1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách truyện ngắn trần thùy mai

144 2,1K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 700,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Luận văn Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai được tiến hành trong một thời gian và điều kiện không ít khó khăn. Để hoàn thành luận văn ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn được sự tận tình giúp đỡ của thầy cô giáo, sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS. TS. Đinh Trí Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Thuỳ Mai đã giúp tôi có được những tư liệu quý báu góp phần thực hiện đề tài. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại Học Vinh; Ban giám hiệu, tổ Văn trường THPT Kim Liên - huyện Nam Đàn. Xin được cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè gần xa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Dù đã rất nỗ lực khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi cũng không sao tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những ý kiến trao đổi, nhận xét của các bạn để chúng tôi có thêm điều kiện học hỏi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Vinh, tháng 12 năm 2009 Tác giả 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi khảo sát 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .8 5. Phương pháp nghiên cứu .8 6. Cấu trúc luận văn .8 Chương 1. Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai trong bối cảnh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 .10 1.1. Truyện ngắn và ưu thế của thể loại 10 1.2. Phong cáchphong cách nghệ thuật của nhà văn .13 1.3. Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 16 1.3.1. Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 16 1.3.2. Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai - một phong cách độc đáo của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 .25 Chương 2. Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai trên phương diện lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo 33 2.1. Lựa chọn đề tài .33 2.1.1. Đề tài tình yêu 34 2.1.2. Đề tài đời sống tâm linh 42 2.1.3. Đề tài lịch sử 54 2.2. Lựa chọn cảm hứng sáng tạo .60 2.2.1. Cảm hứng về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ .60 2.2.2. Cảm hứng về cái đẹp 65 Chương 3. Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai trên phương diện hình thức nghệ thuật .73 2 3.1. Kết cấu .73 3.1.1. Kết cấu - một hình thức nghệ thuật cơ bản của tác phẩm văn học 73 3.1.2. Các kiểu kết cấu cơ bản trong truyện ngắn trần Thuỳ Mai 74 3.1.2.1. Kết cấu xoay quanh tình huống tiêu biểu 74 3.1.2.2. Kết cấu theo dòng ý thức 79 3.1.2.3. Kết cấu truyện trong truyện 84 3.2. Nhân vật .88 3.2.1. Nhân vật nổi bật nhất của Trần Thùy Mai - người phụ nữ 89 3.2.2. Một số loại nhân vật khác: Nhân vật nghệ sĩ, nhân vật lịch sử 95 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu .105 3.3.1. Ngôn ngữ 105 3.3.1.1. Sử dụng hiệu quả lớp từ ngữ địa phương và lớp từ ngữ tôn giáo .105 3.3.1.2 Tổ chức lời văn .111 • Lời văn trần thuật với lối trùng điệp độc đáo .111 • Tổ chức đối thoại - độc thoại 114 3.3.2. Giọng điệu 122 3.3.2.1. Giọng trữ tình tha thiết 123 3.3.2.2. Giọng triết lí, suy ngẫm .128 KẾT LUẬN 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 136 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay có nhiều thành tựu đáng khẳng định. Văn học nói chung, văn xuôi nói riêng có nhiều khởi sắc - đặc biệt là ở lĩnh vực truyện ngắn. Có thể khẳng định rằng: với đặc trưng của thể loại "tự sự cỡ nhỏ" năng động, thích hợp với đời sống hiện đại, chưa bao giờ truyện ngắn Việt Nam lại hưng thịnh như hiện nay. Trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống, truyện ngắn đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều cách tân táo bạo, hứa hẹn những thành tựu lớn cho nền văn học nước nhà. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu truyện ngắn nói chung, truyện ngắn của các cây bút nữ nói riêng được quan tâm đặc biệt; thế nhưng, truyện ngắn Trần Thuỳ Mai thì dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Một số cây bút nghiên cứu phê bình đã tiếp cận tác phẩm của chị nhưng mới chỉ dừng lại ở những bài viết không quá 6 trang; cũng có một số luận văn tốt nghiệp đại học và thạc sĩ lấy tác phẩm của Trần Thuỳ Mai làm đối tượng nghiên cứu, song vẫn chưa có được cái nhìn toàn diện và xác đáng về sáng tác của nhà văn này. Truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai vì thế vẫn cần phải được chú ý hơn nữa. 1.2. Thuộc thế hệ thứ hai - thế hệ nhà văn sau chiến tranh của nền truyện ngắn hiện đại, cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Lý Lan, Trần Thị Trường . Trần Thuỳ Mai là nhà văn nữ rất có duyên với truyện ngắn. Mặc dù chưa đạt đến tầm cỡ như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, cũng chưa phải là một "hiện tượng" như Nguyễn Huy Thiệp, và không ồn ào với những đề tài nóng bỏng như một số cây bút trẻ gần đây, song nhà văn Trần Thuỳ Mai cũng đã có những đóng góp riêng nhất định cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại trên nhiều phương diện như: đề tài, cảm hứng sáng tạo, giọng điệu, ngôn ngữ . Truyện ngắn của nữ nhà văn người Huế này "lúc nào cũng đầy ắp dư vị của tuổi 20 đầy sức sống, của những rung cảm sâu nặng" (theo Người đẹp Việt Nam số 7, 2004). 4 Là độc giả yêu thích truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu tác phẩm của chị để học tập, chỉ ra và khẳng định một phong cách riêng, độc đáo; nhìn nhận những đóng góp của Trần Thuỳ Mai cho truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 1.3. Nghiên cứu truyện ngắn Trần Thuỳ Mai góp phần vào việc tìm hiểu phong cách truyện ngắn của một nhà văn nữ sau 1975. Từ đó, góp thêm tư liệu đi sâu vào giảng dạy, học tập truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Đó là lí do khiến chúng tôi chọn đề tài “Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai”. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai đang được độc giả quan tâm, đón đợi. Người ta tìm thấy trong truyện ngắn của chị cuộc sống với đầy đủ sắc màu của nó: những hạnh phúc mong manh, những lo toan dằn vặt đời thường, những mâu thuẫn giữa giới hạn của hiện thực và khát vọng vô bờ, những rung cảm sâu sắc và lãng mạn của tình yêu . Điều đáng nói là đằng sau những cay đắng, khổ đau, con người vẫn giữ được niềm tin và tình yêu để sống bao dung và nhân ái với nhau trong cuộc đời. Cho đến nay, với hơn 30 năm cầm bút, Trần Thuỳ Mai đã cho ra đời 12 tập truyện ngắn. Chị cũng đã đạt một số giải thưởng khá cao của Hội nhà văn và của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho các tập truyện Quỷ trong trăng và Thập tự hoa. Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai cũng đã nhận được sự quan tâm của những người nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, vấn đề nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn này còn khá khiêm tốn và rời rạc. Hầu hết những bài viết về Trần Thuỳ Mai mới chỉ dừng lại ở nhận xét khái quát, sơ bộ và bộc bạch ấn tượng, cảm xúc về một tập truyện hay một tác phẩm cụ thể nào đó. Dù sơ lược, nhưng cũng đã có những bài viết chỉ ra được dấu ấn riêng trong sáng tác của nữ nhà văn này. Chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Trần Thuỳ Mai làm hai phần: 5 2.1. Những đánh giá chung về truyện ngắn Trần Thuỳ Mai Về nhìn nhận đánh giá chung về truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, đáng chú ý là bài viết Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai - những giấc mơ huyền thoại của tác giả Hồ Thế Hà. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra được nét nổi bật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, đó là vẻ đẹp cổ tích, thần thoại: "Phần lớn truyện của Trần Thuỳ Mai đã được tư duy theo kết cấu bất ngờ, lôi cuốn người đọc ở những chi tiết vừa ảo, vừa thực; cái khoảnh khắc, cái vĩnh hằng, những điểm mạnh và những điểm nhẹ đan xen nhau, có cảm giác như mọi tồn tại trên đời đều dễ vỡ. Thế nhưng, đọc xong, nó lại có sức bền lâu trong tâm trí" [18]. Cũng trong bài viết này, khi đề cập đến nội dung của các tác phẩm, Hồ Thế Hà đã nhận xét: "Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai thường là những ghi nhận đời thường với bao lo toan dằn vặt, với những mâu thuẫn có lúc âm thầm, có lúc dữ dội giữa khát vọng tình yêu và khả năng không đạt được của con người, để rồi sau những va chạm "dễ thương", niềm hi vọng, sự sẻ chia, lòng nhân ái bao dung lại được xoa dịu, thanh lọc". Nguyễn Thế Thịnh với bài viết Trần Thuỳ Mai với những hoài niệm đẹp như cổ tích đã khẳng định: "Đọc những truyện ngắn của chị ( .) người đọc nhận ra chị vẫn cái giọng tâm tình thủ thỉ, duyên dáng và quyến rũ nhưng ẩn chứa sự dữ dội ngầm ( .) Truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai lôi cuốn người đọc bằng những chi tiết vừa ảo vừa thực, có rất nhiều điều dường như mong manh, sắp tan biến nhưng lại vĩnh hằng" [81]. Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn hôm nay nhận xét: "Là một cây bút nữ, có thể nói Trần Thuỳ Mai là một hiện tượng trong đội ngũ sáng tác truyện ngắn hiện nay. Miệt mài với nghiệp văn và trở thành cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của chị đã vượt ra ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạn đọc cả nước". Tác giả đánh giá những tập truyện đã xuất bản của Trần Thuỳ Mai (tính đến năm 2004) như "những dấu son đỏ của văn giới thừa nhận tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quốc gia của cây bút nữ" [78]. 6 Tác giả Lê Thị Mỹ Ý trong bài viết Nhà văn dịu dàng và đa đoan đánh giá về truyện ngắn Trần Thuỳ Mai: "Văn chương của chị như một trái cây chín muộn, càng có thời gian vị càng ngọt, hương càng nồng, màu sắc càng hấp dẫn, càng mang đến một dư vị riêng mà những cây bút cùng thời với chị không có được" [88]. Phan Diễm Phương với bài viết Nét hấp dẫn của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai đã cảm nhận và phát hiện về sự chuyển biến trong tiếp cận hiện thực đời sống của ngòi bút Trần Thuỳ Mai: "Thoạt tiên, cuộc sống hiện ra có phần đơn giản và có tính chất bề mặt qua câu chuyện kể. Nhưng rồi sau đó, một số truyện của Trần Thuỳ Mai có vẻ lắng vào chiều sâu hơn . chị đã cố gắng hướng ngòi bút của mình vào các trạng thái tâm tưởng của nhân vật" [75]. Tác giả cũng đã cho rằng: đâu đâu trên mỗi dòng truyện, người đọc cũng tìm thấy tấm lòng bao dung, nhân hậu của nhà văn. Dẫu con người chưa dễ gì vượt qua được "những giới hạn khắt khe" thì thái độ của chị với cuộc đời, với con người vẫn là tin yêu. Tháng 11 năm 2002, báo "Kiến thức gia đình" có đăng bài Trần Thuỳ Mai và bi kịch của người phụ nữ của Diệu Hiền. Trong đó, tác giả bài viết đã có những cảm nhận bước đầu về những bi kịch đau đớn của người phụ nữ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Từ việc dẫn ra một số truyện tiêu biểu, người viết đã chỉ ra rằng: "Tất cả phụ nữ trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai đều đẹp, yêu hết mình, sống tốt hết mình, nhưng kết cục phần nhiều họ đều gặp bất hạnh, đau khổ" [25]. Tại hội thảo khoa học của Khoa Văn - ĐHHSP Huế, Thái Phan Vàng Anh có bài viết khá ấn tượng với tựa đề: Tình yêu huyền thoại trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Trong khuôn khổ sáu trang, tác giả đã đề cập đến việc thể hiện đề tài tình yêu trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai: "Với chị, tình yêu là biểu tượng của những khát vọng tuyệt đối, là hoài niệm để níu giữ niềm tin", là "những tình yêu huyền thoại lung linh như ảo ảnh". Đó là mối quan hệ giữa hai bờ thực - ảo, giữa khát vọng mong manh với thực tại đầy đắng cay và 7 bất hạnh. Tác giả bài viết nhận xét: Những nhân vật nữ ( .) đều gặp gỡ ở việc lấy tình yêu làm điểm tựa để "cứu rỗi linh hồn", "đắm chìm trong hoài niệm". "Các mối tình, các sợi xích tình yêu ( .) chưa bao giờ thôi quấn riết, giằng níu trong nhân vật, và rồi biến thực tại thành dư âm của quá khứ vừa bỏng rát, vừa dịu dàng" [1]. 2.2. Những đánh giá về các tập truyện và các tác phẩm cụ thể của Trần Thuỳ Mai Viết về tập “Trò chơi cấm”, Hồ thế Hà có cái nhìn bao quát qua bài viết Thế giới truyện ngắn Trần Thuỳ Mai qua Trò chơi cấm. Trong bài này, tác giả đã trình bày một cách khá hệ thống và chi tiết các khía cạnh trong thế giới nghệ thuật của tập truyện như: kết cấu, cốt truyện, không gian và thời gian nghệ thuật. Có thể nói, bước đầu bài viết đã nêu lên được một số đặc điểm làm nên phong cách truuyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Tác giả nhận xét: “Giọng văn tâm tình, mềm mại gắn với những phản ứng tâm thức kín đáo của nhân vật đã tạo nên giá trị nhân bản của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Đó là nét làm nên sức hấp dẫn của nhà văn mang đậm bản sắc Huế”, “giọng văn thủ thỉ tâm tình và thấm đẫm chất thơ, quyến rũ bởi chất huyền thoại”. Đó là thời gian, không gian khát vọng được miêu tả bằng bút pháp huyền thoại”, truyện ngắn Trần Thuỳ Mai mang đậm chất triết lí về sự sống của con người thời hiện đại. Cũng về tập Trò chơi cấm, Lý Lan - người đã từng in chung với Trần Thuỳ Mai tập truyện Cỏ hát có bài Nữ tính trong “Trò chơi cấm” của Trần Thuỳ Mai đăng trên báo Sài gòn giải phóng. Ở bài viết này, nhà văn Lý Lan đã khai thác nữ tính trong tập truyện, mà ở đó, người đọc như được thưởng thức những bữa tiệc được “chị Mai chế biến từ những nguyên liệu là cuộc sống mà chị đã yêu, đã sống. Khéo léo như người đầu bếp Huế, chị bày bối cảnh truyện ở những không gian khác nhau để tránh sự đơn điệu của một thành phố nhỏ .”. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bài báo mang tính chất cảm nhận, bày tỏ cảm xúc thì chất nữ tính ấy chưa được phân tích, lí 8 giải ở mức độ cần thiết để đánh giá sở trường cũng như nét riêng về phong cách tác giả. Tập truyện ngắn Quỷ trong trăng của Trần Thuỳ Mai nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Khi tập truyện ra đời, Báo Lao động miền trung có đăng bài Cuộc hành hương bên bờ xa vắng của Lê Mỹ Ý. Tác giả bài viết đã điểm qua những truyện ngắn tiêu biểu để đi đến khẳng định: “Giữa mê lộ ám ảnh, giác độ tình yêu được soi xét từ nhiều điểm chiếu . Dù ở điểm chiếu nào, truyện ngắn của chị cũng hiện hữu một niềm say đắm miên man của ý niệm thuần khiết. Đấy là ý niệm để tác giả vén lên một luồng sáng mong manh, đi sâu vào những ngóc nghách nhỏ nhoi, tìm ra đời sống hơn là đời sống, nhận thức ra tia sáng hằng hữu, bất biến trong tình yêu”. Sức hấp dẫn của tập truyện này còn được Lê Mỹ Ý đánh giá ở giọng văn nhẹ nhàng với thứ ngôn ngữ tự nhiên. Bài báo đã tạo được một sự chú ý cần thiết, hướng người đọc có được tâm thế nhập vào “cuộc hành hương của linh hồn phù du bên bến bờ xa vắng, đi tìm luống ánh sáng mong manh cho khát khao” trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai. Cũng đánh giá về tập truyện Quỷ trong trăng, Nguyễn Thị Kim Huệ với bài viết Quỷ trong trăng và thế giới đậm cá tính phương Tây đã phát hiện: Quỷ trong trăng là một thế giới của nhân vật nữ đang tồn tại thật với bản ngã của chính mình, dù họ phải trả bằng chính cuộc đời của họ. Thế nhưng, họ không nuối tiếc hay hối hận cho những lựa chọn của mình, bởi họ là những phụ nữ phương Đông dịu dàng bao dung nhưng lại tiềm tàng sự nổi loạn, tự do và bất chấp kể cả cái chết cho tình yêu. Và Nguyễn Thị Kim Huệ gọi đây là thế giới nữ đậm cá tính phương Tây. Những phát hiện trong bài viết cho thấy nét sáng tạo mới lạ của Trần Thuỳ Mai trong việc xây dựng tâm hồn, tính cách và lẽ sống của các nhân vật trong tác phẩm của mình. Báo Thanh niên (2001) và Quảng Nam chủ nhật (2002) cũng có đăng các bài của các tác giả Ngô Thị Kim Cúc và Bảo Anh viết về những tư tưởng sâu kín đầy bao dung và nhân ái, về cái phần quỷ - phần người trong Quỷ 9 trong trăng. Vẫn là những câu chuyện tình yêu giữa hai bờ thực ảo, say đắm mong manh, khát khao và chạy trốn ., vẫn là những bi kịch cuộc đời, nhưng ánh sáng lấp lánh trong mỗi truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai lại là sự cao thượng, đức hi sinh, tình nhân ái. Về tập truyện Mưa đời sau, tác giả Minh Phương có bài giới thiệu: Đọc sách: Mưa đời sau trên báo Nhân dân số 305 đã có những nhận định khá sâu sắc về các tác phẩm trong tập truyện. Về thế giới nhân vật truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, tác giả có nhận xét: “Ngòi bút Trần Thuỳ Mai hướng tới phát hiện vẻ đẹp phẩm cách và lòng hướng thiện của những nhân vật trong truyện” và đặc biệt nhân vật của chị được “Khéo léo khắc họa diễn biến tâm lí với lối kết hợp tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn”. Trong bài viết, tác giả cũng đã có một vài nhận xét ban đầu về giọng văn và cả kết cấu tác phẩm, những dấu hiệu nếu được khai thác ở mức độ cần thiết sẽ góp phần chỉ ra phong cách tác giả. Tóm lại, trên cơ sở điểm lại những bài viết về Trần Thuỳ Mai, chúng tôi thấy những nét đặc sắc về truyện ngắn của cây bút này đã được phát hiện. Nhưng nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai còn khá khiêm tốn và rời rạc. Hầu hết những bài viết về truyện ngắn của tác giả này mới chỉ dừng lại ở nhận xét khái quát, sơ bộ và bộc bạch ấn tượng, cảm xúc về một tập truyện hay một tác phẩm cụ thể nào đó. Ngoài ra, còn có những tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đại học và thạc sĩ cũng đã giải quyết được một phần trong quá trình đi vào thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào quy mô và hoàn chỉnh đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai một cách hệ thống. Đây cũng cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi khảo sát - Đối tượng nghiên cứu: phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ truyện ngắn của nhà văn Trần Thuỳ Mai, bao gồm các tập truyện: Bài thơ về biển khơi (1983); Cỏ hát (1994); 10 . góp của Trần Thuỳ Mai cho truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 1.3. Nghiên cứu truyện ngắn Trần Thuỳ Mai góp phần vào việc tìm hiểu phong cách truyện ngắn của. phong cách truyện ngắn và quá trình hình thành phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. - Tìm hiểu và phân tích trên cơ sở khảo sát toàn bộ truyện ngắn Trần

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Phan Vàng Anh (2003), “Tình yêu huyền thoại trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai”, Kỷ yếu hội thảo khoa học văn học Thừa Thiên Huế, Đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình yêu huyền thoại trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học văn học Thừa Thiên Huế
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2003
2. Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ (2002), Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn bốn cây bút nữ
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
3. Lại Nguyên Ân (2003, biên soạn), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
4. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
5. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng diệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng diệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
6. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
7. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên những nét lớn), Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên những nét lớn)
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
8. Nam Cao (1999), Tuyển tập Nam Cao, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
9. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1987
10. Nguyễn Văn Dân (2002), Lí luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
11. Trương Đăng Dung (chủ biên, 1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề của khoa học văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
12. Trương Đăng Dung (1996), “Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ”, Văn hoá nghệ thuật, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ”, "Văn hoá nghệ thuật
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1996
13. Trương Đăng Dung (2001), Tác phẩm văn học như là một quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là một quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
14. Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Khoa học xã hội - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2005
15. Biện Minh Điền (2008), Phong cách ngệ thuật Nguyễn Khuyến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách ngệ thuật Nguyễn Khuyến
Tác giả: Biện Minh Điền
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
16. Hà Minh Đức (chủ biên, 1995), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
18. Hồ Thế Hà (1993), Thức cùng văn chương, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức cùng văn chương
Tác giả: Hồ Thế Hà
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1993
19. Hồ Thế Hà (1998), Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm trong trang viết
Tác giả: Hồ Thế Hà
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1998
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w