1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai

120 871 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 877,41 KB

Nội dung

Vấn đề nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đã được nhắc đến trong một số đề tài nghiên cứu trong các tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ như: Thế g

Trang 1

ĐỖ THỊ PHƯƠNG LIÊN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

ĐỖ THỊ PHƯƠNG LIÊN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN

HÀ NỘI, 2013

Trang 3

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc PGS TS Tôn Thảo Miên, người trực

tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh cổ vũ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn song không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Phương Liên

Trang 4

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “Nghệ thuật trần thuật trong

truyện ngắn Trần Thùy Mai” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả

nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất

cứ công trình nào

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Phương Liên

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Đóng góp của luận văn 11

8 Cấu trúc luận văn 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG CỦA TRẦN THÙY MAI………… 12

1.1 Những vấn đề lý luận về trần thuật 12

1.1.1 Quan niệm về trần thuật 12

1.1.2 Các yếu tố cơ bản của trần thuật 14

1.1.3 Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng truyện ngắn 29

1.1.4 Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại .32

1.2 Hành trình sáng tác văn chương của Trần Thùy Mai 34

CHƯƠNG 2: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 37

2.1 Điểm nhìn gắn với ngôi kể 37

2.1.1 Điểm nhìn gắn với ngôi thứ nhất 38

2.1.2 Điểm nhìn gắn với ngôi thứ ba 52

2.2 Dịch chuyển điểm nhìn 57

2.2.1 Dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện vào nhân vật 57

2.2.2 Dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác 59

Trang 6

3.1.1 Lời văn giàu chất thơ, mềm mại 62

3.1.2 Lời văn sắc sảo 78

3.1.3 Lời văn đối thoại, độc thoại 80

3.1.4 Lời văn in đậm dấu ấn văn hóa vùng miền 91

3.2 Giọng điệu trần thuật 96

3.2.1 Giọng điệu trữ tình, sâu lắng 97

3.2.2 Giọng điệu triết lí, suy ngẫm 100

3.2.3 Giọng điệu đậm đà, nữ tính 103

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện cơ bản nhất của lý thuyết tự sự - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng đã và đang được khai thác rộng rãi Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, nó giúp người nghiên cứu xác lập được một hệ thống lý thuyết về trần thuật như một thứ công cụ để khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn Từ đó thấy được tài năng, sự sáng tạo và phong cách cá nhân của họ Về thực tiễn, với một giáo viên Ngữ văn việc nắm chắc hệ thống lý thuyết về trần thuật còn có ý nghĩa thiết thực trong việc khai thác, tìm hiểu những tác phẩm văn học trong chương trình sách giáo khoa

1.2 Văn học Việt Nam sau 1975 có sự chuyển hóa mạnh mẽ trên tinh thần đổi mới Nền văn học trong bối cảnh xã hội mới vận động xa dần quỹ đạo của văn học cách mạng với cảm hứng sử thi bao trùm được hướng đến cảm hứng thế sự, đời tư Hiện thực sau chiến tranh ngổn ngang bề bộn đã trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút các nghệ sĩ đặc biệt là các cây bút văn xuôi Truyện ngắn nhanh chóng bắt kịp với công cuộc đổi mới, luồn lách sâu vào bức tranh hiện thực đời sống để mổ xẻ nhiều vấn đề trong xã hội Tìm hiểu về truyện ngắn sau 1975 giúp ta có cái nhìn đầy đủ về văn học đổi mới, đồng thời thấy được đặc điểm về thi pháp truyện, sự vận động của tư duy thể loại trong hành trình phát triển văn học

1.3 Xuất hiện trong dòng chảy của các tác giả văn xuôi hậu chiến nói chung, văn xuôi nữ nói riêng, Trần Thùy Mai đã tạo dựng được một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tinh tế nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc Trưởng thành cùng thế hệ với Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc

ở Sài Gòn, những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh, có thể nói, Trần

Trang 9

Thùy Mai là một trong những nhà văn thuộc thế hệ dò đường đi tìm những đề

tài hậu chiến Tính từ truyện ngắn đầu tay Một chút màu xanh in trên Tạp chí

Sông Hương đến nay, nữ nhà văn người Huế này đã có hơn 30 năm cầm bút với hàng trăm truyện ngắn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến Trong đó, một

số truyện ngắn nổi tiếng như: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Quỷ trong trăng, Thương nhớ hoàng lan, Mưa đời sau, Người bán linh hồn, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng của chị đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng

Pháp và tiếng Nhật Là một nhà văn có duyên với điện ảnh, một số truyện ngắn của chị đã được lựa chọn chuyển thể thành kịch bản sân khấu hoặc dựng

thành phim như Hãy khóc đi em (2005), Gió thiên đường, Thập tự hoa (2005), Trăng nơi đáy giếng (2009) Truyện ngắn Trần Thùy Mai hấp dẫn người đọc

ở nhiều phương diện, trong đó có nghệ thuật trần thuật, vì vậy, chúng tôi

quyết định chọn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai

làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những ý kiến bàn về truyện ngắn nữ đương đại

Nói đến đội ngũ nhà văn viết truyện ngắn đương đại, không thể không nhắc đến đội ngũ nhà văn nữ vừa đông đảo về số lượng vừa đa dạng về tiềm năng xuất hiện từ sau thời kì đổi mới Đó là những gương mặt tạo nên bản sắc

nữ, ghi dấu ấn đậm nét trên văn đàn và tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi với những “thương hiệu” từ lâu đã đi vào lòng công chúng như Đoàn Lê, Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Lý Lan… và gần đây là Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Cẩm,

Trang 10

Nhận diện về sự xuất hiện của những cây bút văn xuôi nữ thời kỳ đổi

mới, lời giới thiệu tuyển tập Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đã

cho rằng “Sự tăng lên đến mức đột biến của các cây bút văn xuôi nữ đã làm cho những ai quan tâm đến văn chương Việt Nam đương đại không khỏi ngạc

nhiên và thích thú”[71, tr.5] Sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ không

chỉ đem lại cho văn chương cái Mới lẫn cái Lạ mà còn là sự khẳng định ý thức nữ quyền khi người đàn bà không còn chỉ quẩn quanh nơi xó bếp mà đã hướng đến những khung trời rộng lớn Hành trình viết văn của họ cũng là hành trình thể hiện bản lĩnh của người cầm bút khi dám chấp nhận sự sáng tạo đơn độc và trả giá cho những niềm tin riêng của mình về cái đẹp

Là những cây bút nữ, nên điều họ quan tâm nhiều nhất trong sáng tác của mình là thân phận của những người cùng giới được đan cài trong những câu chuyện thường ngày với những vui - buồn, được - mất, giữa cho và nhận, bất hạnh và hạnh phúc Họ đã viết về những mảnh đời bất hạnh bằng tất cả sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của con người trong nhiều trạng huống khác nhau Bên cạnh những nét chung đó, mỗi cây bút nữ lại có những bản sắc riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau

Khai thác đề tài tình yêu, hôn nhân, gia đình, Trần Thùy Mai hướng đến những điều bình dị ấm áp, giàu tình yêu thương Là phụ nữ, chị thấm thía nỗi đau, sự tổn thương và mất mát trong tình yêu Chính vì thế, tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai không đơn thuần là một câu chuyện lãng mạn, thấm đẫm nước mắt để "câu khách" mà đó là cái cớ để chị nói về cuộc sống với những con người đang ngày ngày sống, yêu và ruồng bỏ tình yêu của chính mình

Trang 11

Ghi nhận thành tựu của văn học đổi mới cũng là khẳng định sự đóng góp lớn lao và sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ những người cầm bút, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các cây bút nữ Họ đã mang vào văn học một làn gió mới hòa cùng sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi đương đại

2.2 Những ý kiến bàn về truyện ngắn Trần Thùy Mai

Trần Thùy Mai là nhà văn "viết khỏe và đều tay" với hàng trăm truyện ngắn nhưng vẫn không gây nhàm chán cho bạn đọc "Những truyện ngắn của chị rất đa dạng, phảng phất không khí đất trời xứ Huế, quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là lớp trẻ và nhìn họ với một con mắt đầy yêu thương và

hy vọng" [20] Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Trần Thùy Mai viết nhiều về đề tài lịch sử, đặc biệt là những nhân vật nữ in bóng trong lịch sử triều Nguyễn, gắn liền với Kinh thành Huế Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Với tôi, viết là một nghề Nó giống như mọi nghề khác ở chỗ phải có kỹ năng và lương tâm Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có nhiều lúc buồn nản nhưng chưa bao giờ thấy chán viết, chưa bao giờ muốn bỏ bút” [63] Đọc văn Trần Thùy Mai, người ta không tìm thấy những ý đồ cách tân lối viết một cách mạnh mẽ như các trào lưu viết bây giờ (như “lối viết hậu hiện đại” chẳng hạn) Chúng

ta cũng không tìm thấy trong truyện của Trần Thùy Mai những chủ đề “nóng”

mà văn học hiện nay đang cố gắng khoét sâu vào thị hiếu bạn đọc như dục tính Văn của Trần Thùy Mai xa lạ với những trận gió mới của thời đại, văn của chị vẫn ướp hương của truyền thống và mang đậm chất Huế Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Cho đến nay mình vẫn thích viết về những mảnh đời gần gũi quanh mình, của bạn bè, của những người cùng sống, viết như một cách trao đổi tâm tư với người cùng thời và mở rộng cuộc sống nội tâm của chính

mình” [79] Với lối hành văn nhẹ nhàng, những câu chuyện của chị như tâm

sự thường ngày, những chủ đề “muôn thuở” của con người, tưởng thoáng qua

Trang 12

trong cuộc đời nhưng lại ở lại đậm sâu trong ký ức, sự lựa chọn trong tình yêu, tình bạn, những sa ngã đời thường, những mảnh đời, những số phận khác nhau trong đời sống Mỗi một câu chuyện như một lời kể nhẹ nhàng, chậm rãi, đầy tình cảm cứ chuyên chở vào hồn người những trăn trở, nghĩ suy và day dứt Cũng là tình yêu nhưng nó khiến người ta hướng về nơi sâu kín nhất, cái góc khuất không lý giải được nhưng lại vô cùng huyền nhiệm của tình yêu Tình yêu với Trần Thùy Mai không phải là triết lý mà là chân lý, một chân lý có khả năng cứu rỗi cuộc sống Trong những trang viết của chị sự nhân ái trong cuộc đời luôn hiện diện, là cái đọng lại đằng sau mỗi câu chuyện Đã là người thì phải biết yêu thương, che chở, cảm thông cho nhau, nhất là mỗi khi vấp ngã trong đời Thông điệp truyện ngắn của Trần Thùy Mai hấp dẫn người ta bởi lòng nhân hậu, nhưng không phải là sự rao giảng nhân hậu, mà thực hành nhân hậu Người với người cần tình thương yêu không phải vì đề cao đạo đức con người, mà đơn giản tình người cần hiện diện, bởi đó là một sự nương tựa lẫn nhau giữa người với người trong thế giới, chung vai sát cánh để cùng nhau sống tốt hơn, đẹp hơn

Về văn chương của Trần Thùy Mai, PGS TS Hồ Thế Hà từng nhận định: “ Những nhân vật của Trần Thùy Mai thường không bình lặng Họ cô đơn, hẫng hụt, tiếc nuối nhưng không bao giờ từ bỏ khát vọng sống của mình bằng cách bơi ngược dòng sông ký ức để làm sống lại những điều tốt đẹp Đọc Trần Thùy Mai, tôi bị cuốn hút bởi chất nhân ái và triết lý này Con người dù giận hờn, hằn học nhưng trong tận cùng sâu thẳm của ý thức cộng đồng, họ âm thầm sẻ chia và nhận nỗi đau về mình để được kéo dài ra trong niềm vui của người khác, để được yêu trong trắc ẩn dù có khi không tránh khỏi sự đối xử thờ ơ, nguội lạnh của tha nhân ”[15, tr 56] Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cho rằng: “Càng về sau văn chị viết càng đời, càng đầy đủ mặn

Trang 13

ngọt đắng cay của những phận đời trong đó Dù những cái kết được báo trước nhưng người đọc vẫn muốn nếm hết những vị đắng cay, điệu man mác cho đến những dòng cuối cùng”[80]

Tác giả Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn hôm nay đã dùng hai chữ

“hiện tượng” để minh chứng cho sự hiện diện vững vàng của Trần Thù

: “miệt mài với nghiệp văn và trở thành cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của chị vượt ra ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạn đọc cả nước” [72, tr.53]

Một số bài viết xuất phát từ con người, cuộc sống đời tư

ít dùng đến lý trí để phân tích mà dựa hẳn vào dòng cảm xúc đầy nữ tính của mình để hiểu Trần Thùy Mai: "Văn chương của chị như một trái cây chín muộn, càng có thời gian vị càng ngọt, hương càng nồng, màu sắc càng hấp dẫn, càng mang đến một dư vị riêng mà những cây bút cùng thời với chị không có được"[61] Dường như Lê Mỹ Ý không chỉ viết bằng cảm quan của một người xem như đồng nghiệp của Trần Thùy Mai, một người viết văn, làm thơ, mà còn bởi cùng là phụ nữ nên tác giả thấu hiểu những đa đoan, những khúc quanh trong đời sống tình cảm của Trần Thùy Mai như một người em gái Ở bài viết này tác giả gọi tên những “ám ảnh” hé

lộ nhiều thông tin liên quan đến cuộc sống, gia đình, thói quen, sở thích của nhà văn xứ Huế này

Người đương thời số tháng 5/2007, Lê

Mỹ Ý tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai:

một giọng văn, ngôn ngữ, phong cách thật trong sáng Trong sáng đến mức

Trang 14

luôn có cảm giác như chị là người luôn đam mê, đắm đuối và đuổi theo một thứ ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời” [62]

Tác giả Lý Hạnh có bài "

2008 đưa ra nhận định mang hướng mở cho những phân tích về truyện ngắn Trần Thùy Mai:

trong “cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp”[17] cụ thể ở đây là trong tình

yêu Tình yêu dẫu mất mát, phụ bạc và đớn đau đến nhường nào thì con người

Mỗi nhân vật một hoàn cảnh, một vết thương lòng khác nhau nhưng tất cả đều mang khát vọng về một tình yêu mãnh liệt và bất tử

Nhà thơ Mai Văn Hoan có bài viết nhan đề khá ấn tượng: "

"

: từ cốt truyện, cách xây dựng nhân vật, giọng điệu… trong đó không thể không nhắc đến cách kể truyện “theo ngôi thứ nhất” Đây là bài viết hiếm hoi bàn đến nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai

Tác giả Minh Phương trong bài giới thiệu: Đọc sách Mưa đời sau đăng trên báo Nhân dân, số 305 có những nhận định sâu sắc về nội dung, phong

cách tác giả và tác phẩm Trần Thuỳ Mai Tác giả đã nhận xét về thế giới nhân vật truyện ngắn Trần Thuỳ Mai: “ngòi bút Trần Thuỳ Mai hướng tới phát hiện

vẻ đẹp phẩm cách và lòng hướng thiện của những nhân vật trong truyện”[64]

và đặc biệt nhân vật của chị được “khéo léo khắc hoạ diễn biến tâm lí với lối kết hợp tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn”[64] Tác giả cho rằng, Trần Thuỳ Mai đề cập đến những “vấn nạn trong xã hội” bằng cảm nhận riêng “phản ánh bằng

Trang 15

cách cảm, cách nghĩ của nữ gi

[64] Và đặc biệt, tác giả phát hiện cách kết cấu truyện hiện đại, lắp ghép kiểu điện ảnh, giàu kịch tính nên nhiều truyện ngắn của chị được chuyển thể thành kịch bản phim và được dựng thành phim Trong bài viết, tác giả cũng đã có một vài nhận xét ban đầu về giọng văn và cả kết cấu tác phẩm, những dấu hiệu nếu được khai thác ở mức độ cần thiết sẽ góp phần chỉ ra phong cách tác giả

Đi tìm nét cách tân độc đáo trong truyện ngắn Trần Thùy Mai sẽ phá vỡ chất lãng mạn, huyền ảo kết dính trên từng trang văn mượt mà của chị Những vấn đề xã hội nhức nhối lọc qua sự mẫn cảm của trái tim phụ nữ trở nên nhân tình, nhân bản hơn Mọi sự cách tân chưa đến độ sẽ nhạt dần, càng ngày người đọc càng thấy Trần Thùy Mai chín và sâu, thống nhất và biến hóa trong phong cách riêng của mình Việc lựa chọn nghiên cứu và tìm hiểu truyện ngắn Trần Thùy Mai ở phương diện nghệ thuật trần thuật sẽ giúp ta tìm ra con đường ngắn nhất để bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn đầy tài năng này Qua đó, chúng ta cũng có cái nhìn chân thực, rõ nét, đầy đủ hơn bức tranh đời sống hàng ngày và tâm hồn của những con người bước ra từ những trang văn của chị

2.3 Những ý kiến liên quan đến nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai

Nói đến Trần Thùy Mai là nói đến một nhà văn được quý mến về cả văn chương và nhân cách Nghệ thuật là niềm vui, là chốn nương tựa trong cuộc đời, nghệ thuật đem lại cho chị không ít vinh quang nhưng chị không giống như một số người, trút hết cho nghệ thuật mà đánh mất bản thân mình Trần Thùy Mai đẹp trong trang văn và đẹp trong cuộc sống Chị là một người phụ nữ sống hiền hòa, nhân hậu, lặng lẽ với văn chương, cẩn trọng, tinh tế từ

Trang 16

lời nói đến việc làm Hơn ba mươi năm cầm bút chị đã tạo dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo với 15 tập truyện ngắn được xuất bản

Vấn đề nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đã được nhắc đến trong một số đề tài nghiên cứu trong các tiểu luận, luận văn tốt

nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ như: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Phùng Thu Phương), Truyện ngắn Trần Thùy Mai nhìn từ góc độ thi pháp thể loại (Nguyễn Thu Hà), Đặc điểm truyện ngắn Trần Thùy Mai (Đinh Thanh Huyền),

(Nguyễn Thị Hồng Lê),

Mai (Trần Thị Hậu)… Ở đó, người viết quan tâm đến những vấn đề như quan

niệm nghệ thuật, hành trình văn học, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, thế giới nhân vật, phong vị Huế,… thể hiện trong truyện ngắn Trần Thùy Mai Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập trung đi sâu tìm hiểu các yếu tố cơ bản làm nên nghệ thuật trần thuật độc đáo của nữ tác giả này

Trên cơ sở kế thừa và sáng tạo, tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra nét độc đáo, riêng biệt trong nghệ thuật trần thuật của Trần Thùy Mai, khám phá những cách thức, phương tiện nhà văn dùng để

"chuyên chở" thông điệp của mình đến độc giả Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của chị có thể coi là việc đi tìm chiếc chìa khóa để bước vào con đường văn chương, tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau sự dịu nhẹ, đậm chất Huế của nhà văn nữ Trần Thùy Mai

Trang 17

- Khẳng định đóng góp của Trần Thùy Mai đối với văn học Việt Nam đương đại

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn tiến hành khảo sát các ý kiến bàn về trần thuật, phân tích và xác lập cơ sở lý thuyết hợp lý, tin cậy

- Đánh giá sự thành công trong lối viết văn của Trần Thùy Mai, từ đó khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy chung của văn học đương đại

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng: Nghệ thuật trần thuật

- Điểm nhìn trần thuật

- Người trần thuật

- Lời văn trần thuật

- Giọng điệu trần thuật

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Một số tập truyện ngắn tiêu biểu của Trần Thùy Mai

- Thị trấn hoa quỳ vàng, Tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội - 1994

- Trò chơi cấm, Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh - 1998

- Đêm tái sinh, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003

- Thập tự hoa, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003

- Biển đời người, Tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2003

- Thương nhớ hoàng lan, Tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn Mới,

California, USA - 2003

- Mưa ở Trasbourg, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội – 2007

- Một mình ở Tokyo, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ

Chí Minh - 2008

- Trăng nơi đáy giếng, tập truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Thanh Niên -

2010

Trang 18

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

Vận dụng lý thuyết về trần thuật, chúng tôi phân tích và tìm ra những nét độc đáo, thành công, cũng như những hạn chế trong nghệ thuật trần thuật của Trần Thùy Mai Từ đó khẳng định đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trần thuật và hành trình sáng tác văn chương của Trần Thùy Mai

Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai Chương 3: Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai

Trang 19

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT

VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG

CỦA TRẦN THÙY MAI

1.1 Những vấn đề lý luận về trần thuật

1.1.1 Quan niệm về trần thuật

Trần thuật là vấn đề lí thuyết mang tính thời sự, nó thu hút được nhiều

sự quan tâm của các chuyên gia nghiên cứu trong nước và thế giới Tuy nhiên,

có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này Điều đó thể hiện sự chưa thống nhất trong các quan điểm ở các nhà nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn, người viết xin được dẫn ra một số định nghĩa mà chúng tôi cho là tiêu biểu và được nhiều người quan tâm hơn cả

Xét về thuật ngữ, trần thuật (narration) còn có tên gọi khác là kể chuyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những cách hiểu khác nhau

Khi bàn về kể chuyện, J.Lin Velt cho rằng: "Kể là một hành vi trần thuật và theo nghĩa rộng là một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật (narrateur) và người nghe kể (narrataire)"[67, tr.154]

Cũng bàn về kể chuyện, nhà nghiên cứu Hayden White chú ý đến động

cơ của hành động kể và hiểu kể chuyện trong phạm vi rộng lớn bao quát cả đời sống: "Động cơ khiến người ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên, hình thức tự sự dường như là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tường thuật nào

về những gì đã thực sự xảy ra"[70, tr.119]

Trang 20

Ở Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng trần thuật là một hoạt động sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm nhất là tác phẩm tự sự

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Trần thuật là phương diện cơ bản của

phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cách nhìn của người trần thuật nhất định"[19, tr.307]

Bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150

thuật ngữ văn học cho rằng: "Trần thuật bao gồm cả việc kể và miêu tả các

hành động và các biến cố trong thời gian, mô tả chân dung hoàn cảnh của hành động, tả ngoại hình, tả nội thất… bàn luận, lời nói bán trực tiếp của nhân vật Do vậy, trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo các tác phẩm tự sự hoặc của người kể, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân vật"[2, tr.338]

Trong bài Việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn

học ở Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân có viết: "Trần thuật (narration) chỉ

phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc văn học tự sự (tương tự, trầm tư/meditation/ đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc trưng cho văn học kịch)", "Thực chất của hoạt động trần thuật là kể, là thuật,

là cái được kể, được thuật, trong tác phẩm văn học là chuyện"[67, tr.146]

Trong Giáo trình lí luận văn học: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới

thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định”[69, tr.59]

“Trần thuật là một sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định Trần thuật là sự thể hiện của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức”[69, tr.59]

Trang 21

Có thể nói, quan niệm trần thuật được sử dụng không phân biệt với khái niệm người kể chuyện Chúng đều là những cách dịch khác nhau của một

từ tiếng Anh “Narrative” Trên thế giới, trong các sách lí luận văn học hiện đại rất ít thấy xuất hiện khái niệm này với tư cách là đối tượng cần xác định nội hàm mà thay vào đó là các thuật ngữ mang tính cụ thể hơn như: Người kể chuyện, điểm nhìn… Dù vậy, nhưng đó là khái niệm gắn bó chặt chẽ với loại hình tự sự của văn học nên nó thường được các nhà nghiên cứu nhắc tới trong nghiên cứu tự sự

Thông qua những quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy ở vấn đề đang nghiên cứu được khẳng định là một khái niệm gắn liền với kết cấu và bố cục của tác phẩm văn học Trần thuật chính là phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm tự sự, thực chất của trần thuật là kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh,… nhằm dẫn dắt, tổ chức, kết nối các chi tiết sự kiện trong tác phẩm Và khi ấy, nhà văn đã hình thành sợi dây vô hình xâu chuỗi các sự kiện xảy ra trong tác phẩm Trong khi kể, nhà văn có thể tuân theo hoặc không tuân theo trật tự tuyến tính thông thường tùy theo dụng ý sắp đặt của người viết Vì vậy nghệ thuật trần thuật là phương diện cho thấy rõ tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của các văn bản nghệ thuật ở cả chiều sâu và ở mặt cụ thể cảm tính Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp ta có cơ sở để khẳng định giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng góp của nhà văn trong tiến trình văn học

1.1.2 Các yếu tố cơ bản của trần thuật

các nhà nghiên cứu, là một thuật ngữ mang tính “động” Theo đó, các yếu tố cấu trúc của nó cũng không ngừng được nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu khám phá

Trang 22

Nói về các yếu tố của trần thuật, M.Gorki đã chỉ ra rằng: "Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người được tác giả miêu tả đều hành động với

sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở cạnh họ, mách cho người đọc biết

rõ phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng họ bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi khéo léo, mặc dù người đọc không nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm những mối tương quan của họ"[Dẫn theo 19, tr.307]

Như vậy, M.Gorki đã kể ra các thành phần của trần thuật không chỉ gồm lời thuật, chức năng của nó, không chỉ là kể việc mà nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú tác giả

thành nên trần thuật đó là: người kể chuyện, ngôi trần thuật và vai trần thuật; điểm nhìn trần thuật; lược thuật; miêu tả chân dung và dựng cảnh; phân tích, bình luận; giọng điệu

kể, khi trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi sự kiện

và nhân vật Như vậy có hai nhân tố quy định trần thuật là: Người kể và chuỗi ngôn từ Từ người kể ta có ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật Từ chuỗi ngôn từ ta có 4 yếu tố là: Lược thuật; dựng cảnh; phân tích bình luận và giọng điệu Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu

tố tiêu biểu thuộc nghệ thuật trần thuật của Trần Thùy Mai Vì thế, chúng tôi

sẽ tiến hành xác lập những khái niệm cơ bản liên quan đến những vấn đề nằm trong phạm vi nghiên cứu

Trang 23

1.1.2.1 Người trần thuật

Để tái hiện câu chuyện nhà văn phải tạo ra người kể bởi nếu không có người kể thì sẽ không có truyện Nói về điều này, Tz Todorov từng khẳng định: "Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng…không thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện"[70, tr.197]

Người kể chuyện hay còn gọi là "người trần thuật" cũng như nhiều khái niệm khác, cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn về quan điểm Theo Pospelov thì người kể chuyện là "người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến, cắt nghĩa các sự việc xảy ra"[70, tr.196]

Trong quan niệm của W.Kayser, người kể chuyện là một khái niệm mang tính chất cực kì hình thức: "Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc

về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học Ở nghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và đã chấp nhận"[70, tr.196]

Với Todorov thì người kể chuyện không chỉ là người kể mà còn là người định giá: "Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá"[70, tr.197]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện (tiếng Nga: Rasskachik; tiếng Pháp: Narrateur) “là hình tượng ước lệ trong tác phẩm văn

học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (ví dụ “tôi” trong "Đôi mắt”), dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời; có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: người điên trong “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó Một tác phẩm

có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện Hình tượng người kể chuyện đem

Trang 24

lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh”[19, tr.191]

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, “người trần thuật có thể là một

nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành Trong khi kể miệng, người trần thuật là một người sống sinh động Trong trần thuật viết phi văn bản (như báo chí, lịch sử), người trần thuật nói chung đồng nhất với tác giả Nhưng trong trần thuật có tính chất văn học thì người trần thuật lại khác, nó bị trừu tượng hóa đi, nó trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự”[19, tr.221]

Như vậy, khi bàn về người kể chuyện như trên, chúng tôi nhận thấy rằng người kể chuyện hiểu một cách đơn giản là một nhân vật do nhà văn sáng tạo ra để thực hiện hành vi trần thuật Khác với người kể chuyện trực tiếp như trong diễn xướng dân gian, người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dòng chữ

Người kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả Khi nói tới điều này, W.Kayser đã nhấn mạnh: "Trong nghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ là tác giả đã hay chưa từng được biết đến, mà là một

vai trò tác giả nghĩ và ước định"[70, tr.196] Sở dĩ có thể khẳng định người kể

chuyện thống nhất với tác giả bởi người kể chuyện là người mang tiếng nói, quan điểm của tác giả Đọc truyện ngắn viết về đề tài người nông dân của Nam Cao ta như thấy nỗi day dứt, ám ảnh, thương xót của nhà văn trước những mảnh đời bất hạnh Với truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng người đọc được thấy thái độ mỉa mai châm biếm của ông với xã hội Sự thống nhất giữa tác giả và người kể chuyện biểu hiện rõ nhất ở những tác phẩm có hình thức tự truyện Trong những tác phẩm này, qua cái tôi của

Trang 25

người kể chuyện, ta có thể thấy khá rõ cái tôi của tác giả ngoài đời Chẳng

hạn, qua lời kể chân tình, mộc mạc của nhân vật tôi trong bộ ba tự thuật Thời

thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M.Gorki, người đọc đã

phần nào thấy được cuộc đời cơ cực, gian khổ và những nỗ lực để vươn tới đỉnh cao văn hóa của tác giả này Tuy thống nhất nhưng ta không được phép đồng nhất người kể chuyện với tác giả bởi lẽ tư tưởng của tác giả rộng hơn tư tưởng của người kể chuyện, nếu chỉ dựa vào quan điểm của người kể để đánh giá tác giả sẽ khó tránh được sự cực đoan, phiến diện

Người kể chuyện trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng Nó không chỉ dẫn dắt, nối kết, làm trung gian để bạn đọc tiếp cận với thế giới nghệ thuật mà còn có chức năng tổ chức, sắp xếp các sự kiện trong tác phẩm Bởi vậy, khi trần thuật, nhà văn thường cân nhắc trong việc lựa chọn ngôi kể làm sao cho câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc Có nhiều cách phân loại

về người kể chuyện dựa trên những tiêu chí khác nhau: người kể chuyện gắn với ngôi kể (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba); người kể chuyện tham gia vào câu chuyện hoặc người kể chuyện bên ngoài câu chuyện; người kể chuyện sử quan, chứng nhân hay người kể chuyện toàn tri… Trong luận văn này, bám sát thực tế nghệ thuật trần thuật của Trần Thùy Mai, để đảm bảo sự thống nhất, chúng tôi dùng thuật ngữ người kể chuyện theo ngôi: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Người kể chuyện ngôi thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện muộn vào những năm đầu thế kỉ XX, ở châu Âu và được sử dụng cho tới ngày nay Nói về vấn đề này, Bakhtin đã có một ý kiến xác đáng: "Trần thuật từ ngôi thứ nhất là tương tự với sự trần thuật của người kể chuyện Đôi khi hình thức này do dụng ý dựa trên lời kể của kẻ khác quy định; đôi khi như lối kể của Tuôcghênhiep, nó có thể tiếp cận và cuối cùng là hòa nhập với lời trực tiếp

của tác giả, tức là hoạt động với lời một giọng của ngôi thứ hai"[67, tr.380]

Trang 26

Hình thức kể từ ngôi thứ nhất là hình thức người trần thuật xuất hiện trực tiếp

xưng tôi trong tác phẩm để kể về mình hoặc kể về người khác mà mình biết hoặc trực tiếp có liên quan Người kể chuyện chỉ có thể kể khi họ cảm thấy

như người trong cuộc, đang trực tiếp chứng kiến sự việc xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình Bởi vậy, hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất chỉ cho phép nhân vật kể những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể biết được Ưu điểm của hình thức này là tạo ra được sự khách quan và cảm giác chân thật, tin cậy cho lời kể, do đó có thể gây được niềm tin và hứng thú nơi bạn đọc Lối kể này có khả năng mời gọi sự tranh luận đối thoại trên tinh thần dân chủ cởi mở

Phổ biến trong văn học cổ và văn học trung đại là hình thức kể theo ngôi thứ ba Theo ngôi kể này người kể có thể kể hết tất cả những gì họ biết Đây là hình thức người kể không xuất hiện trực tiếp mà ẩn mình, đứng bên ngoài văn bản, quan sát, bao quát mọi không gian, thời gian, diễn biến của toàn bộ câu chuyện đã xảy ra một cách trọn vẹn và kể lại với chúng ta Đây là hình thức người kể chuyện được coi là “thượng đế toàn thông” Lối kể từ ngôi thứ ba có ưu thế trong việc đưa vào những đoạn trữ tình ngoại đề, liên hệ tạt ngang, bình luận triết lí một cách tự do nhưng ít nhiều khó thoát khỏi tính chất

"nguyên chế" trong việc đánh giá đối tượng

Ngoài hai ngôi kể trên, còn có người kể chuyện theo ngôi thứ hai Hình thức này xuất hiện ít hơn (chẳng hạn nhân vật xưng “anh” trong tiểu thuyết

“Linh Sơn” của Cao Hành Kiện) Ở đây cũng là cái tôi của người kể song nó

lại tạo ra một không gian gián cách, một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra, chứ không phải là tự kể như ngôi thứ nhất

Từ thế kỉ XIX trở về trước, văn học ưa thích khái niệm cốt truyện với các biến cố cao trào, những "thắt nút", "mở nút" nên hình thức kể chuyện ở ngôi thứ ba - người kể chuyện toàn tri cố giấu mình tuyệt đối luôn được ưa

Trang 27

chuộng Sang thế kỉ XX, đánh dấu sự trỗi dậy vượt bậc của ý thức cá nhân, văn học không còn bị chi phối quá nhiều bởi tính chất sự kiện mà nghiêng về những "ẩn ức", những mảnh đoạn tâm lí, vô thức và tiềm thức… Người sáng tạo và độc giả quan tâm nhiều hơn đến chủ thể thẩm mĩ, đến bút pháp nhiều hơn là diễn biến sự kiện Chính vì vậy sự lựa chọn hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất sẽ giúp cho ngòi bút các tác giả tự do, phóng túng hơn trong việc đào sâu khám phá những khuất nẻo tâm hồn, những phần nguyên chất của con người Nói chung, mỗi hình thức kể đều có những ưu thế và những giới hạn riêng Việc vận dụng thành công hay không còn tùy thuộc vào tài năng của nghệ sĩ

Nhà văn chỉ thực sự sáng tạo khi lựa chọn được người kể chuyện, ngôi

kể gắn với điểm nhìn hợp lí Việc xem xét người kể chuyện, ngôi kể không chỉ giúp ta thấy được tài năng của tác giả mà còn có cái nhìn và sự đánh giá,

bổ sung về mặt tư tưởng, tình cảm của anh ta trong đó, nói như M Bakhtin đó là: "Ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua chính câu chuyện và hình tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình

kể"[67, tr.119] Ngôi kể còn có ý nghĩa trong việc tạo ra giọng điệu cho tác

phẩm, có thể coi như đặc trưng của một ai đó thể hiện qua những phương tiện ngôn ngữ nhất định

1.1.2.2 Điểm nhìn trần thuật

Cho đến nay, điểm nhìn nghệ thuật không còn là vấn đề mới trong giới nghiên cứu văn học mà nó đã được mặc nhiên thừa nhận trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong các công trình nghiên cứu về tự sự, trần thuật

Thực tế cho thấy, thuật ngữ điểm nhìn được gọi tên theo nhiều cách

khác nhau dựa trên cách gọi của các nhà lí luận phê bình trên thế giới Chẳng

hạn, với Percy Lubbock gọi đó là điểm nhìn (Point of view), Jean Pouillon: tầm nhìn (vision), Allen Tate: vị trí quan sát (post of obeservation), Cleanth

Trang 28

Brooks và Robert Penn Warren: tiêu điểm truyện kể (focus of narrative), Phương Lựu gọi là góc nhìn… nhưng phổ biến nhất vẫn là điểm nhìn

Vấn đề điểm nhìn đã được nghiên cứu từ lâu, từ đầu thế kỉ XIX với Anna Barbauld, cuối thế kỉ XIX với Henry James (1884), đầu thế kỉ XX với Friedman, Foster, Tomasevski, từ những năm 40 trở đi điểm nhìn có mặt trong các nghiên cứu của Todorov, Genette, I.Lôtman, M.Bakhtin,…

Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi xác định điểm nhìn chính là

"mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn"[70, tr.135] và

"Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn"[70, tr.135] Quan điểm này đánh dấu một bước phát triển đáng kể trong nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện, kể từ đó điểm nhìn nghệ thuật được coi là một nhân tố bộc lộ kĩ thuật thể loại của nhà văn, một mắt xích khách quan, nội tại, duy nhất mà theo đó chúng ta có thể đánh giá được về nhà văn sâu sắc nhất

Bàn về vai trò của điểm nhìn trong cấu trúc của loại tác phẩm tự sự Pospelov cho rằng "Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các sự vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả"[66, tr.90]

Trong công trình Bản chất của tự sự của R.Scholes và R.Kellog xuất

bản lần đầu vào năm 1966, vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể Cả hai đều cho rằng "Điểm nhìn là vấn đề chính của nghệ thuật kể chuyện, nó không chia sẻ với thơ ca hoặc là văn học kịch Ở đây mối quan hệ giữa người kể chuyện - độc giả thực chất là nghệ thuật kể chuyện"[70, tr.138] Theo quan niệm này, chúng ta có thể coi điểm nhìn nghệ thuật là một nhân tố

Trang 29

bộc lộ kĩ thuật thể loại của nhà văn, điều quan trọng làm nên thành công cho tác phẩm

Không chỉ tìm hiểu về bản chất, vai trò của điểm nhìn mà các nhà nghiên cứu còn có tham vọng phân loại chúng Từ những nhận định mang tính khái quát, sơ lược về điểm nhìn trong các từ điển, chẳng hạn như điểm nhìn là "vị trí của người kể trong mối quan hệ với câu chuyện của anh ta", từ

đó đi đến phân loại điểm nhìn gắn với người kể chuyện và ngôi kể gồm ba loại chính: người kể chuyện toàn tri (người kể thông suốt), người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất Những công trình nghiên cứu về sau này cũng xuất hiện các cách phân loại khác nhau Có thể kể đến cách phân loại của Friedman dựa vào vị thế của người kể theo ngôi kể Ông cho rằng có 8 loại điểm nhìn: Điểm nhìn biết hết kiểu biên tập; điểm nhìn biết hết kiểu trung lập; điểm nhìn biết hết có chọn lựa; điểm nhìn biết hết với nhiều sự chọn lựa; điểm nhìn như trong kịch; điểm nhìn theo ngôi thứ nhất xưng tôi, nhưng người trần thuật là nhân vật phụ trong câu chuyện; điểm nhìn từ ngôi thứ nhất xưng tôi, đồng thời là nhân vật trung tâm trong các tác phẩm; điểm nhìn kiểu máy ảnh…Cũng tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật trong mối quan hệ không tách rời với ngôi kể, G.Genette dùng thuật ngữ tiêu điểm để phân loại Ông phân chia điểm nhìn thành ba loại cơ bản: Phi tiêu điểm, nội tiêu điểm, ngoại tiêu điểm Xem xét điểm nhìn trần thuật không tách rời quan hệ với ngôi kể, Greimas (Pháp) đã phân ra 4 loại điểm nhìn: Điểm nhìn biết hết, điểm nhìn của ngôi thứ nhất với tư cách là người tham dự, điểm nhìn chủ quan của ngôi thứ ba, điểm nhìn khách quan của ngôi thứ ba…Từ các cách phân loại trên, ta thấy hầu hết các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến người kể chuyện và phân loại dưới nhiều tên gọi khác nhau dựa trên tiêu chí nào đó Nó

đã trở thành những khái niệm công cụ cơ bản tạo điều kiện cho các nhà

Trang 30

nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn điểm nhìn trần thuật cũng như nghệ thuật kể chuyện

Việc tổ chức, khai thác điểm nhìn trong tác phẩm là khâu quan trọng bởi muốn miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn hợp lí Điểm nhìn thể hiện sự chú ý và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật Trên thực tế, giá trị của tác phẩm văn học được tạo nên là do nó có khả năng mang đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ

về cuộc đời Mặt khác thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và đặc điểm phong cách của nhà văn

1.1.2.3 Lời văn trần thuật

Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, F De Saussure đã đưa ra

một phân biệt nổi tiếng giữa ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole) Theo ông, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu tạo thành một kho tàng dự trữ trong tư duy của một cộng đồng người Mỗi kí hiệu bao gồm hai phương diện gắn liền với nhau như hai mặt của một tờ giấy: cái biểu đạt và cái được biểu đạt Cái biểu đạt trong ngôn ngữ gọi là vỏ vật chất còn cái được biểu đạt là khái niệm Giữa chúng có mối quan hệ võ đoán tuyệt đối hay tương đối do qui ước của xã hội

mà nhiều khi không thể giải thích một cách tường tận được Lời nói là sản phẩm của cá nhân, là sự vận dụng kho tàng ngôn ngữ của từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời văn) nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm xã hội mà ông ta tiếp thu được Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa lời văn nghệ thuật như sau:

"Dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn

học" [19, tr.187] Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và

Trang 31

các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật Khác với lời nói hàng ngày, lời văn nghệ thuật có tính chất cố định, tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó, có tính vĩnh viễn Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật có được do bản chất của hình tượng tác phẩm: mọi hiện tượng, cảnh vật, con người trong văn học đều muốn nói lên bằng lời văn nghệ thuật Do đó về nguyên tắc, lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức cao

Thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp (của người kể chuyện, người trần thuật), là lời trực tiếp (của nhân vật), được tổ chức theo cách thức hoạt động giao tiếp (lời đối thoại, lời độc thoại) và theo các loại hình nghệ thuật (tự sự, trữ tình, kịch), cách tư duy nghệ thuật (lãng mạn, hiện thực, tượng trưng…), loại hình văn hóa nghệ thuật (dân gian, thành văn,…), ý thức nghệ thuật (một giọng, hai giọng, nhiều giọng, mức độ đa nghĩa,…), phong cách nhà văn

Lời văn nghệ thuật được xây dựng từ tất cả những khả năng và phương tiện của ngôn ngữ toàn dân trên mọi bình diện từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp, các phương thức tu từ đến các hình thức ngôn từ vốn có trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc như từ cổ, tiếng địa phương, tiếng lóng và các vốn từ đã trở thành

di sản nghệ thuật dân tộc Như vậy, những phương tiện xây dựng lời văn nghệ thuật cũng được sử dụng trong những lĩnh vực khác nhưng điểm khác nhau ở đây là lời văn nghệ thuật có chức năng xây dựng hình tượng nghệ thuật đặc thù

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Lời đối thoại và lời độc thoại là

các dạng giao tiếp ngôn từ cơ bản, trở thành yếu tố cấu tạo của nhiều văn bản ngôn từ khác nhau, trong đó có tác phẩm văn học, là nơi mà chúng xuất hiện như là đối tượng miêu tả" [19, tr.186]

Trang 32

Các lời phát ngôn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các quá trình giao tiếp và thực hiện giao tiếp đều có tính chất đối thoại theo nghĩa rộng Sự phân biệt lời đối thoại hay lời độc thoại là căn cứ vào cách thực hiện chức năng giao tiếp Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một phản ứng đáp lại lời nói trước Lời đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị câu thúc, diễn ra trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của người đối thoại

Lời độc thoại là lời không đòi hỏi sự đáp lại, độc lập với phản ứng của người tiếp nhận và được thể hiện thoải mái cả trong hình thức nói lẫn viết Bề ngoài lời độc thoại không bị ai ngắt quãng, nhưng cũng có khi bị ngắt quãng bởi "người đối thoại" tưởng tượng Lời nói này thường xuất hiện trong tâm trạng của con người cô đơn và bị biệt lập về mặt tâm lí hoặc giao tiếp với thần linh, người chết, mang tính chất ước lệ rõ rệt Hoạt động giao tiếp tưởng tượng này sẽ chuyển hóa thành cuộc đối thoại nội tâm

Trong tác phẩm văn học, hai dạng lời này có thể thâm nhập vào nhau như trong kịch Lời độc thoại trần thuật có thể bao hàm đối thoại

Lời văn nghệ thuật còn có một dạng đặc biệt đó là lời nửa trực tiếp Đây là biện pháp diễn đạt lời văn khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc

về nhân vật Phương thức tu từ này được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật, gây ấn tượng về sự "hiện diện" của ý thức nhân vật cho người đọc

và cho phép người đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật

Lời văn trong các tác phẩm có thể gặp nhau ở chất thơ, chất lãng mạn, trữ tình, đôi khi là ngôn ngữ đời thường, sắc sảo hay cách tổ chức lời văn độc thoại, đối thoại Hoặc có những nhà văn dùng ngôn ngữ văn chương để ghi lại dấu ấn của một vùng miền nào đó Khi lựa chọn ngôn ngữ trần thuật đích đến

Trang 33

của nhà văn luôn thể hiện ở việc họ hướng tới nhận thức, khám phá chiều sâu

số phận của con người trong xã hội Và ngôn ngữ là cách đơn giản nhất để nhà văn truyền đạt những tư tưởng, cảm hứng của mình đến với độc giả Thông qua ngôn ngữ trần thuật chúng ta không chỉ hiểu thêm về cuộc sống,

về con người ở nhiều phương diện khác nhau mà còn thấy nét riêng biệt độc đáo và sự tỏa sáng tài năng, phong cách không thể lẫn với những nhà văn khác

Người ta không thể bước chân vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm nếu vấp phải rào cản ngôn ngữ Ngay ở yếu tố đầu tiên này tác phẩm đã ẩn chứa biết bao ý nghĩa tư tưởng Bởi vậy, tiếp cận với ngôn ngữ chính là việc

mở cánh cửa đầu tiên để khám phá thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ

1.1.2.3 Giọng điệu trần thuật

Cùng với các yếu tố người kể chuyện và ngôi kể, điểm nhìn trần thuật thì giọng điệu trần thuật cũng là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm văn học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập

trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… Giọng điệu phản ánh lập trường, tư tưởng, tình cảm mà thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho bạn đọc Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”[19,

tr.134]

Như vậy, giọng điệu phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo, giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả (gián tiếp qua hình tượng người kể chuyện) Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể chuyện với người nghe từ thế giới sự kiện

Trang 34

được miêu tả và tạo thành giọng điệu trần thuật Giọng điệu là "một thái độ đối với người nghe của người nói trong văn chương" (I.A Richards), "Một giọng điệu chỉ có thể đi vào văn bản thông qua cảm thức hình dung của người đọc" (M Jahn)[67, tr.365] Chúng ta không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu, là phương tiện biểu hiện của lời nói, biểu hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu…Giọng điệu không đơn giản chỉ là các tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để ta nhận ra người nói mà là một giọng điệu mang nội dung, tình cảm, thái độ, ứng xử của người nói trước các hiện tượng đời sống “Hệ số tình cảm của lời văn…được biểu hiện trước hết ở giọng điệu cơ bản” Theo B.Brech có thể hiểu giọng điệu trong kịch như một

tư thế biểu cảm Do đó, giọng điệu trong văn học không chỉ được biểu hiện qua cách xưng hô, trường từ vựng, mà còn bằng cả hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ, nó xuất hiện cùng với cảm hứng của tác giả khi nói tới một điều gì đó Chẳng hạn khi nói tới cái gì cao cả, có ý nghĩa đối với sự tồn tại của con người, ta có giọng điệu cao cả, sử dụng những từ cao cả, to lớn, ngữ khí cổ kính, có âm hưởng thống thiết… Hay khi nhà văn nói tới một điều gì đó mà anh ta bất mãn, căm ghét thì sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo, mỉa mai, giọng châm biếm, giễu nhại Trong một văn bản nghệ thuật không phải chỉ có một giọng điệu duy nhất mà

là “phức hợp” của các giọng Điều này một mặt tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản, mặt khác nó cũng làm cho văn bản không tẻ nhạt, đơn điệu mà có sự biến đổi linh hoạt Sự “phức hợp” của các giọng điệu này là tổng hợp của giọng nhân vật, của người kể chuyện hay của tác giả Giọng điệu là một yếu tố không nhỏ tạo nên phong cách của nhà văn và sức hấp dẫn của tác phẩm đối với bạn đọc

Cũng nói về vấn đề này, I.X Turgenev đã hết sức có lí khi cho rằng mỗi nghệ sĩ giống như một con chim Mỗi loại chim có một cấu trúc thanh

Trang 35

quản khác nhau, bởi thế tiếng hót của chúng cũng khác nhau Tương tự như thế, mỗi nhà văn khi sáng tạo phải biết tạo ra một giọng điệu riêng cho mình Giọng điệu ấy chỉ có thể được cất lên từ cổ họng của người nghệ sĩ Vì vậy, tìm cho đúng giọng điệu để viết là công đoạn khó khăn nhất của nhà văn

Hoàng Ngọc Hiến kể lại câu chuyện của Marquez khi viết cuốn sách Trăm

năm cô đơn rằng: sau khi viết xong truyện Giờ rủi ro, nhà văn đã có đủ tư liệu

để viết Trăm năm cô đơn nhưng ông không thể nào cầm bút vì chưa tìm ra

giọng Mãi năm năm sau ông mới tìm ra giọng điệu thích hợp đó là cách kể của một bà già nói về những chuyện hoang đường, siêu nhiên bằng một giọng hết sức tự nhiên Chỉ khi ấy, tác giả mới viết được Như vậy, tính chất của giọng điệu vừa phụ thuộc vào nội dung của câu chuyện, vừa phụ thuộc vào tâm trạng cảm hứng và cách cảm nhận của tác giả

Đại văn hào Lep Tônxtôi cũng từng nhận xét: "Cái khó nhất khi bắt tay viết một tác phẩm mới không phải chuyện đề tài, tài liệu mà phải lựa chọn

một giọng điệu thích hợp"[70, tr.190] Giọng điệu không những thể hiện bản

lĩnh mà còn quyết định bản sắc tác giả Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng điệu nhưng luôn phải có một giọng điệu chủ âm Giọng điệu là mối giao lưu cảm nhận giữa người đọc và người kể, thiếu một giọng điệu đặc trưng tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt

Bàn về giọng điệu, G.N Pospelov cho rằng giọng điệu là "cái kiểu cách dùng để kể câu chuyện"[66, tr.89]

Nghiên cứu một cách có hệ thống về giọng điệu với tư cách là một trong những yếu tố biểu hiện phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ, M.B

Khrapchenko trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học đã

khẳng định "cái quan trọng trong tài năng văn học (…) là tiếng nói của mình (…), là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng

của bất kì một người nào khác" [31, tr.190] Không dừng lại ở đó,

Trang 36

M.B.Khrapchenko nhấn mạnh: "Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với một đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống

nhất hoàn chỉnh"[31, tr.167-168]

Nhìn một cách tổng quát, các ý kiến của M.B Khrapchenko đã đề cập đến ba vấn đề: giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng, giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương; trong tác phẩm có sự xuất hiện của giọng điệu chủ yếu và các sắc điệu bao quanh với tư cách bè đệm; giọng điệu thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: từ ngữ, kết cấu, cách thức tạo nhịp gieo vần, cách sử dụng môtíp và xây dựng hình tượng… Đây có thể coi là một cái nhìn khá đầy đủ, xác đáng về giọng điệu trong tác phẩm văn học nói chung

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về giọng điệu trần thuật, các học giả thường chú ý đến "thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn qui định cách xưng

hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…"[19, tr.112]

Điểm qua các khái niệm về giọng điệu như trên, ta nhận thấy các nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở một số điểm như: coi giọng điệu là kiểu cách dùng giọng để kể, là lập trường quan điểm và nổi bật nhất là "thái độ" đối với hiện tượng được miêu tả, giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành bại của tác phẩm

Là một yếu tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật, giọng điệu cho phép ta hiểu hơn chiều sâu, sự phong phú của chủ thể sáng tạo Trên thực tế, giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật kết tinh sự độc đáo của nhà văn,

Trang 37

vừa là một hiện tượng có tầm văn hóa ảnh hưởng to lớn đến các thời đại văn học Cũng cần thấy được, giọng điệu văn chương là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ Nhưng không thể phủ nhận một thực tế đó là bên cạnh giọng điệu cá nhân còn có giọng điệu thời đại Việc nghiên cứu giọng điệu trong văn chương không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn sự độc đáo của các phong cách nghệ thuật mà còn lí giải được tiến trình vận động của văn học

1.1.3 Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng truyện ngắn

Bàn về vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự Pospelov trong Dẫn

luận nghiên cứu văn học cho rằng: "Đóng vai trò quyết định trong loại tác

phẩm tự sự là nghệ thuật trần thuật"[66, tr.66] Ông còn xác định các thành

phần cơ bản của nghệ thuật kể chuyện như sau: "Với sự trợ giúp của trần thuật, miêu tả, bình luận, lời tác giả, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự sự, cuộc sống được nắm bắt một cách tự do, sâu rộng"[66, tr.68]

Tuy nhiên, đã có thời, sự thành công của tác phẩm văn xuôi được đánh giá thông qua những phương diện như: Chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện,

ngôn ngữ Người ta thừa nhận có "phong cách cá nhân" hay "phong cách ngôn ngữ" (tức là dấu ấn cá nhân của nhà văn) nhưng vẫn chưa đủ đi đến chỗ

thừa nhận vai trò quan trọng của nghệ thuật trần thuật Trong khi đó, chính nhờ lối kể chuyện mà người đọc phân biệt được nhà văn này với nhà văn khác chứ không phải nhờ các biến cố, các câu chuyện được kể Trong văn xuôi nghệ thuật, nhiều khi ta nhận thấy rằng chuyện chỉ là một "mảnh ghép" quen thuộc, đời thường, một "lát cắt của đời sống", bản thân chúng không có khả năng phản ánh các quy luật, các giá trị sâu sắc của đời sống Song thông qua cách kể chuyện của nhà văn mà người đọc sẽ bị cuốn theo diễn biến của câu chuyện Vì vậy, được biết đến là đặc trưng của tác phẩm tự sự, nghệ thuật trần thuật hay cách kể chuyện giữ vai trò then chốt, là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm

Trang 38

Đối với truyện ngắn, trần thuật là đặc trưng bản thể gồm phương thức biểu đạt thông tin và phương thức vận dụng ngôn ngữ Nghệ thuật trần thuật giúp nhà văn sắp đặt một cách cuốn hút các câu chuyện, các nhân vật, sự kiện, tình huống lại một cách lôgic và chuyển tải một cách hiệu quả, sinh động hiện thực cần phản ánh đến với độc giả

Thực tiễn văn học cũng cho thấy rằng, nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Đối với người nghệ sĩ tài năng, nghệ thuật trần thuật ở mỗi tác phẩm lại có những sáng tạo độc đáo riêng Bởi sáng tác văn học là "khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có" (Nam Cao) Để đạt được thành công trong nghệ thuật trần thuật nhà văn cần một sự dày công, không ngừng tìm tòi, khám phá những cách thức thể hiện để người đọc dễ dàng tiếp nhận tác phẩm văn học Truyện ngắn là thể loại bị quy định bởi dung lượng, tuy vậy, sức chứa của thể loại không hề bị bó hẹp Nói về điều này, Uxaroyan cho rằng truyện ngắn chứa cả "cái không cùng" của thế giới, đời sống, đến T.Man cũng đồng tình khi nói "Truyện ngắn có sức chứa nội tại lớn lao, có thể bao quát được toàn bộ đời sống" [61, tr.81] Đây thật sự là một sự thách thức đối với tất cả các nhà văn khi sáng tác Vì tính chất ngắn gọn của truyện ngắn mà có lẽ không nhà văn nào làm cho câu chuyện của mình "ngừng giữa đường" để có thể thoải mái liên hệ tạt ngang như các nhà tiểu thuyết Bởi vậy, làm thế nào

để "chuyên chở" thông tin, dồn nén những vấn đề nhân sinh sâu sắc trong một giới hạn nhất định mà lại có khả năng thu hút sự chú ý là một bài toán khó đối với người cầm bút Nó đòi hỏi nhà văn phải linh hoạt, khéo léo sắp xếp, gói ghém sao cho câu chuyện ngắn gọn nhưng sâu sắc, lôi cuốn bạn đọc

Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cách kể chuyện hay nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tự sự, đồng thời nó cũng là nhân tố tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm Tìm hiểu các phương diện trần thuật

Trang 39

giúp người đọc tiếp cận với những giá trị văn chương đích thực Từ đó, chúng

ta cũng thấy được tài năng, sự sáng tạo và đóng góp của mỗi nhà văn trong dòng chảy chung của văn học

1.1.4 Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại

Sau thời kì đổi mới, tư duy về văn học nghệ thuật của dân tộc cũng phát triển để theo kịp sự phát triển của những trào lưu văn học tiên tiến trên thế giới Theo đó, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng cũng có những thay đổi ở nhiều phương diện Nhiều nhà văn đã cố gắng tìm tòi, cách tân đáng kể cho sáng tác của mình góp phần đem đến một diện mạo mới cho nền văn học Nhận xét về truyện ngắn đương đại Việt Nam, Nguyễn Thị Bình khẳng định ý kiến đồng tình với độc giả và cho rằng truyện ngắn giai đoạn này "tập trung nhiều nhất những yếu tố cách tân…và kết tinh nhiều yếu tố

cách tân" và "với truyện ngắn thì văn học Việt Nam đang tiếp cận với văn học

đương đại thế giới ở tư duy thể loại"[7, tr.217] Sự cách tân mạnh mẽ ở tư duy thể loại thể hiện trên nhiều phương diện: Điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu, phạm trù thẩm mỹ…

Văn học sau 1975 không còn khuynh hướng tác động đến người đọc bằng chân lí có sẵn của nhà văn Do đó, người đọc không bị áp đặt chân lí mà được quyền bình đẳng với nhà văn trên hành trình đi tìm chân lí Để phù hợp với sự thay đổi đó, các nhà văn đã trần thuật từ nhiều điểm nhìn khác nhau Mỗi điểm nhìn là một ý thức độc lập, qua đó, sự việc, con người cũng được soi chiếu từ nhiều phía để thấy được sự đa dạng và toàn diện, cũng như bản chất của họ Sự gia tăng, dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt của nghệ thuật trần thuật được xem là một cách tân quan trọng của thời kì đổi mới

Bằng nhiều cách nhìn khác nhau, văn học giai đoạn này đã thể hiện được sự bình đẳng của nhà văn với bạn đọc trên con đường tìm kiếm chân lí

Trang 40

Tác phẩm văn học giai đoạn này đã sử dụng linh hoạt các điểm nhìn, từ đó thấy được đối thoại giữa nhà văn với nhân vật trong tác phẩm văn học "Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo ra nhiều cơ hội cho nhà văn cách tân cốt truyện, chú ý hơn đến cấu trúc tác phẩm" [8, tr167] Gia tăng điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn học sau 1975 bắt đầu hướng đến cấu trúc ngỏ đa thanh với tinh thần tin cậy, tôn trọng bạn đọc

Văn học Việt Nam sau 1975 cũng có sự mở rộng đáng kể các phạm trù thẩm mĩ Bên cạnh cái cao cả còn có cái đời thường, cái thực hiện diện, đan xen cái ảo, cái hư… Tất cả các phạm trù thẩm mĩ đó làm tăng thêm tính chân thật cho cuộc sống trong nghệ thuật Thế giới nghệ thuật của tác phẩm cũng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn

Ngôn ngữ cũng là một trong những yếu tố in đậm sự thay đổi rõ nét ở văn học giai đoạn sau 1975 Những nhà văn có cá tính đều ý thức mình là một nghệ sĩ ngôn từ Họ luôn nỗ lực cách tân ngôn ngữ để làm mới mình, làm mới văn xuôi đương đại Chính vì thế, các tác giả đã mang vào tác phẩm của mình hơi thở cũng như nhịp đập cuộc sống đầy sinh động và nhiều màu sắc Giọng điệu trần thuật không dừng lại ở kiểu lời một giọng mà xuất hiện nhiều kiểu giọng là điều dễ thấy trong các tác phẩm văn học giai đoạn này

Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã thừa hưởng những thành quả nghệ thuật của nền văn học trước đó, đồng thời cũng không ngừng sáng tạo để trở nên ưu thế hơn Xét về phương diện nghệ thuật trần thuật có thể thấy văn học giai đoạn này đã thực sự đổi mới và có những bước chuyển quan trọng mang lại cho đời sống văn học một màu sắc riêng độc đáo

Thuộc loại truyện ngắn trữ tình hóa, thiên về tính phi cốt truyện, trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai không nhằm thực hiện chức năng thông tin là chủ yếu Trần thuật trở thành phương diện quan trọng để nhà văn bộc lộ rõ tính chủ quan với việc diễn tả trực tiếp thái độ, tư tưởng, trạng thái,

Ngày đăng: 21/07/2015, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Tạ Duy Anh (2000), (chủ biên), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2000
[2]. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
[3]. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (biên soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, NXB Hội nhà văn, Trung tâm ngôn ngữ văn hoá Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (biên soạn)
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
[4]. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lý luận tác gia và tác phẩm, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn lý luận tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
[5]. Bakhtin, M.M (1992), Phạm Vĩnh Cƣ (Tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Bộ văn hoá thông tin thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin, M.M
Nhà XB: NXB Bộ văn hoá thông tin thể thao
Năm: 1992
[6]. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
[7]. Nguyễn Thị Bình (2007), Con người trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2007
[8]. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2008), Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử - Thi pháp - Chân dung, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử - Thi pháp - Chân dung
Tác giả: Phan Cự Đệ (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
[9]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới), Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
[10]. Trần Thanh Địch (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu truyện ngắn
Tác giả: Trần Thanh Địch
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1998
[11]. Trịnh Bá Đĩnh (Giới thiệu và biên soạn) (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh (Giới thiệu và biên soạn)
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2002
[12]. Hà Minh Đức (2000) , “Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí nghiên cứu văn học, (2), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX”, "Tạp chí nghiên cứu văn học
[13]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lí luận văn học, (in lần thứ bảy), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
[14]. Gulaiep, N.A. (1982), Lí luận văn học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Gulaiep, N.A
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1982
[15]. Hồ Thế Hà (1993), Tìm trong trang viết, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm trong trang viết
Tác giả: Hồ Thế Hà
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1993
[17]. Lý Hạnh, "Trần Thùy Mai - viết về tình yêu không phải để câu khách", Báo công an nhân dân, (17.3.2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thùy Mai - viết về tình yêu không phải để câu khách
[18]. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1985), Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1985
[19]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Hà Nội
Năm: 2000
[20]. Diệu Hiền, "Trần Thùy Mai và bi kịch của những người phụ nữ", Tạp chí Kiến thức gia đình, tháng 11/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thùy Mai và bi kịch của những người phụ nữ
[21]. Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Thi pháp của truyện”, Báo văn nghệ, số 31, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp của truyện”, "Báo văn nghệ
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w