghiên cứu về đề tài gia đình 3

2.2 Nghiên cứu về truyện ngắn của ba tác giả 4

2.2.1 Trần Thùy Mai 4

2.2.2 Y Ban 5

2.2.3 Nguyễn Thị Thu Huệ 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng: Các truyện ngắn của ba tác giả 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Cấu trúc của luận văn 7

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ (TRẦN THÙY MAI, Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ) TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9

1.1 Truyện ngắn ba tác giả trong dòng chảy truyện ngắn thời kỳ Đổi mới 9

1.1.1 Diện mạo truyện ngắn thời kỳ Đổi mới 9

1.1.2 Khái quát về ba tác giả Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ 12

1.2 Sự thể hiện đề tài gia đình trong văn học Việt Nam đương đại 20

1.2.1.Gia đình và mối quan hệ gia đình - xã hội 20

1.2.2 Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam 25

Trang 5

CHƯƠNG 2: GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI QUA CÁI NHÌN MANG MÀU SẮC

NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ 36

2.1 Vấn đề nữ quyền và ý thức nữ quyền trong sáng tác của Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ 36

2.1.1 Vấn đề nữ quyền và văn học nữ quyền 36

2.1.2 Ý thức nữ quyền trong quan niệm sáng tác của Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ 41

2.2 Các cấp độ biểu hiện đề tài gia đình trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ 48

2.2.1 Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn ba tác giả 48

2.2.2 Nhân vật nam trong truyện ngắn ba tác giả 73

2.2.3 Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn ba tác giả 78

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 85

3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý 85

3.2 Ngôn ngữ 88

3.2.1 Ngôn ngữ đời sống 88

3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại 91

3.2.3 Ngôn ngữ đối thoại 96

3.3 Giọng điệu 99

3.3.1 Giọng trữ tình sâu lắng 100

3.3.2 Giọng xót xa, ngậm ngùi 104

3.3.3 Giọng mỉa mai, châm biếm 106

PHẦN KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đại thắng mùa xuân 1975 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, là mốc son đánh dấu những bước chuyển mình sâu sắc của nền văn học Việt Nam Với vai trò là tấm gương phản ánh cuộc sống, là người thư ký trung thành của thời đại, từ đây, văn học không ngừng vận động và phát triển trong mối liên hệ tương tác vô cùng phức tạp với muôn vàn hiện tượng xã hội khác Đặc điểm nổi bật trong văn học Việt Nam sau 1975 là sự đổi mới về tư duy Nếu trong 5 năm đầu tiên (thời kỳ từ 1975 đến đầu những năm 1980) cảm hứng sử thi vẫn giữ một vai trò quan trọng thì từ những năm 1980 tư duy tiểu

thuyết lại chiếm ưu thế với khuynh hướng thế sự, đời tư Bên cạnh đề tài

chiến tranh, văn học đi sâu phản ánh đời sống của cái tôi cá nhân Con người được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức

và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát Con người được nhìn nhận ở góc độ có tính cách, có cá tính và có số phận riêng tư Trong làn gió chung ấy, đời sống, cảm xúc và những khát vọng của người phụ nữ cũng được văn học đề cập một

cách đa dạng và phong phú

Hơn nữa, trong nền văn học hiện đại Việt Nam, nhất là sau năm 1986, truyện ngắn có sự bùng nổ cả về số lượng lẫn chất lượng Bên cạnh những gương mặt kỳ cựu như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng phải kể đến sự góp mặt của các nhà văn trẻ, đặc biệt là các nữ nhà văn như: Trần Thùy Mai, Võ Thị Hảo, Y Ban, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh Chưa bao giờ người ta thấy sự xuất hiện của nhiều nhà văn nữ đến vậy Những sáng tác của họ đã góp phần đem lại diện mạo tươi mới cho nền văn học Việt Nam đương đại Các nhà văn nữ, với sự tinh tế,

Trang 7

nhạy cảm của mình, đã nhận ra những biến đổi của bản thân mình cũng như của gia đình trước tác động từ xã hội Họ đã nói lên được những tâm tư tình cảm của chính mình đồng thời thể hiện niềm thương cảm sâu sắc với những

khát vọng rất thực của những người đồng giới

Chọn hướng nghiên cứu tiếp cận truyện ngắn của ba tác giả nữ tiêu biểu của văn học đương đại, người viết hy vọng có thể hiểu hơn về phong cách của các nhà văn nữ, đánh giá những đóng góp của họ để từ đó có cái nhìn đa diện

hơn về văn học đương đại Việt Nam

Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong cảm thức của mỗi người dân đất Việt Bởi vậy, nó trở thành mảnh đất màu mỡ để các nhà văn gửi gắm những quan niệm nhân sinh Ngay từ những năm ba mươi của thế kỉ XX các nhà văn của Tự lực Văn đoàn đã chú ý đến đề tài này Gia đình được nhìn nhận ở khía cạnh là cuộc đấu tranh giải phóng cái tôi cá nhân, đấu tranh cho

tự do hôn nhân để giành quyền sống cho người phụ nữ, chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến Sang đến giai đoạn 1945 -1975 vận mệnh dân tộc trở thành mối quan tâm đặc biệt nên những vấn đề về gia đình lại lắng xuống Sau năm 1986, bên cạnh đề tài lịch sử, gia đình lại trở thành mối quan tâm của các văn nghệ sĩ Đằng sau câu chữ lạnh lùng dửng dưng, người đọc cảm nhận sâu sắc sự xót xa ngậm ngùi của các nhà văn trước những biến đổi của gia đình Đặc biệt trong những năm gần đây, gia đình và những đổi thay của nó trước làn gió của thời đại trở thành vấn đề được quan tâm hơn hết trong xã hội

Xây dựng luận văn với nhan đề : Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ; người viết hy vọng đi sâu tìm hiểu

những biến đổi trong gia đình hiện đại qua cái nhìn mang mầu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả Chúng ta có thể nhận thấy những nét tương đồng cũng như riêng biệt trong việc phản ánh về cùng một đề tài của ba nữ nhà văn

Trang 8

Những tương đồng chính là sự gặp gỡ của những tư tưởng gần gũi nhau, nét khác biệt chính là sự đóng góp làm nên cái tôi rất riêng trong phong cách của

họ Đặc biệt trong luận văn này, người viết muốn tập trung vào những tâm tư, cảm xúc, khát vọng của người phụ nữ để thấy được đóng góp của các nhà văn trong việc bảo vệ nữ quyền Đây cũng là vấn đề bức thiết trong xã hội

2.1 Nghiên cứu về đề tài gia đình

Đối với mỗi con người, mỗi xã hội, nhất là xã hội phương Đông, gia đình có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng Tuy nhiên người ta cũng xót xa khi chứng kiến những đổi thay không mong muốn của nó trong cuộc sống kinh tế thị trường Đã có không ít những bài báo, tạp chí, các bài nghiên cứu

đề cập về vấn đề này Trong số đó có thể kể đến những bài: Gia đình việt Nam hiện nay: Truyền thống hay hiện đại (Tamvocviet.vn), Gia đình Việt Nam trong cơn bão của thời đại (Nguyễn Hồng Mai – Tạp chí nghiên cứu văn hóa Đại học Văn Hóa Hà Nội), Cấu trúc gia đình Việt Nam: Thay đổi chưa từng có (Tuổi trẻ online), Sự biến động của cuộc sống trong gia đình hiện đại, Điều đáng lo ngại trong nhiều gia đình hiện nay ở thành thị (Trường Giang – Khoa học và phát triển), Mái nhà giữa cơn giông thời hiện đại

Trang 9

(Nguyễn Hoàng Đức – Vietnamnet)… Mùa lá rụng trong vườn và những vấn

đề của đời sống gia đình hôm nay (Nguyễn Bảo Hưng –

Vietnamthuquan.net)…

2.2 Nghiên cứu về truyện ngắn của ba tác giả

Xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau và mỗi người một phong cách nhưng Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ là ba tác giả có những đóng góp đáng kể cho nền văn học đương đại Trong số các sáng tác của họ

có nhiều truyện ngắn được chuyển thành phim và tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả không chỉ Việt Nam mà cả ở thế giới Đã có nhiều bài viết, luận văn tìm hiểu về truyện ngắn của ba tác giả, tuy nhiên mới chỉ khai thác trên các phương diện: thế giới nhân vật nữ, thế giới nghệ thuật… Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài gia đình trong truyện ngắn cả ba tác giả Cụ thể:

2.2.1 Trần Thùy Mai

Vượt qua ranh giới của thời gian, không gian, truyện Trần Thùy Mai đi vào lòng người nhẹ nhàng mà sâu sắc Trên các tạp chí, các báo có nhiều cảm nhận và kiến giải về các vấn đề được đặt ra trong sáng tác của chị

Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn hôm nay đã đánh giá Trần Thùy Mai

là “cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn” Lê Mỹ Ý trong một bài báo

đăng trên Người đương thời số tháng 5-2007 khẳng định: “Từ tập truyện đầu

tiên cho tới bây giờ, chị Mai bao giờ cũng giữ được cho mình một giọng văn, ngôn ngữ, phong cách trong sáng Trong sáng đến mức luôn có cảm giác như chị là người luôn đam mê, đắm đuối và đuổi theo một thứ ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời” Đi tìm sức hấp dẫn của truyện Trần Thùy Mai, Hoàng Nguyên Vũ cho rằng: “Những trang viết của Trần Thùy Mai chứa đựng những cuộc đời nhỏ, có cuộc đời thoáng qua, có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút, có cuộc đời trong những giấc mơ miên viễn” Tác giả Lý Hạnh trong bài đăng trên báo

Trang 10

Công an nhân dân số tháng 3-2008 lại quan tâm đến tình yêu trong truyện

Trần Thùy Mai Theo Lý Hạnh: Trần Thùy Mai viết về tình yêu không phải

để câu khách Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo điện tử Có thể kể đến

như: Trần Thùy Mai nối dài cuộc sống từ các nhân vật (Vnexpress), Trần Thùy Mai lặng lẽ với văn chương (Vnexpress), Trần Thùy Mai viết văn là một cách thương yêu (Tuổi trẻ online), Trần Thùy Mai viết về tình yêu (Lý Hạnh – Công an nhân dân), Truyện ngắn Trần Thùy Mai – hành trình đi tìm hạnh phúc ảo (Lê Thị Hường – Văn nghệ Đà Nẵng), Nhà văn Trần Thùy Mai: Lánh cuộc đua “hàng hót” (Mai Hoàng – An ninh Thủ đô), Nhà văn Trần Thùy Mai: “Tôi chẳng làm được gì nếu không được yêu”, (Tạp chí Người đẹp Việt Nam, 2004), Trần Thùy Mai và những bi kịch của người phụ nữ (Tạp chí

Kiến thức gia đình, 2002)

Các nhận xét đã ít nhiều đề cập đến thế giới nội dung và nghệ thuật của truyện Trần Thùy Mai nhưng chưa chú ý đến những biểu hiện của đề tài gia đình

2.2.2 Y Ban

Y Ban được bạn đọc và giới phê bình chú ý từ khi Bức thư gửi mẹ Âu Cơ

đoạt giải cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989 – 1990)

Đã có nhiều bài viết về văn của chị, thậm chí có những ý kiến trái chiều nhau

Đáng lưu ý là nhận xét của tác giả Hoàng Tố Mai trong Y Ban – Hành trình đến tận cùng thế tục: “Tác phẩm của Y Ban tràn ngập những chi tiết cực kì ấn

tượng thể hiện một số vốn sống vô cùng phong phú và đặc biệt”, “Gu thẩm mĩ của Y Ban cũng khác lạ Có lẽ với tác giả này cái Đẹp không chỉ là cái mĩ miều, đôi khi nó là sự khơi gợi, ám ảnh khiến con người ta hưng phấn, lặng

im sững sờ thậm chí là sốc nữa” Trên diễn đàn văn hóa học (www.vanhoahoc.edu.vn) tác giả Mỹ Linh có viết: “Yếu tố tình dục, những câu chuyện tình dục như Y Ban miêu tả cũng có thể hiện hữu trong mỗi

Trang 11

người, chỉ có điều lâu nay phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc lâu nay không quen nói ra” Ngoài ra còn nhiều bài báo và tạp chí

viết về Y Ban Có thể kể đến: Khi người ta trẻ (Bùi Việt Thắng), Báo cáo kết quả cuộc thi văn xuôi về đề tài Hà Nội (Hoàng Ngọc Hà), Một giọng nữ trầm trong văn chương (Bùi Việt Thắng), Y Ban và những thân phận đàn bà (Xuân Cang), Đọc truyện ngắn Y Ban Y Ban - hành trình đến tận cùng thế tục (Hoàng Tố Mai - www vietimes vietnamnet.vn), Y Ban: Bốp chát và nữ tính (Hòa Bình – tienphong.vn), Y Ban không thấy nhục cảm là phi đạo đức ( Tú Cầu – Giadinh.net.vn), Y Ban “Cũng có lúc khóc rú lên một mình” (Hà Linh – Vnexpress.net), Nhà văn Y Ban: “Chỉ cầu mong hai chữ bình an” (Vân Quế - Phapluattp.vn)… Ngoài ra tại hội thảo khoa học Mười truyện ngắn hay báo Văn nghệ 1998 do Trường đại học Hồng Đức tổ chức, truyện ngắn Sau chớp là dông bão của Y Ban được nhiều nhà giáo và sinh

viên quan tâm đưa ra ý kiến đánh giá

Có những ý kiến trái chiều về truyện của Y Ban song chiếm ưu thế vẫn

là xu hướng nhìn nhận về tác phẩm của Y Ban một cách khách quan, tìm thấy

ở đó nhiều tầng giá trị tốt đẹp Phần ít còn lại là những phê phán nhiều khi mang tính phiến diện, chủ quan

2.2.3 Nguyễn Thị Thu Huệ

Tạo ấn tượng và có sức hấp dẫn với người đọc ở giọng văn lạnh lùng nhưng chất chứa bao niềm cảm thương cho những thân phận người, Nguyễn Thị Thu Huệ trở thành hiện tượng văn học được yêu mến Đã có nhiều ý kiến

về truyện ngắn của chị Bùi Việt Thắng trong Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút trẻ thật tinh tế khi đưa ra cảm nhận: “Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn

rộng rãi người đọc trước hết vì giàu chất đời” và “Những truyện hay của Thu Huệ là nhờ người viết bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng, để tìm tới cái gì đó cao hơn của con người, đó là đời sống tâm hồn vốn rất không rõ

Trang 12

ràng, mạch lạc, vốn bí ẩn khó giải thích rạch ròi bằng lí trí” Đặc biệt, tác giả

đã nhận ra “Thu Huệ quan tâm đến gia đình trong xã hội hiện đại đang tồn tại

và tan rã như thế nào, bởi những nguyên nhân nào” Ngoài ra còn nhiều bài

viết về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên các báo, tạp chí: Nguyễn Thị Thu Huệ - Người tốt đang co ro (Nguyễn Xuân Thủy – Vnexpress), Nguyễn Thị Thu Huệ - Nhà văn của nồng ấm tình yêu ( Nguyên Hương – Quân đội nhân dân), Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Lạnh lùng câu chữ, xa xót tâm can

(Dương Thị Thùy Chi)…Nhìn chung, các bài viết đều đánh giá cao Nguyễn Thị Thu Huệ, đặc biệt ở khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc, có giọng điệu riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng: Các truyện ngắn của ba tác giả

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Người viết tập trung khai thác các truyện ngắn thể hiện nổi bật, độc đáo

đề tài gia đình (qua cái nhìn mang mầu sắc nữ quyền) trong các tập truyện ngắn của ba tác giả

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: lịch sử - xã hội, so sánh đối chiếu, thống kê phân loại, phân tích tổng hợp

5 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung phần kết luận và tài liệu tham khảo

Phần nội dung được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Truyện ngắn ba tác giả (Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ) trong dòng chảy truyện ngắn thời kỳ đổi mới và sự thể hiện đề tài gia đình trong văn học Việt Nam đương đại

Trang 13

Chương 2: Gia đình hiện đại qua cái nhìn mang mầu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả

Chương 3: Một số phương thức biểu hiện đặc sắc

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ (TRẦN THÙY MAI,

Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ) TRONG DÒNG CHẢY

TRUYỆN NGẮN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Truyện ngắn ba tác giả trong dòng chảy truyện ngắn thời kỳ đổi mới

1.1.1 Diện mạo truyện ngắn thời kỳ Đổi mới

1.1.1.1 Những vấn đề chung của văn học thời kỳ Đổi mới

Đại hội Đảng VI năm 1986 đã chỉ ra đường lối đổi mới cả về chính trị lẫn văn hóa xã hội Nhờ thực hiện chủ trương đó, xã hội ta có những chuyển biến sâu sắc trên mọi phương diện: sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đã và đang đươc đẩy nhanh tốc độ phát triển, việc giao lưu mở rộng hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới được đặc biệt chú ý Xã hội đổi thay có nhiều tác động đến văn học Đó là sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của người đọc cũng như người sáng tác

Có thể nói từ sau năm 1986, văn học đã thật sự bước vào công cuộc “cởi trói”, “lột xác” để phù hợp hoàn cảnh mới Đó là sự mở rộng về đề tài Bên cạnh cảm hứng sử thi, văn học đã xuất hiện và chứng kiến sự lên ngôi của cảm hứng đời tư – thế sự Cuộc sống được nhìn nhận ở nhiều chiều, nhiều phương diện khác nhau Cuộc sống không giản đơn mầu hồng như cách nhìn trước đây nữa Những góc khuất trong tâm hồn con người được soi chiếu ở nhiều góc độ Con người được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện

và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống

tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường Nếu trước đây cách nhìn của các nhà văn trước các vấn đề thường là đơn chiều rạch ròi:

Trang 15

thiện - ác, địch - ta, cao cả - thấp hèn thì bây giờ cái nhìn đa chiều, đa diện, phức tạp hơn

1.1.1.2 Đội ngũ các cây bút nữ thời kỳ Đổi mới

Giai đoạn này có khá nhiều bài phỏng vấn, những bài đánh giá, bình luận

về các cây bút nữ (Văn xuôi phái đẹp - Bích Thu; Khi người ta trẻ I, khi người

ta trẻ II - Bùi Việt Thắng; Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ - Phương Lựu; Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ - Lê Thị Hương Thủy; Văn chương nữ giới- một cách thể hiện ở đời - Huỳnh Như Phương…) và còn rất nhiều những bài báo nhận định riêng về mỗi tác giả

Sự thay đổi trong quan niệm xã hội khiến người phụ nữ ngày càng có vị thế Có thể nhận thấy một điều trong văn học Việt Nam, sự xuất hiện và những đóng góp của các nữ văn sĩ đã khiến cho bức tranh văn học phong phú sắc mầu Nếu trong văn học trung đại và văn học hiện đại những năm 1930-

1945 chỉ có vài gương mặt thì đến giai đoạn 1945-1975 số lượng các nữ văn

sĩ tăng lên đáng kể Đặc biệt, những năm sau đổi mới (1986) đến nay có 75% người viết truyện ngắn là nữ (như thống kê của tác giả Bùi Việt Thắng) với sự góp mặt của những tên tuổi quen thuộc: Trần Thùy Mai, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Ấm, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Bởi vậy nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã rất có lý khi gọi văn học đương đại là nền văn học “mang gương mặt nữ” Hầu hết trong số họ dù xuất hiện trên văn đàn từ những năm

80, 90 của thế kỷ trước hay mới xuất hiện đầu thế kỷ này thì điểm chung dễ nhận thấy đều là sự bền bỉ, dẻo dai, nhiệt huyết say mê khám phá cuộc sống Chính vì vậy, đời sống và những cung bậc cảm xúc, những góc khuất trong tâm hồn con người, nhất là của người phụ nữ hiện lên đa sắc và gợi lên cho người đọc nhiều suy ngẫm Với lợi thế về giới của mình, các nhà văn nữ đã

Trang 16

mạnh dạn viết về những vấn đề nhạy cảm của riêng mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của người phụ nữ, như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết: “Hình như do sự nhạy cảm của riêng mình, người phụ nữ bắt mạch với thời đại nhanh hơn nam giới Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có: tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không

ai bằng, mà nhỏ nhen chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng – từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [34]

Họ viết nhiều Nổi lên trong sáng tác của các nhà văn nữ thời kỳ này là những vang hưởng của cuộc sống thời đại Những chuyện tưởng chừng vặt vãnh của cuộc sống đi vào văn chương tự nhiên mà không kém phần sâu sắc Đó là những vật lộn mưu sinh của con người, sự tráo trở của lòng người, sức mạnh của đồng tiền, guồng quay chóng mặt của cuộc sống thời kinh tế thị trường khiến cha mẹ không còn thời gian quan tâm đến con cái… Ngồn ngộn chất liệu của hiện thực không thiếu những cái chao chát, nhưng dường như cái bản chất nữ tính đa cảm khiến những trang viết về tình yêu đằm sâu, như làn nước tưới mát tâm hồn kéo con người khỏi sa mạc của sự cằn cỗi Trong thế giới nhân vật phong phú, dường như nữ nhân vật nhận được sự ưu ái đặc biệt của các nhà văn Họ với những hoàn cảnh, những thân phận và tính cách cá biệt nhưng hầu hết đều là những người đàn bà bất hạnh Có khi họ là những người phụ nữ quyết liệt đầy bản lĩnh dám sống thật với những rung cảm của lòng mình, là những người muốn trốn chạy khỏi cô đơn của hiện tại bằng những hoài niệm

và tiếc nuối quá khứ… Một tình yêu trọn vẹn, một hạnh phúc gia đình luôn là niềm khát vọng và mong mỏi cháy bỏng trong lòng Mặc dù vậy, trong sáng tác của các nữ nhà văn hôm nay vẫn còn những hạn chế nhất định về nội dung lẫn hình thức: họ quan tâm chuyện nhiều hơn văn, có nguy cơ lặp lại chính mình… Tuy nhiên, không thể không ghi nhận những nỗ lực, những thành công và vị trí của họ trên văn đàn

Trang 17

1.1.2 Khái quát về ba tác giả Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ

1.1.2.1 Trần Thùy Mai

Khi nghĩ đến Trần Thùy Mai, nhìn những bức ảnh và đọc những truyện ngắn của chị, bên tai tôi như văng vẳng câu thơ “người thơ phong vận như thơ ấy”, dù chị là cây bút chuyên về truyện ngắn Có lẽ nụ cười hồn hậu, gương mặt thanh tú với lúm đồng tiền duyên duyên là điều tạo nên ấn tượng đẹp của bất cứ ai gặp hay thậm chí chỉ nhìn qua ảnh của chị Sự nhẹ nhàng, tinh tế thấm đượm trong những trang văn ấy có lẽ phần nào chịu ảnh hưởng của mảnh đất mà chị sinh ra và lớn lên

Trần Thùy Mai tuổi Giáp Ngọ (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1954), quê ở Huế, nhưng sinh ra ở Hội An, về Huế khi tròn một tuổi Chị học Trung học Đồng Khánh, tốt ngiệp Khoa Văn Đại học Sư phạm Huế và đựợc giữ lại trường làm giảng viên, sau đó làm biên tập viên Nhà Xuất bản Thuận Hóa tại Huế Với lối rẽ này, chị đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng mình Dù chỉ gắn bó trong khoảng thời gian ngắn hay sống gần hết cuộc đời, mảnh đất cố đô và phố cổ Hội An đã lưu dấu ấn trong những trang văn của chị Có lần Trần Thùy Mai chia sẻ: “Dù đã rời xa Hội An khi còn quá nhỏ nhưng tôi luôn gửi về đấy nhiều mộng tưởng huyễn hoặc lung linh, đẹp như

cổ tích Còn Huế là nơi để lại dấu ấn đậm nét nhất trong tác phẩm của tôi, bởi

đó là nơi tôi sống hầu hết cuộc đời mình” Hội An và Huế trở thành vùng đất thơ ươm mầm cho những trang viết của chị

Ngoài ra, những điệu hò mái nhì Huế u uẩn thầm kín; những điệu hò Quảng Nam mãnh liệt, nồng nàn… tự bao giờ đã đi vào lòng người và góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng tinh tế song cũng không kém phần mãnh liệt quyết đoán trong những trang văn của chị

Trang 18

Trần Thùy Mai có làm thơ, thỉnh thoảng viết phê bình giới thiệu sách nhưng độc giả biết đến chị là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu cho bản sắc văn xuôi xứ Huế Xem chuyện viết như là lẽ sống, là khí trời, là tình yêu đích thực; trong gần ba mươi năm cầm bút, Trần Thùy Mai đã cho ra

đời gần chục tập truyện ngắn: Bài thơ về biển khơi (1983), Cỏ hát (1983), Thị trấn hoa quỳ vàng (1994), Trò chơi cấm (1998), Quỷ trong trăng (2001), Thập tự hoa (2003), Mưa đời sau (2005), Mưa ở Strasbourg (2007), Trăng nơi đáy giếng (2008), Một mình ở Tokyo (2008), Onkel yêu dấu (2010) … Nhiều tác phẩm đã chuyển thể thành kịch bản phim, trong đó có Thập tự hoa, Gió thiên đường, Trăng nơi đáy giếng

Chị nhận được nhiều giải thưởng của Trung ương và địa phương, cả trong nước và quốc tế: Giải B giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ

hai (1998) cho Tập truyện ngắn Thị trấn hoa quỳ vàng, Giải C giải thưởng

Văn học thiếu nhi "Vì tương lai đất nước" của Nhà xuất bản Trẻ (2002) cho

truyện dài thiếu nhi Người khổng lồ núi Bạc, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam

cho tập truyện ngắn Quỷ trong trăng, Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên

hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2003), Giải A giải thưởng Văn

học Nghệ thuật Cố đô lần thứ tư (2008) cho tập truyện ngắn Thập tự hoa, Giải

thưởng của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế (2008) cho

tập truyện ngắn Một mình ở Tokyo, Giải cống hiến vì cộng đồng năm 2011 do

Ủy ban kết nghĩa thành phố San Francisco - TP Hồ Chí Minh trao tặng

Là người có thái độ làm việc nghiêm túc, say mê, Trần Thùy Mai có những quan niệm khá rõ ràng về nghề văn, về con người, cuộc sống Điều này được thể hiện qua các tác phẩm, qua những bài trả lời phỏng vấn của chị Nhà văn của xứ Huế cho rằng: “Tôi như một mảnh nam châm hút về mình những đau khổ” Dường như trái tim đa cảm và sự dịu dàng tinh tế của chị

Trang 19

luôn nhạy cảm trước những khổ đau của con người, nhất là của người phụ nữ Những mảnh đời, những tình cảnh trong truyện của chị phảng phất cuộc đời

đa đoan của nhà văn và của biết bao phụ nữ Việt Nam Những trang văn của chị thấm đẫm niềm cảm thương với những thân phận quanh mình; những góc khuất trong tâm hồn, những khát khao thầm kín, chân thành của con người được chị diễn tả thật sâu sắc Có lẽ điều này xuất phát từ quan niệm: “viết văn

là một cách thương yêu chính mình và những người xung quanh”, “viết phải

có lợi cho nhân loại”

Cuộc sống không phải lúc nào cũng như mong muốn, trái tim nhỏ bé nhưng khát vọng thì mênh mông, chị tìm đến với văn chương như một thứ tiên dược cho nỗi cô đơn của mình Mười tập truyện ngắn với những hoàn cảnh khác nhau chính là sự chiêm nghiệm cuộc sống, là sự đồng cảm và thương yêu những con người bất hạnh Bởi như chị nói: “Tôi thích viết để được tồn tại trong nhiều cảnh đời khác nhau, được sống những gì tôi mơ ước, được nói những điều không nói giữa đời thường Viết, như vậy là một cách để vượt thoát ra ngoài những giới hạn của một đời người nhỏ bé”

Coi văn chương là một công việc nghiêm túc vất vả, thậm chí cực nhọc nhưng “đây không phải là công việc khiến tôi mệt mỏi vì đó là niềm yêu thích của tôi Hạnh phúc của người phụ nữ viết văn giống như niềm vui của cái cây được mọc lên trong đất và khí trời để sống Niềm hạnh phúc ấy giúp tôi sống

và vượt qua những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời”

Trang 20

thường thì cái giọng thỏ thẻ nhưng thưa bẩm đến điều cũng khiến người ta

thương yêu và nhân hậu

Y Ban tên đầy đủ là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961 tại Nam Định Chị từng trải qua một tuổi thơ nhọc nhằn, bố đi bộ đội, mẹ quá vất vả với công việc tại bệnh viện, một mình chị chăm lo cho ba đứa em nhỏ Lớn lên, đi học và tốt nghiệp Khoa Sinh Đại học Tổng hợp năm 1982, chị về làm giáo viên Cao đẳng Y Nam Định và rất hài lòng với công việc của mình Vốn mê sách từ nhỏ, những quyển sách hay ở thư viện trường đã tiếp thêm niềm say mê văn học của chị Chị bắt tay vào viết một vài truyện ngắn và gửi

đăng ở tạp chí địa phương Những Người đàn bà có ma lực, Thư gửi mẹ Âu Cơ ra đời với bút danh Y Ban ( Ban ở trường Y) Rồi vì đam mê văn

chương, vì tiếng gọi tình yêu với một nhà điêu khắc trẻ, chị bỏ dạy về Hà Nội học Trường viết văn Nguyễn Du Từ 1989 – 1992 học Trường viết

văn Nguyễn Du, từ 1994 đến nay là phóng viên, biên tập viên tại báo Giáo dục và Thời đại

Với sự từng trải, sâu sắc và sức sáng tạo dồi dào, Y Ban đã cho ra đời hàng chục tập từ truyện ngắn, truyện vừa đến tiểu thuyết Có thể kể

tên các tác phẩm của chị: Người đàn bà có ma lực (1993), Đàn bà sinh ra

từ bóng đêm (1995), Vùng sáng kí ức (1996), Truyện ngắn Y Ban (1998), Miếu hoang (2000), Cẩm cù (2001), Người đàn bà dưới gốc dâu cổ thụ (2003), Cưới chợ (2004), Cuộc phiêu lưu trên dòng nước lũ (2000), Đàn

bà xấu thì không có quà (tiểu thuyết 2004), Thần cây đa và tôi (tập truyện vừa), I am đàn bà (2006), Xuân từ chiều (tiểu thuyết 2008), Trò chơi hủy diệt cảm xúc (tiểu thuyết 2012)

Thành công của Y Ban không chỉ được ghi nhận ở sự yêu mến của độc giả mà còn qua các giải thưởng văn học Đó là Giải nhất cuộc thi Truyện và

Trang 21

Thơ của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989-1990), Giải B cuộc thi viết về Hà Nội do Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức (1993), Giải C giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2000), Giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng do Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức (2001)

Nghiệp văn vận vào chị như một định mệnh, Y Ban có thái độ làm việc rất nghiêm túc Chị quan niệm: “Quan điểm sáng tác của tôi là trăm bó đuốc bắt được một con ếch chứ không mơ con gà đẻ trứng vàng” Và chị khẳng định lối viết của mình là "Truyện của tôi, lúc đọc người ta có thể tức giận, khóc, cười nhưng đọc xong thì chẳng cần suy tư tìm hiểu thêm những ẩn ý phía sau vì có gì thì tôi đã viết hết ra rồi Tôi gieo chữ như cầm một nắm thóc trên tay rồi tung ra”, “Điều làm tác phẩm đọng lại được với thời gian chính là tính nhân bản Thế mạnh của tôi là viết về nỗi đau, thân phận người đàn bà,

về nông thôn và ký ức Cách hành văn, các chi tiết nhiều khi rất bạo liệt, nhưng cái đọng lại là sự nhân ái Tôi viết về cái xấu, cái ác là để người ta căm ghét nó và muốn sống đẹp hơn, thiện hơn, viết về sự đổ vỡ là để gợi lại niềm tin yêu cuộc sống ” Truyện Y Ban giàu chất đời Những câu chuyện vặt vãnh của cuộc sống qua ngòi bút của chị trở nên sống động và hấp dẫn Chị từng đề

vặt, yêu đương với dưa cà mắm muối, chẳng có ý tưởng cao siêu gì Tôi nghĩ,

ý tưởng cao siêu bằng giời mà không ai muốn đọc thì tay trắng Tôi viết văn cho độc giả, không viết riêng cho các nhà phê bình, tôi không thích loại văn chương cầu kỳ, hình thức” Song có thể nhận thấy thế mạnh của Y Ban là viết

về nỗi đau, thân phận của người đàn bà và ký ức Dù viết về đề tài nào, với chị điều quan trọng nhất đọng lại sau mỗi tác phẩm là một trái tim yêu thương và thiết tha với cuộc sống, với con người

Trang 22

Một điều dễ nhận thấy trong các sáng tác của chị là bên cạnh những dưa

cà mắm muối và những điều vụn vặt trong cuộc sống, còn có sự xuất hiện của những yếu tố sex Như chị quan niệm: “Đây là phương tiện giải trí và văn hóa Văn chương cần tôn trọng sex ở khía cạnh đủ” Viết sex cũng là cách gắn kết bạn đọc với con chữ Nhưng viết sex không dễ Nó có tục hay không tục

là do câu chữ “Nếu tác giả khéo léo, thay thế những khái niệm về các bộ phận các hành vi của con người bằng nhiều cách diễn đạt văn chương hơn… đưa trí tưởng tượng của độc giả đến các vấn đề nhân văn thì người đọc sẽ

không lăn tăn đến chuyện đề tài nữa”

1.1.2.3 Nguyễn Thị Thu Huệ

Giữa những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, truyện ngắn bắt đầu được coi là những "ông hoàng bà chúa" trong làng văn chương bởi sức hút chân thực và sâu sắc của nó Truyện ngắn còn chứng tỏ sự lên ngôi và nở rộ của phái đẹp Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong số đó với phong cách sáng tạo táo bạo và độc đáo

Hầu hết mọi người đều nhận thấy rằng Nguyễn Thị Thu Huệ là một nữ nhà văn tài sắc vẹn toàn Chị ngoài đời là một phụ nữ xinh đẹp, cởi mở và nhiệt tình, khác hẳn với một Thu Huệ cay nghiệt, "khắt khe" trong những

Nước mắt đàn ông, Hậu thiên đường, Cầu thang…

Quê quán Thạnh Phú, Bến Tre nhưng Nguyễn Thị Thu Huệ sinh tại Khe

Hùm, phường Hà Phong, TP Hạ Long (ngày 12 tháng 8 năm 1966) khi đất nước còn chiến tranh Trong ký ức của chị vẫn nguyên vẹn những kỷ niệm:

“Rồi mẹ mang tôi trong lòng, đêm sinh tôi trong núi Bom Mỹ đánh ầm ầm

bên ngoài Bố bế tôi cuộn trong cái chăn dạ mỏng chạy sang hang khác để tránh bom Và bố lỡ tay làm rơi tôi xuống đất vì chưa quen bế một đứa bé con ” Huệ là tên mà mẹ chị - nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú - đặt cho theo

nhân vật chính trong tác phẩm Cô giáo Huệ của bà Sinh ra trong một gia đình

Trang 23

có truyền thống văn học, cái tài văn chương của chị có lẽ bắt nguồn từ gen của người mẹ là nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú nổi tiếng một thời và cha là nhà báo Nguyễn Ngọc Chánh Chị đã được tiếp xúc với những áng văn hay của mẹ và đam mê nó từ thời thơ ấu, khi hằng ngày đánh bản thảo cho mẹ trên chiếc máy chữ cũ kỹ Vì thế, ngay từ nhỏ chị đã có một trái tim đa cảm

và một cái nhìn tinh tế Chị đã từng tâm sự: Cho đến bây giờ ở tuổi 37 chị vẫn còn đầy mộng mơ và không kém những người mộng mơ nhất Rất hay buồn, hay bị xốn xang Dẫu bây giờ đã có hai con trai rồi vậy mà cứ hôm nào trăng sáng mà chị không đi ra đường lang thang được một lúc, không ra ban công ngắm trăng được một lúc là cứ như bị mất cắp một cái gì đấy

Nguyễn Thị Thu Huệ có năng khiếu văn chương từ nhỏ nhưng lại mê hội họa hơn và thích trở thành họa sĩ Chị kể: "Mình không nghĩ sau này sẽ là nhà văn, thế hệ bọn mình lúc đó hồn nhiên lắm, không bao giờ có ước mơ phải trở thành người nổi tiếng, giàu sang gì đâu" Vừa tốt nghiệp Khoa Văn Đại học

Tổng hợp, chị giấu bố mẹ đăng hai truyện ngắn Mưa trái mùa và Mùa hoa sấu rụng trên báo Văn Nghệ và tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả

cũng như giới phê bình Nhưng con đường trở thành nhà văn bị ngắt quãng bởi đám cưới sớm hơn dự định khi còn quá trẻ Sau hai năm ở nhà trông con, chị làm biên tập viên sân khấu tại tạp chí Văn hóa nghệ thuật Thế rồi chị đã ngậm ngùi khi thấy mẹ tủi thân vì nhiều người bằng tuổi con mình đã có tiếng tăm, còn chị dường như quên hẳn văn chương Vậy là chị viết: "Lúc đó tôi đã viết như lên đồng, ý tưởng tuôn trào như không kịp nghĩ" Cứ mỗi chiều, sau khi cơm nước xong, chị đạp xe lên cơ quan, mượn chiếc máy chữ và lạch cạch gõ đến tận khuya Những con người, những kỷ niệm (đặc biệt về bố mẹ

và tình yêu của họ), những đổi thay trong cuộc sống mà chị từng trải nghiệm

… đã thấm sâu vào tâm hồn để rồi thắp sáng những trang viết Văn chị giàu chất đời, thấm đượm tinh thần nhân văn sâu sắc

Trang 24

Rồi chị chuyển sang làm tại hãng Phim Truyền hình Việt Nam Dù công việc bận rộn nhưng chị vẫn dành nhiều thời gian cho gia đình Chị bảo: "Khi

đã về đến nhà, mình như trở thành một con người khác, cũng xắn tay áo vào bếp, lau nhà, bơm nước, sửa điện… và chăm chút cho cậu con trai sáu tuổi" Dường như tình mẫu tử lấn át tính ngang ngạnh của người phụ nữ này

Chị yêu tha thiết mảnh đất Quảng Ninh - “là quê hương, là máu thịt” của đời mình và Bến Tre – “nơi sinh ra bố và những người ruột thịt bên bố ” Chị có nhiều trải nghiệm ở các vùng miền khác nhau trong và ngoài nước Cùng với những trải nghiệm ấy, một ký ức thiêng liêng quý giá những kỉ niệm

ăm ắp về quê hương về tình yêu của bố mẹ …Đó là những vốn sống quý báu cho chị trong những trang văn

Hơn 20 năm cầm bút, Nguyễn Thị Thu Huệ đã tạo dựng được phong cách riêng Nét hấp dẫn của những trang văn Thu Huệ đến từ những chất liệu rất đời thường, tưởng chừng những thứ vụn vặt của cuộc sống khó có thể vào văn đựợc thì qua ngòi bút tài tình của chị, nó trở nên hấp dẫn một cách kỳ lạ Như nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng là “Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi người dọc trước hết vì giàu chất đời”, “Những truyện hay của Thu Huệ là nhờ người viết bứt lên được cái có thực đến tận cùng để tìm tới cái gì đó cao hơn của con người, đó là đời sống tâm hồn vốn rất không rõ ràng mạch lạc, vốn bí ẩn khó giải thích rạch ròi bằng lí trí (35) Chúng ta có thể thấy

rõ đặc điểm này trong những sáng tác của chị với các tập: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy (1995), Nào ta cùng lãng quên (2003),

37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010) và gần đây nhất là Thành phố

Trang 25

tuổi xanh báo Tiền Phong năm 1990 với tác phẩm Những đêm thắp nắng, Giải nhất cuộc thi Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Hậu thiên đường, Giải nhất cuộc thi của báo Văn nghệ quân đội năm 1994 với Hậu thiên đường và Biển

ấm, tặng thưởng của Hội Nhà văn với tập truyện "Hậu thiên đường" năm

1995, giải 3 cuộc thi viết kịch bản điện ảnh của báo Điện ảnh - Cục Điện ảnh

năm 1999 với Thiếu phụ chưa chồng, mới đây nhất tập truyện ngắn Thành phố đi vắng đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2012 Truyện ngắn Của để dành, Nước mắt đàn ông của chị đã được chuyển thể thành phim

Mặc dù quay trở lại với nghiệp văn chương là một sự ngẫu nhiên bị thôi thúc bởi chữ “hiếu” song không phải vì thế mà chị có thể dễ dãi với công việc của mình Chị từng quan niệm: “Tôi luôn coi văn chương là người bạn chung thủy của mình”, “Trong sáng tác, tôi không tự thần thánh mình dù đã có những thành tựu nhất định Tôi viết theo hứng bất chợt, không bao giờ cố ép mình để viết Tôi sẽ cố gắng viết một cái gì đó nếu có hứng Nếu không thì đành gác bút vậy”

1.2 Sự thể hiện đề tài gia đình trong văn học Việt Nam đương đại

1.2.1.Gia đình và mối quan hệ gia đình - xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” [42, 383] Như vậy, gia đình là một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội, một

tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt Ai cũng có một gia đình, thuộc về một gia đình Trong lịch sử nhân loại, gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua

Trang 26

một quá trình phát triển lâu dài với các hình thức gia đình: một thế hệ, hai thế

hệ và nhiều thế hệ Đó là nơi ta ra đi và cũng là chốn ta sẽ quay về Hạnh phúc hay bất hạnh lớn nhất của đời người thường bắt nguồn từ đấy Đặc biệt, trong nền văn hoá phương Đông, vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân vô cùng quan trọng

Đặc điểm nổi bật dễ thấy là gia đình không phải một cấu trúc khép kín

Nó có mối liên hệ chặt chẽ, có mối tương tác biện chứng với xã hội

Truớc hết, cần ghi nhận sự tác động của gia đình đối với sự phát triển của xã hội Gia đình có vai trò rất quan trọng, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội Vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình Gia đình là trường học đầu tiên nên có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người chung quanh và xã hội Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống mỗi thành viên, mỗi công dân của

xã hội Gia đình là nơi nuôi dưỡng chăm sóc những công dân tốt cho xã hội ; giúp con người hiểu được các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề hình thành nên nhân cách tốt cho những thành viên của xã hội Như vậy, gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp có những tác động đến xã hội

Mặt khác, xã hội cũng có những phản hồi ngược trở lại, nhất là trong cuộc sống đương đại Gia đình không phải một thế giới khép kín Nó chịu sự tác động lớn của xã hội, đặc biệt trong xã hội đương đại Chúng ta biết rằng các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ

xã hội Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên

Trang 27

của xã hội Không thể có con người bên ngoài xã hội Bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân Mặc khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân (về tư tưởng, đạo đức, lối sống)

Xã hội đương đại có những bước chuyển toàn diện Xu thế công bằng, dân chủ mà xã hội khởi xướng đã từng bước thẩm thấu vào các quan hệ gia đình Phụ nữ và trẻ em, những nhân vật lâu nay vốn chịu thua thiệt đã bắt đầu

ý thức được quyền lợi của mình và đòi hỏi được tôn trọng Hơn nữa, sự hình thành một xã hội công dân (mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) đã cho phép con người khi đến tuổi trưởng thành có quyền độc lập trong giao tiếp xã hội cũng như các giao dịch nhân sự Người gia trưởng (ông chủ gia đình) không còn địa vị “đại diện duy nhất, quyền uy quyết định, sai khiến bị suy giảm Sự nghiệp công nghiệp hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi xã hội có cơ sở là nền kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp Mô hình gia đình truyền thống được thay thế bằng gia đình hiện đại đa khuôn mẫu: gia đình nông dân - công nhân, gia đình viên chức, gia đình doanh nhân v.v Những lũy tre xanh, những cổng làng cổ kính rêu phong chỉ còn là hồi ức Trong nền kinh tế mới phát huy chủ yếu các năng lực trí tuệ, người phụ nữ bé nhỏ của mỗi gia đình

đã tự tin hơn nhiều vì họ đã có thể có sự nghiệp riêng, có địa vị xã hội Rõ ràng, trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, cùng với nam giới, người phụ

nữ Việt Nam đã vươn ra ngoài gia đình, có nhiều điều kiện thuận lợi để khẳng định và phát huy tiềm năng sáng tạo, xác lập địa vị bình đẳng thực sự trong gia đình Có thể nói xã hội đã có những bước chuyển như vũ bão

Những cơn bão của thời đại tấn công vào từng gia đình và chúng ta đang phải dũng cảm đối diện với nó Nhiều điều tốt đẹp đã được nảy sinh bên cạnh bao nhiêu thách thức

Trang 28

Trước những thay đổi của xã hội, gia đình Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến Nhiều giá trị truyền thống có nguy cơ bị mai một, trong quan niệm và lối sống của con người có sự biến đổi sâu sắc Một trong số đó là sự thay đổi mô hình từ gia đình truỳên thống tam, tứ đại đồng đường sang gia đình hiện đại hai thế hệ Con cái có thể chủ động hơn trong công việc và các mối quan hệ của mình, những mâu thuẫn gia đình theo kiểu gia đình truyền thống đã ít hơn Trong gia đình truyền thống, vai trò của nam giới được đề cao, nhất là trong xã hội phong kiến với tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, người phụ nữ thường bị lệ thuộc và gần như không có quyền quyết định mọi chuyện trong gia đình Nay xã hội hiện đại đã nâng cao vị thế của người phụ nữ Điều này có nhiều mặt tích cực Người phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động xã hội và được ghi nhận Tiếng nói của người phụ nữ được cải thiện nhiều…

Bên cạnh những ưu điểm trên, những thay đổi của gia đình hiện đại đã đem đến nhiều hệ lụy không mong muốn Nền kinh tế mới một mặt tạo cơ hội cho mọi người cống hiến sáng tạo, nhưng mặt khác lại cuốn họ vào vòng xoáy

của thị trường cạnh tranh khốc liệt Con người buộc phải bươn chải cật lực,

vắt kiệt sức cho cuộc mưu sinh nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, thời gian

họ dành cho ngôi nhà ngày càng ít ỏi Trong cuộc chạy đua ấy, có người nhanh kẻ chậm, người tận dụng được nhiều cơ hội bên cạnh kẻ bỏ lỡ thời cơ Nền văn hoá Việt Nam hiện nay đa sắc mầu, vẫn gần gũi với tâm lý, cốt cách dân tộc nhưng lại tiến gần hơn tới bạn bè thế giới Văn hoá nhân loại, trước hết là văn hoá tiến bộ phương Tây đã có công thức tỉnh ý thức về vai trò và quyền lợi của cá nhân trong cộng đồng, về tính hiệu quả và lợi ích thực tế của công việc như bình đẳng giới, quyền trẻ em, chống bạo lực gia đình…

Sự xuất hiện của những yếu tố này làm lay động xã hội gia trưởng phụ

quyền từng tồn tại hàng ngàn năm trong dải đất hình chữ S Cá tính, sự

Trang 29

khác biệt đã bắt đầu được tôn trọng, tiềm năng sáng tạo của mỗi con người được giải phóng

Bên cạnh những dấu cộng, dấu nhân quý giá lại có bao nhiêu dấu trừ, dấu chia đầy tiếc nuối Đôi khi sự tiếp thu văn hoá nhân loại còn ồ ạt, vội vã, không lựa chọn Cơn bão thời đại đã không dừng lại trước cánh cửa và phía sau kia là những lớp sóng ngầm Có những dấu hiệu dễ nhận như quy mô, cấu trúc, mức sống hay nề nếp sinh hoạt gia đình… nhưng cũng có những yếu tố rất tinh tế như văn hoá ứng xử mà không phải ai cũng thấy Những bữa ăn quây quần trở nên ít đi và nếu có, cũng diễn ra vội vàng vì ai cũng muốn nhanh quay về thế giới riêng của mình với máy tính, tivi, máy nghe nhạc, điện thoại thông minh Gia đình đông đúc tam tứ đại đồng đường dần bị thay thế bằng những gia đình hạt nhân ít con Mô hình gia đình ít con đã nâng cao mức sống và điều kiện nuôi dạy trẻ song có những đứa trẻ tuy đầy đủ vật chất nhưng lại hụt hẫng về tinh thần Rồi nhiều gia đình cả bố lẫn mẹ bận công việc đã khiến họ không có nhiều thời gian dành cho con Họ phó mặc con cái cho người giúp việc hoặc ông bà và bù đắp cho con bằng vật chất mà không hiểu hết hoặc có thể hiểu hết nhưng không thể làm khác được rằng với mỗi đứa con, tình cảm yêu thương, sự chăm chút của cha mẹ đối với chúng là vô cùng quý giá và không ai có thể thay thế được Cũng vì không có nhiều thời gian dành cho nhau nên khoảng cách giữa con cái và bố mẹ ngày càng xa, những cuộc nói chuyện trở nên vội vàng, chóng vánh

Không chỉ có vậy, xã hội còn tác động đến gia đình qua sự thay đổi ở vai trò của từng giới Người đàn ông phải mang những trọng trách lớn lao theo chuẩn xưa đồng thời lại phải bắt kịp theo những yêu cầu mới Bởi vậy, họ vừa phải là người “xuống Đông - Đông tĩnh, lên Đoài - Đoài yên” vừa phải mang những chuẩn mực nam tính, như mạnh mẽ quyết đoán và nhất là đủ sức làm trụ cột kinh tế Còn người phụ nữ bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ giữ lửa

Trang 30

cho ngôi nhà vẫn phải đảm đương công việc ngoài xã hội Họ được cởi bỏ những rào cản, có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, thậm chí làm chủ kinh tế gia đình và nhờ đó nâng cao địa vị bình đẳng với chồng Người phụ nữ kém cỏi

có thể bị chồng chê nhưng định kiến giới cũng khiến bao nhiêu người phụ nữ thành đạt không có hạnh phúc Có thể thấy, mọi quan hệ trong gia đình hiện đại đều đang biến đổi theo hướng cá tính hoá ngày càng sâu sắc

Xã hội còn tác động đến gia đình qua sự thay đổi trong mối quan hệ

vợ chồng Xưa kia người ta thường phân biệt: tình yêu trai gái, tình nghĩa

vợ chồng Khi đã lấy nhau, chữ nghĩa gắn với trách nhiệm được đề cao

hơn chữ tình vốn gắn với cảm xúc Người ta, nhất là phụ nữ - tìm kiếm hạnh phúc trong sự hy sinh vì người khác, đặc biệt vì con cái Còn ngày nay, tình yêu đôi lứa được đề cao Dù biết con trẻ sẽ bị thiệt thòi khi gia đình tan vỡ, nhưng khi hạnh phúc lứa đôi không còn, nhiều người vẫn sẽ quyết liệt chia tay Thật xót xa khi nhìn thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều những vụ ly hôn Gia đình là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên, là tổ ấm nơi các em bé được chăm sóc, nuôi dưỡng Nhưng khi nó bị đổ vỡ thì những con chim non biết tránh vào đâu trong cơn mưa bão? Những đứa trẻ lẽ ra phải được học hành, được vui chơi, được yêu thương âu yếm được vỗ về với đôi bàn tay thân thương của cha mẹ thì lang thang không chỗ dựa, không tình thương, phải nếm trải những lo toan nhọc nhằn của cuộc sống hoặc đủ đầy về vật chất nhưng bơ vơ, lạc lõng thiếu sự quan tâm Gia đình là bức tường vững chắc nhưng gia đình không hoàn thiện đã tạo ra những số phận éo le Như vậy, trước biến động của xã hội bão đã không dừng lại trước cánh cửa của những ngôi nhà

1.2.2 Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam

Văn học chân chính luôn hướng người ta đến những giá trị Chân, Thiện,

Mĩ Và để đạt được điều ấy, dường như nó phải xuất phát từ những rung động

Trang 31

của trái tim thiết tha với con người, với cuộc đời Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi gia đình trở thành đề tài quan trọng trong văn chương, đặc biệt

là văn chương đương đại Thực ra, không phải đến cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI văn học mới đề cập đến gia đình mà đề tài này đã được nhắc đến trong văn học xưa

1.2.2.1 Đề tài gia đình trong văn học dân gian (qua ca dao và truyện cổ tích)

Từ xa xưa trong những bài ca dao, những câu chuyện cổ tích, đề tài gia đình đã được nhắc đến khá nhiều Những tình cảm gần gũi thân thương về gia đình hiện lên thật đẹp trong những câu hát ngọt ngào sâu lắng bà của mẹ Đó

là sự ngợi ca, đề cao tình cha - con, mẹ - con:

- Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Nghĩa vợ - chồng:

Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Sự hiếu lễ, ghi nhớ công lao của cháu con với ông bà, cha mẹ:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu Viết về các chủ đề khác nhau với nội dung phong phú song các sáng tác dân gian quan tâm đến nhiều đối tượng trong gia đình từ trẻ em đến người lớn (nhân vật nam lẫn người phụ nữ) với những mức độ và cách thức khác nhau

Có lẽ, người phụ nữ là đối tượng được phản ánh nhiều nhất trong các sáng tác văn học dân gian

Trang 32

Trong truyện cổ tích, người phụ nữ cũng được nhắc đến như cô Tấm (Tấm Cám), cô Út (Sọ Dừa), người vợ của anh học trò nghèo (Lấy vợ cóc)… Tuy nhiên, với đặc trưng là giấc mơ đẹp của người xưa về công bằng, hạnh phúc cho những người bất hạnh; truyện cổ tích có những nhân vật chức năng với sự phân tuyến rạch ròi giữa Thiện và Ác, Tốt và Xấu Nhân vật nữ đại diện cho lý tưởng tốt đẹp của nhân dân thường có số phận bi thảm, tiêu biểu cho người dân “thấp cổ bé họng” Đó là những kẻ mồ côi, bị tước đoạt các quyền lợi, thậm chí phải chết đi sống lại nhiều lần Mặc dầu vậy, ở họ vẫn sáng ngời những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: nhân hậu, thương người, chăm chỉ, hiền dịu, nết na… Họ phải trải qua nhiều khó khăn thử thách nhưng cuối cùng bao giờ cũng được hạnh phúc mỉm cười Sau bao lần bị hãm hại, cô Tấm hồi sinh xinh đẹp hơn xưa (Tấm Cám); cô Út nhờ những vật dụng Sọ Dừa tặng đã chui ra khỏi được bụng cá và đoàn tụ với chồng (Sọ Dừa); người

vợ của anh học trò nghèo trở nên xinh đẹp muôn phần sau khi trút bỏ lốt cóc xấu xí…Như vậy, mặc dù có nhắc đến các nhân vật nữ nhưng truyện cổ tích không đi sâu vào phản ánh tâm sự, nỗi niềm của họ mà chỉ sử dụng như những nhân vật chức năng trong việc thể hiện khát vọng công bằng và lý tưởng chính nghĩa

Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao đã trở nên sinh động và phong phú hơn nhiều Tác giả dân gian đã đặc biệt quan tâm đến thân phận người phụ nữ với tiếng nói khẳng định, cảm thông và bênh vực Trước hết, đó là tiếng nói của sự đề cao, ngợi ca vẻ đẹp bề ngoài lẫn phẩm chất bên trong Người phụ

nữ trong ca dao xưa hiện lên với vẻ đẹp truyền thống kín đáo, ý nhị:

Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen Không chỉ vậy, họ còn có tình yêu say đắm, thủy chung son sắt:

- Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Trang 33

- Em nghe anh đau đầu chưa khá

Em băng đồng chỉ sá hái ngọn lá cho anh xông

Ước chi nên đạo vợ chồng

Đổ mồ hôi thì em quạt, ngọn gió lồng thì em che

Lẽ ra với những phẩm chất tốt đẹp ấy, người phụ nữ xứng đáng có một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm Nhưng thật trớ trêu, xã hội phong kiến lại vùi dập, đẩy họ đến những tình cảnh bi thương, những nỗi niềm không thể chia sẻ cùng ai:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Đặc biệt, hầu hết các bài ca dao than thân có mô típ mở đầu bằng từ

“thân em” là tiếng nói cảm thương cho những người phụ nữ bị lệ thuộc, không có quyền quyết định cuộc sống của mình:

- Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Thân em như giếng nước giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày Như vậy, ca dao là tiếng lòng của người xưa bênh vực người phụ nữ Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày nỗi niềm để thể hiện sự đồng cảm sẻ chia Người phụ nữ hiện lên thật nhỏ bé, yếu đuối trước những lễ giáo, trước tư tưởng nam quyền của xã hội phong kiến

Ở những mức độ khác nhau, văn học dân gian đã phản ánh những tâm tư xúc cảm của con người, chú trọng đề cao gia đình và những mối quan hệ tốt

Trang 34

đẹp trong gia đình Các tác giả dân gian cũng quan tâm đến thế giới tinh thần của mọi người, đặc biệt là người phụ nữ với niềm cảm thương sâu sắc Điều này càng khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn không thể thay thế được của gia đình trong cuộc sống của mỗi con người Tuy nhiên, trong văn học dân gian, gia đình chưa phải là vấn đề mang tính chủ đạo, xuyên suốt

1.2.2.2 Đề tài gia đình trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng thể hiện con người và hoạt động của nó trong không gian và thời gian xác định Chiến thắng Bạch Đằng (938) chấm dứt hơn nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Văn học viết Việt Nam chính thức được ghi nhận Là người thư ký trung thành của thời đại, văn học luôn là sự phản ánh hiện thực cuộc sống Tùy đặc điểm lịch sử - xã hội của từng giai đoạn mà văn học có những đối tượng thẩm mĩ phù hợp nhưng nhìn chung, đề tài gia đình là một trong những nội dung được quan tâm của văn học viết Nó xuất hiện manh nha từ giai đoạn trung đại và nở rộ ở cuối thế kỉ

XX đầu thế kỉ XXI

Trước hết ở văn học trung đại Yêu nước và nhân đạo là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung Qua từng giai đoạn lịch sử vai trò của các yếu tố này có những thay đổi phù hợp Văn ho ̣c Lý – Trần (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) là thời kỳ văn ho ̣c chính thức mở đầu , có nhiệm vụ khai phá , mở đường cho văn ho ̣c Viê ̣t Nam kể từ sau khi nước nhà giành la ̣i đô ̣c lâ ̣p Nền văn ho ̣c này kế thừa những gì đã có tuy chưa nhiều của văn ho ̣c thai nghé n trong thời Bắc thuô ̣c

Từ bước mở đầu này , nó tự xác định cho mình một trách nhiệm cao cả mà lịch sử đã giao phó là góp phần tích cực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước Do ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, thơ thời Lý còn được gọi là thơ Thiền Theo đó, các tăng lữ là lực lượng sáng tác chủ yếu thời bấy

Trang 35

giờ Chất liệu hiện thực được miêu tả trong thơ là một cách trình bày triết lí Những bài kệ của các thiền sư không chỉ đơn thuần là những lời thuyết pháp

mà còn là cách nhìn nhận tích cực với cuộc sống Văn học thời Trần lại là sự khẳng định của Nho giáo mang cảm hứng hào hùng trước thời đại cũng như những nỗi niềm, tâm sự của cá nhân (Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí) Nó mang những hoài bão chí hướng lập thân lập nghiệp của các nho sĩ trên con đường công danh Cảm hứng chủ đạo trong văn học thời Trần là yêu nước với

âm hưởng hào hùng, với hào khí Đông A sục sôi Giai đoạn này, gia đình với những vai trò và ý nghĩa của nó chưa phải là đối tượng của văn học

Phải sang đến giai đoạn nửa đầu XVIII, những nỗi niềm, cảm xúc, thân phận của con người (đặc biệt là người phụ nữ) mới được văn học thật sự chú

ý Văn học là phương tiện để bênh vực con người và những khát vọng hạnh

phúc chính đáng Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc đã cảm

thương cho thân phận những người phụ nữ tài sắc lúc đầu được nhà vua yêu chuộng, ái ân hết sức nồng nàn thắm thiết nhưng chẳng bao lâu đã bị ruồng

bỏ Ở trong cung, xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc, nàng khát khao muốn "đạp tiêu phòng mà ra" để trở về với cảnh đời "cục mịch nhà quê", nhưng chung quanh nàng vẫn là bức tường lạnh lẽo với sự đợi

chờ trong tuyệt vọng Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm

là nỗi khổ, sự cô đơn buồn tủi tâm sự của một người vợ có chồng tham gia

nói phản kháng mạnh mẽ khẳng định cái tôi và khát vọng đổi phận “Ví đây đổi phận làm trai được – Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”… Và đặc biệt, bằng trái tim yêu thương và cảm thông sâu sắc, đại thi hào Nguyễn Du đã lớn tiếng

bênh vực cho người phụ nữ qua Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Độc Tiểu Thanh kí, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu… Như vậy, cái tôi cá

nhân, nhất là của người phụ nữ với thế giới cảm xúc phức tạp đã được văn

Trang 36

học trung đại chú ý hơn Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình, số phận của gia đình trong dòng chảy xã hội vẫn còn là khoảng trống văn học thời bấy giờ

1.2.2.3 Đề tài gia đình trong văn học hiện đại Việt Nam

Những năm ba mươi của thế kỷ XX, các nhà văn Tự lực Văn đoàn đã khai thác rất thành công đề tài gia đình Những tác phẩm hay nhất, có nhiều đóng góp nhất cho nền văn học nước nhà của họ là những tác phẩm đấu tranh giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến Có thể kể tên

một số tác phẩm như: Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934), Thoát ly (1937), Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1936) Qua tác phẩm của

mình, các nhà văn Tự lực văn đoàn muốn bày tỏ tiếng nói khẳng định khát vọng cá nhân, đề cao tự do yêu đương, tự do kết hôn, đề cao tự do, bình

đẳng và dân chủ Trong Nửa chừng xuân, Khái Hưng cổ súy cho tự do cá

nhân trong yêu đương nam nữ Tình yêu là “không gian” điển hình của tự

do Thiên truyện đã mạnh mẽ nêu lên tính chất phi nhân của những mưu toan và hành động xâm phạm tự do cá nhân con người Quyền tự do của con người, mà ở đây là được yêu và kết hôn với người mình yêu, đã bị xâm phạm bởi bà Án, người nhân danh là mẹ, có quyền định đoạt số phận của Lộc, con trai bà Bà cũng đã nhân danh một dòng họ để đòi Mai phải trả đứa cháu nối dõi tông đường, tước quyền làm mẹ của một người phụ nữ Ở

Đoạn tuyệt, Nhất Linh mạnh mẽ lên án lề thói cổ hủ: hôn nhân không có

tình yêu (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, gả cưới theo môn đăng hộ đối), địa

vị thấp kém của người phụ nữ trong gia đình nhà chồng (mẹ chồng hà khắc nàng dâu; sinh con cho nhà chồng có kẻ nối dõi tông đường) và đề cao quyền tự do yêu đương của con người

Trang 37

Như vậy đề tài gia đình đã được đề cập ở khía cạnh lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ và quyền tự do dân chủ Song với khía cạnh này, đề tài gia đình chưa mang tính hệ thống, mới chỉ xuất hiện ở một bộ phận sáng tác mà thôi

Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước trải qua hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc Lúc này những vấn đề riêng tư tạm thời gác lại, vận mệnh đất nước được đặt lên hàng đầu Nhiệm vụ chủ yếu của văn học nghệ thuật là phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc, cổ vũ chiến đấu Các nhà văn trở thành người chiến sĩ sử dụng vũ khí văn chương phục vụ cách mạng Họ không ngần ngại hoà mình vào cuộc sống công - nông

- binh, ca ngợi nhân dân, ca ngợi anh bộ đội, ca ngợi những chiến công vang dội của dân tộc Đề tài tình yêu - hôn nhân- gia đình được gác lại Bởi vậy, những vấn đề - hôn nhân - gia đình dường như không được đề cập như một mảng lớn trong văn học cách mạng Việt Nam 1945 – 1975

Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất là bước ngoặt lớn đối với dân tộc nói chung và văn học nói riêng Văn học mang cảm hứng ngợi ca chiến tranh cách mạng Sau Đại hội Đảng VI (1986), trong làn gió đổi mới, các văn nghệ sĩ đã “cởi trói” và tự do sáng tác Lúc này, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn được thay thế bằng cảm hứng đạo đức - thế sự Con người sử thi trong văn học trước năm 1975 được thay thế bằng con người nếm trải Đề tài, chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đề liên quan đến những nhiệm vụ chính trị mà được mở rộng từ đề tài gia đình, thân phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây dựng Các mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống được các nhà văn thể hiện một cách sinh động và thuyết phục Chưa bao giờ đề tài gia đình lại nhận được sự quan tâm của đông đảo giới cầm bút như vậy Từ các thế hệ nhà văn đã thành danh trong văn học cách mạng Việt Nam

Trang 38

trước 1975 đến các thế hệ cầm bút trưởng thành sau 1975, thậm chí có những người còn rất trẻ, tuổi mới ngoài hai mươi đều có tác phẩm viết về đề tài gia đình Hơn nữa, đề tài gia đình không chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết, truyện ngắn mà còn xuất hiện cả trong tản văn Văn học thời kỳ này xuất hiện với mật độ dày đặc tác phẩm viết về đề tài gia đình hoặc có liên quan đến vấn đề

gia đình như Mùa lá rụng trong vườn, Nợ đời, Nhan sắc đàn bà, Cỏ dại (Ma Văn Kháng); Cha và con và , Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải); Thời

xa vắng, Hai nhà, Sóng ở đáy sông (Lê Lựu); Bến không chồng (Dương Hướng); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Tướng về hưu, Tâm hồn mẹ (Nguyễn Huy Thiệp); Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Một nửa cuộc đời, Mi-

nu xinh đẹp, Nước mắt đàn ông, Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ)

Trong đó có nhiều tác phẩm xuất sắc, đạt các giải thưởng cao của Hội Nhà văn và để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả

Các tác phẩm viết về đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975 đã

đi sâu khai thác các mối quan hệ phức tạp, đa chiều của gia đình Việt Nam trong thời mở cửa Cuộc sống cá nhân trong mối quan hệ với gia đình và xã hội trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn Một trong những vấn

đề được khá nhiều nhà văn quan tâm là gia đình Việt Nam trước thách thức của nền kinh tế thị trường Quan niệm “một túp lều tranh hai trái tim vàng” một thời được coi là lý tưởng trở nên chông chênh trước lối sống thực dụng,

chạy theo đồng tiền, coi trọng vật chất Trong Phố, Chu Lai đưa người đọc

đến với tình cảnh của Thảo và Nam Tình yêu của họ được thử thách nơi hòn tên mũi đạn và ngàn ngày đằng đẵng xa nhau Hạnh phúc tưởng như ở trong tầm tay khi Thảo “nguyên vẹn” trở về, tiền bạc dồi dào, nhà cao cửa rộng, đời sống sung túc Nhưng sóng gió lại xuất hiện Bi kịch đã giáng xuống gia đình

họ khi Thảo bỏ mạng nơi biển Sầm Sơn một ngày dông gió trong chuyến

“pích níc” với tình nhân, Nam điên loạn, phẫn uất khi nhận ra mình bị phản

Trang 39

bội, bé Niên Thảo quặn nỗi đau mất mẹ và hứng chịu những cơn thịnh nộ của

bố Hạnh phúc gia đình tan vỡ Những tháng ngày ở trời Tây cho Thảo tiếp xúc với cuộc sống mới Trong chị đã có nhiều đổi thay: quan niệm về thẩm

mỹ, về hạnh phúc, về giá trị cuộc sống trong khi Nam vẫn khư khư giữ nếp xưa Như vậy, giữa họ đã có độ chênh Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy

đã bào mòn, phá hủy hạnh phúc gia đình

Trong sáng tác của Lê Lựu, những tác phẩm viết về đề tài gia đình hoặc

có liên quan đến vấn đề gia đình thường kết thúc bằng những bi kịch, những

đổ vỡ Nguyên nhân chủ yếu do sự cách biệt về quan niệm sống, về cách ứng

xử, các mối quan hệ trong giao tiếp và đặc biệt hôn nhân không xuất phát từ

tình yêu giữa người vợ và người chồng Có thể thấy rõ điều này ở Thời xa vắng Dưới góc độ hôn nhân - gia đình, vấn đề tình yêu và hạnh phúc gia đình

luôn là nỗi trăn trở, day dứt khôn nguôi Cuộc đời Giang Minh Sài là một chuỗi ngày đắng cay, chua xót với những bi kịch và sự đổ vỡ đau đớn của hôn

nhân Ở tác phẩm khác (Hai nhà), Lê Lựu còn khám phá những góc khuất

khác của gia định hiện đại, giúp người đọc thấy con người không đơn giản như những gì biểu hiện ở vẻ bề ngoài Các nhân vật nữ (Linh Anh, Mỹ Nhân)

là những con người hai mặt Bề ngoài là những người duyên dáng, lịch thiệp,

tế nhị, mẫu mực, hết lòng yêu chồng, thương con nhưng bên trong lại chứa đựng bản chất ích kỷ, giả dối, lăng loàn Còn những ông chồng là những kẻ nhu nhược thiếu bản lĩnh, tận tuỵ phục vụ vợ con nhưng lại bị coi thường Gia đình vì thế chỉ là sự “gá buộc”, chỉ thật sự tồn tại trên giấy tờ mà thôi

Nói về tình yêu – gia đình, khát vọng hạnh phúc, nhiều tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 đã mạnh dạn đề cập đến vấn đề tình yêu - tình dục Ta có thể thấy điều này trong các sáng tác của Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn

Ngọc Tư… Trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, cuộc đời nổi

nênh với đàn vịt thả trên những cánh đồng bất tận đã giúp người đàn ông

Trang 40

“nhặt” được cô gái xinh đẹp “có cái cười lấp lánh cả khúc sông” về làm vợ nhưng rồi chính cuộc đời nghèo đói, túng thiếu đó đã không giữ được người đàn bà xinh đẹp ở lại với ông Vì muốn khoác “những khúc vải rực rỡ lên người” chị bỏ chồng, bỏ con dứt áo ra đi Quả thật, lấy chồng, có con đối với người đàn bà này “chỉ quá giang một khúc đời rồi đi” chứ chẳng phải yêu đương, ăn đời ở kiếp Khi mất vợ, người đàn ông như điên dại thiêu trụi ngôi nhà, lang thang trên những cánh đồng bất tận để trả thù đời Nạn nhân của ông là hai đứa trẻ và những người đàn bà vô tội Ông trút hận lên đầu những người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin vì họ là đàn bà

Như vậy, càng về gần đây, gia đình trở thành mối quan tâm đặc biệt của văn học Những mối quan hệ phức tạp, những tâm tư tình cảm của các thành viên trong gia đình trở thành đối tượng quan tâm của văn học, nhất là truyện ngắn

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Đỗ Hạnh - Nhà văn Trần Thùy Mai (2004) “Tôi chẳng làm đƣợc gì nếu không được yêu”. Tạp chí Người đẹp Việt Nam, (129) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi chẳng làm đƣợc gì nếu không được yêu
47. Nguyên Hương - Nguyễn Thị Thu Huệ , nhà văn của nồng ấm tình yêu http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai-tri/nguyen-thi-thu-hue-nha-van-cua-nong-am-tinh-yeu/207612.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hương -
52. Anh Vân - Lý Lan muốn góp ý với Y Ban về “I am đàn bà” http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/ly-lan-muon-gop-y-voi-y-ban-ve-i-am-dan-ba-1895961.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: I am đàn bà”
45. Lý Hạnh – Nhà văn Trần Thùy Mai viết về tình yêu không phải để câu khách http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/doisongvanhoa/2008/3/52614.cand Link
46. Mai Hoàng – Y Ban: Hành trình đến tận cùng thế tục http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c152/n1685/Hanh-trinh-den-tan-cung-the-tuc.html Link
48. Thu Hương - Nhà văn Y Ban và những giấc mơ về hạnh phúc http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nha-van-y-ban-va-nhung-giac-mo-ve-hanh-phuc-1876270.html Link
53. Theo Sinh viên - Nhà văn Y Ban và quan niệm về cuộc sống http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nha-van-y-ban-quan-niem-ve-cuoc-song-1873996.html Link
54. Theo Lao động - Nhà văn Y Ban và quan niệm sáng tác http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nha-van-y-ban-va-quan-niem-sang-tac-1878229.html Link
1. Y Ban (1993), Người đàn bà có ma lực, Nxb Hà Nội Khác
2. Y Ban (1995), Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Nxb Hội Nhà văn 3. Y Ban (2006), I am đàn bà, Nxb Phụ nữ Khác
13. Trần Thùy Mai (2001), Quỷ trong trăng, Nxb Trẻ Khác
14. Trần Thùy Mai (2002), Biển đời người, Nxb Thuận Hóa 15. Trần Thùy Mai (2003), Thập tự hoa, Nxb Thuận Hóa 16. Trần Thùy Mai (2004), Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa Khác
17. Trần Thùy Mai (2005), Mƣa đời sau, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Khác
18. Trần Thùy Mai (2007), Mƣa ở Strasburg, Nxb Phụ nữ Khác
19. Trần Thùy Mai (2008), Một mình ở Tokyo, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Khác
20. Trần Thùy Mai (2010), Onkel yêu dấu, NxbVăn nghệ Khác
21. Trần Thùy Mai (2010), Trăng nơi đáy giếng, Nxb Thanh niên Khác
22. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
23. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học Khác
24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w