Nguyễn Công Hoan chủ yếu sáng tác ở thể loại truyện ngắn vàchính thể loại này đã tạo nên một diện mạo tương đối hoàn chỉnh về phongcách nghệ thuật cũng như phong cách ngôn ngữ của ông, g
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1 NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 8
1.1 Truyện ngắn và đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn 8
1.1.1 Thể loại truyện ngắn 8
1.1.2 Ngôn ngữ truyện ngắn 13
1.2 Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn 14
1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ kể chuyện 14
1.2.2 Vai trò của ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn 16
1.3 Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn 19
1.3.1 Khái niệm ngôn ngữ nhân vật 19
1.3.2 Vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn 21
1.4 Truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan .25
1.4.1 Vài nét về sự ngiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan 25
1.4 2 Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 27
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2 NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 34
Trang 32.1 Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn trào phúng
của Nguyễn Công Hoan 34
Trang 4Công Hoan 34
2.1.2 Các phương thức kể và các kiểu lời kể trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 37
2.2 Các cấp độ ngôn từ trong ngôn ngữ kể chuyện ở truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 39
2.2.1 Từ ngữ trong ngôn ngữ kể chuyện 39
2.2.2 Câu trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Công Hoan 51
2.2.3 Các biện pháp tu từ trong ngôn ngữ kể chuyện 58
2.2.4 Màu sắc cá biệt trong ngôn ngữ kể chuyện 70
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3 NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 77
3.1 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 77
3.2 Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 83
3.3 Chức năng ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 87
3.3.1 Chức năng cá biệt hoá, tính cách nhân vật 87
3.3.2 Chức năng trào lộng 93
Tiểu kết chương 3 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nhà văn là người tổ chức ngôn từ, sáng tạo nên hình tượngnghệ thuật, cho nên, chính đặc điểm sử dụng ngôn từ sẽ góp phần bộc lộ cátính và tài năng sáng tạo của mỗi tác giả Tìm hiểu tác phẩm văn học
và phong cách của nhà văn thông qua việc sử dụng ngôn ngữ là một hướng đi
đã được khẳng định Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu đi theo hướngnày đã gặt hái được những kết quả thành công nhất định
Có thể nói, cách sắp xếp, tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm văn chươngtrước hết bị qui định bởi đặc trưng thể loại, trong đó ngôn ngữ nhân vật chịu
sự tác động và chi phối của nhà văn Vì vậy, khi chọn ngôn ngữ kể chuyện vàngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta phảichú ý đến đặc trưng của thể loại, phong cách ngôn từ của tác giả
1.2 Nguyễn Công Hoan chủ yếu sáng tác ở thể loại truyện ngắn vàchính thể loại này đã tạo nên một diện mạo tương đối hoàn chỉnh về phongcách nghệ thuật cũng như phong cách ngôn ngữ của ông, giúp ông khẳng địnhđược tài năng và vị trí của mình trong đời sống văn học Việt Nam Nghiêncứu về Nguyễn Công Hoan, người ta thường chú ý nhiều đến nội dung
và phong cách nghệ thuật mà chưa đi sâu vào tìm hiểu ở góc độ ngôn ngữ kểchuyện và ngôn ngữ nhân vật Đây là một vấn đề cần được các nhà khoa học,các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn nữa, nhất là đối với một tác giả vốnđược xem là người khơi dòng cho văn xuôi hiện đại, người có công khai phá
mở đường cho chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Việt Nam
Trước thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan Mục đích của đề tài này là cố gắng chỉ ra những
Trang 6đặc điểm nổi bật trong cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật của nhà văn, qua đó,khẳng định tài năng nghệ thuật và công lao của Nguyễn Công Hoan trong tiếntrình phát triển văn học Việt Nam những thập niên đầu hiện đại hoá văn học
1930 - 1945
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Công Hoan được xem là nhà văn lớn của văn học Việt Nam
Sự nghiệp văn học của ông là đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu, vớinhiều điểm nhìn, nhiều phương pháp và phạm vi nghiên cứu khác nhau.Những công trình nghiên cứu, những ý kiến đánh giá đó bao quát chặngđường sáng tác của Nguyễn Công Hoan cả giai trước và sau cách mạng thángTám 1945
2.1 Trước 1945
Từ khi ra đời, các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã gây
được tiếng vang và được nhiều nhà phê bình chú ý Thiếu Sơn trong Phê bình
“Kép Tư Bền” nhận xét: “Văn ông Hoan vừa vui, vừa hoạt, bao giờ cũng có
giọng khôi hài, dễ dãi với cái trào phúng sâu cay ”, “Cái đặc sắc của ôngHoan biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu bằng
những tấn bi hài kịch” [42, 153] Cũng bàn về tác phẩm Kép Tư Bền, Hải
Triều - một người chủ trương phái “Nghệ thuật vị nhân sinh” - đã khẳng định:
“Xem văn của Kép Tư Bền chúng ta nhận thấy rõ tác giả đứng về mặt tả thực
chủ nghĩa Với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí hởn, ngộ nghĩnh,nhiều khi cục cằn, thô lỗ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công Hoan là một
nhà kể truyện rất thực và rất có duyên” [42, tr.214] Trần Hạc Đình lại cho rằng về cách viết, văn Nguyễn Công Hoan “không tỉ mỉ, lôi thôi nhưng nhân vật sinh động” Đặc biệt, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã có cái
nhìn khá khái quát và cụ thể khi đánh giá hiện tượng văn chương của NguyễnCông Hoan Ông phân tích và đã chỉ ra được những thành công cũng như hạn
Trang 7chế, cái sở trường và sở đoản của nhà văn trong từng tác phẩm, ở cả thể loạitruyện ngắn và tiểu thuyết Vũ Ngọc Phan đã nhìn thấy ở Nguyễn Công Hoan
là một người viết văn với “một lối văn vui và giản dị, không giống một nhàvăn nào ”, “ thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viếttheo lối mới người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi ” [44, tr.371]
Nhìn chung, trước 1945 việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan chưathể nói là đã sâu sắc và toàn diện, nhưng hầu hết các cây bút khi đánh giá vềtác phẩm của nhà văn trào phúng này đều nhận thấy ít nhiều những nét mớitrong lối kể chuyện, trong cách thức sử dụng ngôn ngữ so với các tác phẩmvăn xuôi đương thời
2.2 Sau 1945
Có thể thấy, sau cách mạng tháng Tám, các công trình nghiên cứu vềNguyễn Công Hoan ngày càng dày dặn hơn cả về số lượng lẫn chất lượng.Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được soi chiếu, đánh giá từ nhiều góc
độ khác nhau với rất nhiều những ý kiến có sự phân lập rõ ràng trong quanđiểm Trong số những công trình, bài viết nghiên cứu về tác phẩm của nhàvăn Nguyễn Công Hoan, có không ít những ý kiến đánh giá bàn về ngôn ngữ
nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn của ông Trong Giáo trình lịch sử văn
học Việt Nam, Nguyễn Trác đã nhận xét một số đặc điểm nổi bật về hình thức
trong lời văn của Nguyễn Công Hoan, trong đó có ngôn ngữ: “Văncủa Nguyễn Công Hoan giản dị, tự nhiên và đậm đà bản sắc dân tộc Ông biết
sử dụng ngôn ngữ hợp với tâm lí nhân vật thuộc nhiều dạng khác nhau trong
xã hội Ông có những chữ thần tình để tả một dáng điệu, để nghi một trạngthái Ông cũng có một lối tả bằng ẩn dụ đặc biệt để nói đến cái tục cho thanhthoát Cách dùng phúng dụ để chửi đời cũng độc đáo Về cách sử dụng một số
kĩ thuật gây cười khác nhau: đặt tên truyện, cách láy lại một ý, một từ, cáchdùng phân ngữ ông đều tỏ ra là một nhà văn trào phúng lành nghề” [52,
tr.267] Nhóm tác giả Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng trong Văn học Việt
Trang 8Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 cho rằng: “Câu văn của ông gọn, sáng
sủa Đọc ông, độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngônngữ của nhân vật, và mỗi nhân vật đều có những ngôn ngữ riêng của mình.Với Nguyễn Công Hoan, có thể nói truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ hiện đại
đã hình thành” [26, tr.159] Trên Văn nghệ số 41, ra ngày 21 tháng 10 năm
1978 có bài của Nguyễn Đăng Mạnh: Nhớ Nguyễn Công Hoan, đọc lại truyện
ngắn trào phúng của ông Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng, thành công của
Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn do nhiều nguyên nhân: “Phương thức
kể truyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại cókịch tính, giọng kể tự nhiên, hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơichữ táo bạo, dí dỏm ”, “ Nhìn chung, tiếng nói văn học của Nguyễn CôngHoan là thứ tiếng nói giản dị, trong sáng, linh hoạt, mới mẻ và rất đỗi ViệtNam” [37] Nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Hoành Khung kháiquát: “Về ngôn ngữ văn học, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những đặc sắc,góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại” [27].Theo nhà nghiên cứu, trong truyện ngắn 1929 - 1930 trở đi, Nguyễn CôngHoan “đã có một ngôn ngữ phong phú sống động rất gần với đời sống, kháchẳn với thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểu cách của Tự lực văn đoàn khi đó VănNguyễn Công Hoan là thứ văn rất tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng Ôngmạnh dạn đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng vào văn chương mộtcách rộng rãi, khiến văn chương mất hết vẻ đài các, văn chương trở thànhngôn ngữ của đời sống hàng ngày dân dã”
Nguyễn Minh Châu với tư cách một người cầm bút - một nhà vănđược sinh ra ở giai đoạn khói lửa của chiến tranh - đã nhận xét và bày tỏ sựthán phục của mình đối với Nguyễn Công Hoan: “Ngày nay, đọc lại truyệnngắn Nguyễn Công Hoan, trong cái khối đồ sộ về số lượng (200 truyệnngắn) đã nói lên hết tư chất con người lẫn văn tài của ông, tả từ một meTây đến một tên quan phủ, quan huyện, những kiểu cách con người lai
Trang 9căng ông cũng mô tả bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng cái lối nói nôm na đầy ý
vị của người Việt Nam”
Lê Thị Đức Hạnh là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp to lớntrong việc giúp độc giả cảm nhận và đánh giá đúng đắn về Nguyễn CôngHoan một cách toàn diện thông qua thế giới nhân vật trong truyện ngắn củaông Dựa vào phạm trù cái hài dưới góc độ mĩ học, bà đã có những kiến giảirất thuyết phục về truyện ngắn của nhà văn Về đặc điểm chung của ngôn ngữtruyện ngắn Nguyễn Công Hoan, nhà nghiên cứu nhận xét: “Ngôn ngữ củaNguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc và nâng cao,đậm hương vị ca dao, tục ngữ, có khi tác giả đưa ca dao, tục ngữ vào tácphẩm một cách tự nhiên, thoải mái Những chữ dùng của ông thường giản dị,giàu hình ảnh, cụ thể hay ví von làm cho người đọc dễ có liên tưởng thú vị”
“Nguyễn Công Hoan luôn giữ cho lời văn, ngôn ngữ trong truyện trong sáng,chính xác, mang bản sắc tiếng nói dân tộc” Lê Thị Đức Hạnh còn chỉ ra tínhchất cá thể hoá sâu sắc trong ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Công Hoan:
“Ngôn ngữ các loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũngmang sắc thái riêng, bộc lộ được tâm lí xã hội của từng nhân vật, trộn cũngkhông lẫn” [15, tr.262]
Tác giả Hoài Anh cho rằng: “Văn Nguyễn Công Hoan mang tính cáchđặc biệt Việt Nam giản dị, sáng sủa mà hóm hỉnh Ông sử dụng khẩu ngữ mộtcách linh hoạt nhưng vẫn có sự chắt lọc hiện đại” [42, tr.426]
Trong bài viết có tên: Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Thanh Tú đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ truyệnngắn Nguyễn Công Hoan như sau: “Ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan là mộtthứ ngôn ngữ suồng sã để lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên,đạp vỡ vỏ ngoài nhìn vào bên trong ”, “Trong nội bộ câu văn NguyễnCông Hoan thường mang mâu thuẫn hài hước đối chọi ở bên trong
Trang 10Nguyễn Công Hoan có những lối so sánh ví von độc đáo, những liên tưởngbất ngờ thú vị ” [54].
Gần đây, trên báo Văn nghệ xuất hiện bài viết Những kỷ niệm của một
người đọc Nguyễn Công Hoan của Nguyễn Thị Nam Tác giả khẳng định:
“Đọc những trang viết cách đây hơn nửa thế kỉ mà giọng văn không cổ, câuchữ mạch lạc, sáng sủa, giản dị, mộc mạc và sắc sảo”
Như vậy, với những ý kiến đánh giá đã nêu ở trên, có thể thấy ngônngữ nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói chung và trongtruyện ngắn nói riêng đã được rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu trước và saucách mạng chú ý Tuy nhiên, các công trình chỉ mới đề cập đến ngôn ngữtrong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nói chung chứ chưa có một sựphân tích, nghiên cứu công phu về ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vậttrong tác phẩm của ông Điều này càng kích thích chúng tôi mạnh dạn đi vàonghiên cứu đề tài đã chọn Hy vọng công trình này sẽ góp thêm một tiếng nóivào công việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan - nhàvăn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các cấp độ ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắnNguyễn Công Hoan, nhận ra những đặc điểm riêng biệt về ngôn ngữ nhân vậttrong tác phẩm của ông để từ đó khẳng định những đóng góp to lớn của nhàvăn đối với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Trang 115 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, luận văn được triển khai thành
3 chương:
Chương 1 Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong
truyện ngắn
Chương 2 Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn trào phúng của
Nguyễn Công Hoan
Chương 3 Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn trào phúng của
Nguyễn Công Hoan
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.
Trang 12Chương 1 NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ NHÂN VẬT
và kín đáo
Tuy nhiên chúng ta sẽ không hiểu được sâu sắc và khoa học về vấn đềtruyện ngắn, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở lối miêu tả những thuộc tính bênngoài của thể loại Không một hình thức nào lại không thấm nhuần một nộidung nhất định, cũng như ngược lại, không một nội dung nào lại không đượcchuyển hoá vào hình thức, tan biến trong hình thức Những sự đổi mới vềhình thức cũng như việc bãi bỏ lối kết thúc có hậu khuôn sáo (văn học dângian), việc sử dụng lối kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, việc đi sâu vào đời sốngtâm lí bên trong, xây dựng những hoàn cảnh đa diện của con người, với cấutrúc phức tạp nhiều tuyến… đều được phát sinh do yêu cầu lĩnh hội nội dungmới, phản ánh những bước đi mới của lịch sử và xã hội Cho nên có thể hiểuđược những vấn đề như đặc trưng thẩm mỹ của truyện ngắn, nguồn gốc sựhình thành của thể loại truyện ngắn thì chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứuchúng trong mối tương quan biện chứng, giữa nội dung và hình thức, để từ đó
Trang 13thấy được sự phát triển, vai trò và đóng góp của thể loại truyện ngắn trong hệthống thể loại văn học Việt Nam
Hơn nữa, chúng ta không thể xác định được bản chất của thể loạitruyện ngắn nếu chúng ta không theo dõi lịch sử phát sinh của nó và ngượclại Chúng ta không thể tìm ra được nguồn gốc của sự hình thành truyện ngắn,nếu không có ánh sáng soi đường của lý luận về đặc trưng của thể loại
Nghệ thuật của nhân loại luôn có sự kế thừa và phát triển Tuy nhiênmỗi loại hình nghệ thuật, mỗi loại hình văn học đều được ra đời trên một cơ
sở xã hội - lịch sử nhất định và nó có những đặc trưng thẩm mỹ độc đáo riêngcủa mình
Cho đến nay, giới nghiên cứu văn học nước ta hướng sự chú ý đến thểloại truyện ngắn, xem nó là một trong những đối tượng chính, điển hình củanền văn học hiện đại Kết quả là đã có không ít công trình nghiên cứu về
truyện ngắn khá công phu như công trình: Tìm hiểu truyện ngắn (1987) của Trần Thanh Địch, Sổ tay truyện ngắn (1980) của Vương Trí Nhàn, Những
vấn đề thi pháp của truyện (2000) của Nguyễn Thái Hoà, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký (2000) của Nhiều tác giả; Truyện ngắn: Tác gia và tác phẩm (2004) của Lê Huy Bắc Ngoài ra, còn có nhiều công trình tiểu luận
của các nhà văn như: Tô Hoài, Nguyễn Khải…
Những thập niên đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của các thể loạivăn học hiện đại như tiểu thuyết, kí, nhằm lấp đầy diện mạo của hệ thống thểloại trong nền văn học hiện đại, truyện ngắn cũng đã thực sự "vươn mình", lộtxác thay đổi và phát triển để hòa nhịp vào xu thế hiện đại hóa của văn học.Truyện ngắn đã khẳng định được vị thế của mình, thậm chí lên ngôi với đỉnhcao là sự xuất hiện của các cây bút tài năng như Thạch Lam; Hồ ZDếnh;Thanh Tịnh; Ngô Tất Tố; Nguyễn Công Hoan; Vũ Trọng Phụng; Nam Cao…Thể loại truyện ngắn được xem như là thể loại của thời đại, chưa bao giờ bút
Trang 14pháp truyện ngắn lại chín muồi và rực rỡ như thế Qua thời gian, cũng vớidiễn trình phát triển của lịch sử nền văn học dân tộc, truyện ngắn càng đượcmài giũa, và phát triển Đặc biệt, sau giai đoạn đổi mới, truyện ngắn đã đạtđược những thành tựu mang tính đột phá Ta có thể kể ra hàng chục cây bútviết truyện ngắn xuất sắc với bản sắc rất riêng, những cái tên đã làm nên diệnmạo mới cho thể loại này: đầy phá cách, mới mẻ mà vẫn đậm sâu với truyềnthống như: Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, LýLan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh; Trần Thuỳ Mai
Nhà văn A Tônxtôi viết: “Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật
khó khăn bậc nhất, trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta có thể “dọn” cho độc giả “no nê” với những món sang đại loại hoặc như miêu tả cho thật sinh
động, đối thoại cho thật sâu sắc … còn như trong truyện ngắn tất cả như trongbàn tay anh Anh phải thông minh như anh đã hiểu biết Bởi lẽ hình thức nhỏkhông có nghĩa là nội dung không lớn lao” [33; tr.124]
Pautôpxki - nhà văn Nga thì nêu câu hỏi: thực chất truyện ngắn là gì?,
và ông tự trả lời: “Tôi nghĩ truyện ngắn là một truyện ngắn gọn, trong đó cáikhông bình thường hiện ra như cái bình thường và cái bình thường hiện ranhư một cái không bình thường” [22; tr.12]
Nhà văn Vũ Thị Thường từ sự đối sánh với thể loại tiểu thuyết đã rút ranhững nét đặc điểm rất quan trọng của truyện ngắn: “Viết truyện dài như làmmột căn nhà đồ sộ, còn bắt tay viết truyện ngắn là nhận lấy việc chạm trổ mộtcái khay, một tấm tranh khắc gỗ Ở truyện dài có thể có những chương “độn”nhưng ở truyện ngắn chỉ cần viết ½ trang lỏng lẻo là truyện đổ liền Nhữngchi tiết hay đến mấy đi chăng nữa mà không phục vụ chủ đề thì cũng trở nên
vô ích”
Trong Từ điển văn học, truyện ngắn được xem là hình thức tự sự loại
nhỏ - truyện ngắn khác truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một
Trang 15mảnh của cuộc sống, một biến cố hay vài biến cố xảy ra trong một gia đìnhnào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xãhội Cốt truyện thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế Kếtcấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp Truyệnngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ nên đặcđiểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề,khắc hoạ nét tính cách của nhân vật, truyện ngắn phải có trình độ điêu luyệnbiết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén Do đó trong khuôn khổ ngắn gọn nhữngtruyện ngắn thành công có thể biểu hiện được nhiều vấn đề xã hội có tầm kháiquat rộng lớn.
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học, truyện ngắn được hiểu là “tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ" "Nội dung thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết cácphương diện của đời sống, đời tư, thế sự, hay sử thì những cái độc đáo của nó
là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu một mạch, đọc một hơi khôngnghỉ Tuy nhiên mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệttruyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác Trong văn học hiện đại có rất nhiềutác phẩm rất ngắn nhưng thực chất lại là truyện dài viết ngắn lại Truyện ngắnthời trung đại cũng viết ngắn nhưng lại gần với truyện vừa Các hình thứctruyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại… lại càngkhông phải là truyện ngắn Truyện ngắn hiện đại là kiểu tư duy mới, một cáchnhìn, một cách nắm bắt đời sống riêng mang tính chất thể loại Cho nêntruyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học" [13]
Như vậy, khác với tiểu thuyết vốn là thể loại chiếm lĩnh đời sống trongtoàn bộ sự đầy đặn, tọn vẹn của nó, truyện ngắn trái lại thường khắc hoạ một
"nhát cắt" của cuộc sống, một giai đoạn của đời người, một khoảnh khắcthoáng qua, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, hay trong đời sống tâmhồn của con người Với đặc trưng của thể loại, truyện ngắn không thể dung
Trang 16chứa một hệ thống nhân vật đồ sộ, một khoảng thời gian quá dài, một khônggian vói chiều kích rộng lớn như trong tiểu thuyết Truyện ngắn có khi chỉ làtrong khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà thôi Nó, có khi chỉ làmột cách sống, có khi là một hành động mãnh liệt, là tình cảm éo le, hay chỉ
là một tâm trạng … Tuy nhiên nó phải là khoảnh khắc, là thời điểm mà ở đó,nhân vật bộc lộ hết mọi sắc thái tình cảm của mình, thể hiện mình một cáchtrọn vẹn, đời sống hiện ra ở mọi dạng thái, mọi cung bậc, và đặc biệt ở đó,vấn đề triết lý nhân sinh về cuộc đời phải được đặt ra
Nếu nhân vật chính trong tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhânvật trong truyện ngắn lại là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắnkhông nhằm vào việc khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiềumặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật trong truyện ngắn thường làhiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái phụ thuộccủa con người
Cốt truyện của tiểu thuyết thường diễn ra trong một thời gian dài, mộtkhông gian rộng lớn, thì cốt truyện của truyện ngắn lại diễn ra trong mộtphạm vi hạn chế với chức năng nói chung của nó là nhận ra một điều gì đósâu sắc về cuộc đời và tình người
Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến màthường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháptrần thuật trong truyện ngắn thường là bút pháp chấm phá
Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là yếu tố cô đúc, dunglượng lớn lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm nhiều chiều sâu chưanói hết Vì vậy mỗi nhà văn khi cầm bút phải có sự lựa chọn, cân nhắc một cách
kỹ lưỡng, để những trang văn của mình mang lại giá trị nghệ thuật cao
Như vậy từ các khái niệm, những cách hiểu trên cho chúng ta thấy mộtcái nhìn toàn diện về thể loại truyện ngắn Từ đó ta có thể rút ra những điểmchính về thể loại truyện ngắn như sau:
Trang 17- Truyện ngắn là thể tài tự sự cỡ nhỏ (đồng nghĩa với ngắn gọn, hàmxúc, tinh gọn, hay).
- Truyện ngắn tập trung phản ánh một mặt nào đó của đời sống, đượcgiới hạn trong một không gian, thời gian nhất định
Ngôn ngữ thơ được coi là thứ ngôn ngữ bên trong, được nhà thơ ấnđịnh bởi ý tưởng về ngôn ngữ thống nhất, duy nhất và khép kín theo lời độcthoại Nhà thơ một mình làm chủ ngôn ngữ của mình, chịu trách nhiệm vềmọi thành tố của nó, bắt nó phục vụ mọi chủ ý của mình và chỉ của mình màthôi Mỗi từ ngữ phải thể hiện trực tiếp và trực diện ý đồ của nhà thơ, không
có khoảng cách nào giữa nhà thơ với lời của anh ta …
Còn đối với văn xuôi, người viết tiếp nhận vào tác phẩm của mìnhnhững tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau Nói cách khác, ngôn ngữ văn xuôi la
sự kết hợp hết sức linh hoạt ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ phi văn học Nhàvăn cần xây dựng một hệ thống ngôn ngữ hoàn chỉnh trên nền tảng nhữngtiếng nói ấy, mà không làm mất đi giọng điệu, không bóp chết những mầmmống ngôn ngữ xã hội khác biệt tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏ nhữngdiện mạo, hình thức ngôn ngữ Nhà văn phải là người có quyền năng trongviệc điều khiển mọi hình thái ngôn ngữ, buộc chúng phục vụ những ý đồ nghệthuật của mình Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào tácphẩm và ở đó chúng tổ chức một hệ thống nghệ thuật sống động, hoàn chỉnh
Trang 18Như vậy ngôn ngữ truyện ngắn vừa phải mang đặc điểm chung củangôn ngữ văn xuôi lại vừa mang những nét đặc trưng, vừa mang nét đặc thùriêng về mặt thể loại.
Nhà văn M Gorki nói “Muốn học viết phải bắt đầu từ truyện ngắn bởiviết truyện ngắn nó luyện cho tác giả biết tiết kiệm từ ngữ, biết cách viết côđọng” Còn nhà văn Ma Văn Kháng thì bộc bạch “Câu chữ tiêu dùng chotruyện ngắn là cả một nỗ lực và yếu tố quyết định cho sự thành bại của mộttruyện ngắn Truyện ngắn hay ở câu văn”; Nguyễn Đình Thi cũng từng khẳng
định: “Chữ trong văn xuôi cũng cần có men… câu chữ trong truyện ngắn nói
riêng là men, nó toả hương, nó rủ rê, nó quyến rũ ta, nó là cái hồn của câuchuyện”
"Truyện ngắn sở dĩ nó ngắn vì nó có một sự chuẩn bị dài" Quả thật sựchuẩn bị ấy một phần nằm ở sự lựa chọn, sắp xếp, điều khiển câu chữ Vốn làmột thể loại có dung lượng "ngắn", nhưng lại có khả năng ôm chứa nhữngvấn đề sâu xa trong đời sống, cho nên ngôn ngữ trong truyện ngắn thường làthứ ngôn ngữ hàm súc, cô đúc, và giàu sức gợi
Ngôn ngữ truyện ngắn trước hết là ngôn ngữ trần thuật, tuy nhiên nó lạiđược biểu hiện dưới nhiều cấp độ, nhiều tầng bậc, lớp lang Chính sự kết hợpnhuần nhuyễn, linh hoạt của các tầng bậc ngôn từ ấy dưới sự điều khiển caotay của người viết, đã tạo nên một thế giới hình tượng sinh động, một chỉnhthể ngôn ngữ hoàn chỉnh và thống nhất
1.2 Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn
1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ kể chuyện
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, nhà văn là nghệ sĩ ngôn từ.Nhà văn phải tạo cho mình một hệ thống ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo vàphong cách ngôn ngữ riêng Những nhà viết truyện ngắn đều là những nghệ
sỹ bậc thầy về tiếng nói Họ đã trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và
Trang 19gian khổ mới có thể nắm được và làm chủ được các phương tiện biểu hiệnbằng ngôn ngữ.
Vốn từ của nhà văn phụ thuộc vào vốn sống và trình độ văn hoá Hệthống ngôn ngữ của nhà văn được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau Tronglao động nghệ thuật, quá trình tích luỹ vốn chữ phải đi song song với quá trìnhtrau dồi cú pháp Ngôn ngữ nghệ thuật là một thứ ngôn ngữ mang tính hìnhtượng Nhà viết truyện ngắn phải biết chọn những định ngữ cụ thể, độc đáo,chính xác và sức biểu hiện Nói như M.Gorki: “Phải nắm ngôn ngữ thật chặt đểquả đấm nghệ thuật có sức mạnh tối đa” Nếu như kịch chủ yếu dùng ngôn ngữđối thoại, thơ trữ tình dùng ngôn ngữ thấm đẫm tính chủ quan của chủ thể trữtình để bộc lộ cảm xúc, thì trong tự sự, ngôn ngữ kể chuyện là "chủ âm" chính.Nhìn chung, ngôn ngữ trong truyện ngắn được xem là đồng nhất với ngôn ngữcủa tiểu thuyết Nó được thể hiện dưới 3 hình thức chủ yếu: ngôn ngữ người kểchuyện, ngôn ngữ cá thể hoá của các loại nhân vật khác nhau, ngôn ngữ khônghoàn toàn trực tiếp, chuyển lời của tác giả vào lời của nhân vật một cách kínđáo Trong loại ngôn ngữ không hoàn toàn trực tiếp này, có sự thống nhất, một
sự tổng hợp rất khéo léo ngôn ngữ của ngôi thứ nhất và ngôn ngữ của ngôi thứ
ba trong sự trần thuật Ngôn ngữ của người kể chuyện là sự tổ chức tất cảnhững yếu tố từ vựng khác nhau trong tác phẩm, lại thành một cơ cấu hoànchỉnh thống nhất Người kể chuyện không những chỉ tổ chức ngôn ngữ, mà cókhi còn đóng vai trò quan trọng cả về mặt kết cấu
Như vậy, xét cho cùng ngôn ngữ của người kể chuyện chính là ngônngữ trần thuật, là ngôn ngữ mà nhà văn dùng để miêu tả bối cảnh, nhân vật, tổchức cốt truyện, xây dựng kết cấu tác phẩm, trong đó bao gồm ngôn ngữ kểchuyện và ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ kể chuyện chính là ngôn ngữ của nhân vật kể chuyện, ngônngữ của vai kể, là lời kể, lời dẫn chuyện có nhiệm vụ thuật lại những diễn
Trang 20biến của câu chuyện cho người đọc, thuyết minh, dẫn dắt người đọc vào tìnhhuống cụ thể và xem xét đánh giá các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm tự sự
Trong truyện, người kể chuyện có thể là một nhân vật có tên tuổi,chứng kiến hoặc tham gia các biến cố của câu chuyện, cũng có thể là nhân vật
vô nhân xưng không có tên tuổi, không được miêu tả trong tác phẩm nhưng
sự tồn tại của nó hoàn toàn có thể cảm nhận được, thông qua hoạt lực của hồitrần thuật, hay còn gọi là ngôn ngữ kể chuyện
1.2.2 Vai trò của ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn
Ngôn ngữ kể chuyện chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tácphẩm tự sự Nó đóng vai trò tổ chức tất cả các yếu tố từ vựng khác nhau trongtác phẩm, hợp thành một cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất Nó là phương tiệnbộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, khắc tính cách nhân vật, dẫn dắt quátrình phát triển của cốt truyện, thực hiện nhiệm vụ kết cấu tác phẩm Do vậy
nó có tác động rõ rệt đến thái độ của người đọc đối với đối tượng miêu tảtrong tác phẩm
Có trường hợp, để đi sâu vào nội tâm của nhân vật, để cho nhân vật tựbiểu hiện, nhà văn nhường lời cho một nhân vật tích cực mà quan điểm gần
gũi với quan điểm tác giả, kể lại câu chuyện (chẳng hạn Mẫn và tôi của Phan
Tứ, Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái) Đặc biệt thông qua ngôn
ngữ kể chuyện, người đọc có thể nhận biết phong cách, cá tính sáng tạo củatác giả
Ngôn ngữ kể chuyện có một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự
Nó có thể thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì
đó đã xảy ra và được nhớ lại, đồng thời mô tả hành động và dáng nét của nhânvật, nhiều khi còn thêm cả lời bàn luận Nhìn trong chỉnh thể, ngôn ngữ kểchuyện (ngôn ngữ trần thuật) giữ vai trò chủ đạo trong tác phẩm tự sự, gắn bótất cả những gì được tác phẩm miêu tả
Trang 21Ngôn ngữ kể chuyện còn có vai trò tạo tình huống, xây dựng cốttruyện, kết cấu tác phẩm Cũng như kịch, truyện ngắn tái hiện hành độngdiễn ra trong một không gian và thời gian, tái hiện tiến trình các biến cốtrong cuộc đời các nhân vật Nhưng khác kịch, vai trò tổ chức của ngôn ngữ
kể chuyện cực kì nổi bật Nhà văn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện để trình bàycác chi tiết, sự kiện, tình huống, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vậtmột cách cụ thể theo một cách nhìn, cách cảm nhất định Ngôn ngữ kểchuyện không chỉ là kể lại mà nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phântích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề,lời ghi chú của tác giả Nhà văn dùng ngôn ngữ kể chuyện tổ chức các sựkiện cụ thể theo một kết cấu nhất định để tạo nên cốt truyện Cốt truyện thựcchất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến lúc kết thúc Tổ chứccốt truyện thuộc phạm trù cách kể, một khâu trọng yếu của nghệ thuật tự sự,đặc biệt ở thể loại truyện ngắn
Miêu tả ngoại cảnh cũng là một trong những nhiệm vụ của ngôn ngữ kểchuyện Nó là lời tả tái hiện thế giới vật thể, thiên nhiên và con người từ đờisống hiện hữu vào trong tác phẩm, tạo tính chân thực cho tác phẩm Qua lời
tả, quan điểm, thái độ của tác giả được bộc lộ, bởi nó ngầm chứa một thôngđiệp, ý đồ của người kể chuyện, thể hiện năng lực của người quan sát và tàinăng tái tạo hiện thực Gorki nói: “Trong truyện, những con người được tácgiả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bêncạnh họ, tác giả mách cho người đọc biết rõ cần phải hiểu nhân vật như thếnào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí
ẩn ở phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêmcho tâm trạng của họ bằng những đoạn mô tả thiên nhiên, trình bày hoàncảnh, và nói chung là luôn luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích củamình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo nhưng lại rất võ
Trang 22đoán Mặc dù người đọc không không nhận thấy những hành động, những lời
lẽ, những việc làm, những mối tương quan của họ…”
Miêu tả ngoại cảnh không những làm cho tác phẩm giàu tính tạo hình
mà còn là một phương tiện quan trọng trong việc thể hiện tâm lí nhân vật
Chẳng hạn trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả
nỗi đau tinh thần của nhân vật Mị khi phải chịu sống cảnh người con dâu gạt
nợ trong nhà thống lí Pá Tra như sau: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũinhư con rùa nuôi trong xó cửa Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếccửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng,không biết là sương hay là nắng Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cài lỗvuông mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” Tất cả những ngôn từ, hình ảnh
đã diễn tả thật hay về một thứ “ngục thất tinh thần”, nó không những giamhãm thân xác Mị, mà nó còn cách li tâm hồn cô với cuộc đời, cầm cố tuổixuân của cô
Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện còn giúp tác giả khắc hoạ thành côngnhân vật văn học Sự thể hiện nhân vật văn học, bao giờ cũng nhằm khái quátmột nội dung đời sống xã hội và một quan niệm sâu sắc, một cảm hứng, mộttình cảm tha thiết với cộc đời Trong khi khắc hoạ nhân vật tính cách, việcmiêu tả tâm lí, cá tính đóng vai trò vô cùng quan trọng Ngôn ngữ kể chuyện,ngôn ngữ nhân vật là một yếu tố của quá trình miêu tả tâm lí nhân vật và qua
đó, khái quát mối quan hệ biện chứng giữa tính cách và hoàn cảnh
Mỗi một nhà văn, nhất là những nhà văn lớn thường có những cáchthức tổ chức cú pháp nghệ thuật kể và ngôn ngữ kể riêng biệt Họ luôn có ýthức làm mới mình, tạo cho mình một cách nói, cách diễn đạt riêng không lặplại, không bắt chước người khác Ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm tự sự
có nhiều sắc thái thẩm mĩ phong phú, có khi lời kể đậm chất trữ tình (truyệnngắn Thạch Lam), có khi lời kể thiên về miêu tả khách quan, phân tích tâm lý
Trang 23nhân vật (truyện ngắn Nam Cao) Với tác phẩm trào phúng, lời kể thườngmang tính hài hước, giễu cợt, châm chọc, đã kích… tuỳ thuộc vào thái độ cụthể của nhà văn đối với đối tượng miêu tả Quả thật, năng lực cá nhân của nhàvăn trào phúng được thể hiện rõ qua lời kể Ở những tác phẩm xuất sắc, lời kểthường rất linh hoạt, biến hóa, cầm giữ tiết tấu câu chuyện, tạo nên tiếng cườicho người đọc Dĩ nhiên để có được điều này đòi hỏi nhà văn khả năng vậndụng ngôn ngữ, sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn.
Đặc biệt, ngôn ngữ người kể chuyện có khả năng biểu hiện, miêu tảtính cách nhân vật nhất định Dẫu vậy, trong tác phẩm văn xuôi, nhân vậtcũng như người kể chuyện đều có ngôn ngữ riêng của mình Tác giả
Vinôgađốp trong tác phẩm Về ngôn ngữ văn nghệ đã viết: “Người kể chuyện
đó là sản phẩm tiếng nói của nhà văn và hiện tượng người kể chuyện (anh tamạo nhận là tác giả), đó là hình thức ngôn ngữ văn học của nhà văn Tronghình tượng của người kể chuyện thì hình thượng thời gian mà được coi là làhình tượng diễn viên trong vai sân khấu mà anh ta sáng tạo ra… Diện mạocủa người kể chuyện và tác giả bao trùm, thay thế nhau có những quan hệkhác nhau với ngôn ngữ nhân vật” Đây là những quan điểm đặc biệt quantrọng, để hiểu biết được vai trò của ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn
1.3 Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn
1.3.1 Khái niệm ngôn ngữ nhân vật
Có thể nói, ngôn ngữ nhân vật đóng vai trò quan trọng không kém sovới ngôn ngữ người kể chuyện (ngôn ngữ kể chuyện) Ngôn ngữ nhân vậtkhông chỉ thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật mà còn góp phầnbộc lộ tính cách của nhân vật đó Hơn nữa, lời ăn tiếng nói của con người vốnphản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ, văn hoá, tư tưởng của họ Mỗimột câu nói bao giờ cũng xuất phát từ một ngữ cảnh xã hội nhất định Vì vậyngoài phương diện như ngoại hình, lai lịch, hành động, nội tâm thì ngôn ngữ
Trang 24nhân vật là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành một hình tượng nhân vậtsống động, hoàn chỉnh.
Ngôn ngữ nhân vật là “là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộccác loại hình tự sự và kịch” [17, tr.147] Ngôn ngữ nhân vật chính là lời nóitrực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, được biểu đạt bằng các tín hiệu ngônngữ, thông qua sự lựa chọn của nhà văn, nhằm mục đích tái hiện một cách
sinh động đặc điểm nhân vật đó Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ
nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm
thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [13, tr.183] Mỗi nhân vật là một cá
thể hoá, chứa đựng ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn Nhưng nhân vậtkhông tồn tại như một cá thể riêng biệt tách rời khỏi cộng đồng, xã hội Do
đó, ngôn ngữ nhân vật “bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa
cá tính và tính khái quát”
Ngôn ngữ nhân vật được phản ánh qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.Ngôn ngữ nhân vật tồn tại ở hai dạng chính sau đây
Dạng thứ nhất là những phát ngôn tự thân của nhân vật, là sản phẩm ngôn
từ của chính nhân vật khi giao tiếp trong những hoàn cảnh cụ thể Dạng này tậptrung ở lời thoại nhân vật, bao gồm ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài.Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ được nói lên thành tiếng,theo tác giả Nguyễn Như Ý: “Đối thoại là một dạng thức của lời nói, trong đó có
sự hiện diện của người nghe, mỗi phát ngôn đều hướng đến người tiếp chuyện,xoay quanh một chủ đề hạn chế của cuộc độc thoại” [56] Ngôn ngữ bên trong(hay còn gọi là ngôn ngữ độc thoại) là hành vi ngôn ngữ khi nhân vật tự phô bàysuy nghĩ, cảm xúc riêng tư, là sự phân thân của nhân vật để đối diện với chínhmình, nhằm tự soát, xét thế giới nội tâm thầm kín của mình Nói cách khác
“Ngôn ngữ độc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng tới bản thân người
mà không tính đến phản ứng của người đối thoại” [56]
Trang 25Dạng thứ hai: Ngôn ngữ nhân vật được thể hiện trong sự miêu tả củanhà văn Nhà văn không để cho nhân vật tự bộc lộ ngôn ngữ của nó, mà lạimiêu tả về ngôn ngữ ấy Vì thế, qua lời tác giả ta cũng có thể nhận diện đặcđiểm của nhân vật.
Với hai đặc điểm tồn tại trên, ngôn ngữ nhân vật có khả năng cá thểhoá nhân vật, làm nổi bật cốt truyện, gián tiếp bộc lộ thái độ của tác giả, gópphần làm cho giọng điệu tác phẩm thêm phong phú
1.3.2 Vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn
Để khám phá tính cách của nhân vật trong một tác phẩm văn học,chúng ta thường quan tâm đến các phương diện xây dựng nhân vật như: ngoạihình, hành động, lời nói, lai lịch… Trong đó, phương diện bộc lộ một cáchtrực tiếp, tinh tế về tính cách, tâm lí, đời sống tinh thần, trình độ…của nhânvật, đó là ngôn ngữ
Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn là thể loại mà ngôn ngữ đối thoại làthành phần chủ yếu của phạm trù lời nói trong tác phẩm M.Bakhtin đã nhấnmạnh tính hình tượng, tính đa thanh của lời đối thoại trong tiểu thuyết.G.N.Pospelov cũng bàn về bản chất, cơ sở hiện thực của đối thoại trong tácphẩm tự sự Theo V.V.Odincov có 2 dạng đối thoại: đó là đối thoại thông tin(chức năng miêu tả hoặc nêu luận cứ) và đối thoại thể loại (chức năng nhấnmạnh đặc điểm tâm lý) Đối thoại thông tin là kiểu đối thoại mang tính tuyếntính rõ rệt và nội dung của nó là tổng nghĩa các cuộc lời thoại Còn đối thoạithể loại là kiểu đối thoại mang chức năng thẩm mỹ, nghĩa là ngôn ngữ mangtính hình tượng, các thành tố của đối thoại chủ yếu bộc lộ tâm lý, tính cách, sốphận nhân vật, phong cách của thể loại, của tác phẩm, tác giả Tương tự, đốithoại trong truyện ngắn cũng thực hiện những chức năng thẩm mĩ, tạo nêntính chỉnh thể của cấu trúc văn bản nghệ thuật, không chỉ góp phần xây dựngthành công các hình tượng nghệ thuật mà còn bộc lộ đặc trưng phong cáchcủa thể loại, biểu hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả
Trang 26Nhà văn bằng tài năng sử dụng ngôn ngữ của mình, đã xây dựng nênnhững hệ thống lời nói đặc thù của mỗi kiểu loại nhân vật Bằng cách đặtnhân vật vào trong những tình huống, những ngữ cảnh cụ thể, tác giả đã đểcho nhân vật tự bộc lộ mình qua ngôn ngữ đối thoại Những cuộc đối thoại đó
có sự kết hợp giữa tính cá thể và tính xã hội hóa cao độ, cùng với sự kết hợpcác yếu tố của vốn ngôn ngữ xã hội như: phương ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng,ngôn ngữ hội thoại hàng ngày đã tạo nên những trường hội thoại sinh động,hấp dẫn, thể hiện đặc điểm, tính cách nhân vật một cách sắc nét Chẳng hạn,chúng ta dễ dàng nhận ra cái bản chất độc ác, tàn nhẫn của nhân vật quanhững dòng đối thoại như sau:
- “À mày đánh gẫy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày cái chết tươi, rồiông đền mạng Bất quá ba chục bạc là cùng!”
(Răng con chó của nhà tư sản - Nguyễn Công Hoan)
Hay cái lối nói đầy kiểu cách thể hiện sự dốt nát của một me Tây:
- “Thế mới biết tây người ta nói, phú quý sinh chữ nghĩa là phải Chẳngdấu gì ông, từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học Thành rabây giờ sách tây, sách tàu tôi đã xem qua Nhưng tôi suy nghĩ không có quyểnsách nào có giá trị bằng bộ La thông tảo bắc”
(Một tấm gương sáng - Nguyễn Công Hoan)
Còn đây là kiểu đối thoại sỗ sàng, thông tục thường thấy trong truyệnngắn Nguyễn Huy Thiệp:
- “Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi chữ tác chữ tộ thìkhông biết, chỉ giỏi đục khoét!”
- “Đồ ruồi nhặng! Học với hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm
toi!”
(Không có vua - Nguyễn Huy Thiệp)
Trang 27Ta cũng có thể thấy những kiểu ngôn ngữ đối thoại rất độc đáo trongsáng tác của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan…
có khả năng thể hiện con người sống động hơn bất cứ một trang miêu tả nhânvật nào Cho nên, chỉ với những câu nói rất đặc trưng như: “Đồng hồ Tây thì
có bao giờ sai!”, “Em chã!”, “Biết rồi khổ lắm nói mãi!” là có thể gợi nhắc
người đọc ngay lập tức hình dung một cách đủ đầy về nhân vật đó
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại thì lời độc thoại cũng là một kiểu ngônngữ đặc thù của nhân vật trong tác phẩm tự sự Đối thoại được xem là tạo tiền
đề cho sự xuất hiện của độc thoại nội tâm khi nhân vật giao tiếp với chínhmình Có thể xem đây là một nét đặc thù của lời thoại trong truyện ngắn hiệnđại Nếu đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng hình thức nói năng giữangười này với người khác thì độc thoại là dạng giao tiếp đặc biệt của ngônngữ nhân vật, là hình thức nói với chính mình Mà qua lời độc thoại đó ngườitiếp nhận ngôn bản (người đọc) có thể hiểu được tâm trạng nhân vật dù đó chỉ
là kiểu ý nghĩ - tư duy bằng ngôn ngữ thầm Nhân vật không chỉ hướng sựgiao tiếp ra bên ngoài mà còn hướng vào sự giao tiếp bên trong, với nhữngkhám phá, tìm tòi, suy xét về người khác và chính bản thân mình Truyệnngắn truyền thống, do bị quy định, giám sát bởi vai trò của tác giả, cho nên lờiđộc thoại - một biểu hiện cao độ của lời nói cá nhân - hầu như không sử dụng.Với những lời độc thoại, đặc biệt là độc thoại nội tâm, nhân vật hiện lên mộtcách chân thật nhất, bởi ngôn ngữ độc thoại nội tâm sẽ dẫn dắt độc giả vào thếgiới tâm hồn sâu kín của nhân vật, khám phá những cung bậc tình cảm phứctạp của nhân vật đó Vốn là quá trình nhân vật tự dằn vặt mình, tự đấu tranh
và nhận thức chính mình, để làm thay đổi về hành động, ứng xử quan hệ vớicác nhân vật khác, do vậy, độc thoại nội tâm có thể tạo ra sự tiếp nối, liên kếtcác sự kiện và diễn biến trong truyện Ngôn ngữ nhân vật tham gia vào bốcục, như là một nguyên nhân, như là một lời dẫn chuyện Ngoài ra, nó khiến
Trang 28bố cục phải thay đổi, vì trong lời thoại của ngôn ngữ nhân vật có những âmmưu, những định hướng hay đánh lạc hướng phát triển của câu truyện
Như vậy, trong truyện ngắn hiện đại, nhân vật được nói bằng ngôn ngữcủa chính mình, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tính cách của mình,không vay mượn và lai tạp bởi bất cứ giọng điệu nào khác Tính cá thể hoáluôn gắn bó chặt chẽ với lời thoại Nhưng lời thoại chỉ xuất hiện trong nhữngtình huống nhất định Do đó, tình huống cũng phải cá thể hoá, thì nhân vậtmới có điều kiện bộc lộ hết bản chất, nhân cách của mình Cùng bị đẩy đếncon đường lưu manh hoá, nhưng Binh chức, Năm Thọ không có ý thức phảntỉnh sâu sắc như Chí Phèo Chỉ có Chí Phèo mới nhận thức được bi kịch cùngquẫn của số phận, dám đối thoại với Bá Kiến để đòi quyền làm người Cuộcđối thoại ấy, diễn ra trong tình huống đặc thù: Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệttình yêu, cũng là cự tuyệt con đường hoàn lương vừa khơi mở trong tâm hồnChí Nhà văn Nam Cao đã tạo ra cho Chí Phèo một tình huống riêng biệt, vàchỉ trong tình huống ấy lời nói của Chí Phèo với Bá Kiến mới có ý nghĩa.Chính vì thế “Cá thể hoá tình huống là quy tắc thông thường của lời thoại.”,
“Trong một truyện, có thể có bao nhiêu là tình huống xảy ra nhưng khôngphải tình huống nào cũng có đối thoại, có lúc chỉ là đối thoại, có lúc là hànhđộng, có lúc im lặng lại có giá trị hơn bao nhiêu lời nói ra” [19, tr.66-67]
Ngôn ngữ nhân vật tham gia vào bố cục và sự liên kết của truyện ngắn.Trong truyện trung đại, lời thoại của nhân vật chỉ có một chức năng là “tỏchí”, tác giả nói thay nhân vật, sắc thái cá tính hầu như chưa có Vì vậy, ngônngữ chưa có đóng góp gì đáng kể vào việc lột tả tính cách, suy nghĩ, đặc biệt
là đời sống nội tâm của nhân vật Do vậy nội tâm của nhân vật và những biếnđộng, đổi thay quan trọng của bên trong nhân vật chưa có ý nghĩa thúc đẩycốt truyện và tạo mạch liên kết bên trong của truyện Truyện trung đại mới chỉ
có cốt truyện sự kiện, chứ chưa có cốt truyện tâm lý Trái lại, ở truyện ngắnhiện đại, lời thoại là diện mạo tinh thần, tính cách nhân vật Nó bộc lộ những
Trang 29quan điểm, ý thích, suy nghĩ cá nhân Vì thế, có những cuộc đối thoại mangtính tranh cãi, đấu khẩu quyết liệt đã trở thành cái nguyên cớ để từ đó dẫn đếnhành động của nhân vật, và các sự kiện tiếp sau nó cứ thế diễn ra theo chiềutuyến tính và logic của câu chuyện
Ngoài ra, ngôn ngữ nhân vật còn có vai trò thực hiện chức năng liên cánhân Theo quan niệm của ngữ dụng học, nghĩa liên cá nhân là nghĩa xác lậpmối quan hệ giữa người nói và người nghe và nghĩa toát ra từ ngữ cảnh.Thông qua lời thoại giao tiếp giữa các nhân vật, ta có thể thấy được những ýnghĩa khác, ngoài nội dung cụ thể, trực tiếp ở lời, như: thái độ ứng xử, nhữngchuẩn tắc qua cách lựa chọn từ ngữ, truyền thống văn hoá của dân tộc…
Tóm lại, đến truyện ngắn hiện đại, ngôn ngữ nhân vật đã có một vai tròquan trọng trong việc tính cách hoá nhân vật và xây dựng các phương diệnnghệ thuật khác của tác phẩm Căn cứ vào đó chúng ta có thể đánh giá đượcmức độ hiện đại, sáng tạo của người viết
1.4 Truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan
1.4.1 Vài nét về sự ngiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan, sinh ngày 6/03/1903, tại làng Xuân Cầu, xã NghĩaTrụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc làng Châu Giang, tỉnh HưngYên) Ông sinh ra trong một gia đình quan lại thất thế, bất mãn với xã hội vàbọn quan lại mới
Nguyễn Công Hoan là người có công khai phá, mở đường cho dòngvăn học hiện thức phê phán Việt Nam, góp phần đặt nền móng cho văn xuôihiện thực phát triển Số lượng tác phẩm của ông khá đồ sộ, ở nhiều thể loại,trong đó chủ yếu là truyện ngắn và truyện dài
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan chia làm 2 thời kỳ: trướccách mạng và sau cách mạng
- Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Trang 30Nguyễn Công Hoan bắt đầu sự nghiệp vào những năm đầu thập kỷ 20của thế kỷ trước Đây được xem là buổi bình minh của văn xuôi viết bằng chữquốc ngữ với thể loại truyện ngắn Năm 1922, ông đã có một số truyện ngắn
in trong tập Truyện thế gian của Tản Đà thư mục Năm 1923, ông xuất bản tập truyện ngắn Kiếp hồng nhan Tuy nhiên phải đến năm 1935, Nguyễn
Công Hoan mới thực sự khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn Lúcnày, ông đã cho ra mắt bạn đọc khoảng 80 truyện ngắn Tháng 6/1935Nguyễn Công Hoan chọn ra 15 truyện mà ông xem là hay nhất, in thành tập
Kép tư bền.
Bên cạnh thể loại truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan còn thử sức với thể
loại truyện dài, với một số tác phẩm tiêu biểu như: Tắt lửa lòng (1933), Lệ
Duy (1934), Lá ngọc cành vàng (1935)… Tuy nhiên, Nguyễn Công Hoan
thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn
Trong thời kỳ mặt trận dân chủ (1936 - 1939), ngòi bút của NguyễnCông Hoan cũng trở nên sắc bén và có sức chiến đấu mạnh mẽ Trong số 80truyện ngắn, có đến hơn 30 tác phẩm Nguyễn Công Hoan hướng ngòi bút của
mình vào đả kích bọn quan lại của chế độ thực dân, tiêu biểu như: Xuất giá
tòng phu (1936), Đào kép mới (1937), Hai thằng khốn nạn (1937), Đồng hào
có ma (1937), Thị người chết (1938), Người vợ lẽ bạn tôi (1939)… Ở thời kỳ
này, Nguyễn Công Hoan có tiểu thuyết để đời như: Cô làm công (1936), Cô
giáo Minh (1936), Bước đường cùng (1938), Cái thủ lợn (1939).
Trước cách mạng Tháng 8/1945, Nguyễn Công Hoan là một nhà vănhiện thực xuất sắc, tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực phê phán
- Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại cho dân tộc một sức sốngmãnh liệt, một sinh khí mới Nguyễn Công Hoan cũng như một số nhà văn
Trang 31cùng thời, đã hăng hái đi theo ánh sáng của cách mạng và phục vụ cho cáchmạng.
Nếu trước cách mạng, các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan chủ yếu làtruyện ngắn, truyện dài, thì sau cách mạng tháng Tám, bên cạnh đó, ông cònthử sức ở thể loại kí, hồi kí và một số thể loại khác
Sau năm 1954, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan có nhiềuthành tựu phong phú và toàn diện Nguyễn Công Hoan rất tích cực viết bàicho các Báo; Tạp chí; Đài phát thanh Ông viết nhiều tiểu luận có giá trị vềcác nhà văn trung đại Việt Nam như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, NguyễnThiện Kế, Tản Đà…
Hơn nữa thế kỷ lao động văn học nghệ thuật chân chính, Nguyễn CôngHoan đã có công lớn trong mở đường, đặt nền móng cho dòng văn học hiệnthực phê phán, góp thêm một phong cách văn chương độc đáo cho nền vănhọc nước nhà
1.4 2 Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
Có thể nói, với khối lượng khá lớn các truyện ngắn trào phúng, chấtlượng nghệ thuật và tư tưởng tuy không đồng đều, song chúng ta có thể khẳngđịnh rằng ông có khá nhiều truyện hay, có những truyện đặc sắc, mang tínhchuẩn mực trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam hiện đại Trong đó, tài năngcủa Nguyễn Công Hoan chủ yếu thể hiện ở thể loại truyện ngắn, đặc biệt làtruyện ngắn trào phúng Đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Xô ViếtNuculin: “Chính trong loại truyện ngắn trào phúng đó, thiện tài xuất sắc củanhà văn được nảy nở hết sức mạnh mẽ” Còn tác giả Vũ Ngọc Phan nhận xét:
“Nguyễn Công Hoan sở trường truyện ngắn hơn truyện dài Ở các truyệnngắn ông tỏ ra là một người kể chuyện rất có duyên, phần nhiểu truyện ngắncủa ông linh động, lại có nhiều bất ngờ, làm người đọc khoái trá vô cùng”[44, tr.104]
Trang 32Quả thật với sự nhạy bén của mình, Nguyễn Công Hoan đã tạo nênnhững tiếng cười từ những phát hiện hết sức tinh vi, ở những sự việc, hiệntượng nhỏ nhặt, tủn mủn trong đời sống Bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo,ông đã làm toát lên được những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm trong xã hộiđương thời Ông hướng ngòi bút đến nhiều đối tượng, từ bọn địa chủ quan lại,bọn người tư sản, nhà giàu đến những người thuộc tầng lớp nhà nho lỗi thời
và cả những người dân lao động nghèo khổ Sắc thái trào phúng ở mỗi đốitượng không đồng nhất, thể hiện thái độ đánh giá khác nhau của nhà văn Có
những truyện khôi hài, với lối cười cợt nhẹ nhàng như Bộ ấm chén cổ, Nỗi
lòng ai tỏ, bên cạnh đó cũng không thiếu nhưng truyện châm biếm, mỉa mai
sâu sắc như Xin chữ cụ nghè… Mỗi truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công
Hoan là một cảnh tượng, một tình thế mâu thuẫn đầy chất hài ước, trong cái
“tấn trò đời” nhố nhăng đồi bại ấy Một ông quan to béo oai vệ rất sang
trọng, nhưng lại ăn tiền một cách bẩn thỉu, một vị quan thẳng tay đánh vợ và
dạy cho vợ một bài học “tam tòng, tứ đức” vì vợ không chịu nghe lời ông, đi hầu quan trên, để ông chóng được thăng chức (Xuất giá tòng phu - 1936) Một
bà phủ ngủ với trai ngay trong buồng quan phủ, bị chồng bắt quả tang nhưngchính quan phủ, lại bị bà mắng xơi xơi vào mặt, mà không hề biết ngượng
Thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã phản ánh hiện thựcđời sống phong phú, đa dạng mà ở đó cuộc đời được ông nhìn nhận như mộtsân khấu bi hài kịch, khi mà đằng sau mỗi tiếng cười là giọt nước mắt đauthương, chua chát… Tất cả mọi giá trị đạo đức, công lí, lòng thương, tình phụ
tử, nghĩa vợ chồng… đều trở thành trò hề, được ông nắm bắt và thể hiện sắc
nét trong các truyện Nhà nước diễn trò mị dân (Đào kép mới, Tinh thần thể
dục), con cái diễn trò báo hiếu cha mẹ (Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ), kẻ giàu có quyền thế thì chơi trò lừa gạt với một giọng cười cợt,
cùng lời nói giả nhân, giả nghĩa (Hé! Hé! Hé!) Vì miếng ăn, người ra bị cuốn
Trang 33vào trò ăn xin (Cái vốn sinh nhai), trò ăn cắp (Đồng hào có ma)… Cả một thế
giới làm trò Chính từ hiện thực ấy, Nguyễn Công Hoan đã làm rõ bản chấtthực của những kẻ diễn trò, phơi bày sự trống rỗng và sự vô nghĩa, được nguỵtrang bởi cái vỏ huênh hoang, hào nhoáng, tự cho rằng “có nội dung và ý
nghĩa thực sự” (Secnưsepki) Đó chính là “chất muối hài mặn mòi” (chữ dùng
của Nguyễn Thanh Tú) - hạt nhân trào phúng - chất hài Nguyễn Công Hoan
Để làm nổi bật mâu thuẫn tính chất trào phúng của sự vật, hiện thực,nhà văn đã lách sâu ngòi bút của mình, để phanh phui, mổ xẻ những xấu sa, titiện, đồi bại đã trở thành hiện tượng phổ quát, mang tính bản chất của xã hộithị dân đương thời Một xã hội hỗn loạn, thiếu nền giáo dục đạo đức, luân líchính thống nên con người bị tha hoá, bị vật hoá, thậm chí đánh mất nhân tínhmột cách thảm hại Bản chất tham lam, đê hèn, ti tiện của con người được thểhiện một cách sắc nét trong mối tương quan với thực tại Qua đó cho ta thấygiá trị nhân bản của con người trong xã hội lúc bấy giờ đã bị đảo lộn, người tatrọng đồng tiền mà hạ thấp nhân phẩm và đánh mất đi chân giá trị của mộtcon người
Người nghèo trong xã hội ấy, không chỉ đói rách mà còn khổ sở vì bịchà đạp, xúc phạm về nhân phẩm Dư luận thành kiến bất công, trút lên kẻnghèo hèn đủ mọi thứ tội lỗi, xấu xa, trong khi họ có mỗi một tội đó là nghèo
Vì đói quá mà những “thằng ăn cắp” phải ăn quỵt 2 xu bún riêu, vài củ khoailang, một chiếc bánh … để rồi bị đánh đập dã man, bị coi như những kẻ hết
sức nguy hiểm (Thằng ăn cắp, Bữa no đòn…) Trong khi đó, những ông quan
tham, những bà huyện, bà cử … rất lịch sự, văn minh lại ăn cắp của nhau cái
ví tiền (Cái ví ấy của ai), thậm chí tỏ ra độ lượng, nhân từ khi cướp trắng trợn tiền công của người khác ngay trước mặt mà vẫn khiến họ phải mang ơn (Hé!
Hé! Hé!).
Trang 34Nguyễn Công Hoan còn tỏ ra là một cây bút hiện thực trào phúng tàinăng bậc thầy khi khai thác những mâu thuẫn, những nghịch lý với mảng đềtài tài trí thức Đồng tiền đã làm biến đổi những suy nghĩ, bóp méo những giátrị đạo đức vốn là nền tảng của tầng lớp này Chỉ vì năm hết tết đến, không cótiền để trả cho người làm công mà ông Dự đã phải rình mò, đợi thằng ở ngủsay để ăn trộm tiền của nó, mang giả nợ hàng xóm, dù ông ta đó là nhữngđồng tiền mồ hôi nước mắt nó tích góp để dành cưới vợ Cũng chỉ vì nhữngđồng lương bèo bọt, mà những người trí thức như Sinh, Nghĩa phải cúi đầu
chấp nhận làm những việc đánh mất lòng tự trọng của một con người (Tôi
cũng không hiểu tại làm sao?) Vì không muốn cậu mình ở lâu trong nhà mà
ông Tham phải bày ra một màn kịch mất ví tiền để ông Cậu tự ái ra về, không
bao giờ bén mảng đến nhà nữa (Mất cái ví)
Ngòi bút của Nguyễn Công Hoan còn tỏ ra sắc sảo hơn khi miêu tả
“đám gái mới” con nhà giàu học theo cái lối lãng mạn của những cuốn tiểuthuyết diễm tình đua đòi chưng diện và yêu đương tự do Nguyễn Công Hoan
đã thẳng thắn lên án làn sóng “Âu hoá”, “Vui vẻ trẻ trung” tràn lan trong đờisống thành thị đương thời Ông chĩa ngòi bút một cách không khoan nhượngvới lối sống xa hoa, tự do cá nhân quá trớn của xã hội tư sản thực dân VớiNguyễn Công Hoan, làn sóng “Âu hoá” đang phá hoại những phép tắc gia
phong, nề nếp đạo lý truyền thống Cô Kếu gái tân thời là một trong những
truyện ngắn đặc sắc châm biếm thói đua đòi của lớp trai thanh nữ tú trong xãhội lúc bấy giờ
Có thể nói, trong thế giới truyện ngắn của mình, xuất phát từ cáchnhìn đời chỉ là một sấn khấu hài kịch, nhìn con người trên mọi góc độ của sựtha hoá nhân tính, Nguyễn Công Hoan đã tiếp cận cuộc sống hết sức suồng
sã, xoá bỏ mọi khoảng cách, ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn ti trật tự để bóc trầnmọi giáo lý giả tạo, phơi bày một thế giới “lộn trái” trên những trang viết
Trang 35đậm chất hài ước Cùng với cách nhìn con người và cuộc sống ở hai mặt thật
- giả, giả - thật mà trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán trước cáchmạng tháng Tám, ông đã tạo cho mình một cách nhìn, cách viết rất ấn tượng.Những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có sức tố cáo mạnh mẽ Hơnnữa, với con mắt vừa cực đoan, vừa hài ước, ông đã “tạo nên phong cáchtruyện ngắn vô cùng độc đáo, đứng riêng một mình, miếng đất không hề
giống ai” [42, tr.206] Đúng như nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét:
“Không thiên về lối thâm trầm, kín đáo, ông thích bốp chát đánh vỗ ngayvào mặt đối tượng Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan vì thế lànhững đòn ác liệt … Một phong cách trào phúng bạo khoẻ, rất gần với nghệ
thuật dân gian” [42; tr.164]
Một điều dễ nhận thấy ở truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan
là ông rất hay dùng biện pháp phóng đại Phóng đại có thể coi như một đặcđiểm của sự hư cấu nghệ thuật trong văn trào phúng Nó không đi chệch rangoài đường ray của hiện thực, mà chỉ thể hiện “một thái độ nào đó, châmbiếm, hoài nghi những cái được thừa nhận, có khuynh hướng lật mặt trái, hơixuyên tạc đi một ít, chỉ ra cái không hợp lí trong cái bình thường” (lờiNguyễn Tuân) Biện pháp phóng đại được sử dụng khá rộng rãi trong sángtác của Nguyễn Công Hoan, góp phần làm cho mâu thuẫn càng nổi bật vàchất trào phúng càng đậm đà Trong thực tế có lẽ hiếm có những tình huống
oái oăm, trào phúng như trong Kép tư bền, Người ngựa, ngựa người, Thật là
hạnh phúc; Cụ chánh mất giày… lại càng khó có những truyện như: Báo hiếu, trả nghĩa cha; Báo hiếu, trả nghĩa mẹ; Hai thằng khốn nạn… Trong xã
hội thối nát, khi mà hình thức bề ngoài với hiện tượng và bản chất bên trongluôn mâu thuẫn một cách phi lí, không thiếu những kẻ oai quyền, tônnghiêm mà thật ra lại là những kẻ đê tiện, ích kỷ Những tên nhà giàu, đạibất hiếu thì làm ma cho cha, mẹ rất linh đình để lấy tiếng, phô trương với
Trang 36thiên hạ, để được mọi người công nhận là có hiếu Câu chuyện của NguyễnCông Hoan kể ra có thể là không thật, song nó lại có cái lý của sự thật nênvẫn có tính thuyết phục.
Khi viết truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan tỏ ra một người có nhiều khảnăng và kinh nghiệm Truyện của ông thường rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ,giàu kịch tính Cốt truyện thường được dẫn dắt một cách có nghệ thuật để hấpdẫn người đọc, kết thúc thường đột ngột, bất ngờ Mỗi truyện như màn hàikịch, có giới thiệu, thắt nút, mở nút Trên tinh thần đó, nhà văn có thể thửnghiệm sáng tạo nhiều hình thức cốt truyện, nhiều cách dựng truyện linh hoạt
Có truyện không có chuyện (Hai cái bụng), có truyện không có nhân vật (Chiếc quan tài), có chuyện được xây dựng dưới hình thức là những bức thư (Thế là mợ nó đi Tây), có truyện ghép những mẫu đối thoại riêng biệt (Tinh
thần thể dục)… Song dù bằng cách nào, nhà văn cũng thường dẫn dắt tình tiết
sao cho mâu thuẫn trào phúng ngày càng nổi lên và cuối cùng bộc lộ một cáchbất ngờ, để tiếng cười vang lên và truyện “hạ màn” … Ông viết “Câu kết củatôi là một cái lờ, nó thường làm cho độc giả đột ngột cũng như đi đến chỗ
nước hẹp, nước chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hơn” (Đời
viết văn của tôi).
Về văn phong, Nguyễn Công Hoan thường sử dụng lời văn khúc chiết,đặc biệt cách sử dụng ngôn ngữ của ông rất linh hoạt Chính nghệ thuật sửdụng ngôn từ là một trong những yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất, làm nênthành công cho truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan Trong tácphẩm của ông có cả một kho tàng thi pháp tạo tiếng cười bằng ngôn ngữ đadạng như: đưa ngôn ngữ bình dân, suồng sã vào truyện, cách nói mập mờ,
nước đôi đa ngôn, lối chơi chữ, nghệ thuật so sánh ví von (Thế là mợ nó đi
Tây, Hai thằng khốn nạn, Xuất giá tòng phu) … Chính bởi những lẽ đó mà
truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan đã được đông đảo bạn đọc
Trang 37trong và ngoài nước hào hứng đón nhận, yêu thích Trên 200 truyện ngắn củaông đã được tuyển chọn và tái bản nhiều lần ở trong nước Còn theo thống kêcủa Lê Thị Đức Hạnh, “Ngay từ những năm 60, truyện ngắn của NguyễnCông Hoan đã được chọn dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Bungari,
Ấn Độ, Tây Ban Nha, Trung Quốc… và cả quốc tế ngữ [15, tr.40] Truyệnngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan được xem là một món ăn “đặc sản”,với phong vị riêng, đầy hấp dẫn trong văn học hiện thực Việt Nam, góp phầntạo nên sự đa dạng, đặc sắc cho nền văn học dân tộc
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, chúng tôi đã nêu một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến
đề tài, đó là truyện ngắn và ngôn ngữ trong truyện ngắn, vấn đề ngôn ngữ kểchuyện và ngôn ngữ nhân vật, vai trò của các lớp ngôn ngữ đối với việc thểhiện chủ đề, tư tưởng, nội dung tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật củatác giả
Cũng trong chương này, chúng tôi đã phác ra một vài nét đại lược về sựnghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan, trong đó truyện ngắn trào phúng làmột mảng đặc sắc trong sáng tác của ông Từ cơ sở đó, chúng tôi sẽ đi vàokhảo sát hai bình diện ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn CôngHoan: ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
Trang 38Chương 2 NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN TRÀO PHÚNG
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
2.1 Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
2.1.1 Vai kể chuyện trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
Vai kể truyện trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoancũng chính là nhân vật kể chuyện Nhân vật kể chuyện hay còn gọi là người
kể chuyện ở ngôi thứ ba, là người kể chuyện xuất hiện gián tiếp qua nhân vậtnào đó trong tác phẩm (người kể chuyện không được biểu thị trực tiếp bằngđại từ ở ngôi thứ nhất) Người kể chuyện ở ngôi thứ 3 (nhân vật kể) cùng vớingười kể chuyện ở ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện đi theo một mạch kếtcấu tự nhiên, hấp dẫn
2.1.1.1 Vai kể với cái nhìn từ bên ngoài
Có một điều, khi nghiên cứu về vai trò kể trong truyện ngắn trào phúngcủa Nguyễn Công Hoan dưới cái nhìn tiêu điểm của người kể chuyện, chúngtôi nhận thấy cách dẫn chuyện của nhà văn có nhiều điểm khác biệt so với cáctác giả khác Truyện của ông, đặc biệt là truyện ngắn thời kỳ đầu, hầu nhưđược phát triển kiểu truyện kể theo tiêu điểm bên ngoài (externcilfocalization
- ngoại tiêu điểm) Ở đây vai kể (người kể chuyện) nằm ngoài câu chuyện,chỉ kể lại tình tiết truyện một cách khách quan chứ không đi sâu vào tâm lýnhân vật
Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan thường xoay quanhmột vài chủ đề quen thuộc, tình tiết thường đơn giản, nhưng nhờ sự phóng đạicủa ngôn ngữ người kể mà câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc
Từ sự kết hợp vị trí của người kể trong tác phẩm, Nguyễn Công Hoan đã làm
Trang 39cho câu chuyện của mình trở nên hóm hỉnh, đi vào thế giới bạn đọc một cách
tự nhiên Thật là phúc là một trong những cauu chuyện được kể lại theo lối kể
chuyện như thế Vì chị Tam trở nên hấp dẫn trong con mắt thằng “Ván cách” nên đã khiến hắn tìm đủ mọi cách để chinh phục chị Không kìm đượcbản tính của mình, Ván - cách đã lợi dụng lúc anh Tam vắng nhà, dở trò sàm
-sỡ với vợ anh Những tình tiết của câu chuyện cứ tự nhiên diễn ra như nó vốn
có ở ngoài đời Vợ chồng anh đi kiện quan, nhưng vốn chỉ là những kẻ ít học,chân yếu, tay mềm, thấp cổ bé họng, chưa bị la mắng đã run như cầy sấy, maymắn lại được quan thụ án trong lúc đang mải vui đánh bài, nên đã không bị
ngồi tù Thật là phúc cho nhà anh.
Chính điểm nhìn ngoại tiêu điểm, vai kể của nhà văn có thể thửnghiệm sáng tạo nhiều hình thức cốt truyện, nhiều cách dựng truyện linhhoạt Có truyện không có chuyện, “bởi nó giống như dòng nước chảy quanhcuộc đời, cứ tự nhiên đến rồi đi và người ta nhìn thấy vốn dĩ như nó sinh ra
là thế” Có truyện lại không có nhân vật, nhưng nó có số phận, chẳng hạnchuyện kể về chiếc quan tài người chết Số phận của chiếc quan tài, nhưngbên trong nó là số phận của một con người bất hạnh Lại có câu truyện mangkết cấu rất đặc biệt: những bức thư ghép lại với nhau Người đọc hiểu rarằng, đằng sau những lời nói, những cử chỉ đầy đạo đức của người vợ,những lời lẽ nhẹ nhàng, nhớ nhung, yêu thương và biết ơn lại chính là bộmặt thật của một kẻ phụ tình Người đàn bà đó đã lạnh lùng và tàn nhẫn, bỏ
mẹ, bỏ chồng, bỏ con đi theo tiếng gọi của đồng tiền của một cuộc sống xa
hoa (Thế là mợ nó đi Tây).
Với cách tổ chức tác phẩm hết sức độc đáo, bằng những tình huống bấtngờ, Nguyễn Công Hoan đã tạo nên những điều bất thường, trong những hoàncảnh mang tính chất phi lý, trái khoáy và ngược đời Điều đó làm cho truyệnngắn của ông trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn trong con mắt độc giả Với điểm
Trang 40nhìn bên ngoài, Nguyễn Công Hoan đã để cho mâu thuẫn giữa nội dung vàhình thức tương tác với nhau, làm nổi bật lên những tiếng cười trào phúng,
mà ẩn sau những tiếng cười đó, còn chứa đựng cả những giọt nước mắt đầyđau khổ, xót thương
2.1.1.2 Vai kể với cái nhìn từ bên trong
Ở phần trên chúng tôi đã đi vào tìm hiểu vai kể trong truyện ngắn tràophúng của Nguyễn Công Hoan dưới góc độ cái nhìn từ bên ngoài Với vị tríbên ngoài, người kể chuyện không tham gia vào sự phát triển của câu chuyệnnhưng lại có vai trò như thượng đế, biết hết mọi chuyện nhân sinh, vũ trụ, quákhứ, hiện tại và tương lai Câu chuyện được kể một cách khách quan chứ tácgiả không đi sâu vào tâm lý nhân vật Sự lớn lên về nhận thức của người kểchuyện với thế giới được kể, cùng với sự khám phá đặc tính cố hữu, đầy tiềmnăng, trong sự điều khiển của điểm nhìn, cho chúng ta nhận ra bước chuyểnbiến về quyền năng của người kể chuyện Nó dựa trên mối quan hệ giữangười kể chuyện với thế giới được kể và thể hiện rất rõ mối quan hệ với cácnhân vật, sự kiện, tính chất thực của các sự kiện đó
Không chỉ đứng ở điểm nhìn ngoại tiêu điểm, nhân vật kể chuyện trongtác phẩm của Nguyễn Công Hoan còn đứng ở những vị trí khác nhau để phảnánh xã hội một cách đa diện Nếu bên ngoài tác phẩm, nhân vật kể chuyệntường thuật lại câu chuyện một cách khách quan thì với điểm nhìn bên trong,nhân vật kể chuyện cùng tham gia vào tình tiết của câu chuyện, chi phối tới sựphát triển của câu chuyện
Tóm lại, dù kể với cái nhìn từ bên ngoài hay nhìn từ bên trong, nhânvật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan đã hoàn thành vai trò của mình khátrọn vẹn, đó là dẫn dắt độc giả đi được đến cái đích của câu chuyện, tới cáihàm ý ẩn sâu bên trong câu chữ mà tác giả muốn gửi gắm thông qua câuchuyện của mình