Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo

114 2.1K 13
Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Bằng (1913 - 1984) là nhà văn hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực: báo chí, sáng tác văn chương, viết chân dung nhà văn, viết tiểu luận phê bình…Ở lĩnh vực nào, ông cũng đạt được những thành công nhất định. Riêng trong lĩnh vực văn chương, ông để lại một khối lượng lớn, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị như: Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ miền Nam…Ông luôn có ý thức tìm tòi, sáng tạo để làm mới văn chương, kiến tạo những nét độc đáo riêng, không lặp lại. Dường như văn chương của ông luôn vận động, chuyển mình không ngừng. Có thể nói, Bằng là nhà văn góp phần thúc đẩy sự đa dạng của văn xuôi Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc đời của ông lắm thăng trầm, bí ẩn, nên vị trí những đóng góp của Bằng chỉ mới được khẳng định lại vào tháng 3 năm 2000, khi Bộ Quốc phòng xác nhận sự thật về nhà văn. Đó cũng là lý do khiến cho tác phẩm của Bằng chưa đến nhiều với độc giả. 1.2. Thương nhớ mười hai được Bằng sáng tác trong 12 năm (1960 - 1971), một quãng thời gian khá dài. Thương nhớ mười hai là một tác phẩm đã để lại ấn tượng khá sâu sắc ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với đoạn trích Tháng ba rét nàng Bân trong Chương trình chuyên ban Khoa học xã hội. Ấn tượng đó càng được khẳng định khi chúng tôi tiếp xúc trọn vẹn tác phẩm. Bốn mươi năm nói láo là tập hồi khi Bằng đã “yên vị” với một vai trò, một tư cách khác ở miền Nam. Do vậy, tác phẩm của ông chắc chắn sẽ có những vận động, chuyển biến về nội dung, tư tưởng, chủ đề, cảm hứng cũng như phương pháp sáng tác. Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láohai tác phẩm thiên về tính tự biểu hiện. Đặt trong bối cảnh văn hoá, Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo có mối quan hệ gần gũi với nhiều tác phẩm của các 2 nhà văn tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… Do vậy, có thể lấy Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo làm đối tượng so sánh với các tác phẩm trên để thấy sự phong phú trong những biểu hiện cảnh sắc hương vị đất nước của văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó, để thấy rõ hơn sự chi phối, ảnh hưởng lớn của bản sắc văn hóa dân tộc tới sáng tác văn học. Đó cũng là một trong những lý do cho chúng tôi tìm hiểu tác phẩm. Đặc điểm ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo của Bằng là đề tài có ý nghĩa thiết thực. Chúng tôi muốn khảo sát lâu hơn khía cạnh ngôn ngữ của hai tác phẩm, góp một phần khám phá những đặc điểm ngôn ngữ trong văn học Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách nhìn mới về đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm, đồng thời nhận biết một vài nét đặc thù ngôn ngữ của thể loại văn học khá mới mẻ: thể loại hồi trữ tình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu sự nghiệp văn học của Bằng Sáng tác đầu tiên của Bằng là truyện ngắn Con ngựa già đăng trên mục Bút mới của báo Đông Tây năm 1930. Từ đó cho đến cuối đời, Bằng cho ra mắt bạn đọc một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Nhưng đến nay, theo Văn Giá, số lượng tác phẩm tìm được của ông mới được hơn một nửa. Do vậy, việc nghiên cứu Bằng chưa tương xứng với giá trị tác phẩm của ông để lại. Theo thống kê của Văn Giá, tính đến năm 2000 mới có 26 bài viết về Bằng tác phẩm của ông. Người đầu tiên viết về Bằng Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại. Ngọc Phan xếp Bằng vào hang tiểu thuyết gia (ở mục tiểu thuyết tả chân). Từ đó cho đến năm 1969, mới có thêm một bài giới thiệu về Bằng của Thượng Sĩ. Đó là lời nói đầu cho cuốn Bốn mươi năm nói láo. Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ, trong đó, 3 tác giả gọi Bằng là Người trở về từ cõi đam mê. Bằng được đánh giá là một trong những khuôn mặt nghệ sĩ nổi bật nhất lúc bấy giờ. Từ đó cho đến trước năm 2000, chưa có một bài báo nào nghiên cứu về con người tác phẩm Bằng một cách có hệ thống. Năm 1999, có nhiều bài viết đăng trên các báo như Văn Nghệ, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh… Song các bài viết này cũng dừng lại ở việc nghiên cứu một số vấn đề trong tác phẩm của ông. Chỉ đến công trình Bằng - Bên trời thương nhớ của Văn Giá chúng ta mới có cái nhìn tương đối hệ thống toàn diện về Bằng. Trong công trình này, ngoài bài viết Thân phận danh tiết giới thiệu khá kỹ về Bằng Thương nhớ mười hai. Sau đó còn in các truyện ngắn của Bằng trước sau cách mạng. Số ít trong cuốn dành giới thiệu thư mục tác phẩm, thư mục nghiên cứu Bằng. Song như Văn Giá đã nói, đó mới chỉ là nét “phác thảo bước đầu” về Bằng. Trong một tương lai gần, chắc chắn sẽ có những công trình nghiên cứu toàn diện, đầy đủ chi tiết hơn. 2.2. Việc nghiên cứu những tác phẩm của Bằng Quá trình tiếp cận nghiên cứu như đã nói ở trên về con người tác phẩm Bằng cho phép ta khẳng định rằng việc nghiên cứu về của Bằng chắc chắn sẽ chưa được sâu rộng. Thỉnh thoảng chỉ thấy xuất hiện rải rác những lời nhận xét về của ông chỉ trong vài dòng với từng tác phẩm riêng biệt chứ không theo một hệ thống cụ thể. Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu cho cuốn hồi Cai cho rằng: “Có thể nói trong cuộc đời viết đông, viết tây, viết xuôi viết ngược đủ thứ của Bằng, Cai đánh giấu một sự chín đầy trọn vẹn của ngòi bút, cái mức chín đẹp trước đó ông chưa đạt tới phải mấy chục năm sau, tới Thương nhớ mười hai ông mới có dịp gặp lại” khẳng định Bằng là người có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 4 Bốn mươi năm nói láo của Bằng chưa được nghiên cứu sâu rộng. Chỉ duy nhất trong lời giới thiệu khi cuốn sách lần đầu tiên xuất hiện năm 1969 của Thượng Sỹ với những lời giới thiệu một cách khái quát mà thôi. Với Thương nhớ mười hai, đã có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí như: Bằng - Thương nhớ mười hai (Tô Hoài, tạp chí Văn học số 1/1991), Tháng ba - đi tìm thời gian đã mất (Đặng Anh Đào, Tiếng nói tri âm, tập hai - Nxb Trẻ TPHCM, 1996), Khúc nhạc hồn non nước (Văn Giá - Bằng bên trời thương nhớ, Nxb Văn hoá Thông tin, 2000), Thương nhớ mười hai một cảnh quan văn hoá độc đáo (Vương Trí Nhàn, Cánh bướm hoa hướng dương)… Năm 1989, khi cuốn Thương nhớ mười hai được tái bản, ra mắt bạn đọc, thì tên tuổi Bằng được nhắc đến nhiều với những lời khen ngợi nồng nhiệt. Giáo sư Hoàng Như Mai - người viết lời giới thiệu Thương nhớ mười hai - có lẽ là người đầu tiên đã lên tiếng khẳng định ngợi ca sức hấp dẫn của tác phẩm. Bằng năng lực cảm nhận văn chương tinh tế, ông đã chỉ ra hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm là “tấm lòng” “ngòi bút tài hoa” của tác giả: “Dù giải thích với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một con người miền Bắc nhớ da diết quê hương bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy cùng với ngòi bút tài hoa của Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn ta từng dòng, từng trang”. Ông nhấn mạnh cuốn sách còn có ý nghĩa “như một nhịp cầu giao lưu văn hoá” vì nó đã giới thiệu “những sản vật từng tháng ở miền Bắc nước ta” góp phần “làm cho chúng ta có ý thức trân trọng hơn đối với những giá trị của quê hương” [5, tr.6]. Bằng những lời lẽ khá trân trọng kín đáo, ông đã nêu được nét đẹp của áng văn chương sức hấp dẫn của nó là nỗi nhớ quê hương da diết gắn chặt với nét đẹp của làng quê Bắc Bộ. 5 Nhà văn Tô Hoài trong bài viết “Thương nhớ mười hai” đã đánh giá cao hồi kí này của Bằng, coi đó là “một nét anh hoa của tấm lòng với cuộc đời”, “từng yêu tha thiết đã làm cho đến cả người đương ở giữa Hà Nội cũng phải yêu lây…”. Ông nhận thấy “những sành sỏi sắc sảo toát ra từ ngòi bút” [26, tr.64]. Bằng những cảm thụ tinh tế của một nhà văn, Quần Phương đã nêu bật được một nét đặc sắc của tác phẩm là thể hiện lòng yêu nước của tác giả: “Đọc Bằng, thấy lòng yêu nước của con người dăng mắc từ muôn ngàn sự việc…”, Bằng đã soi lòng mình vào trời đất viết nên văn”. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có một cái nhìn bao quát hơn, đã phát hiện vẻ đẹp sức hấp dẫn của tác phẩm trên nhiều phương diện: “Tình yêu quê hương đất nước ấy là linh hồn của những trang viết hay nhất trong Thương nhớ mười hai. Bao hàm trong đó, còn có tình cảm gia đình, truyền thống người dân Việt”. Ông đã nhìn thấy vẻ đẹp của cái tôi tác giả thể hiện trên trang văn: “Một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực, nhưng chân thật, tinh tế, tài hoa rất có duyên. Anh yêu tha thiết quê hương đất nước mình” [37, tr.43]. Năm 1994, đoạn trích Tháng ba rét nàng Bân của tác phẩm đã được đưa vào chương trình lớp 12 Ban Khoa học xã hội, phần Đọc thêm. Tạp chí Kiến thức ngày nay đã mở cuộc thi bình văn trong đó có đề tài chính là đoạn trích này. Điều đó có nghĩa là Thương nhớ mười hai đã được thừa nhận có vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Cũng từ đó, xuất hiện rất nhiều ý kiến bình đánh giá về tác phẩm. Đọc đoạn trích Tháng ba rét nàng Bân, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã khám phá ra vẻ đẹp trữ tình “Một nhân tình hào hoa, lịch lãm, biết sống đẹp cảm người yêu của mình đến tận chân tơ kẽ tóc”. Tác giả cũng chú ý đến nguồn mạch tạo nên cái đẹp của tác phẩm: “Cái đẹp như đã thấy qua Tháng ba rét nàng Bân vốn có từ cuộc sống nhưng cũng là phát hiện riêng của tâm hồn nhà văn”, chính cái “kỳ diệu” ấy đã “làm nên tác phẩm văn chương để 6 đời” [51, tr,24]. Đặng Anh Đào lại ca ngợi hết lời về cảnh sắc thiên nhiên trong đoạn văn, coi đó là “cuốn phim ảnh màu tuyệt đẹp” về “những biến động tinh tế của cỏ cây non nước”. Nhìn chung, có rất nhiều lời nhận xét về đoạn trích. các tác giả chỉ dừng lại phân tích cái đẹp của thiên nhiên ở một chương mà chưa bao quát hết toàn bộ tác phẩm. Người dành nhiều tâm huyết khi viết về BằngVăn Giá. Về tác phẩm Thương nhớ mười hai, Văn Giá khẳng định Bằng là một nhà văn tài năng xuất sắc trên nhiều phương diện: “Ngòi bút của ông tựa như con dao pha sắc nước vừa thạo nghề, vừa cần mẫn” [16, tr.127]. Bằng đã trải gấm hoa lên những trang văn. “trang văn dành để nhớ về loài hoa sầu đâu xứ Bắc phải nói là tuyệt bút” [16, tr.127]. Văn Giá lại khẳng định: “Với những tác phẩm hồi trữ tình này, ông đã có một vị trí chắc chắn trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Lịch sử thể loại hồi nằm trong lịch sử văn học Việt Nam phải nhắc đến ông như một sự đóng góp quan trọng không thể thiếu được” [16, tr.85]. Nhìn lại những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy những công trình, bài báo nghiên cứu về Bằng sáng tác của ông nhìn chung là chưa tương xứng với sự nghiệp văn học của ông để lại. Song các tác giả đều thống nhất trong việc đánh giá Bằng là nhà văn lớn có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà. Thương nhớ mười hai là tác phẩm xuất sắc nhất của Bằng, là một trong những tuỳ bút đặc sắc nhất của văn học Việt Nam. Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu thì bây giờ sách văn học rất nhiều nhưng tìm những quyển như Thương nhớ mười hai “khó khăn” bởi “sách đâu mà sẵn thế”. Thương nhớ mười hai là cuốn sách có vẻ đẹp đặc biệt có sức hấp dẫn lớn đối với bạn đọc. Đặc biệt ngôn ngữ tác phẩm man mác chất thơ, nhẹ nhàng mà lắng đọng, ru lòng người trở về ức mười hai tháng thấm đãm tinh hoa, linh 7 hồn dân tộc. Chính vì vậy Thương nhớ mười hai không chỉ đẹp bởi những cảnh sắc thiên nhiên của xứ Bắc mà nổi bật trên đó chính là vẻ đẹp ngôn từ. Không chỉ Thương nhơ mười haiBốn mươi năm nói láo ngôn từ cũng rất giàu hình ảnh, đậm chất trữ tình. Lớp từ phiên âm tiếng Pháp kết hợp với những từ, cụm từ có hàm nghĩa chế giễu hoặc xếch mé nhằm diễn đạt ý giễu nhại hoặc phê phán rất tinh tế vè sâu sắc. Tìm hiểu ngôn từ trong hai tác phẩm Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo chứng tỏ rằng ngôn từ của Bằng rất đa dạng phong phú, mỗi tác phẩm ông có một vốn từ ngữ riêng nhưng dù viết như thế nào đi nữa người đọc vẫn nhận thấy các tác phẩm của ông đều đậm chất trữ tình. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xin nêu một số nét đặc sắc, độc đáo của ngôn từ tác phẩm - cái đẹp làm phương tiện của mọi cái đẹp. Cũng từ đó có thể biểu hiện rõ hơn giá trị tác phẩm vị trí nhà văn. 2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo Là một tác phẩm với đặc trưng thể loại là phản ánh chân thực cuộc sống nhưng trong Thương nhớ mươi hai lại được viết bằng tình yêu nỗi nhớ. tất yếu lời văn của tác giả cũng thấm đẫm chất thơ. Tuy nhiên lời văn giàu chất thơ không phải là nét riêng của Thương nhớ mười hai mà đó là đặc điểm riêng của thể loại tuỳ bút. Cái đặc sắc của Bằng là ông đã tạo chất thơ cho tác phẩm bằng những câu văn, những hình ảnh mang vẻ đẹp riêng độc đáo. Trước hết, chúng tôi nhận thấy câu văn trong Thương nhớ mười hai phần lớn là câu dài, nhiều thành phần mở rộng, nhịp nhàng cân đối. Nhiều câu có cách diễn đạt, cách dùng hình ảnh rất giống cấu tứ ca dao. Ví dụ: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái. Ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” [5, tr.16]. Tác giả còn sử dụng những câu cảm thán, câu hỏi tu từ trực tiếp bộc lộ cảm xúc: “Đẹp quá đi mùa xuân ơi” [5, tr.16]. Ngôn ngữ 8 Thương nhớ mười hai không chỉ bó hẹp trong việc thể hiện các trường cảm xúc, cảm giác mà còn giàu hình ảnh như trường ẩm thực. Bằng đã so sánh việc phối hợp gia vị trong các món ăn thật độc đáo “món rươi mà thiếu vỏ quýt” thì sẽ như “non thiếu nước, trăng thiếu hoa, gái thiếu trai”. Cách dùng từ ngữ, cách tạo lập câu văn, miêu tả hình ảnh đặc sắc ấy đã mang đến cho ngôn ngữ của tác phẩm một vẻ đẹp thiên nhiên, dung dị với chất trữ tình đằm thắm. Ở Bốn mươi năm nói láo cũng vậy, giọng điệu chủ đạo vẫn là giọng trữ tình. Nhưng đặc biệt là có sự hoà trộn giữa giọng bộc bạch ấy với sắc thái giễu nhại. Bởi tác phẩm vừa là sự thể hiện nhiệt tình bộc lộ thế giới cảm xúc nội tâm vừa thể hiện nhiệt tình phê phán, giễu nhại cái xấu của tác giả. Trong Bốn mươi năm nói láo, xen giữa những câu kể mang tính bộc lộ là những câu, những đoạn giễu nhại kiểu như: “Tôi thích viết báo muốn làm nghề đó quá, nhưng biết làm sao bây giờ? Không có cách gì hơn là bạ tờ báo nào cũng đọc, bạ cuốn sách nào cũng coi, rồi…học thuộc lòng từng đoạn, kiểu mười bốn, mười lăm đi chim gái, các chàng trai mới lớn lên mượn mẫu thư tình, cóp lại để vứt vào trong nhà người yêu lý tưởng [6, tr.41]. Mặt khác, câu văn trong Bốn mươi năm nói láo cũng là câu dài, nhưng thường được ngắt ra bởi rất nhiều dấu phẩy làm thành nhiều câu nhỏ, nên gây cho ta cảm giác như sự gấp gáp trong tâm trạng, thái độ của người kể chỉ muốn bộc lộ, kể thật nhanh nối lòng mình, xu hướng đối thoại tương đối rõ rệt. Khoảng cách giữa người kể người nghe vì vậy mà gần gũi, than mật, thậm chí không có khoảng cách. Có thể nói, cảm hứng trữ tình đã chi phối trong các tác phẩm của Bằng khiến cho giọng điệu chung trong các tác phẩm ấy là giọng điệu trữ tình, giọng điệu giãi bày, bộc lộ, tâm tình. Với những đặc điểm trên, Bằng thực sự tạo cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo đặc sắc trong thể loại ký. Có thể thấy Bằng là cây bút tài hoa với vốn từ vựng phong phú. 9 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiếp cận tác phẩm Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo, đề tài đi sâu vào khai thác đặc điểm ngôn ngữ hồi của Bằng, tìm hiểu những đặc sắc trong sử dụng từ ngữ, câu văn các phép tu từ trong tác phẩm. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát của luận văn là các tác phẩm Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo của nhà văn Bằng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu Kết luận, luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Thể hồi kí, ngôn ngữ hồi kí, hồi Bằng. Chương 2: Từ ngữ câu văn trong Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo. Chương 3: Các phương tiện tu từ giọng điệu trong Thương nhớ mười hai Bốn mươi năm nói láo. Sau cùng là Tài Liệu Tham khảo 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:11

Hình ảnh liên quan

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta nhận thấy rằng: Số lượng từ Hán - Việt trong tác phẩm của Vũ Bằng đạt tỉ lệ cao hơn so với hai nhà văn trên - Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo

h.

ìn vào bảng thống kê, chúng ta nhận thấy rằng: Số lượng từ Hán - Việt trong tác phẩm của Vũ Bằng đạt tỉ lệ cao hơn so với hai nhà văn trên Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.2. Bảng thông kê số lượt và tỉ lệ về địa danh và nhân danh - Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo

Bảng 2.2..

Bảng thông kê số lượt và tỉ lệ về địa danh và nhân danh Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.3. Số lượng, tỉ lệ câu văn phân loại theo cấu tạo ngữ pháp trong - Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo

Bảng 2.3..

Số lượng, tỉ lệ câu văn phân loại theo cấu tạo ngữ pháp trong Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan